TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tổ sư thứ chín là Phật-đà-mật-đa, người nước Đề-già, họ Tỳ-xá-lỵ. Khi được truyền nối làm Tổ thứ chín, ngài tự nghĩ rằng: “Thầy ta là Tổ Phật-đà Nan-đề đã giao cho ta trọng trách nối truyền Phật pháp. Vậy ta phải truyền bá đạo đức ra khắp nơi và cứu độ chúng sanh. Hiện nay, vua nước này là người chẳng có đức tin, ta trước hết phải nên làm cho người qui phục mới được.”
Ngài liền nhân lúc vua ngự giá đi trong thành, cầm một cây phướn mà đi trước xa giá.
Vua thấy lạ, hỏi: “Ngươi là ai vậy?”
Ngài đáp: “Tâu bệ hạ, bần tăng là một nhà hiền triết rất ham biện luận và muốn đem sự hiểu biết của mình trình lên bệ hạ.”
Vua liền cho triệu tập tất cả những thầy Bà-la-môn, những nhà thông thái trong nước, để tranh biện với ngài.
Bao nhiêu những bậc trí giả, học thức, đều quy tụ về đền vua. Vua cho làm một tòa nhà rộng lớn, có đủ chỗ ngồi. Tổ sư Phật-đà Mật-đa bước lên đài và khởi sự thuyết lý. Người ra tranh luận với ngài nhiều lắm. Nhưng chỉ trong chốc lát, ngài làm cho những kẻ đối nghịch đều phải lặng thinh vì thua lý.
Nhân dịp ấy, vua được nghe sự tranh luận giữa các học phái và tôn giáo khác nhau, và lấy làm lạ là không ai có thể lập luận vững chãi hơn để thắng được Tổ sư. Vô cùng kính phục, vua đảnh lễ ngài xin được quy y Tam bảo. Sau khi vua trở thành tín đồ thuần thành của đạo Phật, đạo Phật mới dễ dàng lan rộng ra khắp nước. Tổ sư rộng lòng tiếp độ và giáo hóa cho rất nhiều người.
Tổ Phật-đà Mật-đa về sau truyền pháp cho Hiếp Tôn giả làm Tổ đời thứ mười, có để lại bài kệ như sau:
Chân lý bổn vô danh,
Nhân danh hiển chân lý.
Thọ đắc chân thậtpháp,
Phi chân diệc phi ngụy.
眞理本無名
因名顯眞理
受得眞實法
非眞亦非僞。
Dịch nghĩa
Chân lý vốn thật không tên,
Muốn bày chân lý mượn tên mà dùng.
Pháp chân thật đã thọ xong,
Không chân, không ngụy là Trung đạo này.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
V. Chư Tổ sư Tây Thiên
9.TỔ PHẬT-ĐÀ MẬT-ĐA
佛陀密多祖Tổ sư thứ chín là Phật-đà-mật-đa, người nước Đề-già, họ Tỳ-xá-lỵ. Khi được truyền nối làm Tổ thứ chín, ngài tự nghĩ rằng: “Thầy ta là Tổ Phật-đà Nan-đề đã giao cho ta trọng trách nối truyền Phật pháp. Vậy ta phải truyền bá đạo đức ra khắp nơi và cứu độ chúng sanh. Hiện nay, vua nước này là người chẳng có đức tin, ta trước hết phải nên làm cho người qui phục mới được.”
Ngài liền nhân lúc vua ngự giá đi trong thành, cầm một cây phướn mà đi trước xa giá.
Vua thấy lạ, hỏi: “Ngươi là ai vậy?”
Ngài đáp: “Tâu bệ hạ, bần tăng là một nhà hiền triết rất ham biện luận và muốn đem sự hiểu biết của mình trình lên bệ hạ.”
Vua liền cho triệu tập tất cả những thầy Bà-la-môn, những nhà thông thái trong nước, để tranh biện với ngài.
Bao nhiêu những bậc trí giả, học thức, đều quy tụ về đền vua. Vua cho làm một tòa nhà rộng lớn, có đủ chỗ ngồi. Tổ sư Phật-đà Mật-đa bước lên đài và khởi sự thuyết lý. Người ra tranh luận với ngài nhiều lắm. Nhưng chỉ trong chốc lát, ngài làm cho những kẻ đối nghịch đều phải lặng thinh vì thua lý.
Nhân dịp ấy, vua được nghe sự tranh luận giữa các học phái và tôn giáo khác nhau, và lấy làm lạ là không ai có thể lập luận vững chãi hơn để thắng được Tổ sư. Vô cùng kính phục, vua đảnh lễ ngài xin được quy y Tam bảo. Sau khi vua trở thành tín đồ thuần thành của đạo Phật, đạo Phật mới dễ dàng lan rộng ra khắp nước. Tổ sư rộng lòng tiếp độ và giáo hóa cho rất nhiều người.
Tổ Phật-đà Mật-đa về sau truyền pháp cho Hiếp Tôn giả làm Tổ đời thứ mười, có để lại bài kệ như sau:
Chân lý bổn vô danh,
Nhân danh hiển chân lý.
Thọ đắc chân thậtpháp,
Phi chân diệc phi ngụy.
眞理本無名
因名顯眞理
受得眞實法
非眞亦非僞。
Dịch nghĩa
Chân lý vốn thật không tên,
Muốn bày chân lý mượn tên mà dùng.
Pháp chân thật đã thọ xong,
Không chân, không ngụy là Trung đạo này.
Gửi ý kiến của bạn