Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Học Và Pháp Hành Theo Kinh Tạng Nam Và Bắc Truyền

22/12/201610:04(Xem: 29103)
Pháp Học Và Pháp Hành Theo Kinh Tạng Nam Và Bắc Truyền
htnhudien (7)


Pháp Học Và Pháp Hành
Theo Kinh Tạng Nam Và Bắc Truyền
        

Bài viết: HT Thích Như Điển
Diễn đọc: Đạo hữu Chánh Trí


 



Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.

 

Đọc các Tạng Nikaya như: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh trong gần 10.000 trang sách và gồm 13 tập, mỗi tập dày trên dưới 1.000 trang như thế, chỉ có những vị chứng Thánh quả mới có thể nhớ nằm lòng hết, còn những học giả chỉ nghiên cứu một phần nào đó trong Nikaya, thì cũng chỉ biết rõ về phần của mình mà thôi, còn những phần chưa nghiên cứu thì chưa nắm bắt hết được.

 

Từ Kinh Tạng Pali ấy được dịch sang các ngôn ngữ địa phương như: Tiếng Tích Lan, tiếng Thái, tiếng Miến Điện v.v…cũng như cả chữ Hán, chữ Đại Hàn, chữ Nhật. Bên phần Hán văn thì trở thành bộ A Hàm gồm 9 quyển, trong đó có: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm và Tăng Nhất A Hàm. Riêng Bộ Bản Duyên phần lớn tương ưng với Tiểu Bộ Kinh bên Nam truyền. Như vậy về phần nầy chúng ta có thể nghiên cứu và đối chiếu với nhau để biết rõ là bên nào có, bên nào không có trong văn bản tiếng Pali hoặc ngược lại. Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán thì rất đa dạng, đã trải qua các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và mỗi thời như thế đều có cho thêm vào những bộ sớ giải về Kinh cũng như Luận Tạng. Do vậy mà Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshuu Daizokyo) đã được biên thành ở đầu thế kỷ thứ 20 tại Nhật Bản, gần 100 quyển kể cả những niên đại và họa đồ truyền thừa. Mỗi quyển cũng trên dưới 1.000 trang chia làm 3 cột trên, giữa và dưới. Chữ nhỏ li ti. Cho nên khi Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương cho dịch bộ nầy thành Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh bằng Việt ngữ  thì đã lên đến 203 quyển và mỗi quyển cũng trên dưới 1.000 trang. Như vậy tổng cộng Đại Tạng Kinh Bắc truyền bằng tiếng Việt có thể lên đến 250.000 trang. Bây giờ chúng ta có thể đặt câu hỏi là: Ai có thể thuộc làu hoặc hiểu hết lời Phật dạy và những lời chú giải của các Vị Tổ Sư trong chừng ấy trang Kinh, Luật và Luận? Chắc hẳn không phải là chúng ta rồi. Vậy chúng ta nên hạ mình xuống và khiêm nhường để tìm tòi lời Phật dạy qua những bộ Đại Tạng Kinh nầy. Đó là chưa nói đến Tạng của Đại Hàn khác với Trung Hoa và Nhật Bản nữa.

 

Riêng Kim Cang Thừa thì được truyền vào Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ, Sikkim v.v…từ thế kỷ thứ 7, cho đến nay cũng đã trên 1.300 năm lịch sử rồi và đặc biệt truyền thống nầy hành trì sâu về Bát Nhã, Trung Quán cũng như Duy Thức…cho nên cái nhìn của Phật Giáo Njima (Cổ Mật) Gelupa (phái giữ giới) Kayu và Sakya cũng không hẳn là đã giống với Phật Giáo Nguyên Thủy. Tuy rằng, dẫu cho có theo truyền thống Phật Giáo nào đi chăng nữa thì 37 phẩm trợ đạo vẫn là phần giáo lý căn bản của Tông Phái mình đang theo.

