Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Đa Vũ Trụ - Đa Tâm

06/10/201319:13(Xem: 4022)
9. Đa Vũ Trụ - Đa Tâm
hoa_sen (2)

Khoa Học Phương Tây và Triết Học Phương Đông
Bài 9: Đa Vũ Trụ - Đa Tâm
Kiều Tiến Dũng





Sir Arthur Eddington là người đã đo độ lệch của ánh sáng khi nó đi qua sức hút trọng lực của mặt trời, từ đó đã kiểm chứng và xác nhận Thuyết Tương Đối Rộng của Albert Einstein. Chuyện kể rằng có lần có người hỏi là ông nghĩ sao về Thuyết Tương Đối, khi trên thế giới lúc ấy chỉ có 3 người hiểu lý thuyết này. Eddington giựt mình, hỏi lại: “Ủa, ai là người thứ ba vậy?”

Danh hề Charlie Chaplin, mà ta biết qua cái tên Charlot trong các phim câm của ông, cũng có lần đã nói với Einstein là: “Người ta vỗ tay khen thưởng tôi bởi vì mọi người đều hiểu tôi muốn nói gì, nhưng khi người ta vỗ tay khen ông thì bởi vì không ai hiểu nỗi ông cả!”

Nhưng đó chỉ là khi Thuyết Tương Đối mới ra đời, còn quá mởi mẻ với những tư tưởng và kết luận táo bạo. Ngày nay Thuyết Tương Đối đã trở thành quen thuộc và “dễ hiểu” ngay cả với các sinh viên đại học.

Nhưng với cơ lượng tử thì lại khác.

Richard Feynman là một nhà vật lý được giải Nobel về Thuyết Trường Lượng Tử, với cái “chân không” đầy rẫy năng lượng và các cặp vật chất và phản vật chất như đã có nói qua trong một bài trước đây. (Cũng xin thú thật, vì chịu ảnh hưởng từ một cuốn sách của Richard Feynman, tôi đã chọn con đường vật lý cho chính mình ngay từ khi còn ở bậc trung học ở Việt Nam.) Feynman đã có lần tuyên bố: “Ngày nay thì chúng ta đã hiểu rõ Thuyết Tương Đối, nhưng tôi có thể nói chắc rằng không một ai thấu hiểu cơ lượng tử.” Đấy là lời phát biểu năm 1965, nhưng vẫn đúng cho ngày hôm nay, ở đầu thế kỷ 21 này.

Góp phần thêm vào sự khó hiểu của cơ lượng tử lại cũng không ai khác hơn là Albert Einstein với cái hiệu ứng EPR vào năm 1935 xuất phát từ học viện Princeton IAS, nơi ông đã làm việc cho đến cuối đời. Đến nỗi, Robert Oppenheimer, cha đẻ bom nguyên tử của Hoa Kỳ, đã phải thốt lên rằng: “Princeton là một nhà thương điên, và Einstein là một người hoàn toàn khùng” -- “Princeton is a madhouse and Einstein is completely cuckoo.”

**
Tính bất định là bản chất của cơ lượng tử, không phải do sự thiếu sót trong khả năng đo lường của ta. Khi ta đo vị trí của một hạt electron, ta được một tọa độ nào đó; nhưng khi ta lập lại y hệt cái thí nghiệm này thì ta lại đo được một tọa độ khác, mặc dù ta có cẩn thận bao nhiêu đi nữa.

Cái bất định lượng tử này cũng đã được lợi dụng trong việc tạo ra các con số hoàn toàn ngẫu nhiên, không thể tiên đoán được, thí dụ như trong việc xổ số lotto của chính phủ Anh quốc (UK National Lottery). Xin mở ngoặc là việc xổ số bằng những trái banh như ta thường thấy trên TV thật ra có thể trên nguyên tắc tiên đoán được, nếu ta biết chính xác vị trí ban đầu của các trái banh và hình thể của lồng đựng banh. Mặt khác, các con số gọi là ngẫu nhiên (random numbers) từ máy tính computer thật ra chẳng hoàn toàn là ngẫu nhiên (random) vì chúng được tạo ra từ các công thức toán nên trước sau gì các con số đó cũng sẽ phải lập lại theo một thứ tự nhất định.

Các con số hoàn toàn ngẫu nhiên trong việc đo lường lượng tử thật ra cũng có một cấu trúc nào đó. Thí dụ, trong 100 thí nghiệm thì ta có được 80 lần là hạt điện tử ở vị trí A, còn 10 lần khác thì thấy nó ở B, v.v. Từ đó ta có xác suất ở A là 80%, ở B là 10%, v.v. Nhưng sự ngẫu nhiên vẫn còn đó là vì trước khi thí nghiệm lần thứ 1001 ta sẽ không biết là hạt điện tử nằm đâu chắc chắn, mà chỉ biết được cái xác suất mà thôi.

