Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Cây nêu ngày Tết

11/01/201115:33(Xem: 4382)
13. Cây nêu ngày Tết

THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

CÂY NÊU NGÀY TẾT

Những năm trước đây, khi đang đảm trách Phật sụ tại tỉnh nhà, tôi thường xuyên xuống thăm viếng các đạo hữu. Nhưng ba năm lại đây, vìđảm trách Phật sự ở các phương xa, nên sự thăm viếng đó đã bớtđi nhiều. Hôm nay là một dịp nay mắn, tôi được viếng chung hết cácđạo hữu trong các Khuôn, các Gia đình Phật tử thuộc huyện Giáo hội Phú Vang.

Dù là xa cách, nhưng tôi luôn luôn để tâm hỏi thăm đến tinh hình tu học của các đạo hữu, và tôi tin tưởng rằng: Dù trong hoàn cảnh nào,đạo tâm của các đạo hữu, của các em Gia đình Phật tử, cũng như tất cả các Phật tử khác luôn luôn bền vững kiên cố, không vì một lẽ gì mà thay đổi. Bởi đạo tâm của quý đạo hữu không phải chúng chỉ một ngày hai ngày mà nó đã bắt nguồn từ bao thế kỷ, khi đạo Phật có mặt trênđất nước này.Đạo tâm của các Phật tử đãđược hun đúc, vun xới, bồi bổ từ bao thế hệ bởi các bậc tiền nhân, lúc đất nước chúng ta đang còn ở vào những giai đoạn chưa được văn minh, chưa được mở mang. Vì vậy, việc giữ đạo tâm cũng là một phần đem lại sự an lạc và giải thoát mà giáo lý của đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta, phần khác cũng để bảo vệ lòng tín ngưỡng của tiền nhân để lại. Khi giữ vững được đạo tâm cũng có nghĩa chúng ta giữ được lòng hiếu thảođối với các bậc tiền nhân của chúng ta. Giữ được đạo tâm đồng nghĩa với sự bảo vệ những cái đẹp của ông bà tổ tiên ta đã gây dựng cho xưa sở, chođất nước. Qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, đạo Phật đã góp phần góp sức một cách tích cực, gắn bó giữa đạo pháp và dân tộc làm một, mà trong lịch sử không có một giai đoạn nàođạo pháp lại tách rời dân tộc và dân tộc lại tách rời đạo pháp. Lịch sử đã nói lên điều đó và không ai có thể chối cãi được. Ngày hôm nay Phật tử chúng ta lại càng có bổn phận phải bảo trì sự nghiệpđạo pháp và dân tộc làm một,để không phụ ơn các bậc tiền nhân của chúng ta đã dày công xây dựng. Nếu các đạo hữu muốn tìm hiểu sâu hơn nữa, qua những câu chuyện mà sách sử còn ghi lại thì chúng ta càng thấy rõ, thuở sơ khai từ khi nhân dân ta chưađược an cư lạc nghiệp thìđức Phật đã có mặt,đạo Phật đã có mặt,để dìu dắt dân tộc chúng ta qua những bước tối tăm lúc ban sơ.

Sử thoại đã kể lại một câu chuyện như thế này: Dân tộc Việt Nam lúc sơ khai sống rất cực khổ, phải chui rúc torng hang trong lỗ, bao nhiêu ruộng đất lọt vào trong gia đình ma quỷ hết. Vì không có đất đai để canh tác nên dân tộc Việt Nam phải sống đời sống vất vả, cực khổ, kiếm ăn không đủ, đành phải đến xin với ma quỷ làm thuê vớiđiều kiện: Đến mùa gặt thìđem ngọn về cho nó mà gốc thì thuộc của mình. Dân chúng ráng sức làm với bao vất vả khó nhọc, nhưngđến mùa gặt bao nhiêu lúa (ngọn)đều thuộc về gia đình ma quỷ, dân mình còn lại bao gốc rạ, chẳng biết làm sao để nuôi sống! Vì đói khó, cực khổ nên dân tình lầm than, rên xiết động đến trời đất.

