Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những câu hỏi tế vi

21/01/201517:06(Xem: 9770)
Những câu hỏi tế vi

cau hoi

 


Nguyên văn emai của một cư sĩ:
Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi:
"Cái này có, cái kia có
Cái này sinh, cái kia sinh
Cái này không cái kia không
Cái này diệt cái kia diệt"
Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.  

Vì nhận thấy nó quan trọng như thế, nên con tò mò xem nguyên bản Pāḷi ghi như thế nào, xin trích: 

 Imasmiṃ sati idaṃ hoti; imass’ uppādā idaṃ uppajjati.
Imasmiṃ asati idam na hoti; imassa nirodhā idaṃ nirujjhati.

Khả năng Pāḷi của con giới hạn, nhưng con để ý các từ mà con biết:  "Sati" tức là "Niệm";   "hoti"  tức là "hiện hữu" --> tiếng Anh  tức là "being" cái mà Bùi Giáng và Heiddergger rất thường hay nói tới.

Như vậy, xét về nghĩa đen, câu đầu tiên con hiểu là:  "Do niệm cái này, mà cái kia có mặt (hiện hữu)"

Ờ đây, đang nói tới cái năng lực không thể nghĩ bàn của Tâm, tức là hễ Tâm nó niệm cái gì, thì tác dụng của sự Niệm đó, sẽ làm cho Pháp ấy có mặt trước khả năng nhận thức của Tâm.  Nói cách khác, do Niệm mà một Pháp trở thành Pháp Thực Tại Hiện Tiền cho Trí Tuệ Minh Sát làm việc.  Đó cũng là cách thực hành rốt ráo Thiền Tứ Niệm Xứ.

Câu hỏi của con là:  Vì sao "Sati""Hoti" là hai từ khác nhau mà chúng ta lại dịch sang tiếng Việt chỉ có một từ là "Có"?

Theo chỗ con thấy, dịch như vậy sẽ không làm sáng ý nghĩa thực hành "Tâm cùng Tu với Tuệ" như Phật dạy trong Kinh Đại  Bát Niết Bàn "Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa tới giải thoát hoàn toàn tất cả các lậu hoặc"?  Dịch là "Có" thì  "Vì cái này có nên cái kia có" khiến cho người đọc ngộ nhận là đang nói tới các Pháp Hữu Vi bên ngoài và sự vận hành của nó. Thì các Pháp tương sanh tương diệt, nên không có dính dáng chi tới mình cả.  Còn nếu hiểu là "Do niệm cái này mà cái kia có mặt" (ví dụ, do niệm hữu hoài cho nên tái sanh sẽ có mặt), lúc đó chúng sanh mới biết sợ mà tu. (tàm quý khởi lên, nâng đỡ thế gian). Sợ vì thấy khả năng vi diệu của Tâm và (tư niệm thực--> loại thức ăn thứ 4 trong 4 loại thức ăn).

Trả lời:

Nội dung email của cư sĩ tôi có thể tóm tắt thành 4 ý chính:

- Về “sati”  và “hoti” .

- Tâm cùng tu với tuệ

- Về pháp hữu vi

- Về tư niệm thực

Bây giờ ta đi từng câu một.

1- Về “sati”  và “hoti” .

Câu này khá phức tạp. Nó đòi hỏi trình độ học thuật, nhất là phân tích ngữ pháp Pāḷi. Do từ lâu khi đụng đến từ “sati” là người ta dịch là “niệm”, và ngay chữ niệm này người ta cũng hiểu năm bảy nghĩa khác nhau. Và từ “hoti” được dịch là là (being), là hiện hữu cũng là cách hiểu của nhiều người. Thật ra, những quyển tự điển Pāḷi-Anh thường chính xác hơn. Một từ Pāḷi người ta thường đưa ra nhiều nghĩa, tuỳ theo chỗ dùng, chức năng của nó đôi khi là động từ, đôi khi là danh từ - rồi họ còn dẫn nguồn tương thích.

Bây giờ, muốn hiểu cho thật chính xác, xin cư sĩ chịu khó đọc bài phân tích đúng “bài bản nhà trường” sau đây (đệ tử của tôi làm):

Imasmiṃ sati idaṃ hoti; imass’ uppādā idaṃ uppajjati.
Imasmiṃ asati idam na hoti; imassa nirodhā idaṃ nirujjhati.