Cái giá trị của cơ lượng tử là nó cho ta cái xác suất này qua cái gọi là hàm sóng (wavefunction). Hàm sóng lại là đáp số của phương trình sóng của Schrödinger. Câu hỏi được đặt ra là cái hàm sóng này có phải là một thực thể như sóng âm thanh, hay sóng điện từ không?

Nếu không thực thì tại sao nó lại có thể cho ta cái xác suất trong việc đo lường?

Nhưng nếu nó là một thực thể hiện hữu thì nó mang ý nghĩa gì khi ta có cái trạng thái hoàn toàn nghịch lý giữa hạt và sóng của vật chất, giữa sống và chết của cô mèo Schrödinger? Cũng thế, nếu hàm sóng Schrödinger là có thực thì làm cách nào nó có thể truyền đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng trong hiệu ứng EPR, với sự quấn quít bất khả phân của vật chất? (Xin nhắc lại “quấn quít bất khả phân” là khi hai vật A và B vẫn chịu chung một số phận nào đó dù chỉ đã gặp nhau trong quá khứ, nhưng nay đã cách không gian và biệt thời gian.)

**
Để tránh những khó khăn này và để có được một thuyết hợp nhất, Niels Bohr cho rằng những câu hỏi trên đây là vô nghĩa. Và chúng ta chỉ nên nói tới những gì đo lường được mà thôi. Và vì ta không đo được các hàm sóng trực tiếp nên chúng không thể hiện hữu, nó chỉ là những công cụ tính toán trừu tượng trung gian để đi đến cái xác suất cho các kết quả đo lường sau cùng mà thôi.

Xin nhấn mạnh là đây chỉ là một cách diễn dịch của Bohr cho cơ lượng tử, hoàn toàn độc lập với các phương trình toán của thuyết này. Cách diễn dịch này còn được gọi là lối diễn dịch Copenhagen (Copenhagen interpretation) -- vì Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch, là nơi Bohr xuất thân.

Theo ông, việc đo lường là cốt lõi của vấn đề: Chính sự đo lường đã tạo nên cái thực thể ngoài kia, qua sự tương tác giữa dụng cụ đo và vật được đo; và những gì không thể đo được trực tiếp không phải là hiện thực!

**
Đo lường được coi là một sự tương tác, nhưng lại là một loại tương tác đặc biệt. Trong sự tương tác thường phải có sự trao đổi năng lượng giữa hai bên, từ đó dẫn đến các kết quả đo đạc. Nhưng cũng có các loại đo lường không cần trao đổi năng lượng, “không tương tác” nhưng cũng có thể dẫn đến những hệ quả quan trọng.

Thí dụ như trong thí nghiệm một hạt photon ánh sáng đi qua hai khe hở, nếu ta đặt máy dò ánh sáng ngay sau khe số 1, và nếu máy dò nhận được một hạt ánh sáng thì dĩ nhiên ta biết là hạt ánh sáng đã đi qua khe số 1. Nhưng nếu ta biết là ánh sáng đã đi qua rồi (và tới được màn hình tuốt đàng kia) mà máy dò ở khe số 1 không báo hiệu gì cả, tức là không có sự tương tác giữa dụng cụ đo và hạt ánh sáng, thì ta vẫn có thể kết luận là nó đã phải đi qua khe số 2.

Nhưng đấy lại là cái nhức đầu của cơ lượng tử. Nếu không có máy dò ánh sáng thì ta sẽ có hiện tượng giao thoa như cũng đã bàn tới tước đây. Nay nếu đặt máy dò sau khe số 1 thì ta lại mất đi hiện tượng giao thoa -- dù khi ánh sáng đã có tương tác với máy dò khi đi qua khe số 1, hay khi ánh sáng đã đi qua khe số 2 mà không biết gì về máy dò đăt tại khe số 1! Cái nhức đầu là nó đã không đi qua khe số 1 mà tại sao lại biết được là có máy dò tại đây?

Theo cơ lượng tử thì giữa hai trường hợp có máy dò và không có máy dò thì chỉ có hàm sóng Schrödinger là khác biệt. Và chính là nhờ vào cái tính sóng bao trùm của hàm sóng này mà ánh sáng biết được máy dò đang hiện diện ở khe số 1, mặc dù nó chỉ đi qua khe số 2 cách đó xa lắc xa lơ.

Như thế thì tại sao Bohr có thể cho rằng hàm sóng không phải là một thực thể? Do đó, người ta đã đưa ra nhiều cách diễn dịch khác nhau cho cơ lượng tử, chấp nhận tính thực tại của hàm sóng, khác với trường phái Copenhagen của Niels Bohr.

