Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Khuyến tu

11/01/201115:35(Xem: 5493)
15. Khuyến tu

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

KHUYẾN TU

(Bàinói chuyện với Tăng Ni, nhân mùa khai giảng Học viện Phật giáo Việt Nam
tại Huế, khóa I, niên học 1997-2001)

Trong đời này, đã là người đi họcthì ai cũng muốn học giỏi. Vậy muốn học giỏi phải làm thế nào? Theo tôi nghĩ:

1. Phải có tâm cầu học

Chúng ta phải thật sự có tâm cầuhọc, phải thành thật có tâm cầu học. Vì thường chúng ta hay nghĩ: Học để khỏithua người khác. Đó chỉ là cái ý so sánh để khích lệ chúng ta học tập mà thôi.Cái chính là chúng ta phải ý thức chúng ta là một người xuất gia học Phật, theomột đấng Giáo chủ với một đạo lý thâm huyền, chúng ta phải có bổn phận tu đạo,hành đạo và hóa đạo. Nếu chúng ta không biết gì về giáo lý của Phật cả thì tựchúng ta tu cũng không thành và chắc chắn không ai hóa độ ai được cả.

Khi chúng ta nói học để khỏi thuangười khác thì giả sử khi không sợ thua người khác thì chúng ta không học haysao? Cho nên, học để khỏi thua người khác chỉ là một lý do chúng ta tự đặt rađể khuyến khích chúng ta thôi, không phải là lý do chính. Lý do chính là tâmthành thật cầu học đạo. Bởi vì như chúng ta biết, đạo lý của Phật phải có duyênlành mới gặp được. Đạo Phật là đạo giải thoát, đức Phật là đấng Giác ngộ thìgiáo lý của Phật là kho tàng đạo lý giác ngộ. Nếu chúng ta không học thì làmsao chúng ta biết được đạo lý ấy? Nhiều khi vô tình chúng ta nói: Đạo Phật caosiêu lắm. Nhưng nếu có người hỏi Đạo Phật cao siêu ở chỗ nào, thì chúng takhông làm sao đáp được. Đó là một khuyết điểm lớn đáng buồn.

Các anh em cũng thấy rõ trong hàngTăng ni chúng ta bây giờ có một số thường mắc phải cái bệnh lý luận: Bàn nhữngviệc khác của thế gian thì lý luận rất rạch ròi, nhưng khi đi vào giáo lý, giáopháp của Phật thì lúng túng, lập luận không vững vàng, cụ thể.

Bây giờ muốn tránh cái bệnh ấy, chúngta phải cố tâm cầu học thật sự. Cầu học thật sự để hiểu rõ giáo ý của Phật,hiểu rõ con đường tu hành để có khả năng giáo hóa người khác một cách đúng đắn,chứ không phải chắp vá, lấy nơi này một câu, lấy nơi khác một câu làm kiến thứccủa mình. Nhiều khi chúng ta đem một câu của ngoại đạo mà cho là của đạo mình.Hiện tại có nhiều sách của ngoại đạo viết, họ dùng giáo lý của đạo chúng ta đểtô bồi, ca ngợi chủ trương giáo lý của họ, hoặc là để chê bai, chỉ trích chúngta. Nếu chúng ta không học thì khi đọc những sách ấy, chúng ta vội cho đấy làlời Phật nói. Tất cả những lời họ nói, chúng ta đều cho là lời Phật nói, cho làđúng rồi tin theo. Trước đây có nhiều người cũng dịch kinh Kim-cang, viết vềBồ-tát hạnh mà kỳ thật là người đâu đâu viết, người ngoại đạo viết chứ khôngphải người của Phật giáo. Họ viết như vậy để làm gì? Họ nêu những danh từ Phậtgiáo để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, để làm cho người ta tưởng lầm là sách đạoPhật nên đua nhau đọc, nhưng thật chất không có gì là đạo Phật cả. Nếu chúng takhông học, chúng ta cũng tưởng là sách Phật, rồi chúng ta truyền bá cho tín đồ,khuyên họ nên mua cuốn sách ấy mà đọc. Như vậy, vô tình chúng ta truyền bá cáità đạo, trưyền bá cái tà kiến mà chúng ta không biết, đó mới thật đúng là "ăncơm Phật, đốt râu thầy chùa". Thành thử chúng ta thấy tâm cầu học làmột điều hết sức cần thiết: cần thiết cho mình, cần thiết cho đạo, cần thiếtcho sự nghiệp hành đạo và hóa đạo.

