Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Gióng Trống Pháp Bất Tử

14/03/201418:35(Xem: 25358)
27. Gióng Trống Pháp Bất Tử


Mot_Cuoc_Doi_01
27. Gióng Trống Pháp Bất Tử






Khắp nơi nắng hạn, khí trời hanh hao. Những cơn lốc khô xả lá rác và tung bụi mịt mù…Chỉ còn non tháng nữa là mùa mưa đến, sông suối sẽ tràn bờ, những con đường đất sẽ lầy lội, ngập lụt trở ngại cho việc bộ hành từ phương này sang phương khác. Thời gian thuận tiện cho việc đi lại cũng chẳng còn mấy ngày nữa; ngài phải lên đường chuyển bánh xe pháp. Đức Phật hướng mặt về phía đông nam kinh thành Rājagaha, tự nghĩ: “Ai là người đầu tiên khả dĩ có trí tuệ để nghe Như Lai giảng nói giáo pháp thậm thâm vi diệu này? Ai là người có thể lãnh hội mau chóng một loại giáo pháp đi ngược dòng đời? Có thể là Ālāra Kālāma chăng? Vị đạo sư đã cặn kẽ chỉ dẫn cho ta những nấc thiền đầu tiên này là bậc thiện trí thức, nhiều kiến văn, căn cơ thông tuệ, đã lâu rồi sống không nhiễm bụi đời, chỉ còn rất ít bụi cát trong mắt…Hay là ta sẽ tuyên giảng giáo pháp hy hữu, sâu mầu nầy cho đạo sư, là người đầu tiên, nghe được và tức khắc thấu hiểu giáo pháp bất tử của Như Lai?”

Một vị trời có năng lực đọc được ý nghĩ của đức Phật, hiện ra, chấp tay thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn, đạo sư Ālāra Kālāma đã từ bỏ cõi đời cách nay vừa đúng bảy ngày”. Đức Phật liền hướng tâm đến, ngài xác nhận đúng là như vậy rồi nghĩ đến đạo sư Uddaka Rāmaputta. Vị trời cũng cho ngài biết là đấng đạo sư ấy cũng đã từ trần đêm hôm trước. Sau khi đức Phật hướng tâm để biết rõ sự thật, ngài lại nghĩ đến năm người bạn đồng tu. Là những đạo sĩ rất mực tinh tấn, đã từng theo sát bên ngài, ưu ái, quan tâm săn sóc hầu hạ ngài rất chu đáo. Họ là những người có trí, ít bụi cát trong mắt, lại đã khổ công và tha thiết tầm cầu con đường thoát khổ. Chỉ vì tưởng ngài trở lại đời sống lợi dưỡng nên họ đã bỏ đi với sự hiểu lầm đáng tiếc. Đức Phật liền hướng tâm và biết họ đang ở tại Vườn Nai (Migadāya) - Isipatana - cách Bārāṇasī chừng một do-tuần; thế là ngài lại chuẩn bị một cuộc bộ hành quay ngược về hướng tây bắc khá gian lao vất vả.

Đến Bārāṇasī có hai con đường. Một là hướng lên phía bắc đi dọc theo sông Gaṅgā mãi về phía tây, theo đường giao thông thương mãi, dễ đi, nhưng rất xa, ước chừng hai mươi lăm do tuần. Lối thứ hai, đi dọc theo dãy núi Gayā, qua các đồng ruộng, thôn làng, ao chuôm, đầm lầy… thì ước chừng chỉ mười lăm do-tuần (bây giờ thực tế là 230 km), phải mất trên mười ngày bộ hành. Đức Phật chọn lộ trình gần. Do đã quá quen thuộc với đời sống khổ hạnh, lại nữa, ngài thường trú cận định để nuôi dưỡng phỉ lạc nên thân tâm thường mát mẻ, dễ dàng chịu đựng cái nắng nóng khắc nghiệt lúc thời tiết giao mùa.