 
Phat thuyet phap

Đức Phật khi còn tại thế, Ngài hay lấy những ví dụ để chứng minh cho người nghe dễ hiểu và lãnh hội một cách dễ dàng. Do vậy mà chúng ta có thể thấy nhan nhãn đâu đây trong các kinh sách còn lưu truyền lại cho đến ngày nay đều thể hiện việc nầy qua các nhân vật như chư Phật ở các cõi khác, chư Thiên, con Người, A Tu La, Quỷ Thần và đặc biệt là phần súc sanh như những con chó, mèo, heo, gà, rắn, cọp, sói, sư tử, ba ba, khỉ, vượn, chim trĩ, chim công, chim se sẻ, chim bồ câu v.v…đều xuất hiện rải rác đó đây khắp các Tạng Kinh, Luật cũng như Luận. Có lần Đức Phật đã dạy rằng: “Giáo lý của ta được phân định như sau: Có người nghe xong rồi hiểu, hiểu xong lại thực hành, thực hành xong thì chứng đạo quả. Cũng có người nghe xong rồi hiểu, hiểu xong không thực hành và dĩ nhiên là không thể chứng được Đạo. Hạng người thứ ba là nghe xong rồi chẳng hiểu, lại chẳng thực hành, nên chẳng chứng quả vị nào cả”. Vậy ở thời kỳ Pháp đang đi xuống nầy, chúng ta đang thuộc vào giai tầng nào thì tự chúng ta phải hiểu lấy vậy.

 

Trong thời gian gần đây, sau những thời giảng pháp, tôi thường cho các Phật Tử đặt câu hỏi về nhiều đề tài khác nhau, viết lên trên giấy và không cần ghi tên họ cũng như Pháp Danh để được tự nhiên hơn và cũng không cần trực tiếp dong tay lên hỏi, vì có những câu hỏi rất là tế nhị. Ví dụ như những câu hỏi sau: “Bạch Thầy, có một vị Pháp Sư nọ bằng cấp cao, có học vị Tiến Sĩ, nhưng khi giảng pháp lại quyết đoán rằng: Phật không nói về địa ngục cũng như không có Bát Kỉnh Pháp cho chư Ni. Vậy đâu là câu trả lời đúng nhất?” Hoặc  “Có vị Pháp Sư bảo rằng: không có Đức Phật A Di Đà, không có cảnh giới Tây Phương Cực Lạc cũng như không có việc giải thoát về cảnh giới ấy. Vậy đâu là sự thật, khiến cho chúng con tu theo pháp môn Tịnh Độ cũng rất hoang mang. Xin Thầy giải đáp dùm cho”.

 

Dĩ nhiên là còn rất nhiều câu hỏi rất hay nữa, nhưng hôm nay tôi chỉ lạm bàn về những câu hỏi bên trên mà thôi. Đầu tiên xin trả lời chung chung là: Tịnh Độ có rất nhiều cõi, nhưng Cực Lạc chỉ có một mà thôi. Ví dụ như Đông Phương Tịnh Độ của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Tịnh Độ ở cõi Nội Cung Đẩu Suất của Đức Phật Di Lặc và của những vị Nhứt Sanh Bổ Xứ. Riêng Ngài Thánh Nghiêm, người Trung Hoa, tốt nghiệp Tiến Sĩ Đại Học Risso tại Nhật Bản, sáng lập tông phái Pháp Cổ Sơn tại Đài Loan thì Ngài trả lời rằng: Có 4 cảnh giới Tịnh Độ. Đó là Nhơn Gian Tịnh Độ, Thiên Quốc Tịnh Độ, Phật Quốc Tịnh Độ và Tự Tánh Di Đà Tịnh Độ. Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể đặt ngược câu hỏi lại rằng: Những cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ, Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ để đón tiếp ai, nếu không phải là những vị Thiền Sư tu chứng sẽ về đây? Nếu những vị ấy không muốn vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà thì điều nầy không có gì để thắc mắc cả.

 

Ở đây xin mách cho những vị học giả hay những vị Tăng Sĩ có học vị cao mà chưa có thì giờ để đọc hết những bộ A Hàm thì xin vào Bộ A Hàm I, phần IV thuộc Kinh Trường A Hàm, kinh thứ 30 là Kinh Thế Ký, phần thứ 4 có nói về Địa ngục, ở trang số 587 trong 1.010 trang của quyển I nầy. Ngoài ra Đức Phật còn nói về các cõi khác như Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên v.v… Khi đọc xong đoạn kinh văn nầy thì chắc rằng vị Giảng sư ấy sẽ không thể nói rằng: Phật không nói về các cảnh giới địa ngục. Thi thoảng đâu đó chúng ta vẫn thấy Đức Phật dạy rằng: “Người bị đọa vào địa ngục dầu bao nhiêu kiếp cũng có ngày ra khỏi và những kẻ bị ái dục sai khiến, khi đã dính mắc vào đó rồi thì trăm ngàn muôn kiếp vẫn khó được thoát ly”.
 

