Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Những lời cuối cùng của Đức Phật

15/04/201214:23(Xem: 8467)
08. Những lời cuối cùng của Đức Phật
KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA PHẬT

phat-nietban-01Dưới đây là tóm tắtnhững lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trướcvà đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đàtập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúcấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi,nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đàxin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạyrằng :

« Thân ta tuy cókém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Tacòn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích ».

Trong một khu rừng cạnhthị trấn Câu-thi-na (Kusinaga, còn viết là Kuçinagara), ngày nay là một thịtrấn nhỏ tên là Kasia, cách 50 cây số về phía đông tỉnh Gorakhpur, và cách 150kilomét về phía bắc-đông-bắc Varanasi (Bénarès), Phật nằm nghỉ giữa hai gốc câysa-la. Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn, rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầuhướng về phía bắc, mặt hướng về phía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lênchân kia. Sau đó Phật ngỏ những lời cuối cùng với các đệ tử để nhắc lại một lầnnữa tầm quan trọng của Đạo Pháp. Phật nhắc nhở các đệ tử phải hiểu rằng vị thầycủa họ không phải là một nhân vật nào cả, dù đó là Phật, vị thầy đích thực củahọ chính là Đạo Pháp. Phật cất tiếng và nhắn nhủ các đệ tử đang ngồi chungquanh Ngài như thế này :

« Này các đồđệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chínhsức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấncủa ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con;không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

« Hãy nhìn vào thân xáccác con, các con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng nào. Khi các con hiểuđược rằng lạc thú lẫn đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổđau, khi hiểu được như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng cho dục vọngchi phối các con.

« Hãy nhìn vào tâm thứccác con, các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng không ngừng. Vì thế các consẽ không thể nào tự buông rơi vào chính những ảo giác của tâm thức, để rồi tựduy trì những kiêu căng và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các con đãhiểu rằng những xúc cảm đó nhất định chỉ mang đến khổ đau mà thôi.

« Hãy nhìn vào tất cảcác vật thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn hay chăng? Có vật thể nàokhông phải là những cấu hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gãy nát, tan rã vàphân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổ đau cùng khắp mọi nơi, hãynoi theo những lời giáo huấn của ta, kể cả sau khi ta đã tịch diệt. Như thế cáccon sẽ loại bỏ được khổ đau. Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta,rồi nhất định các con sẽ trở thành những đồ đệ thật sự của ta.

« Này các đồ đệ của ta,những lời giáo huấn ta giảng cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng baogiờ để cho mai một đi. Phải bảo tồn những lời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứuvà thực hành. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy, các con sẽ đạt được anvui.

« Những gì hệ trọng nhấttrong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát được tâm thức cáccon. Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân xác đứng thẳng, tâm thức tinhkhiết và ngôn từ chân thật. Nếu các con biết tự nhắc nhở là cuộc sống của cáccon chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát và hung dữ đưađến khổ đau.

« Nếu các con nhận rađược là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc vào ham muốn,các con phải gạt bỏ ngay sự ham muốn và chận đứng sự cám dỗ đó. Các con phảilàm chủ được tâm thức các con.

Tâm thức có khả năngbiến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự lầm lẫn,ta có thể trở thành quỷ sứ, nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật. Vì thế, cáccon phải kiểm soát lấy tâm thức các con và không đi lạc ra ngoài ChánhĐạo.

« Để có thể giữđúng như lời giáo huấn của ta, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vã.Đừng bắt chước như nước với dầu xô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước như nước vớisữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vào nhau.

Hãy cùng nghiên cứu vớinhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm thứccủa các con và thời giờ của các con trong sự cãi vả hay lười biếng. Hãy hânhoan đón nhận hoa thơm của Giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy quả ngọt trênĐường Ngay Thật.

« Những lời giáo huấn taban cho các con là do nơi kinh nghiệm của chính ta, và chính ta đã noi theo conđường đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dùphải gặp hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưahề gặp được ta, các con thật sự còn đang ở một nơi nào đó thật xa, dù cho tronglúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta cũng vậy. Nhưng nếu ngược lại, cáccon chấp nhận và đem ra thực hành những lời giáo huấn của ta, thì dù cho cáccon ở thật xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như cáccon đang ở bên cạnh ta trong lúc này.

« Hỡi các đồ đệ, phútcuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa ta và các con không còn bao lâunữa. Tuy nhiên các con không nên than khóc. Sự sống là một sự đổi thay khôngngừng và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, tađang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tanrã như một cỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, trái lại các con phảihân hoan khi nhận ra được cái quy luật biến đổi ấy và hiểu được rằng sự sốngcủa con người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cố gắng duy trì cái khát vọngphi lý, mong muốn những gì tạm bợ phải nhất định trở thành trường tồn.

« Con quỷ của những dụcvọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắnđộc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên nếu chưa đuổi được nó rangoài. Các con phải cắt đứt những mối giây ràng buộc của thèm khát thế tục vàrứt bỏ những mối giây đó như các con đã đuổi bỏ con rắn độc ra khỏi phòng. Cáccon phải bảo vệ thật cẩn thận tâm thức các con.

« Này các môn đệ của ta,giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉlà sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nólớn lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnh tật và cái chết. Mộtvị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác ngộ.Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ củaGiác ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên con đường tutập Đạo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cáchthật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìnthấy ta.

« Sau khi ta tịch diệt,Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính làcách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trongcuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳngcó một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả nhữnglời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.

« Này các con yêu quýcủa ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vàoNiết bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con».

Người chép lại những lờinày của Phật xin chắp tay mong rằng :

- Vì Phật, chúng ta hãyđọc lại những lời nhắn nhủ trên đây thêm một lần.

- Vì tất cả chúng sinh,vì sự đau khổ của muôn loài, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa.

- Để gởi đến từng đơn vịnhỏ nhoi nhất của sự sống, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa, đọc thêm một lầnnữa…

Chúng ta nguyện sẽ đọclên và đọc lên cho từng chúng sinh một, ta đọc cho đến khi nào những lời dặn dòtrên đây của Phật trở thành những lời dặn dò xuất phát từ chính tâm thức ta, đểnhắn nhủ cho chính ta, nhắn nhủ những người chung quanh ta, kể cả những sinhlinh nhỏ nhoi nhất của sự sống. Khi những lời nhắn nhủ chân thật và tràn đầy Từbi trên đây của Phật trở thành làn hơi thở của của chính ta, thì biết đâu lúcấy ta cũng sẽ là một vị Phật ?

Bures-Sur-Yvette (Phápquốc)

Hoang Phong

(Biên soạn dựa theo một bàiviết của Thiền sư và Giáo sư Triết học ngưới Pháp Gérard Pilet, đăng trong nộisan của Hội Thiền học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale), trụ sở tạiParis, và tài liệu của Bukkyo Dendo Kyokai (Society For the Promotion ofBouddhism), trụ sở tại Tokyo).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2010(Xem: 20889)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
28/11/2010(Xem: 6476)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 4640)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 4288)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 15699)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 8699)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 11345)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 4090)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 4142)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
11/11/2010(Xem: 20236)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]