(S 2.28)

“Khi điều này hiện hữu, điều kia hiện hữu; do sự sinh khởi của điều này, điều kia sinh khởi. Khi điều này diệt, điều kia diệt; do sự biết mất của điều này, điều kia biết  mất”.

Imasmiṃ sati idaṃ hoti

Theo các nhà ngữ pháp  Pāḷi imasmiṃ sati  được gọi là absolute clause [mệnh đề tuyệt đối]. Bởi vì nó hội đủ hai yếu tố: Có một participle (phân từ) “sati” và một chủ từ được chia ở locative (định sở cách) “imasmiṃ”. Mệnh đề tuyệt đối này diễn tả “khi hành động một xảy ra thì hành động hai xảy ra sau đó”. Như  vậy, câu Imasmiṃ sati idaṃ hoti”  có  thể được dịch “khi điều này hiện hữu/sinh khởi điều kia [cũng] hiện hữu”.

Note:

- Imasmiṃ [nt.loc. sg, of ima]  =  điều này

- Sati [prp. loc. sg . of santa (√as)] =  đang hiện hữu,  đang có, đang là (hiện tại phân từ “sati” phải ở cùng tánh và số với chủ từ của nó “imasmiṃ”

- Imasmiṃ  sati [Active Subject Relation = Liên hệ chủ từ trong thể chủ động] = điều này hiện hữu

- Idaṃ (nt.nom. sg. of ima) = điều này, điều kia

- Hoti (3rd, sg. of √hū) = có, là, hiện hữu

- Idaṃ hoti [Active Subject Relation = Liên hệ chủ từ trong thể chủ động] =  điều kia hiện hữu.

- Sati  hoti [Definitive Relation = quan hệ xác định]

[nt= neutral (trung tánh); prp = present participle (hiện tại phân từ); loc = locative (định sở cách); sg = singular (số ít); nom = nominative (chủ cách)].

imass’ uppādā idaṃ uppajjati.

“Bởi vì sự sinh khởi của điều này, điều kia sinh khởi”  hay “điều này sinh khởi do sự sinh khởi của điều kia”

Note:

- Imassa [nt.gen.sg of ima] = của điều này

- Uppādā [m. abl. sg. of uppāda) = bởi sự sinh khởi, do sự sinh khởi

- Imass’ uppādā  = imassa uppādā [Possessor Relation = Liên hệ sở thuộc]  = do sự sinh khởi của điều này

- Idaṃ (nt.nom. sg. of ima) =  điều này

- Uppajjati [3rd, sg. of ud +√pad +ya + ti] = sinh khởi, được sinh ra

- Idaṃ  uppajjati [Active Subject Relation = Quan Hệ Chủ Từ trong dạng Chủ Động] =  điều kia sinh khởi

- Uppādā  uppajjati [Causality Relation = Quan Hệ Nguyên Nhân] =… sinh khởi bởi/ do sự sinh khởi….

[gen. =genitive (sở thuộc cách); abl =ablative (xuất xứ cách)]

Imasmiṃ asati idam na hoti; imassa nirodhā idaṃ nirujjhati

Mệnh đề thứ hai là tương tự như trên nhưng mang nghiã ngược lại. Tức là “khi điều này diệt [biến mất], điều kia diệt [biến mất]. Do sự diệt của điều này, điều kia biến mất” 

Note:

- Asati = na sati = nghĩa phủ định của sati ở trên

- Nirodhā  (m. abl. sg.of nirodha) = do sự diệt.

- Nirujjhati (3rd,sg .of ni+√rudh + ya)=được phá hủy, biết mất, diệt.