Đến Trung A Hàm quyển thứ V- quyển hạ- phần biệt dịch số 60 Phật nói Kinh Cù Đàm Di Ký Quả, trang 203 đến 210. Trong nầy Phật dạy rất rõ về Bát Kỉnh Pháp cho Bà Kiều Đàm Di khi đến xin Phật xuất gia cùng với 500 người nữ khác, cũng như những lời thưa thỉnh của Ngài A Nan biện bạch làm thế nào để cho người nữ được xuất gia và thọ giới, có nói rất rõ trong Kinh nầy. Quyển nầy  dày 1.080 trang. Những vị Sư Cô nào không tin rằng Phật đã nói Bát Kỉnh Pháp, hay những vị Pháp Sư nào nói rằng Phật không chế 8 pháp nầy cho người nữ xuất gia thì hãy vào Quyển Trung A Hàm thứ V nầy để xem và nghiền ngẫm cho thật kỹ trước khi thăng tòa thuyết pháp cũng như giảng giáo lý cho Đại Chúng.

 

Bộ Bản Duyên thứ I, tập thứ 10 trong 203 tập có ghi lại rất rõ ràng về những mẫu chuyện tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong nhiều tiền kiếp trước cũng như việc thọ ký về sau cho các vị A La Hán, các vị Bồ Tát hay những Vị Phật có ghi lại rõ trong Phật Nói Kinh Sinh, quyển thứ V, phần Kinh văn thứ 48, Đức Phật nói về Kinh Mật Cụ (dụng cụ đựng mật) có nói về các đạo hào quang khi Phật thọ ký cho những chúng sanh như sau:

-        Nếu thọ ký cho Bồ Tát thì hào quang theo đảnh đầu vào.

-        Nếu thọ ký cho Duyên Giác thì hào quang theo miệng vào.

-        Nếu thọ ký cho Thanh văn thì hào quang theo khuỷu tay vào.

-        Nếu thọ ký cho những người có phước đức trên cõi trời thì hào quang theo xương sống vào.

-        Nếu thọ ký cho thân người thì hào quang sẽ theo đầu gối vào.

-        Nếu nói về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì hào quang sẽ theo chân để vào (trang 453 trong 970 trang của quyển nầy).


Điều nầy không khác mấy với tinh thần “Trung Ấm Thân” và “Chuyển Di Tâm Thức” của Đại Thừa cũng như của Phật Giáo Tây Tạng là:

Đảnh Thánh, nhãn sanh Thiên

Nhơn tâm, ác quỷ Phúc

Bàng Sanh tất cái ly

Địa ngục cước tâm xuất.

Nghĩa là:

Thánh đầu, Trời tại mắt

Người tim, Ngạ quỉ bụng

Súc sanh hai chân xuống

Địa ngục bàn chân ra.

Qua bài kệ này ta hiểu rằng nếu hơi nóng sau cùng nằm ở đỉnh đầu thì sẽ trở thành bậc Thánh; hơi nóng ở hai mắt sẽ sanh về cõi chư Thiên; hơi nóng nằm ở ngang ngực sẽ sanh lại làm người; hơi ấm nằm ở bụng sẽ sanh về thế giới ngạ quỷ; hơi nóng nằm ở đầu gối chắc chắc người ấy sẽ sanh vào loài súc sanh; và cuối cùng, nếu hơi nóng nằm ở dưới lòng bàn chân thì chúng sanh ấy sẽ đầu thai vào cảnh giới địa ngục.

So sánh hai tư tưởng của Bộ Bản Duyên phần Thọ Ký nói trong Kinh Mật Cụ và tư tưởng vãng sanh của Đại Thừa không sai khác là bao nhiêu.

 

Cũng trong Bộ Bản Duyên thứ I trang 474, Kinh văn thứ 55, Đức Phật đã giảng về Kinh Thí Dụ. Trong nầy Ngài có kể câu chuyện trong một kiếp quá khứ của Ngài Thủ Đạt và Ngài Duy Tiên. Ở phần kết luận Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo rằng: “Ngài Thủ Đạt chính là bản thân của ta và Ngài Duy Tiên hiện nay là Đức Phật A Di Đà”.