**
Thí nghiệm vừa được mô tả đã được thực hiện thành công và cũng đã được đề nghị để dùng trong việc thử bom; coi trái bom nào là trái bị xì, không nổ được, và trái bom nào là bom tốt, mà không cần phải cho nó nổ hết những trái bom tốt.

Trước hết, ta gắn một cơ chế vào các quả bom sao cho nếu trái bom đó là tốt thì nó sẽ tác động như một máy dò ánh sáng, và nổ tung khi nhận được một hạt ánh sáng. Còn nếu nó bị xì thì sẽ không dò được ánh sáng. Rồi bây giờ chỉ cần đem các trái bom lần lượt đặt ngay phía sau của khe hở số 1.

Nếu đó là trái bom xì thì ta có hiện tượng giao thoa, vì cũng như đã không có máy dò ánh sáng nào cả. Vứt bỏ trái xì này đi và đem thay một trái bom khác vào vị trí đó. Nếu trái bom kế tiếp này lại là trái bom tốt thì có hai trường hợp có thể xảy ra. Một là ánh sáng đi qua khe số 1, làm nổ tung trái bom này – thế là ta mất tiêu một trái bom tốt. Hai là hạt ánh sáng đi qua khe số 2, không trực tiếp trao đổi năng lượng với trái bom nên không làm nó phát nổ. Nhưng ta biết đấy lại là trái bom tốt, vì nay ta đã không còn hiện tượng giao thoa nữa với sự hiện diện của khả năng dò ánh sáng của các trái bom tốt.

Cứ tiếp tục như thế, kết quả là ta biết được 100% đâu là bom xì. Còn với bom tốt thì ta mất đi một nửa bị nổ tung trong lúc thử, nhưng vẫn còn lại một nửa bom tốt chưa bị nổ! Ngược lại, nếu ta thử bằng cách cho nổ trực tiếp thì mấy trái bom tốt nổ hết ráo trong lúc thử, không còn trái nào xót lại.

Cơ lượng tử đã cho ta bom nguyên tử và nay lại cho ta cách thử bom!

**
Một trong những cách diễn dịch khác cho cơ lượng tử, với sự chấp nhận tính thực tại của hàm sóng, được gọi là cách “diễn dịch đa thế giới” (Many Worlds Interpretation) do Hugh Everett, cũng đã xuất thân từ Princeton, đề nghị vào năm 1957.

Trong cách diễn dịch này, trong một lần đo nào đấy ta có được kết quả cô mèo Schrödinger còn sống trong thế giới này, thì ngay tức khắc có một thế giới mới khác được phân nhánh sinh ra, nhưng ở đấy ta sẽ có kết quả cô mèo Schrödinger đã chết! Do sự phân nhánh này ta có cả hai kết quả mặc dù trái nghịch nhưng lại ở những thế giới khác nhau. Đây là cách giữ gìn được cái thực thể của hàm sóng, không cho nó biến mất đi khi ta thực hiện sự đo lường, như đã xẩy ra trong lối giải thích của Niels Bohr.

Nhưng các thế giới phân nhánh này lại không thể liên lạc được với nhau, tránh cho ta cái phi lý của sự kiện cô mèo sống nhăn, mà lại biết về cái chết của mình ở thế giới “bên kia!”

Cứ thế, sau mỗi lần đo lường ta lại có các thế giới mới được phân nhánh sinh ra, mỗi thế giới có một kết quả có thể có của việc đo lường. Đây là nguồn gốc của cái gọi là “đa vũ trụ” – multi-verse – thay vì chỉ có một vũ trụ duy nhất – uni-verse.

Mới nghe qua tưởng chừng như chuyện đùa, nhưng cái “diễn dịch đa thế giới” này đã được một số người chấp nhận và dùng để giải thích tính thực tại của hàm sóng, sự bất định biểu kiến trong việc đo lường, bao gồm luôn hiện tượng “quấn quít bất khả phân.” Nó cũng giúp loại bỏ cái cần thiết của sự hiện diện của một người quan sát từ bên ngoài. Điều này có sức thu hút hấp dẫn với các nhà vũ trụ học vì theo đó thì cái vũ trụ này không cần phải được quan sát mà vẫn hiện hữu. Đây là điều hoàn toàn trái ngược với cái lập luận của Niels Bohr là mặt trăng kia (hay vũ trụ này cũng thế) sẽ không thể gọi là hiện hữu nếu không có người quan sát từ bên ngoài.

**
“Diễn dịch đa thế giới” cũng có thể giúp giải quyết một luận lý logic phản bác lại việc đi ngược thời gian về quá khứ như trong các cuốn phim khoa học giả tưởng. Lý luận này cho rằng nếu người con của tôi trong tương lai đi có thể ngược về quá khứ, lúc tôi còn chưa có con, và nếu cô ta lỡ tay giết chết tôi, thì làm sao cô ta có thể hiện hữu trong tương lai để mà có thể đi ngược lại quá khứ?

