Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Đạo Phật ở Huế và vấn đề văn hóa xã hội

11/01/201115:42(Xem: 5559)
22. Đạo Phật ở Huế và vấn đề văn hóa xã hội

THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

ĐẠO PHẬT Ở HUẾ VÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI

Hòa thượng Thích Thiện Siêu,
Trú trì Tổ đình TừĐàm, Huế
trả lời phỏng vấn Phóng viên Tạp chí Sông Hương tháng 5/1990 - Huế

-ooOoo-

Phóng viên (PV): Kính bạch Hòa thượng, lầnđầu tiên Phóng viên Tạp chí Sông Hươngđược Hòa thượng tiếp, nhân dịp này xin Hòa thượng cho biết cảm tưởng về TCSH trong những năm qua?

Hòa thượng Thích Thiện Siêu (HT.TTS):Tôi không có dịpđọc thường xuyên Tạp chí Sông Hương, nên không có cảm tưởng chính xác và sâu sắc, nhưng theo sự nhận xét của một số thân hữu không có tính cách toàn diện thì Tạp chí Sông Hương cũng như dòng sông Hương trong giai đoạn này hầu như tiến triển có vẻ "lững lờ yếu yếu".

PV:Dư luận xã hội đang lo lắng về tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi, xin Hòa thượng cho biết nguyên nhân vì sao mê tín dịđoan lại phát triển như thế?

HT.TTS:Có phải thật có tình hình mê tín dịđoan đang lan tràn khắp nơi không? Theo tôi dư luận xã hội đang lo lắng về tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi thì ít mà lo lắng về tình hình xa hoa truỵ lạc, tham ô nhũng lạm, cửa quyền làm mất lòng dân và nạn thất nghiệp gia tăng nhiều. Vì những thứ sau này, mới tác hại chođất nước, cho con người.

Còn mê tín dị đoan hay không mê tín dị đoan, cần phải phân tích mới khỏi nói hồ đồ. Theo tôi có hai lối tín ngưỡng, một tín ngưỡng của tôn giáo và một tín ngưỡng của nhân gian. Tín ngưỡng tôn giáo cứ trên nềnđạo lý, học thuyết bởi một đấng giáo chủ khởi xướng, có hệ thống từ nội dung đến hình thức, có quy cũ học hỏi, hành trì như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo... Còn tín ngưỡng thông thường theo trìnhđộ dân trí của mỗi địa phương, nơi này có lối tin này, nơi khác có lối tin khác, không có căn cứ lý trí, chỉ cốt thoả mãn tình cảm, cầu an, tai qua nạn khỏi hay cầu phúc lợi hiện thời. Trong lối tín ngưỡng nhân gian này lắm lúc có lúc làm cho suy nhược tinh thần, tính mạng, tài sản, chẳng hạn nhưđốt vàng mã, uống tàn nhan, nước thảiđể chữa bệnh... Như vậy xã hội có lo lắng chăng là lo lắng cho lối tín ngưỡng nhân gian mang nhiều hình thức mê tín này, nhưng không phải là trầm trọng lắm. Còn dị đoan là chữ củađạo Nho tự cho mình là chínhđạo, còn đạo Dương, đạo Mặc không phải là Đạo mà chỉ là một lối tín ngưỡng, học thuyết khác mà thôi.Đạo Nho đã dùng câu "Công hồ dịđoan", có nghĩa công kích đạo Dương, đạo Mặc, từ đó ta mới quen dùng chữ "dị đoan" ghép chung với chữ "mê tín" để chỉ cho lối tín ngưỡng vô căn cứ và khác với điều tín ngưỡng của mình. Sở dĩ có tình trạng mê tín dịđoan, trước hết phải nói là vì tập truyền kém hiểu biết chưa được cải thiện, tiếp đó là tâm trạng bất an vì nội tâm, tham vọng, vì cuộc sống miếng cơm manh áo còn nhiều nỗi bấp bênh, ngang trái, mất lòng tin...

PV:Dư luận cũng lo lắng về tình hình "đạo đức xuống cấp", nhất là giới thanh niên. Theo Hòa thượng muốn giải quyết vấn đề này, xã hội-đặc biệt là báo chí, cần làm những việc gì?