Lại nữa, chúng ta học vì sợ thuangười khác thì khi không sợ thua người khác chúng ta không học hay sao? Thí dụtrong lớp có một người học rất giỏi, mình luôn cố gắng học để khỏi thua ngườiấy. Bỗng nhiên người ấy bỏ học. Bây giờ đến lớp, mình không sợ thua ai nữa, nênkhông cần học nữa. Cho nên, cái tâm niệm học để khỏi thua người khác có cái taihại như thế. Thành thử muốn học giởi thì phải có tâm cầu học. Chính cái tâm ấylà tâm thiết tha mong cầu đạo giải thoát của người xuất gia. Chính cái chánhnhân ấy thúc đẩy, khích lệ chúng ta học giỏi để phục vụ đạo pháp.

2. Phải chăm chỉ chuyên cần

Có tâm cầu học rồi nhưng nếu khôngchăm chỉ, chuyên cần thì chúng ta cũng không giỏi được. Đi học không chuyêncần, đến lớp không chăm chú nghe giảng bài, không ghi chép, về nhà không xem kỹlại bài học, không làm bài tập thì không sao giỏi được. Chăm chỉ, chuyên cầnthật sự rất cần thiết đối với chúng ta.

3. Phải có tâm tu, phải có đức tu

Nghĩa là phải biết chịu thương chịukhó, chịu khổ chịu cực, mới học được. Chúng ta nói "Tu Học" chứ khôngnói "Học Tu", nên Tu là chính, Học là để biết đường Tu. Chúng ta nóiTu Học cũng như đạo Nho nói "tiên học lễ, hậu học văn". Lễ là quantrọng, Văn là thứ yếu. Cũng vậy, các anh em bây giờ cần Tu mới tới đây Học,không Tu anh em tới đây để làm gì? Tu và Học gắn liền với nhau. Như vậy, nêntrong thời gian học ở đây, anh em phải tu mới học được; nghĩa là phải chịuthương chịu khó, chịu khổ chịu cực để mà học.

Hoàn cảnh ăn, ở, học của anh em bâygiờ đầy đủ tiện nghi hơn chúng tôi ngày trước kia rất nhiều lắm. Bây giờ tôi kểra đây anh em nghe những chuyện tưởng như huyền thoại. Nhưng đó là sự thật, nóchỉ mới xảy ra cách đây mấy chục năm thôi.

Trước kia chúng tôi đã học trong mộtngôi trường, nhỏ hơn ngôi trường này và cũng được xây dựng trên mảnh đất này.Trường có ba căn, mỗi căn bằng nửa phòng này. Hai căn dùng làm phòng ngủ, mộtcăn dùng làm phòng học. Phòng hẹp, giường nằm kê sít nhau không có chỗ chenchân vào nên mỗi lần lên giường ngủ cũng rất vất vả. Có khi thiếu giường, chúngtôi phải ghép hai ba cái bàn học lại để ngủ. Chỗ ngủ đã vậy, đồ ăn, đồ mặc, đồnằm chúng tôi cũng rất thiếu thốn. Mùa nắng cũng như mùa mưa, mỗi người mộtchiếc chiếu trắng không có hoa. Đồ đắp thì dùng bao đựng gạo thay mền, đồ mặcthì mỗi người chỉ có một vài bộ quần áo thô nhuộm nâu, mùa lạnh không bao giờcó áo ấm. "Tiền tam tam, hậu cũng tam tam" mà thôi.

