Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Lễ Hạ Điền

26/10/201309:04(Xem: 28985)
06. Lễ Hạ Điền

Mot_Cuoc_Doi_01
06

Lễ Hạ Điền(1)





Sākya là dòng họ cai trị một vương quốc cổ xưa, nhỏ bé, tuy không hùng cường giàu mạnh bằng các nước kế cận như Kosala, xa hơn là Māgadha nhưng nếp sống của người dân tương đối tươi đẹp và ổn định. Kapilavatthu là một kinh đô chính trị, văn hóa, thương mãi, kinh tế... phát triển đủ mọi ngành nghề, nhưng nông nghiệp vẫn là huyết mạch của xã hội.

Xa phía Bắc là những đỉnh núi quanh năm tuyết phủ, xuống phía Nam là những cánh rừng trù mật, rất nhiều lâm sản quí hiếm. Ở đây là miền ôn đới, khí hậu điều hòa. Con sông Rohini trước khi về biển đã để lại những cánh đồng mênh mông bát ngát giàu phù sa và khoáng chất. Bình nguyên này chính là vựa lúa nuôi sống mọi người, nên nghề nông được sự khuyến khích của nhiều triều đại.

Đức vua Suddhodana từ khi lên ngôi kế vị vua cha là Sīhahanu đã có con mắt nhìn xa trông rộng; chính đức vua Sīhahanu đã khai mở kiến thức cho con trai, liên kết với vương quốc Koliya, tạo thế “môi không hở thì răng không lạnh”, để đương đầu với đế quốc Kosala to lớn bên cạnh. Vị vua này lấy em gái của vị vua kia, kết nên mối thân thiết để tương trợ lẫn nhau. Vỗ yên về mặt chính trị, vua quay sang phát triển kinh tế, dân có giàu thì nước mới mạnh. Chính sách khuyến nông hiệu quả nhất là giảm thuế nông nghiệp, cấp phân giống và người cày thì phải có ruộng! Thế vẫn chưa đủ, hằng năm đức vua cao cả chí tôn còn cho tổ chức lễ “hạ điền” để đức vua, bá quan xuống ruộng cùng cày với dân! Chính hành động tế nhị và khôn khéo này mà nhân dân rất tri ân và thương kính đức vua hết mực!

Những cuộc lễ “hạ điền” ban đầu chỉ mang ý nghĩa khuyến nông mà thôi, nhưng dần dà nó biến thành ngày lễ vui của toàn xã hội. Bây giờ đã trở thành thông lệ cổ truyền...

Hằng năm, cứ vào tiết xuân bắt đầu có nắng ấm, đuổi đi cơn rét lạnh đông dài, là toàn dân xôn xao, nô nức chuẩn bị nông vụ. Trước đó ba ngày, đức vua cho dân chúng vui chơi. Đây là cơ hội cho tất cả mọi người, già trẻ, sang hèn, giàu nghèo đều được ăn mặc tươm tất, chưng diện tốt đẹp, đi đến những bãi vui chơi công cộng do triều đình đứng ra tổ chức.

Dịp này, đức vua Suddhodana, hoàng hậu Mahā Pajāpati Gotamī dẫn thái tử Siddhattha cùng vài người tùy tùng lên chiếc xe tứ mã đi ngoạn du đây đó. Toàn thể kinh đô được trang thiết cực kỳ mỹ lệ, dân chúng ăn mặc đẹp đẽ, rực rỡ trăm màu như đàn bướm ngày xuân. Đức vua vén rèm cho thái tử, lúc ấy mới bảy tuổi xem quang cảnh rồi nói:

- Con thấy không! Kinh đô hoa lệ này mai sau là của con đấy! Muôn dân hạnh phúc ấm no, ăn mặc cao sang, tươi thắm kia chính là thần dân trung thành của con đấy!

Thái tử Siddhattha hân hoan, vỗ tay reo rồi quay sang bá cổ hoàng hậu Mahā Pajāpati Gotamī:

- Mẹ! Mẹ! Hãy cho con ra vui chơi với họ!

Lệnh bà Gotamī mỉm cười, âu yếm:

- Chúng ta còn phải đi xem nhiều nơi nữa con ạ, sợ không đủ thì giờ đâu!