HT.TTS:Muốn giải quyết vấn đề này, xã hội, đặc biệt là báo chí nên làm những việc sau đây:

a. Đả phá tinh thần bài bác Tôn giáo một cách mù quáng, thiếu cơ sở khoa học và khiếm nhã

b.Truyền bá đúng đắn các quan điểm vật chất, tinh thần, hiện thực và siêu thực, lối sống lịch sử, văn minh, văn hóa và đạo đức.

c. Khuyến cáo lớp trẻ tránh xa những nơi ăn chơi trụy lạc, khuyên họ nên đến những nơi có giáo dục đạo đức tốt, bất cứ ở đâu như ở đoàn thể, ở học đường, ở Tôn giáo. Nếu khi thấy một lớp tuổi trẻ đến đó mà chúng có thể thay đổi được thói hư tật xấu, thì không ngần ngại gì mà không viết bài phát huy, khích lệ, động viênđể nơi đó được tiến triển thêm. Mặt khác, phải làm hạn chế sự phát triển ồ ạt các loại hàng cà phê, quán nhậu, các điểm chiếu vidéo... có ảnh hưởng đến sự sa sút đạo đức của thanh thiếu niên.

d. Gương mẫu đạo đức phải có, từ tư tưởng đến lời nói và việc làm. Về địa hạt báo chí, người chủ báo, làm báo cho người khácđọc, khi viết về đạo đức, thì người chủ báo, làm báo phải thực sự có đạo đức thì báo chí mới tránh khỏi bệnh nói suông.

PV:"Tu" theo đúng nghĩa từ này là góp phần làm lành mạnh xã hội. Hòa thượng cho biết cuộc vậnđộng chính của Phật giáo hiện nay để góp phần xây dựng đời sống văn hóa- xã hội.

HT.TTS:Phát xuất từ tinh thần từ bi và trí tuệ, Phật giáo chế lập ba môn học là Giới học, Định học và Tụê học để xây dựng cho con người từ mặt đạo đức, trí tuệ hùng lực, vô ngã vị tha; từ thấp lên cao, thoát ly dần tính hữu ngã, cố chấp hẹp hòi, để đạt đến tính vô ngã vị tha rộng lớn. Những ai muốn có một cuộc sống ý nghĩa sẽ tìm thấy ở Phật giáo những điều giúp họ mở rộng lòng, rộng trí, để biết sống chan hòa với mọi người, mọi vật. Từ lâu Phật giáo luôn luôn phát huy lý tưởng đó thông qua việc phổ biến kinh sách, báo chí, hành thiện, diễn giảng đạo lý, tổ chức những buổi tu học, không những cho lớp người lớn tuổi mà ngay cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Đặc biệt, để giáo dục tín ngưỡng đạo đức cho lứa tuổi thanh thiếu niên, con cháu trong những gia đình thuần thành tin Phật, Phật giáo đã quy tụ các cháu lại trong "Gia đình Phật tử"để giáo dục cho thích hợp theo tuổi trẻ vàđã thu hoạch kết quả rất tốt. Biết bao gia đình đã gửi con em mình đến Gia đình Phật tử nhờ sự giáo dục mà mình có được những người con có hiếu đạo, biết yêu thương vật, kính trên nhường dưới, trung thành với Tổ quốc, tránh cho gia đình cũng như xã hội biết bao nhiêu điều tai hại. Song đáng tiếc, những việc làm này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nên đã làm giảmđi phần lớn sự đóng góp của Phật giáo vào việc xây dựng thanh thiếu niên lành mạnh, xây dựngđạo đức xã hội lành mạnh.

PV:Hòa thượng có nhận xét gì về hiện tượngđồng bào miền Bắc "Đi hành hương về xứ Huế" ngày càng đông, những người ấy có nguyện vọng gì? Và các chùađã có những sinh hoạt gìđể thoả mãn yêu cầu của những ngườiđi hành hương? Ngành du lịch Huế có thể hợp tác với các chùa để tổ chức cho đồng bào vào Huế hành hương không?