Lúc bấy giờ Bụt ở trên tòa sen, động lòng từ bi nên ngài hiện xuống và chỉ cho dân tộc Việt Nam rằng: "Các con, mùa này không trồng lúa nữa mà tất cả hãy trồng khoai". Nghe lời Ngài, mọi người đua nhau trồng khoai khắp nơi, khắp chốn. Đến mùa thu hoạch khoai, theo lời giao ước cũ, dân ta gánh ngọn về nhà cho ma quỷ còn gốc gánh về nhà mình. Ma quỷ bị mất mùa thất trận lấy làm buồn bực, nên nó càng tức tối thêm. Sau khi suy nghĩ, nó lại giao hẹn ngược lại: "Thôi, lần này ta lấy gốc, các người lấy ngọn". Dân chúng thưa Phật, khi đó Phật lại bảo: "Thế thì các con nên trở lại trồng lúa hết". Dân tộc Việt Nam lại trồng lúa tất cả. Mùa đó bao nhiêu ngọn gặt về nhà mình, còn gốc rạ thì giao cho ma quỷ. Ma quỷ lại mất thêm một mùa nữa. Lần thứ ba, nó tức quá và nói rằng: "Bây giờ các ngươi hãy gặt về giao cho ta cả ngọn lẩn gốc". Phật lại bảo dân tộc Việt Nam rằng: "Thôi, lần này các con hãy trồng bí đi. Ta cho các con một số giống hạt bí đây, các con hãyđem về mà trồng". Mọi người vâng lời Phật trồng bí hết. Tới mùa, dân chúng hái trái về nhà mình, còn gốc và ngọn bí thì đem về cho ma quỷ. Ma quỷ bị mất luôn ba mùa nên đâm ra túng thiếu.

Ngày trước gia đình ma quỷ sống sung sướng đầy đủ, đêm ngày phè phởn, chẵng nghĩ tới sự đau thương của dân chúng; thì ngược lại, ngày nay, nó phải bán ruộng, bánđất. Phật nghe được, tới muađất, mua ruộng, thì nó bằng lòng bán nhưng lại hỏi Phật mua bao nhiêu? Phật trả lời là không bao nhiêu hết, chỉ vừa chiếc áo cà-sa thôi. Phật trưng chiếc áo cà-sa cho nó xem, nó coi xong bằng lòng bán. Phật bảo dân chúng trồng một cây tre thật cao, và Phật hiện lên trên đọt tre đó trương chiếc áo cà-sa trước ánh mặt trời. Bóng chiếc áo cà-sa nhỏ xíu mà nó toả mênh mông quá nên nó chiếm hết đất của ma quỷ. Vìđã hứa với Phật, nóđành chịu. Và Phật nói: "Bao nhiêu ruộng đất ta đã mua. Các ngươi khôngđược xâm phạm tới". Ma quỷ vìđã hứa hẹn bánđất cho Phậtđám đất đã bánđó, nó phảiđể dành cho Phật và kéo nhauđi ra ngoài biên giới, ngoài góc biển, dưới chân đồi để ở. Không cònđất để ở, ruộng để làmăn, nên lần này nó dựđịnh dùng các bạo lựcđể chiếm lại. Đức Phật biết ma quỷđang âm mưu đưa người đi dò thám thực lực bên Phật để sau đó dùng bạo lực chiếm lại đất ruộng, nên Phật mới bảo dân chúng rằng: "Nếu ma quỷ đến dò hỏi thì các con phải nói cho ma quỷ biết rằng: - Bụt sợ oản, sợ chuối và sợ xôi nhé". Trong khi đó Phật biết ma quỷ sợ vôi, sợ roi dâu và sợ huyết chó. Ma quỷđã biết tình hình Bụt sợ oản, sợ chuối, sợ xôi cho nên nó sắm đủ ba thứ khí giới để chờ ngày xuất quân.

Xuất quân lần thức nhất, nó tập trung tất cả oảnđem ném vào Phật, ném tứ tung, nhưng ném bên đông Phật hiện ra bên tây, ném bên tây Phật hiện ra bên bắc, ném không trúng nên bao nhiêu oảnđều sạch hết. Phật bảo dân chúng lượm tất cả oản đó để làm lương thực và đem vôi rải ra. Thấy vôi, ma quỷ sợ khiếp vía nênđã bỏ chạy và thế là thất trận thứ nhất.

Trận thứ hai, nó nghĩ Phật rất sợ chuối. Lần này nóđem chuối ra ném. Nó ném tứ tung, Phật cũng hiện qua đông, hiện qua bắc. Ném không trúng nên bao nhiêu chuối dự trữ đều sạch hết. Phật bảo dân chúng lượm chuối ăn và đem roi dâu ra đánh. Maquỷ lại thất thêm một trận thứ hai

Trận thứ ba, nó nghĩ rằng: Phật rất sợ xôi. Lần này nó lạiđem xôi ra ném. Nhưng khi nó ném sạch hết xôi cũng chẳng hơn đức Phật, mà dân chúng thì ngày càng thịnh vượng. Sau khi đã thua nhiều trận, ma quỷ không còn mưu kế nào có thể thi hành, lúc bấy giờ mới lạy lục cúng bái, xin Phật mở lượng từ bi để nó cứ đến ngày tết được trở về thăm mồ mả ông bà tổ tiên.