Vậy thì cô ta chỉ có thể đi ngược lại quá khứ nhưng không thể làm thay đổi được cái dĩ vãng của mình. Như thế thì có khác chi lúc ta ngồi trước màn hình coi lại một cuộn phim chứa đầy kỷ niệm dĩ vãng, và rồi đành bất lực với những gì đã xẩy ra.

Hoặc là cô ấy chỉ có thể đi về quá khứ của một nhánh vũ trụ trong thuyết đa thế giới, đa vũ trụ, khác với cái vũ trụ cô ấy khởi hành. Và rồi có chuyện gì xảy ra đi nữa thì chỉ có cái tương lai trong cái nhánh vũ trụ đó bị ảnh hưởng mà thôi. Do đó sẽ không đưa tới những sự việc phi lý trong cái vũ trụ đầu tiên mà từ đó cô đã khởi hành.

**
Cái diễn dịch đa thế giới này có vẽ quá xa xỉ và phung phí; cứ mỗi lần đo lường là nhiều nhánh vũ trụ mới lại đươc sinh ra! Và năng lượng cũng lại không được bảo toàn với sự phân nhánh liên tục này.

Năm 1988 hai nhà vật lý David Albert và Bary Loewer đã đề nghị thay cái “đa thế giới” này bằng cái “đa tâm.” Trong “diễn dịch đa tâm” (Multi Minds Interpretation) mới mẻ này thì mỗi lần đo lường là mỗi lần cái tâm của người quan sát (chứ không phải là cái thế giới vật chất này) lại bị phân nhánh thành nhiều cái tâm, mỗi cái tâm tương ứng với một kết quả có thể có của việc đo lường. Chính mỗi một cái tâm đó đã tạo cho ta cái ảo tưởng là ta đang sống trong một vũ trụ duy nhất. Cốt lõi là mỗi cái vũ trụ cách biệt ngoài kia là do một cái tâm nào đó tạo ra! Cái ngoài kia được thay thế bằng cái trong đây -- “thiên tại nội, nhân tại ngoại.”

**
Thế thì, cái thế giới ta đang sống ngay lúc này là “hiện thực” trong ngoặc kép, hay chỉ là vọng tâm, một ảo vọng của cái tâm bị chia nhánh trong lượt đo lường lần cuối cùng? Đâu là thực đâu là hư?

Thế thì, cái thế giới ta đang sống ngay lúc này có khác chi cái giấc mộng hóa bướm Hồ Mộng Điệp của Trang Tử ngày xưa?
“Bước vào mộng Châu biến thành Bướm,
Bước ra khỏi mộng Bướm biến thành Châu.
Như vậy Bướm là Châu? Hay Châu là Bướm?
Đâu là thực đâu là hư?
Từ thực biến thành hư, từ hư biến thành thực.
Từ Châu biến thành Bướm, từ Bướm biến thành Châu.
Trong hư có thực trong thực có hư,
Trong âm có dương, trong dương có âm.
Đây gọi là sự biến hóa giữa vạn vật
Đó chính là cái Đạo của Lão Tử, Trang Tử.”
(Quên Đi)



Kiều Tiến Dũng
Melbourne, Úc Châu
Tháng Tám, 2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2021(Xem: 12066)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 14929)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
22/08/2021(Xem: 3444)
Đây là bài thứ 4 và cũng là bài sau cùng trích dẫn một số câu liên quan đến giáo lý của Đức Phật. Bài 4 này gồm tất cả 80 câu được chọn lọc từ một bài gồm 265 câu trên một trang mạng tiếng Pháp : https://www.evolution-101.com/citations-de-bouddha/. Các câu này chủ yếu được rút tỉa từ kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú) và các kinh trong phẩm thứ tư của Tam Tạng Kinh là Anguttara Nikaya (Tăng chi hay Tăng nhất bộ kinh)
24/06/2021(Xem: 4174)
Lòng Từ bi là một giá trị phổ quát. Tranh đấu cho công bằng xã hội – nghĩa là bảo đảm quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người – thường xuất phát từ sự phẫn nộ, thúc đẩy con người chống lại những bất công có hệ thống. Tôi tin rằng đấu tranh cho công bằng xã hội sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu được kích hoạt bởi lòng từ bi. Nếu động lực đấu tranh cho công bằng xã hội của chúng ta là do lòng từ bi đích thực, chúng ta sẽ được tiếp thêm năng lượng để hoạt động tích cực hơn nhằm bảo đảm cho tất cả mọi người có được một phẩm chất đời sống xứng đáng. Tôi tin rằng nữ giới có thể đóng một vai trò đặc biệt trong việc đấu tranh cho công bằng xã hội bằng cách tu tập lòng từ bi và trí tuệ.
07/05/2021(Xem: 16508)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12478)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 7763)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 19941)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 11600)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 9074)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567