Chiếc xe tứ mã từ từ đi ra phía ngoại ô, đường sá phong quang, sạch sẽ, nhà nhà tỏa khói bình yên. Đức vua bảo xa phu ngừng lại, ngài dẫn thái tử leo lên một ngọn đồi nhỏ, đưa tay chỉ ra xa:

- Con thấy không! Từ những dãy núi trùng điệp, xanh thẳm kia cho đến những bình nguyên chạy dài xa hút đến tận phía chân trời này là giang sơn cẩm tú trù mật do tiên đế để lại. Mai này cũng là của con tất cả.

Cùng ngồi xuống thấp cho vừa tầm với thái tử, đức vua nhẹ vỗ vai con, giảng giải:

- Những vùng rừng xanh biếc dưới chân những dãy núi kia cho ta biết bao loại gỗ quí để làm cung điện, làm nhà cửa, bàn ghế, vật dụng cùng các loại hương liệu. Nó cũng hào phóng ban phát cho ta những lâm sản có giá trị khác như ngà voi, nhung, cao hổ cốt, trầm, quế... Bình nguyên này là kho gạo, nếp vĩ đại. Còn trong lòng đất này có biết bao nhiêu là vàng, ngọc... trân châu cùng các kim loại có giá trị khác. Sau này, con tha hồ mà sống một đời vinh hoa phú quí trong một quốc độ hùng cường và giàu đẹp.

Đến sáng ngày thứ ba, đức vua cùng quần thần, ngựa xe tấp nập, áo mão chỉnh tề ngự ra nơi đám ruộng thượng đẳng điền để cử hành cuộc lễ. Đoàn quân hộ giá dàn chào. Tốp lính nghi lễ và khánh tiết trần thiết bàn thờ và cử hành nhạc lễ. Một đoàn các thầy bà-la-môn ăn mặc sang trọng nhiễu quanh khu đất, khai kinh cầu thần linh phò hộ cho quốc thái, dân an. Đức vua Suddhodana quỳ bái vọng, cầu nguyện cho triều đại được trường tồn, muôn dân bá tánh cơm no, áo ấm.

Xa xa, dân chúng chen nhau lớp lớp, đứng đầy đặc, tung hoa, rảy nước...

Lễ hạ điền bắt đầu. Trống, kiền chùy, thanh la, não bạt... rộn ràng theo mỗi bước chân của đức vua lần lần đi xuống ruộng. Vị quan phụ trách nông nghiệp chầu sẵn, nghiêng mình trao cho vua một cái cày. Con trâu to lớn, ngoan hiền, thuần thục nhất đã được chuẩn bị. Thế rồi, vài nhát roi nhẹ nhàng của bậc vương giả, con trâu đủng đỉnh kéo những đường cày, xẻ từng luống đất ngọt mềm.

Sau khi cày xong ba đường tượng trưng, các vị trọng thần kế tục cày thêm mỗi vị chín đường. Thế là, nhân dân các đám ruộng kế cận, và nhân dân cả nước, noi gương đức vua, bắt đầu nông vụ.

Trong khi ấy, rải rác khắp nơi, các bãi đất trống, dưới những tàn cổ thụ, dân chúng tổ chức những cuộc vui chơi như hát kịch, diễn trò, hò đố, xúc xắc, đô vật... Thật là cảnh thái bình, thịnh trị.

Thái tử Siddhattha cũng được phép vua và hoàng hậu, theo thị nữ đi chơi trên cái kiệu vàng, rèm che, sáo phủ. Đến nơi, họ khiêng kiệu thái tử để trong bóng mát cây hồng táo bên cạnh bờ ruộng, rồi rủ nhau đi chơi đây đó.

Thái tử Siddhattha không mấy khi mà được ở một mình tự do như thế. Ngài sung sướng bước xuống kiệu, cởi đôi hài vương giả, thò hai bàn chân đặt xuống đám cỏ mềm, mát lạnh. Nắng nhẹ long lanh trải tấm lụa vàng, gió thoảng hiu hiu, xôn xao, vui tươi cành lá. Thái tử ngồi xuống, tâm hồn yên ả, đưa mắt ngây thơ, trong sáng, nhìn gần rồi lại nhìn xa... Những luống đất mới cày phơi dưới ánh nắng mặt trời, lộ ra những thân giun quằn quại, đứt lìa. Một đàn chim nhỏ tự trời cao sà xuống, cắn mổ nhau chí chóe rồi cắp những thân giun đầm đìa máu, bay đi...