Phật bảo: "Được, nhưng khi các ngươi về, hễ thấy chỗ nào dân ta có cắm nêu thì các ngươi khôngđược xâm phạm tới". Phật dạy tất cả dân chúng rằng: "Ngày 30 tết là này lễ lớn nhất, ông bà cha mẹ về thăm, trong ngày đó, hễ cắm nêu lên trong nhà là cốt làm ranh giới cho ma quỷ biếtđể nó không được xâm phạm vào".Đó là sự tích Cây Nêu mà nhân dân ta dùng từ trước tới nay mỗi dịp tết đến.

*

Kể câu chuyện như vậy, chúng ta có thể nói rằngđó là câu chuyện thần thoại, không chắc đã có thật trongđời sống thực tế, nhưng mà rất có thật về mặt tâm lý, về mặt luân thường đạo lý của nhân sinh và xã hội. Tại sao? Vì trong cổ tích Việt Nam chúng tađã có câu chuyệnđó, có lẽ ngay từ phút đầu,đất nước chúng ta khi khai quốc đã có mặt đức Phật, có mặtđạo Phật, vàđạo Phật đãđem lại sự lợi lạc cho dân chúng, giúpđỡ cho dân chúng trong khi khốn khó.Đạo Phật đã tạo lậpđược nơi nương tựa tinh thần trong khi dân chúng đang rối ren, khổ cực. Đạo Phật đã tạo lập một tinh thần tự lập tự cường cho dân chúng. Vì công ích đó mà dân chúng Việt Nam không quên đến Đức Phật. Dân chúng Việt Nam đã kể câu chuyện đó để nhớ ơn đức Phật, dẫu câu chuyện đó không có thật trên thực tế 100% nhưng trên ý nghĩa, trên tinh thần, nó vẫn là câu chuyện thật, còn thật hơn là giữa cácđạo hữu với chúng tôi gặp nhau ngày hôm nay. Vì câu chuyện nó thật như thế, nên câu chuyệnđó vẫn còn mãi mãi ở trong tâm tư của chúng ta, nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ đi ngược lại tinh thần đó.

Ngày xưa đức Phật đã giúp ích cho dân tộc như thế nào, giáo pháp của Ngài ban bốđã làm lợi lạc cho dân tộc như thế nào, giáo pháp của Ngài ban bố đã làm lợi lạc cho dân tộc như thế nào, thì ngày nay, hàng Phật tử chúng ta phải có bổn phận bồi bổ cho sự nghiệp đó, duy trì nó và chúng ta không có quyền phản bội lại tổ tiên, phản bộiĐạo giáo chúng ta. Nếu phản bội Đạo giáo tức là phản bội tổ tiên. Nếu phản bội tổ tiên là tựđày đoạ mình và tự đánh mất sự sống của chính mình.

Qua câu chuyện đó, Phật tử chúng ta rất hãnh diện và quyết tâm giữ vững đạo tâm của mình. Muốn giữ đạo tâm thì phải thức tỉnh, đề phòng, chế ngự bađộc tham, sân, si để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2012(Xem: 7239)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
20/09/2012(Xem: 5342)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
18/09/2012(Xem: 10512)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
06/09/2012(Xem: 3632)
Gần năm tháng nay, hắn đã sống hững hờ như một thây ma; mỗi ngày bắt đầu lại một mặt trời cũ, dâng lên trên những mái nhà một xác thối của mặt trời, ánh sáng của đèn cầy còn dễ thở hơn ánh sáng của mỗi ngày dư máu. Máu ứ đọng lại trong lòng mặt trăng của tư tưởng. Hắn thù ghét sanh từ, động từ “ý thức” và thù ghét cả tính từ “ý thức”.
25/08/2012(Xem: 7883)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 14164)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
19/07/2012(Xem: 10647)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
09/07/2012(Xem: 6177)
Giáo pháp về mười hai chi duyên khởi là chung cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, sự diễn dịch về mười hai chi, những tiến trình của chúng, và đặc biệt sự giải thích về chi thứ nhất, vô minh, học phái Trung Quán giải thích có sai biệt nhiều hơn khi so sánh với các giải thích trong các học phái triết học khác.
15/06/2012(Xem: 5227)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 28426)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567