Tối đến chúng tôi làm gì có đèn điệnmà đọc, thậm chí không có cả đèn dầu hỏa, chúng tôi chỉ thắp đèn dầu"chuông", đèn dầu "cây", hoặc thắp nhựa thông để học bài,làm bài. Cứ mỗi người một ngọn đèn, hoặc hai người chung nhau một ngọn đèn.Dưới ánh sáng của ngọn đèn "tù mù" chỉ soi sáng một khoảng không giannhỏ hẹp bằng một trang sách, chúng tôi chăm chú mà học. Ngoài phạm vi ấy, chúngtôi không thể thấy gì được nữa.

Có lẽ nhờ vậy nên chúng tôi định tâmmà học để có được như ngày nay. Bởi vì, khi chúng ta đã chú ý vào cuốn sách thìtâm ta không tán loạn, tư tưởng mới đọng lại và sáng lên, chúng ta mới giỏiđược. Bây giờ chúng ta sung túc quá: trong phòng có đèn trần, đèn để bàn rồiđèn ngủ; ngoài cửa còn để đèn "chong", sợ đi ra vấp ngã.

Ngày xưa, không có những tiện nghiấy nên người ta sống hòa hợp; người ta sống với trời, đất, trăng, sao, gần gũivới thiên nhiên hơn. Điều đó cũng hợp với tâm tu lắm đó (Thước-ca-la tâm vôđộng chuyển). Nhờ có hòa hợp với thiên nhiên mà lòng mình bớt được mọi sự phiềnnão triền phược. Ngược lại, cuộc sống hôm nay tiện nghi đầy đủ làm cho conngười cách biệt với thiên nhiên. Đêm người ta không thấy trăng, vì điện sángquá người ta đâu thấy trăng. Có lẽ vì vậy mà ngày nay trăng không còn là nguồncảm hứng của thi nhân. Lý Bạch ngày xưa mơ trăng, uống rượu say, nhảy xuốngsông ôm trăng mà chết. Người xưa đã hòa nhập với thiên nhiên. Cũng vì cách biệtvới thiên nhiên, thành ra tâm người bị phân tán. Tâm đã bị phân tán như vậy,chúng ta làm sao học giỏi được. Người có tâm phân tán như vậy thì chỉ giỏi lýluận mà thôi, còn nói về đạo lý thì không đúng.

Đó là nói về chuyện học và ngủ, cònvề vấn đề ăn uống thì chúng tôi rất kham khổ. Tiêu chuẩn là bốn người một bát"chân tượng" cơm, một tô canh "toàn quốc", một đĩa rau luộchoặc đĩa dưa môn hay là đĩa cải dầm. Ngoài ra, không có món ăn phụ như bánhchuối gì nữa. Hoạ hoằn một năm vài lần được người ta cúng vài "tráichuối". Vì lúc ấy trình độ hiểu biết về Phật pháp của tín đồ còn thấp kém,người phát tâm không nhiều. Hơn nữa, thời đại lúc bấy giờ dân tình cũng cònnghèo đói lắm, muốn cúng các thầy vài buồng chuối cũng phải góp nhau năm bảyngười, một người không đủ sức cúng. Tuy chúng tôi kham khổ như thế, nhưng đócũng là một sự đóng góp rất lớn của những người có nhiệt tâm đối với tương laicủa đạo pháp mới được như thế.

Ấy vậy mà lúc bấy giờ chúng tôi họcnghiêm túc lắm, sợ thầy lắm, sợ thầy chứ không oán thầy. Bây giờ nghĩ lại càngthương thầy và biết ơn thầy. Đi học là phải có ý sợ thầy, kính thầy mới họcđược. Chứ nếu không sợ thầy, kính thầy, ngang bướng quá trớn thì không sao họcđược.