HT.TTS:Không những đồng bào miền Bắc mà cả đồng bào miền Nam gầnđây đi hành hương tại Huế ngày càngđông, theo tôi nghĩ có nhiều lý do:

1. Huế ở vào vị trí chính giữa hai miền đất nước, đã từng một thời gian làm trung tâm lịch sử, chính trị, văn hóa, Phật giáo. Thế nhưng đã nhiều năm tháng chiến tranh, gặp phải trở ngại nên đồng bào miền Bắc, miền Nam khó đi hành hươngđến Huế được. Ngày nay nước nhà thống nhất, Nam Bắc một nhà, đường giao thông thuận lợi, nên đồng bào ước vọng đến Huế để tận mắt nhìn thấy một vùng đất quê hương mang nhiều tính đặc thù như vừa nói trên.

2. Huế có nhiều chùa danh tiếng, lại có nhiều thắng cảnh, di tích văn hóa của dân tộc; đồng bào Nam Bắc đến thăm Huế để thấy rõ nét xây dựng của dân tộc trong một giaiđoạn lịch sử quan trọng của quá khứ, đồng thời chiêm bái Phật tổ, thăm các vị cao Tăng mà họ quen biết, thăm chùa Từ Đam - nơi phát xuất cuộcđấu tranh của Phật giáo chống chế độ và chính sách của Diệm đàn áp Phật giáo vào năm 1963, thăm các ngôi chùa dù trải qua nhiều biến thiên vẫn giữ được nét cổ kính cũng như vẻ cảnh tân hòa nhịp với vẻ thiên nhiên của sông núi.

3. Huế là đất bànđạp để mở rộng biên cương của Tổ quốc. Tôi từng nghe có các đồng bào miền Nam khi đi hành hươngđến Huế thổ lộ rằng: "Chúng tôi biết tổ tiên xa xôi của chúng tôi từ miền Trung đi vào Nam lập nghiệp, nên chúng tôi ước ao trong đời mình có một lần đến Huế thăm". Họ đã nói với tôi câu đó trong vẻ vui mừng xúc động khi gặp tôi tại chùa TừĐàm trênđất Huế.

4. Và như một cán bộ ở Bắc đến Huế công tác đã trên 10 năm, hôm nọ dẫn thân hữu đến thăm chùa Từ Đàm, trong lúc nói chuyện, vị cán bộ ấy giới thiệu với bạn mình rằng: "Người Huế rất lịch sự, ăn nói dịu dàng". Lại một lần khác, tôi nhờ một Phật tử Huế dẫn mấy người khác từ xađến Huế, đi chợ Đông Ba. Khi khách hỏi mua khăn, chủ quán lấy khăn cho họ xem, vì thấy khăn mỏng, không ai mua. Chủ quán vui vẻ treo khăn trở lại không nói gì. Mấy người khách đã nhận xét: "Chị bán khăn tử tế quá. Khi chúng tôi không mua trả lại, lòng rất hồi hộp, vì nghĩ thế nào chị ta cũng nóiđôi câu nặng nhẹ hoặc vài tiếng mắng mỏ nặng lời, nhưng chị bán khăn này lại tỏ vẻ tự nhiên vui vẻ... " Đó phải chăng cũng là những biểu hiện nếp sống văn minh, văn hóa mà người Huế đã có được. Vậy nguyên do từđâu người Huế có được cách xử thế đó, thiết tưởng TCSH nên tìm hiểu và phát huy rộng rải thêm.

Vì lẽ ấy, nên khi có đoàn hành hương nào đến chùa xin tá túc, chúng tôi đều hoan hỉ chấp nhận, dù chùa rất thiếu tiện nghi cho một số đông người ăn ở. Chúng tôi hướng dẫn họ lễ Phật, kể sơ lai lịch và giảng cho họ ítđiều Phật pháp, vì họ không có rộng thì giờ để sinh hoạt nhiều. Tôi chưa nghĩ đến việc hợp tác với nghành du lịch để tổ chức cho đồng bào đến Huế hành hương, nhưng tôi mong rằng khi các đồng bàođến Huế hành hương luôn gặpđược sự đối xử dịu dàng, lịch sự của mọi người, mọi giớiđể tạo niềm thông cảm giữa Huế và các bạn phương xa.

PV:Tạp chí Sông Hương của Huế - Thành phố cốđô và cũng là trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam, theo hòa thượng, Tạp chí Sông Hương nên có những nội dung gìđể thoả mãn phần nào yêu cầu của bạnđọc, trong đó có nhiều người theo đạo Phật trong thời gian sắp đến?