Thái tử Siddhattha cảm xúc mạnh. Một va động mơ hồ như gõ lên vùng tâm thức tuổi thơ; những liên tưởng với những hình ảnh không biết từ đâu lần lượt hiện về. Thế rồi, trong đầu óc non trẻ tiềm tàng trí tuệ siêu đẳng ấy hằn lên nét suy tư về sự tranh sống tàn khốc của muôn loài... Lũ chim nhỏ kia, sau khi tha những con giun bay đi, nó có được bình yên chăng? Một con chồn rình sẵn ở đâu đó sẽ nhảy ra vồ chụp, cắn xé rồi nhai nuốt ngấu nghiến. Rồi con chồn kia có được bình yên chăng? Một con beo, con cọp... sẽ nuốt tươi xác chúng. Rồi một gã thợ săn thiện xảo sẽ bắn hạ cọp, beo bằng những mũi tên tẩm độc... cũng vì sự sống của mình. Đôi bò, đôi trâu kia oằn lưng kéo cày dưới cơn nắng thiêu đốt, dưới làn roi vọt mới có được nắm cỏ, nắm rơm! Những bác nông phu kia, vắt kiệt sức lực, mồ hôi nhễ nhại may ra mới đổi được bát cháo, bát cơm! Con vật này ăn thịt con vật kia để duy trì mạng sống; và ngay mạng sống của chúng cũng đang bị đe dọa xé xác bởi những con vật lớn hơn. Rồi con vật lớn hơn kia cũng chỉ làm tấm bia thịt cho những cánh cung đang giương sẵn! Ôi! Lẽ sinh tồn mạnh được yếu thua là một cái gì thật tàn khốc và nghiệt ngã. Chẳng lẽ muôn đời, mọi loài, mọi vật cứ tương tàn, tương sát như vậy sao?

Đối với thái tử, vậy là vạn vật với khung cảnh êm đềm không còn nữa. Một đám mây xám đã bay qua vòm trời xanh biếc. Thái tử ngồi bắt tréo chân theo thế hoa sen, nhắm mắt lại, trầm ngâm, lặng lẽ. Trái tim xao xuyến. Da thịt rung nhẹ. Lát sau, những âm thanh lao xao ở xung quanh chìm vào cõi mơ hồ, xa vắng. Thái tử để tâm thư thái, hồn nhiên của trẻ thơ - lắng nghe hơi thở, khí an tĩnh dần dần tỏa ra, ngoại giới vong bặt. Thái tử đạt được tâm phỉ, tâm an rồi dễ dàng trú vào định sơ thiền(1).

Cung nga thị nữ có bổn phận trông nom thái tử, lén chạy đi xem cuộc vui, rất lâu sực nhớ lại, hốt hoảng chạy về nơi để kiệu. Kỳ lạ làm sao, mặc dầu mặt trời đã ngả xế, bóng đại thụ của cội hồng táo vẫn đứng yên, phủ bóng mát bao trùm thái tử như một tàn lọng vĩ đại. Thấy thái tử ngồi nhắm mắt bình lặng, cốt cách uy nghi như một tiểu đạo sĩ, cung nga thị nữ vội vã đến tâu lại tự sự cho đức vua Suddhodana hay.

Đức vua hối hả tới nơi, thấy thái tử thần sắc an nhiên tự tại, ngồi tham thiền vững chắc như một ngọn núi, sinh lòng kính trọng, quỳ xuống chắp tay xá rồi nói:

- Hỡi này con yêu quí! Đây là lần thứ nhì, phụ vương đảnh lễ con đây!



(1)Lễ Hạ điền: Lễ xuống ruộng. Đây dường như là tập tục của tất cả các nước Đông phương, các xứ sở lấy nông nghiệp làm trọng.

(1)Sơ thiền: Là định có tầm, tứ, phỉ, lạc, nhất tâm. (Định ngàn xưa của bà-la-môn – nhưng ở đây chỉ để tâm trong sáng, hồn nhiên mà đi vào, sau này gọi là ly dục, ly ác pháp).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2022(Xem: 9896)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11460)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10314)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
07/12/2021(Xem: 6555)
Triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử luôn có sự hỗ tương cho nhau. * Sự kỳ lạ của Cơ học Lượng tử đến mức thách thức các nhà khoa học và triết học tìm hiểu một số nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của thực tế. * Một nỗ lực để tìm cách diễn giải Copenhagen, và một số người tin rằng cách lý giải này dựa vào Thế giới quan Phật giáo. * Mặc dù tôi là một Phật tử nhưng tôi phản bác quan điểm vật lý học chứng minh Thế giới quan Phật giáo.
17/11/2021(Xem: 25685)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 21613)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13632)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 15299)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15351)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 17974)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]