Thời ấy chúng tôi học với một vịgiáo sư, trước là một nhà giáo, sau đi tu, tức Hòa thượng Trí Độ. Hễ có ai làmthầy tức giận là thầy phạt luôn cả lớp chứ không phải chỉ đánh một người. Gọitên người có lỗi chưa kịp lên là thầy đánh luôn tại chỗ. Nhiều khi cả lớp sợchạy luôn. Tôi kể lại như vậy là để các vị thấy tinh thần học tập của chúng tôilúc bấy giờ là chỉ sợ thầy chứ không oán thầy. Chúng tôi sống rất vô tư. Họcvất vả như thế mà chúng tôi không thấy khổ. Cho đến bây giờ chúng tôi cũngkhông hề tiếc rằng: Tại sao chúng ta sinh ra thời ấy làm gì cho khổ? Chúng tôichỉ nghĩ rằng, trên đường đạo, bước sớm được bước nào hay bước đó. Giờ đây tôinhắc lại như vậy để anh em biết mà chuẩn bị tinh thần, tư cách để mà học.

Đó là tinh thần học, còn giải tríthì không biết chơi gì, chỉ có đánh nhảy, đá kiện, đá bóng. Đá bóng thì khôngcó sân cỏ, chỉ có một cái sân, toàn là sạn. Quả bóng thì nhỏ xíu, vô ý bị tướcchân. Chỉ bấy nhiêu trò chơi và chúng tôi chỉ chơi trong sân ấy, không được điđâu xa. Không chơi những trò chơi nguy hiểm. Tuy thế, cũng có một số anh em vìthiếu tinh thần chịu khó, thiếu kiên nhẫn, nên đã bỏ cuộc. Ví dụ như ông ĐỗXuân Tiến, ông học rất giỏi và rất thông minh. Có những bài thầy ra, chúng tôicăm cụi làm hai ba ngày chưa xong, khi làm bài xong, đọc nghe trúc trắc thế nàoấy. Trái lại, ông ta cứ chơi cho đã rồi vào viết một lúc là xong. Bài của ônglại rất hay rất lưu loát. Học giỏi như thế, cuối năm ông thi không đậu, vì sao?Vì ông ham chơi quá. Ai rủ đi chơi đâu ông cũng đi, bỏ bê việc học. Nhiều khi ỷthị tài học và sự thông minh của mình nên không chăm chỉ chuyên cần, bỏ qua nềnếp nhà trường nên mất căn bản về học tập, về đạo đức.

4. Muốn học giỏi là phải tu

Muốn học giỏi phải lo tu. Không tukhông học được. Cũng có một số rất ít người đã bỏ học vì những lý do rất nhỏnhặt, chỉ vì thiếu kiên trì, không kiềm chế được bản năng. Lúc bấy giờ không cónhững thức ăn phụ nên thích ăn vặt, ấy gọi là ăn hàng. Nhưng thật ra chỉ có vàithứ kẹo đặc sản như kẹo Cau, kẹo Gừng, kẹo Đậu phộng mà thôi. Những anh em ấykhông chịu khổ được, không kiềm chế được cái thèm của mình nên phải ăn. Ăn mắcnợ người ta lâu ngày không trả nên người ta đến lớp đòi, các anh ấy xấu hổ bỏhọc. Đã bỏ học rồi họ bỏ tu luôn. Chúng tôi nhờ kiên trì chịu khổ, chịu cực mớicó ngày hôm nay.

Sau này vì thời cuộc, trường bị phântán: Chiến tranh bùng nổ, xứ Huế quá nghèo, Hội không đủ sức đài thọ mới đưamột số học Tăng vào Nam, chỉ để lại trường một số ít thôi. Từ đó, chiến tranhliên miên, người thì chết, người thì đi kháng chiến, kẻ thì hoàn tục. Lớp củachúng tôi chỉ còn lại mấy vị như Hòa thượng Trí Tịnh, tôi, Hòa thượng ThiệnMinh, Hòa thượng Trí Quang, Hòa thượng Huyền Quang cũng có. Và cũng chính trongthời gian Phật giáo cận đại cũng chỉ số anh em này ra gánh vác việc Đạo. Đóchính là nhờ trong giai đoạn học tập đã có tâm thành thật vô tư, chịu khó, chămchỉ mà học nên sau này mới có khả năng để ra gánh vác việc Đạo như vậy. Thêmvào nữa là anh em chúng tôi hồi ấy đối với nhau rất chân tình, không có pheđảng gì cả.