Khi đang chậm rãi bước đi ven theo dãy núi Gayā thì đức Phật gặp một du sĩ thuộc phái Ājivika, tên là Upaka trên đường ngược chiều. Gặp ngài, Upaka nhìn sững, tự nghĩ: Ông sa-môn này rất cao lớn, phương phi, chẳng phải gầy, chẳng phải mập, mà đầy đặn. Y áo chẳng phải cũ, chẳng phải mới nhưng sạch sẽ, thanh sáng và dịu hòa. Tất cả cái gì ở nơi ông ta đều toát ra cái vừa phải, cái chừng mực nhưng đẹp, uy nghi và gợi cảm một cách lạ lùng! Thế rồi, Upaka bước tới, bước lui nhìn ngắm mê mải. Có một thứ ánh sáng sáu màu khi đậm, khi nhạt, khi loang rộng như hòa lẫn giữa hư không, lúc thì thu nhỏ lại; rồi chợt rực rỡ, tỏa hắt ra, lung linh, chập chờn, chập chờn một lát thì yên lặng, phẳng lặng như mặt nước hồ thu không gợn sóng. Đến gần hơn tí nữa thì Upaka hoàn toàn bị nhiếp phục bởi sự trầm tĩnh, ổn định, an lạc toát ra từ đôi mắt, từ bước đi. Có một sự khôn ngoan vượt ngoài thế giới, sự minh triết sáng ngời, một trí tuệ siêu đẳng ở ẩn đâu đó, không chỉ nơi vừng trán bát ngát thông minh, mà còn có thể ở cả nơi từng sợi tóc, lông mi, từng ngón tay, lóng tay và cả ngón chân nữa… Người này, đấng này, vị sa-môn trẻ tuổi đẹp trai này chắc chắn không phải là người, là… phạm thiên chăng? Nghĩ vậy nên Upaka bước gần lại, cất tiếng chào:

- Chào bạn thân mến! Bạn đẹp quá, đẹp lạ lùng – Upaka mở lời tán thưởng rồi tiếp - Lục căn của bạn an ổn và thanh tịnh làm sao! Ồ, không phải, nói vậy cũng chưa đúng! Nó làm cho sự an ổn và thanh tịnh cũng bị nhiếp phục! Hào quang sáu màu từ nơi bạn làm cho một vị đại phạm thiên cũng phải ganh tỵ. Nước da của bạn chói ngời như mạ vàng ròng. Chắc sức khỏe của bạn dồi dào lắm? Chẳng hay bạn tên chi? Bạn ở đâu? Xuất gia với ai? Đấng đạo sư của bạn là vị nào? Bạn tin tưởng vào giáo pháp nào?

Đức Phật hướng tâm, biết vị du sĩ này chưa có duyên bây giờ nhưng lại có duyên mai sau, nên ngài muốn gieo một hạt giống:

- Này Upakājivika! Đức Phật gọi đích danh chàng và kèm theo cả tên giáo phái làm cho Upaka lạnh người – Như Lai là kẻ đã vô nhiễm giữa trần cảnh, đã đoạn tận ác pháp, đã tịch tịnh, vô dục, đã bước ra khỏi mọi chấp trước ở bản thân và thế gian điên đảo kiến. Như Lai đã chiến thắng tam giới, chứng đạo quả Vô thuợng Bồ-đề thì còn ai là thầy của Như Lai nữa? Giữa chúng nhân loại, chư thiên, phạm thiên, Như Lai đứng một mình, là thầy của họ. Nay Như Lai đang trên đường về Vườn Nai, tại Isipatana, gần Bārāṇasī để quay bánh xe pháp, gióng tiếng trống bất tử cho chúng sanh tỉnh giấc mộng trường.

Upaka nghĩ rằng: Vị đạo sĩ này ăn nói dễ nghe, dễ thương đến vậy? Chà, cái óc và cái lỗ tai của ta nó được hỷ lạc làm sao! Bèn nói:

- Mong rằng sự việc sẽ như bạn nói. Bạn thật xứng đáng được gọi là bậc Chiến thắng bất diệt!

- Này Upaka! Kẻ giải thoát ra khỏi mọi trói buộc trần gian xứng đáng được gọi như vậy. Kẻ mà ma quân, phiền não không còn tìm thấy dấu vết, xứng đáng được gọi như vậy. Các đấng Như Lai thường được danh xưng là Tối thượng tôn, Vô năng thắng, là bậc Chiến thắng bất tử, Chiến thắng vô tận, vô hạn định!

Upaka gật đầu lia lịa:

- Thật đúng như vậy! Thật đúng như vậy! Thôi, này bạn của ta, chào bạn sức khỏe!

Sau khi tán thán và chào hỏi như vậy xong, Upaka không dừng lại nơi giáo pháp của đức Tôn Sư, ông ta cúi đầu, quay lưng, rẽ sang một lối khác, đi thẳng!