Đoạn văn Pāḷi trên được tìm thấy trong bài kinh“dutiya-ariyasāvaka-sutta”, thuộc phẩm “gahapativagga” của Samyuṭṭanikāya. Nội dung trình bày về sự thực duyên khởi (paticasamuppada) hay tuỳ thuộc phát sanh:

Trích một đoạn:

 ‘imasmiṃ sati idaṃ hoti, imass’uppādā idaṃ uppajjati. Avijjāya sati saṅkhārā honti; saṅkhāresu sati viññāṇaṃ hoti; viññāṇe sati nāmarūpaṃ hoti; nāmarūpe sati saḷāyatanaṃ hoti; saḷāyatane sati phasso hoti; phasse sati vedanā hoti; vedanāya sati taṇhā hoti; taṇhāya sati upādānaṃ hoti; upādāne sati bhavo hoti; bhave sati jāti hoti; jātiyā sati jarāmaraṇaṃ hotī’ti. So evaṃ pajānāti: ‘evamayaṃ loko samudayatī’ti (chiều thuận, chiều sinh khởi).

imasmiṃ asati idaṃ na hoti, imassa nirodhā idaṃ nirujjhati. Avijjāya asati saṅkhārā na honti; saṅkhāresu asati viññāṇaṃ na hoti; viññāṇe asati nāmarūpaṃ na hoti; nāmarūpe asati saḷāyatanaṃ na hoti … pe … jātiyā asati jarāmaraṇaṃ na hotī’ti. So evaṃ pajānāti: ‘evamayaṃ loko nirujjhatī’ti (chiều ngược, chiều diệt).

Hy vọng cư sĩ thấy “sati”“hoti”  trong đoạn kinh văn trên mang ngữ nghĩa như thế nào rồi. Vậy “sati” ở đây được dịch theo hiện tại phân từ, có nghĩa là “đang hiện hữu, đang có, đang là” chứ không phải là “niệm” theo nghĩa thông thường. “Hoti” cũng nghĩa như vậy. Cả hai “sati”“hoti” nằm trong thế tương lập quan hệ xác định (Xin lỗi cư sĩ, tại chỗ này tôi tự giới hạn không bàn đến hai phạm trù “có, không” vì nó phức tạp, cần một bài viết dài dòng hơn. Lại nữa, cái sâu sắc, tế vi, trẩn mật từ nguyên bổn Pāḷi mà không một chuyển ngữ nào có thể nói được chính là từ “sati”“hoti”. Tại sao vậy? Cái đang hiện hữu, đang là, là nghĩa động, trong lúc dịch là có, “có cái này thì có cái kia” hoặc “cái này có thì cái kia có”  lại là nghĩa tĩnh? Thì làm sao nói được “cái hiện hữu ấy đang sinh khởi!mà hành giả minh sát tuệ nào cũng đang hiện quán?)

Còn chữ “being” mà triết gia Heidegger và Bùi Giáng nói tới, nó không đơn giản là “động từ là” mà lại nói tới “thực tại đang là”, là cái “hữu thể”  đang vận hành, đang diễn tiến qua “thời thể” như đã được nêu ở trên. “Cái là, cái đang là - seiend, étant, being”  thật sự không phải dễ hiểu đối với các triết gia Tây phương kể từ thời Platon. Chữ “là”  là quá hiển nhiên, ai cũng biết, ai cũng quen, ai cũng thừa hiểu “là” là thế nào rồi, nhưng Heidegger tuyên bố ngay rằng sự việc không phải minh bạch dễ dàng như vậy đâu:“Trong thời đại của chúng ta hiện nay, chúng ta có trả lời được câu hỏi về ý nghĩa mà chúng ta hiểu thực sự về chữ là?” (cf. Sein und Zeit, p.1: “Haben wir heute eine Antwort auf die Frage nach dem, was wir mit dem Wort “seiend” eigentlich meinen?”).  

“Cái là, cái đang là” chính là hoa nở, chim hót; là sự sống, là “sinh thể của mọi tồn thể”. Là “cái là”, là “cái đang là” của mọi hữu tồn duyên khởi sinh diệt.

2- Về tâm cùng tu với tuệ:

Nguyên văn Việt dịch cụm từ này được tìm thấy trong kinh Đại Bát Niết-bàn của Nikāya: “Đây là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các món lậu hoặc, tức dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu”.