Mấy hôm nay, tôi lên thăm Hồng Đức,thấy anh em nằm giường chật chội, tôi rất xót xa! Vì trong số anh em đây chắccó nhiều người ở nhà cũng thoải mái lắm, ở một mình một phòng rộng, có quạttrần, quạt để bàn; có đền trên trần, có đèn đọc sách, có đèn ngủ... Có ngườicòn có radio, tivi, cassette, nữa. Nghĩ như vậy nên mấy hôm nay tôi cứ thấyngậm ngùi... Bây giờ anh em ở một phòng sáu người thì tuy có hơn chúng tôi thờibấy giờ đôi chút, nhưng so với tiện nghi mà anh em có ở nhà thì ở đây còn chậtchội quá! Không biết anh em có suy nghĩ gì không. Nếu thật tình mà nói như lờiPhật dạy "Nhất thiết duy tâm tạo"thì chúng ta có thể vì sựhọc mà quên đi những thiếu thốn vật chất. Vì khi chúng ta để để hết tâm trí vàoviệc học rồi, thì đâu còn nghĩ đến những tiện nghi vật chất nữa. Lúc ấy đáng lẽkhổ mười phần, chúng ta chỉ thấy khổ một phần hoặc không còn thấy khổ nữa.

Lại như ngày xưa các cụ Nguyễn Trãi,Lê Quý Đôn, Nguyễn Du... các cụ đâu có những tiện nghi vật chất như chúng tabây giờ, mà sao các cụ cũng trở thành đại thi hào, nhà bác học lỗi lạc và cònđể lại cho chúng ta những kiệt tác như thế? Xem đó, đủ biết những tiện nghi vậtchất chỉ là những trợ duyên bên ngoài, cái chính nhân của sự học là tâm cầuhọc, là sự cố gắng nỗ lực, tích cực phát huy khả năng, trí tuệ của mình. Có thểnói anh em bây giờ học chỉ chú trọng bề rộng mà ít chú trọng bề sâu. Phật phápcó nhiều môn, môn nào hợp với khả năng của mình thì nên chú trọng môn ấy hơn,chuyên tâm sưu tầm một cách thấy đáo mới được lợi ích. Cũng như ngoài đời ngườita thường nói: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", nghĩa là cómột nghề cho thật tinh tường, rồi khéo tay tức là thân được vinh hiển. Cũng vậychúng ta chỉ cần một môn tinh, sâu, sau này chúng ta mới có thể làm một vịgiảng sư vững vàng được.

5. Thái độ học tập

Người xưa nói người có tinh thần họclà người:

Bất sỉ hạ vấn:Là không hổ thẹn khi cúi mình học hỏi người kém nhỏ hơnmình. Vì sao? Vì có người kém hơn mình nhiều điều nhưng có thể có một điều nàođó người ấy giỏi hơn mình, mình nên cúi mình học hỏi họ.

Dũ học dũ ngu:Nghĩa là càng học càng thấy ngu. Không bao giờ chúng tađược phép tự phụ cho là mình biết đủ và có ý khinh mạn sư trưởng, phải luônluôn tự thấy mình thiếu thốn về kiến thức, về tri thức.

