Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Tiếp Chuyện Đức Vua Seniya Bimbisāra

15/03/201406:08(Xem: 30123)
32. Tiếp Chuyện Đức Vua Seniya Bimbisāra
Mot cuoc doi bia 02


Tiếp Chuyện Đức Vua
Seniya Bimbisāra






Hôm kia, vào buổi chiều, tiết xuân, đức vua Seniya Bimbisāra, hoàng hậu Videhi, hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế) cùng quan binh tùy tùng hộ giá đến thăm đức Thế Tôn. Đức vua ra lệnh cho dừng xe ở bên ngoài rồi cùng hoàng hậu nắm tay hoàng tử đi lần vào, chậm rãi từng bước một theo lối sỏi. Đức vua đưa mắt nhìn nơi này, nơi khác. Mỗi khi công việc triều chính mệt mỏi, đức vua lại tìm đến đây để hưởng được giây phút an bình. Dẫu không có đức Phật thì có các vị trưởng lão, đức vua có thể tiếp kiến để học hỏi nhiều điều. Hóa ra, các vị này kiến thức cũng thâm uyên, lại có thể cặn kẽ, khúc chiết giảng giải giáo pháp, liên hệ việc đời, việc đạo một cách rất rành rẽ, thông bác...

Trúc Lâm đại tịnh xá càng ngày càng phát triển. Chính đức vua cho viên quan đặc trách kiến trúc của hoàng gia thường lui tới đây, công trình nào xuống cấp, phải tu bổ ngay. Trong thời gian sử dụng, nếu thấy thiếu những công trình phụ cần thiết nào phải trình báo, rồi thưa xin các vị trưởng lão cho thực hiện để phục vụ Tăng chúng kịp thời!

Tin đại chúng tăng ni về an cư mùa mưa đã lâu, đức vua chỉ mới đến thăm viếng một lần, nhưng sau đó thì quá nhiều bận rộn. Từ khi sống theo giáo pháp, nội tâm đức vua được yên ổn, nội cung và triều đình cũng yên ổn; nhưng đức vua và một số các quan đại thần trẻ lại có những quan điểm bất đồng về chính sách. Họ bảo rằng, luật pháp mà quá khoan thứ thì nhân dân sẽ sinh loạn. Họ nói rằng, giới thanh niên xuất gia quá nhiều thì gánh nặng gia đình lại đẩy qua cho giới phụ nữ. Họ nói rằng, bây giờ phụ nữ cũng được tự do xuất gia nữa thì miếng cơm, manh áo của xã hội lại phải san sớt quá nhiều cho du sĩ, đạo sĩ, sa-môn, bà-la-môn trì bình khất thực - đến lúc nào đó sẽ không còn chịu đựng nổi. Họ nói rằng, của tiền của hoàng gia đổ vào để xây dựng tịnh xá cho tăng ni, trong lúc các công trình cung điện hoàng gia xuống cấp lại chưa được trùng tu. Bức tường bao bọc thành ngoài là công trình an ninh quốc phòng đôi nơi cũng đã hư sập, cũng đang đòi hỏi ngân sách và sức dân. Nếu viện cớ là thời bình, muôn dân phú túc, thịnh cường mà không có chính sách nhìn xa trông rộng ... thì cũng là nguy cơ của triều đại. Cần phải khai thác thêm các mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ vàng.. để một phần dự trữ cho ngân khố, một phần bán ra các nước láng giềng, một phần rèn đúc khí giới, áo giáp... dùng lúc hữu sự! Họ nói có lý quá. Và đức vua cũng đã mệt mỏi quá. Việc này chưa yên đã sinh việc khác. Mấy năm nay, miền bắc sông Gaṅgā liên tiếp được mùa thì phía nam mất mùa; mặc dầu Māgadha (Ma-kiệt-đà) chưa ảnh hưởng gì nhiều lắm nhưng cũng phải kiếm cách thay đổi cây trồng nông nghiệp. Đức vua lại nghĩ khác, năm nay đức Thế Tôn và đại chúng về đây thì Tứ đại Thiên vương phải lo điều ấy. Họ, một số quan đại thần ấy chưa đầy đủ đức tin. Năm nọ, đức Thế Tôn và tăng chúng vừa bước chân đến cửa đông kinh thành Vesāli thì trời liền đổ mưa, hết khô hạn, hết dịch bệnh. Họ duy vật chất quá. Họ lại bảo ta duy tâm linh quá. Họ đâu biết rằng chỉ cần một trận mưa đúng tiết, đúng thời thì mang lại cơm áo cho cả hằng trăm ngàn người. Một hiện thân của đấng Siêu Việt ở đây là đã hộ trì cho quốc độ, đem đến an bình như thế nào cho bá tánh – chúng có hiểu đâu...

Đức Phật tiếp chuyện đức vua dưới bóng cây ngoài hiên. Trời im mát. Hoàng tử Ajātasattu đã mười tuổi, trông đã chững chạc, tự động đến đảnh lễ đức Phật.

