Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ

08/04/201320:00(Xem: 11605)
Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ

 

Tìm hiểu

SÁU PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Thích Mãn Giác

---o0o---

lichsutriethocando_htmangiac

DẪN NHẬP

Nghiên cứu về triết học Ấn Độ, chúng ta thấy rằng, không phải vì sự nhận định hay công nhận của toàn thể học giả, duy chỉ là do dựa vào ý kiến của một số đông mà triết học Ấn Độ được chia làm 6 phái. Danh từ Sïadïarsùana là chỉ cho 6 phái triết học, tức 6 tư tưởng hệ của 6 triết thuyết được kể như sau: Pùrva-Mìmàmïsà (tiền Di Man Tác), Sàmïkhya (Số Luận), Yoga (Du Già), Vaisùesïika (Thắng Luận), Nyàya (Chánh Lý) và Vedànta (Phệ Đàn Đa).

Tuy chia làm 6, nhưng kỳ thực tư tưởng hệ của 6 phái triết học này có nhiều điểm trùng hợp nhau. Theo bộ Trung Quán Tâm luận cho biết, luận sư Thanh Biện (Bhàvaviveka) đã vạch ra những điểm trùng hợp của các triết thuyết này, như: nhiều tư tưởng hệ của Sàmïkhya lại nằm ở trong Yoga, hay của Vaisùesïika lại nằm cả ở nơi Nyàya. Chính vì lý do này, trong bộ Trung Quán Tâm luận, Thanh Biện đã phủ nhận sự hiện diện của 6 phái triết học trong ngôi nhà Triết học Ấn Độ.

Nguyên do khiến Triết học Ấn Độ không phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa 6 triết thuyết, phần lớn do Vàcaspati Misùra gây nên. Chỉ một mình nhân vật này vừa san định, vừa trước tác, vừa chú thích kinh điển của cả 6 phái nên không làm sao tránh khỏi sự trùng hợp. Với triết thuyết Sàmïkhya, ông viết bộ Sàmïkhya-tattva-kaumudi; với triết thuyết Yoga, ông viết bộ Tattvavaisùàradì để giải thích lại ý nghĩa bộ Yoga sùtra của Vyasa; với triết thuyết Nyàya, ông dựa vào bộ Nyàyavarttika của Uddyotakara rồi viết ra bộ Nyàyavarttika-tatparya-tika; với Mimàmïsà, ông viết bộ Nyàyakanïikà để giải thích bộ Viddhiviveka của Manïdïanammisùra; với Vedantà, ông viết bộ Bhàmatì để giải thích bộ Vedànta chú giải của Sanïkara. Như vậy, trong 6 phái triết học Ấn Độ, riêng về kinh điển của triết phái Vaisùesïika là không bị bàn tay của Vàcaspati Misùra nhúng vào mà thôi.

Một dẫn chứng rõ ràng là khi Vàcaspati Misùra viết bộ Nyàyavarttika-tatparya-tika cho triết thuyết Nyàya, ta thấy có nhiều điểm tương đồng rất đậm đà với triết thuyết Vaisùesùika. Bởi vì sự trùng hợp này, hậu đại đã phủ bác sự phân chia triết học Ấn Độ ra làm 6 phái, mà lỗi chính vì Vàcaspati Misùra đã không đủ sức tạo cho mỗi triết thuyết một sắc thái độc đáo riêng biệt. Ông chỉ có một cái công duy nhất là mạch lạc hóa tư tưởng hệ của mỗi triết thuyết và chia nó ra thành mấy đầu dây, thế thôi. Do sự thể này khiến 6 phái triết học Ấn Độ dù đã được phân chia, nhưng chúng cứ vẫn triền miên nằm chung trong một hệ thống tư tưởng.

Vàcaspati Misùra sinh năm 800 và mất vào khoảng 870. Sở dĩ có danh từ “Sáu phái Triết học Ấn Độ” cũng chính là do ông đặt lấy; sự việc này được ghi trong chương Nyàya-Sùcì-Nibhanda của bộ Nyàya-sùtra, do ông biên soạn vào năm 841 Tây lịch.

Ngoài ra, sự sắp đặt 6 phái triết học Ấn Độ không được thống nhất. Như bộ Astasahasari của Vidyananda trong phái Anga (Bạch Y) thuộc Jaina (Kỳ Na giáo) viết vào khoảng năm 800, thì không sắp triết thuyết Nyàya vào 6 phái, mà Phật giáo lại được đặt thay ở đây. Đến học giả Haribhadra, thuộc thế kỷ thứ IX, trong phái Anga của Jaina giáo, khi viết bộ Sáu phái triết học tập (Sadïdarsùana-Samuccaya) thì 6 phái triết học gồm có trước hết là Phật giáo, rồi đến Nyàya, Samïkhya, Jaina, Vaisùesika và Mimàmïsà.

Lịch sử hình thành sáu phái Triết học Ấn Độ còn nhiều, nhưng với vài dòng giới thiệu đơn giản này cũng đủ để chúng ta có một khái niệm về sự tổ chức của 6 triết thuyết mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau này.

Phật lịch 2546 - 2002

THÍCH MÃN GIÁC

---o0o---

Nguồn: www.chuyenphapluan.com
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 21097)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
22/01/2014(Xem: 9060)
Trong luận Đại Thừa Khởi Tín có từ “phát thú đạo tướng” , phân tách Tướng Đạo mà tất cả chư Phật chứng đắc, tất cả chư vị Bồ Tát phát tâm tu hành để mau chứng đắc quả vị Phật. Trên có từ “Phát Thú” nghĩa là phát tâm hướng về, cất bước ra đi hướng thẳng về một mục tiêu nhất định gọi là “Thú Hướng”. “Phát Thú Đạo Tướng” nghĩa là phân định các tướng sai khác của sự phát tâm hướng đến Đạo. Đạo tức là Bồ Đề, Niết Bàn mà chư Phật đã chứng đắc. Đó là Bản Giác, Nhất Tâm Chân Như, tự tướng của Nhất
19/01/2014(Xem: 8756)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
12/01/2014(Xem: 11816)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
25/12/2013(Xem: 6970)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
24/12/2013(Xem: 7927)
Phần khảo sát trong Phật Học Từ Điển (đã trích dẫn) viết về Chân Như như sau: “Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Cái Chân Như thì đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân Như: Tự tánh thanh tịnh, Phật tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng, thật tướng, pháp giới, pháp tánh, viên thành thật tánh, Pháp vị.” Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau: 1/ Vô tướng Chân Như: Chân Như không tướng; là cái thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp. 2/ Vô sanh Chân Như: Chân Như không sanh; các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .
24/12/2013(Xem: 10167)
Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì : “Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẳn). Cái Bổn Gíac ấy do bề trong ung đúc và nhờ cái duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra cái lòng chán chuyện tham cứu thuận theo bổn giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ kêu là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác). Bổn Giác đó tức là bốn đức (thường, lạc, ngã, tịnh) vốn thành sẵn vậy. Thủy Giác là bốn đức mới thành ra sau nầy vậy.”
20/12/2013(Xem: 37523)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 18184)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 8955)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]