Giới thì ai cũng hiểu rồi nhưng định đây phải là chánh định như lập ngôn của đức Phật để so sánh nó khác xa với định của Bà-la-môn giáo, ấy là “ly dục, ly ác pháp” (Đức Đại Bồ-tát đã từ bỏ hai tầng định cao nhất là Vô sở hữu xú và Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Vậy thì chánh định là định không dính mắc, không chấp thủ dù an trú tầng thiền nào. Rồi sử dụng định ấy (thường là cận hành định) để minh sát ngũ uẩn, thập nhị duyên khởi - được gọi là cùng tu với tuệ. Còn tâm cùng tu với tuệ là muốn nói cái tâm đã đã yên lặng mọi tham ưu do chánh định mà có (kinh gọi là bát giải thoát tâm) để cùng tu với tuệ thì giải thoát hoàn toàn mọi lậu hoặc. Nói cách khác, giải thoát tâm là giải thoát phiền não chướng, giải thoát tuệ là giải thoát sở tri chướng.

3- Về pháp hữu vi:

Trong Pāḷi, từ Saṅkhāra có nơi thì dịch là “hữu vi”, có nơi dịch là “hành”, đều đúng cả nhưng mà tuỳ nội dung chuyên chở của nó.

3.1- Saṅkhāra dịch là hành, được hiểu là tạo tác các nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và nghiệp bất động làm nên thức tái sanh vào tứ ác đạo, người bất hạnh, người hữu phúc, trời Dục giới, trời Sắc giới và trời Vô sắc giới. Saṅkhāra – hành - này được dùng trong thập nhị duyên khởi: Vô minh, hành, thức...

3.2- Saṅkhāra dịch là hữu vi, hàm chỉ các pháp được kết hợp, được cấu tạo, được làm nên. Hữu vi này cũng có nhiều dạng: Một, thế giới vật chất từ hạt cát đến sơn hà nhật nguyệt, sum la vạn tượng được kết hợp bởi các yếu tố, đơn vị vật chất đều được gọi là hữu vi. Hai, thế giới tinh thần được kết hợp bởi các yếu tố tâm lý, các trạng thái tâm lý diễn tiến một cách tự nhiên cũng được gọi là hữu vi.

Loại hữu vi 3.2 này bị chi phối bởi những định luật tự nhiên của vũ trụ (5 định luật - ngoại trừ định luật nghiệp báo) nên những hữu vi ấy đều vô thường, vô ngã nhưng không có dukkha.

3.3- Saṅkhāra dịch là hành, đây là loại hành do mình chế biến, đẻ ra; loại hành do tâm lý, tình cảm, sở thích, quan niệm chủ quan của mình tự tạo, hành ấy mới đưa đến dukkha. Hành này là hành trong  hành uẩn; và chính hành này mới đầy đủ tam tướng vô thường, vô ngã, dukkha. Nó biến đổi từ thương ra ghét, từ ghét ra hận rồi tạo ra các nghiệp.

Sabbe saṅkhāra aniccāti (tất cả hành là vô thường).

Sabbe saṅkhārādukkhāti (tất cả hành là khổ).

Còn: Sabbe dhammā-anattāti (tất cả pháp đều vô ngã). Pháp hữu vi, pháp vô vi đều vô ngã. Pháp vô vi không phải là pháp cấu tạo, kết hợp; cũng không phải là pháp do mình đẻ ra, chế biến ra nên pháp vô vi là vô ngã nhưng không vô thường, không khổ. Niết-bàn là pháp vô vi.

Tóm lại, khi nói các “pháp hữu vi” là muốn nói đến thế giới thiên nhiên, ngoại vật, cái gì cũng do cấu tạo, kết hợp, duyên sinh. Thời đại vật lý lượng tử ngày nay họ hiểu rất rõ điều này. Thế giới hữu vi này chúng vô thường, vô ngã nhưng không có dukkha. Khi nói các “pháp hành” là nói đến sự duyên khởi của căn trần thức; và chính ở đây, chúng vô thường, vô ngã và có cả dukkha. Đức Phật nhấn mạnh duyên khởi này, thấy rõ nó để chấm dứt dukkha chứ không bàn đến vũ trụ vạn hữu. Trùng trùng duyên khởi sum la vạn tượng như kinh Hoa Nghiêm thì đúng nhưng đức Phật chỉ nói “nắm lá trong tay thôi”, vừa đủ cho chúng sanh thoát khổ.