Đức vua tâm sự về công việc bộn bàng ở triều đình, chuyện thời tiết nắng mưa năm qua khá phức tạp, nhưng từ khi đức Thế Tôn về thì bắt đầu dễ chịu, mùa màng chưa đến nỗi nào. Một lát, lại hỏi qua chuyện ni viện đã ổn định chưa? Còn chuyện bệnh nhân trộm mạo tăng tướng xuất gia do Jīvaka kể lại thì giờ như thế nào rồi? Đức vua gợi ý, nếu có chuyện gì giải quyết không được, cần đến hoàng gia thì xin đức Tôn Sư cứ sai bảo.

- Không có gì, tâu đại vương! Số bệnh nhân do Jīvaka phát hiện, các vị trưởng lão ân cần nói chuyện phải trái, họ đã tự động trả lại y bát, hoàn tục, chưa có việc gì đáng tiếc xảy ra.

Đức vua hỏi sang chuyện khác:

- Mới đây dư luận bàn tán khắp nơi về việc một vị tỳ-khưu trẻ đã sử dụng thần thông để lấy chiếc bát trầm đỏ trên đầu đọt tre cao mười tầm thốt nốt; điều ấy là đúng với sự thực hay không đúng với sự thực?

- Quả có vậy!

- Dư luận cũng bảo rằng, đức Thế Tôn đã rầy la việc ấy; và sau đó đã công bố rộng rãi, là cấm chỉ chư tăng để lộ pháp thượng nhân, biểu diễn thần thông trước mắt mọi người?

- Quả có vậy!

- Nghe được điều ấy, mấy hôm nay, trên khắp mọi ngã đường, chúng ngoại đạo(1)gióng trống mở cờ tuyên bố là thách đấu thần thông với đức Tôn Sư đấy!

- Ừ, Như Lai cũng có nghe.

- Chúng nói rằng, các bậc giáo chủ cao quý của họ, không thể vì chiếc bát tầm thường mà để lộ pháp thượng nhân, lại càng không muốn sinh ra tranh chấp với đệ tử của sa-môn Gotama. Nay tình thế khác rồi. Các giáo chủ của họ muốn đấu pháp lực với chính sa-môn Gotama mà thôi!

- Ừ, Như Lai cũng có nghe như thế!

Thấy sự bình tĩnh, an nhiên của đức Phật, đức vua Seniya Bimbisāra lại cảm thấy lo lắng:

- Đức Tôn Sư đã cấm chỉ rồi! Vậy, chuyến này chúng ta sẽ bị lép vế rồi!

- Không đâu! Đức Phật mỉm cười - Chính Như Lai sẽ sử dụng thần thông để cho họ thấy oai lực bất khả tư nghị của một vị Chánh Đẳng Giác - ngài giải thích thêm – chư Phật quá khứ cũng thường làm như thế, một lần, nhiều loại thần thông khác nhau để nhiếp phục chúng ngoại đạo!

- Thế chuyện cấm chỉ...?

- Này đại vương - đức Phật nói tiếp – nghe nói đại vương có một vườn xoài đặc chủng, quý hiếm nên đã ra bảng yết thị cấm chỉ không cho phép ai được đến vườn xoài, hái xoài – có phải vậy chăng?

- Thưa, đúng vậy!

- Vậy cái bảng cấm chỉ ấy có cấm chỉ đại vương đến vườn xoài, hái xoài; hay đại vương là ngoại lệ, ở ngoài sự cấm chỉ ấy?

- Dĩ nhiên, ông vua thì cứ tha hồ!

- Cũng vậy, tâu đại vương! Như Lai cấm chỉ chư đệ tử, nhưng Như Lai thì ngoại lệ, Như Lai sẽ tùy nghi sử dụng thần thông để giáo hóa sanh chúng!

Đức vua bất giác cười xòa. Một lát, ngài hỏi tiếp:

- Vậy thì lúc nào đức Tôn Sư sử dụng thần thông?

- Đúng duyên, đúng thời thì phải vào đúng ngày rằm tháng sáu, đầu an cư mùa mưa. Nghĩa là bắt đầu từ hôm nay, đến tháng Asāḷaha, còn gần năm tháng nữa!

- Tại chỗ nào, thưa đức Tôn Sư?

- Tại nước Kosala, kinh thành Sāvatthi, trên một cái cây lớn, có tên là Kaṇḍamba!

Đức vua rất hoan hỷ về buổi tiếp chuyện với đức Phật, nhưng chỉ tiếc là không được xem cuộc biểu diễn thần thông ấy. Lúc từ giã, đức vua hứa sẽ giúp một tay để kiến thiết, sửa sang ni viện cho chắc bền hơn, khang trang hơn. Ra về rồi mà đức vua còn một nỗi niềm canh cánh bên lòng là chưa khuyên nhủ được bà quý phi của mình đến Trúc Lâm để được nghe pháp.



(1)Không có nghĩa xấu - chỉ để gọi các tôn giáo, các giáo phái không phải Phật giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2010(Xem: 21040)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
28/11/2010(Xem: 6526)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 4653)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 4302)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 16002)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 8727)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 11442)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 4153)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 4174)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
11/11/2010(Xem: 20392)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]