HT.TTS:Không những Huế mà hầu hết các thành phố, các tỉnh trong cả nước, số người theo đạo Phật cũng không ít. Còn muốn nói Huế là một "Trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam" cũng có thể nói như thế được. Nhu cầu muốn thoả mãn vềđạo Phật của nhân dân Huế hiên tại quá lớn, e rằng Tạp chí Sông Hương do nội dung hạn chế của tờ báo, khó lòng làm thoả mãn yêu cầu của bạn đọc nói chung và bạn đọc Phật tử nói riêng. Nếu thỉnh thoảng đăng một vài bài liên hệ với Phật giáo mà không được thẩm định cẩn thận hoặc phỏng vấn với các ban nghành có chức năng của Giáo Hội, hoặc có lúc thiên lệch và tùy tiện phóng tác nội dung, chủ đề v.v... thì chỉ gây nên tai hại, làm mất tin tưởng vào thái độ vô tư, chín chắn của một cơ quan ngôn luận có trách nhiệm, nổi lên những hiểu biết đúng đắn và phản ánh trung thực sự hiểu biết và nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Ví dụ cụ thể: Tôi còn nhớ một số Tạp chí Sông Hương cóđăng truyện với đầu đề rất Phật giáo làNiết-bàn bốc cháy. Độc giả đọc bàiđó nhiều người thấy bực mình vàđã có người muốn góp ý, gởi bài nhậnđịnh phê bình cho rộngđường dư luận, thì Tạp chí Sông Hương không đăng. Vì sao? Do tháiđộ thiên lệch hay do không có trách nhiệm đối với vấn đề ấy? Nếu quả là Tạp chí Sông Hương có thái độ thiên lệch thì khó gậy nổi lòng tin của đa số bạn đọc với tờ báo, khi muốn tờ báo trở thành một tạp chí vì lợi ích của toàn dân. Đó là tôi chưađề cập đến việc truyện Niết-bàn bốc cháyđã dựng thành phim và trước khi đem công chiếu rộng rãi có chiếu thử tại trụ sở Công ty Phát hành phim và vidéo trung ương 3 tại Thành Phồ Hồ Chí Minh ngày 3.2.90 cho các đơn vị đại diện chính quyền thành phố và đại diện Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo xem thử. Tại đây đều có ý kiến của các vị đại diện nhắc nhở, đề nghị phải thận trọng xét lại kiến thức Phật giáo thiếu nghiêm túc của cốt truyện, thế nhưng sauđó cuốn phim vẫn được chiếu nơi này nơi khác. Như vậy chỉ gây ngộ nhận về Phật giáo nơi những người chưa biết hoặc chỉ biết mù mờ về đạo Phật, rất dễ làm người dân-nhất là Phật tử, nghi ngờ tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.

PV:Mong rằng những ý kiến chân tình, thẳng thắn của Hòa thượng sẽđược tác giả "Niết-bàn bốc cháy" cũng như những nhà văn, nhà báo nghiên cứu tiếp nhận, để những bài viết liên quanđến Phật giáo tránh được những sai xót đáng tiếc.

Xin cảm ơn Hòa thượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2012(Xem: 7241)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
20/09/2012(Xem: 5344)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
18/09/2012(Xem: 10516)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
06/09/2012(Xem: 3633)
Gần năm tháng nay, hắn đã sống hững hờ như một thây ma; mỗi ngày bắt đầu lại một mặt trời cũ, dâng lên trên những mái nhà một xác thối của mặt trời, ánh sáng của đèn cầy còn dễ thở hơn ánh sáng của mỗi ngày dư máu. Máu ứ đọng lại trong lòng mặt trăng của tư tưởng. Hắn thù ghét sanh từ, động từ “ý thức” và thù ghét cả tính từ “ý thức”.
25/08/2012(Xem: 7884)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 14170)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
19/07/2012(Xem: 10651)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
09/07/2012(Xem: 6177)
Giáo pháp về mười hai chi duyên khởi là chung cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, sự diễn dịch về mười hai chi, những tiến trình của chúng, và đặc biệt sự giải thích về chi thứ nhất, vô minh, học phái Trung Quán giải thích có sai biệt nhiều hơn khi so sánh với các giải thích trong các học phái triết học khác.
15/06/2012(Xem: 5230)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 28440)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567