4- Về tư niệm thực:

Tư niệm thực là một trong 4 loại thức ăn. Do tôi thấy nhiều nơi giảng giải 4 loại thức ăn này không được rõ ràng hoặc chỉ nói cái phần ngọn hơi xa gốc nên tiện đây tôi ghi ra theo Abhidhamma.

- Đoàn thực (kabalikāra-āhāra): Thức ăn vo tròn. Thời đức Phật người ta ăn bằng bàn tay phải, sử dụng mấy ngón tay để vo tròn thức ăn nên gọi là đoàn thực (đoàn là tròn). Đây là thức ăn của cõi người dùng để nuôi dưỡng cơ thể, các tế bào sắc chất (hiện nay cách ăn này còn tồn tại ở Ấn Độ, Srī Laṅkā, Myanmar, Thái Lan...).

- Xúc thực (phassa-āhāra): Thức ăn của xúc giác. Do xúc mới có thọ. Khi mắt tiếp xúc với sắc liền phát sanh cảm thọ. Tương tự như vậy là tai, mũi, lưỡi, thân đối với thanh, hương, vị, xúc. Nhờ ăn “sắc thanh hương vị xúc” nên nó cung cấp chất bổ để nuôi dưỡng các cảm thọ.

- Tư thực (cetanā-āhāra): Thức ăn của tư, tức là tư tâm sở (cetanā), là tư tác. Cái gì là thức ăn của tư tác? Chính là hành nghiệp: Nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và nghiệp bất động. Chính vì thức ăn là tất cả mọi hành nghiệp này, chúng cung cấp chất bổ để nuôi dưỡng chúng hữu tình tái sanh trong ba hữu: Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.

- Thức thực (viññāṇa-āhāra): Hàm chỉ thức ăn của thức tái sanh. Thức ăn của thức tái sanh là cận tử nghiệp (hoặc năng lực của nghiệp cuối cùng trước khi lâm tử). Sau khi “ăn” nghiệp ấy, nó lấy “chất bổ” ở đấy để nuôi dưỡng danh-sắc trong kiếp sống kế.

Tóm lại, cách nói gì, cách trả lời nào tôi cũng cảm giác chúng chỉ là những khái niệm vật vờ, dập dờn trên cái thực. Nhưng giới hạn muôn đời của ngôn ngữ là vậy, tôi cũng không biết làm gì khác hơn. 

 

MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc
14/06/202121:55
Khách
Thưa Thầy,tu tuệ có phải là tu tuệ minh sát?Hay có phương pháp nào khác?Nếu tâm chưa yên lặng mọi tham ưu,có thể nào tu với tuệ không?
Kinh cảm ơn thầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2017(Xem: 9868)
Hiểu tư tưởng Duyên Khởi thì hiểu Triết học Phật giáo. Thuyết “duyên khởi” là một nền tảng triết lý rất quan trọng trong lời giáo huấn của Đức Phật. Sau khi đắc đạo, Đức Phật đã căn cứ vào lẽ sanh khởi của dukkha (những điều không hài lòng, căng thẳng, khổ đau…) mà nói lên sự liên hệ nhân quả của nó gồm có 12 thứ/ 12 chi. Ngài lập ra thuyết “duyên Khởi”.
22/12/2016(Xem: 28825)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15654)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 9941)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 7334)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 5338)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
31/05/2016(Xem: 13160)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực. Lãnh vực văn chương ở lời nói và viết thành văn, thơ. Ta thường nghe dân Việt nói và viết lời xác định về chữ như : Trắng như tuyết, cứng như đá, mềm như bún, nóng như lửa đốt, lạnh như băng giá, lạnh như đồng, xưa như trái đất, xưa như Diễm, chua như chanh, nắng như lửa đổ, mặn như muối, lạc (nhạt) như nước lã, tối như đêm ba mươi, đen như mực tàu, ốm như ma trơi, bén như gươm, cao như bầu trời, rộng như biển cả, ốm như cây sậy, nhanh như chớp, lẹ như sóc, dữ như cọp, ngu như bò, ngang như cua, v.v…
28/05/2016(Xem: 12958)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 17502)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35629)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]