 

Như vậy khi nói về tiền thân Đức Phật A Di Đà sẽ có 48 lời nguyện của Ngài khi còn là một vị Bồ Tát, Ngài phát ra 48 lời nguyện, như trong Kinh Vô Lượng Thọ có trình bày. Như vậy làm sao không có Đức Phật A Di Đà và không có cảnh giới Tây Phương Cực Lạc? Riêng tôi nghĩ, nếu quý vị Pháp Sư giảng pháp về Tịnh Độ hay Cực Lạc, có thể nói rằng: “Theo quan điểm của tôi thì…có một thế giới như thế…hay không có một thế giới như thế”… chứ đừng nói rằng: Đức Phật không nói như thế nầy hay không nói như thế kia. Cái lỗi to lớn nhất của các học giả và các vị Pháp Sư khi nghiên cứu và giảng pháp về giáo lý của Đạo Phật là đọc chưa hết Đại Tạng Kinh Nam Truyền lẫn Bắc truyền mà kết luận như vậy thì thật là nông cạn. Hãy thận trọng khi giảng pháp, dầu cho mình ở vị trí nào đi chăng nữa. Tôi không phản đối về sự học tập có bằng cấp, vì cái bằng nó vô tội vạ. Do đó tôi vẫn thường khuyên các Thầy, Cô đệ tử của mình rằng: “Sự học nó không làm cho mình giải thoát sanh tử được, nhưng nếu muốn mở cánh cửa sanh tử kia, không thể thiếu sự tu và sự học được”

 

Tôi viết bài nầy không phải để khoa trương, mà để thẩm định lại một vài điều cần phải nên thẩm định, để biết đâu quý Thầy, quý Phật Tử và những học giả nghiên cứu về Phật Học có cơ hội suy nghiệm lại những đề tài thuyết giảng cũng như những bài viết của mình.

Viết xong vào lúc 10 giờ sáng ngày 22 tháng 12 năm 2016 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.



Một vài hình ảnh HT Thích Như Điển tại Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu năm 2012


htnhudien (15)

Kính mời xem tiếp

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2013(Xem: 6438)
Trước đây, tôi bắt đầu cuộc thảo luận này bằng cách nói về phương thức mà các pháp tồn tại chỉ đơn thuần do tâm quy ước và tiếp tục giải thích rõ các pháp chỉ mang tính quy ước là không đủ để chúng tồn tại, bởi vì một vật nào đó chỉ đơn thuần bị quy ước thì không có nghĩa nó tồn tại. Tôi tiếp tục trình bày về ba phạm trù cần thiết đối với một pháp tồn tại: nền tảng hợp lý, không có tổn hại xuất phát từ tâm vững chải của người khác và không có tổn hại xuất phát từ trí tuệ nhận thức tánh không.
31/10/2013(Xem: 18617)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 40379)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 63971)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 30826)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 41872)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
06/10/2013(Xem: 9393)
Con người chỉ là một loài động vật. Nhưng lại là một loài động vật hơn hẳn tất cả các loài khác trên mặt đất này. Các loài thú thường thì có loài phải sống tập đoàn, có loài chỉ sống riêng lẻ, trừ những lúc cần gặp nhau để giao phối, rồi lại trở về cuộc sống riêng biệt. Loài người, trái lại, có thể sống quây quần bên nhau nhưng lại có những riêng tư --nhiều khi đó lại là những riêng tư không thể chia sẻ với ai được, sống để bụng chết mang theo:
18/09/2013(Xem: 14324)
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
26/06/2013(Xem: 12231)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơ sở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.
24/06/2013(Xem: 5419)
Nhiều năm về trước, tôi đã không đồng tình về nhiều dịch bản cũng như bình giải về bài kệ thơ “Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô...” trước khi thị tịch của thiền sư Vạn Hạnh. Dường như chưa có dịch giả nào đào xới cái vỉa quặng giáo pháp ẩn giấu kín đáo dưới 28 con chữ cô đọng của bài thất ngôn tứ tuyệt ấy. Tôi chờ đợi. Và cứ chờ đợi mãi xem thử có ai giải mã nó không. Hằng năm. Hằng chục năm như thế. Vẫn tăm bóng. Nghĩ mình vốn liếng chữ Hán bỏm bẻm không có bao nhiêu,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]