(Ai thoáng nghe câu chuyện này sẽ tưởng đây là sự thất bại đầu tiên trên đường hoằng pháp của đức Phật Gotama; nhưng chỉ riêng ngài mới biết rằng, ngài đã gieo một hạt giống, và hạt giống này sáu bảy năm sau mới trổ quả! Hiện Upaka đang mê đắm cô con gái của người thợ săn, sau, nên vợ chồng, có một đứa con. Do đời sống gia đình bị khổ vì ràng buộc, khổ vì cơm áo, khổ vì tủi nhục; Upaka nhớ đến người bạn Chiến thắng bất diệt của mình, lặn lội tìm đến Kỳ viên tịnh xá, xuất gia, đắc quả A-la-hán. Và vợ của chàng cũng xuất gia, đắc thánh quả).

Hoàn toàn thản nhiên, như không có chuyện gì, đức Phật chậm rãi tiếp tục lộ trình. Thế rồi, ngài đã đến khu Vườn Nai tươi xanh mát mẻ sau hơn mười lăm ngày dầm sương dãi nắng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2014(Xem: 11271)
Trong các kinh tạng, Phật nói nhiều về ‘tam thiên, đại thiên’ thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần… Vì chưa chứng được thần thông nên chúng tôi không thể nhìn thấy được những thiên giới đó! Nhưng thật ra nếu quán chiếu cho sâu, chúng ta sẽ thấy rằng có những thế giới không đâu xa mà chính ngay bên trong cõi ta bà, nơi mình đang sống.
25/10/2014(Xem: 20883)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
20/10/2014(Xem: 33662)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
23/09/2014(Xem: 5998)
Đa số người nghe, trong kinh Phật nói "xem thân như huyễn hóa", cho là tâm trạng bi quan, yếm thế. Trái lại, nhà Phật thấy thân như huyễn hóa là sức mạnh để làm lợi ích chúng sanh. Như nói "Bồ-tát lấy thân như huyễn, độ chúng hữu tình như huyễn", bởi Bồ-tát thấy thân hình không thật, nên sẵn sàng lăn xả vào làm việc lợi ích chúng sanh, dù gặp khó khăn nguy hiểm cũng không ngán sợ, vì thân như huyễn, có mất cũng không gì quan trọng. Thấy chúng hữu tình như huyễn, nên độ chúng sanh mà không chấp nhân, ngã. Thấy thân như huyễn, khiến người ta mạnh mẽ lên, không còn hãi sợ, trước vạn vật biến thiên mà tâm hồn mình vẫn an nhiên tự tại... Ta hãy nghe bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh:
18/08/2014(Xem: 59205)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
17/08/2014(Xem: 19343)
Tuy là những tích xưa, chuyện cổ, nhưng đối với người có óc quan sát sẽ rất là bổ ích, vì trong ấy chứa đựng những tư tưởng cao xa thâm thúy về triết lý đạo đức. Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn. Sau khi xem những chuyện tích được sưu tập trong phần này, hy vọng độc giả sẽ có thể dễ dàng thấy được những ý nghĩa đạo lý đã có tự ngàn xưa, được ghi lại qua những câu chuyện rất thú vị, làm cho chúng ta vui thích.
15/08/2014(Xem: 13046)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
02/08/2014(Xem: 8079)
Vào thời xa xưa các luận sư Phật học quan niệm rằng không gian (hư không) là một pháp vô vi. Quan điểm này còn lưu lại trong tác phẩm ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN LUẬN (Mahāyāna-śatadharmavidyā-dvāra-śāstra) do thầy Thế Thân (Vasubandhu) ở vào thế kỷ thứ IV (~316-396) biên soạn. Nhưng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì Không gian không phải là một pháp vô vi bởi vì nó còn bị chi phối bởi thời gian, vật thể và tâm
10/06/2014(Xem: 6170)
(Tờ nguyệt san GEO là một tờ báo lâu đời của Pháp có chủ trương và nội dung rất gần với tờ nguyệt san nổi tiếng National Geographic của Hoa Kỳ; số báo 342, phát hành tháng 8 năm 2007, là một số đặc biệt dành cho Phật giáo với chủ đề “Đà phát triển mới của Phật giáo, trong số báo này có một bài phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ký giả ghi chép: Andreas Hilmer. Hoang Phong lược dịch và ghi chú)
18/03/2014(Xem: 15077)
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]