Tinh tiến đạo hạnh:Không những về kiến thức, tri thức mà về đạo hạnh cũng vậy.Đức Phật ngày xưa đã từng tắm rửa cho một vị Tỷ-kheo đau ốm và xâu kim cho mộtbà già loà mắt. Thấy vậy, có người đệ tử hỏi Ngài: "Đức Thế Tôn đã đầy đủ,viên mãn phước đức rồi, sao Ngài còn làm những việc phước nhỏ như thế nữa làmgì?" Ngài bảo: "Phước đức đối với ta không bao giờ đủ cả".Đó là một bài học cho chúng ta, Phật mà còn như vậy, huống hồ chúng ta là kẻthiếu học, thiếu đức, chưa có gì đáng để tự phụ. Như vậy, chúng ta phải luônluôn giữ tâm hồn trong trắng, vô tư, khiêm tốn, không kiêu căng ngạo mạn. Đó lànhững đức tính cần thiết để làm việc trong tương lai. Có những người rất giỏinhưng không ai dùng cả vì quá tự phụ, vì họ thiếu đức, thiếu tu. Ở đời mà thiếuđức, thiếu tu cũng không nên làm việc lớn, huống gì trong Đạo. Vì thế, tôi mongrằng trong Viện chúng ta, anh em giữ tư cách đàng hoàng về học cũng như vềhành. Học viện này tốt hay xấu, có tồn tại lâu dài hay không, còn tùy cả ở tưcách đạo đức của anh em. Chúng ta không nên chạy theo tiện nghi vật chất quáđáng, vì đã gọi là "bần Tăng tam thường bất túc" mà chúng ta xa xỉ,thừa thãi quá thì đó là điều đáng hổ thẹn.

Ý thức trách nhiệm:Mở được Học viện này là điều rất quý hóa, là niệm hoan hỷchung cho hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia. Cho nên, chúng ta phải cốgắng làm sao để Học viện xứng đáng là một Học viện Phật giáo khiến cho hàngPhật tử tại gia tin tưởng vào chúng ta, tin tưởng vào tương lai đạo pháp. Đócũng chính là một cách chúng ta hoằng dương rồi, chứ không phải đợi sau này rathuyết giảng cho họ mới là hoằng đạo. Nếu Học viện không xứng đáng là một Họcviện Phật giáo, làm cho hàng Phật tử tại gia mất tin tưởng ở chúng ta, ở tươnglai đạo pháp, thì vô hình chung chúng ta làm cho họ thoái thất tín tâm.

Học viện đòi hỏi sự đóng góp tíchcực của anh em để xây dựng Học viện vững chắc, xứng đáng là một Học viện Phậtgiáo bằng chính thái độ học tập nghiêm túc, ý thức giữ gìn oai nghi tế hạnh củaanh em. Tôi nói như thế là để anh em thấy cái trách nhiệm chung đối với Họcviện. Ngay bản thân tôi bây giờ đã gần 80 tuổi rồi, tôi không còn ham muốn gìnữa mà đành phải ra gánh vác việc chung, vì tôi nghĩ rằng mình được ngày hômnay là nhờ ai, nhờ Tam Bảo, nên tôi phải làm việc hết mình. Trang Tử ngày xưacó nói: "Người ta ở đời có tam bất hủ là lập ngôn, lập công và lậpđức". Chúng ta bây giờ cũng vậy, cái tâm cầu học, cái chí nguyện hoằngpháp lợi sinh làm sự nghiệp của chúng ta mà thời gian không gian không thể chiphối được. Mong rằng chúng ta luôn luôn giữ vững lập trường trong giảng dạycũng như trong học tập tấn tu Đạo nghiệp.

Tôi nói chuyện với anh em bấy nhiêu.Mong rằng anh em cố gắng, chúng ta cùng nhau xây dựng Học viện một cách tốtđẹp, làm cơ bản cho các lớp hậu học, hầu mong sau này có được những bậc Tăng Nicó thực học, thực đức để ra phục vụ Đạo pháp, báo Phật ân đức.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2022(Xem: 10024)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11587)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10381)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
07/12/2021(Xem: 6606)
Triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử luôn có sự hỗ tương cho nhau. * Sự kỳ lạ của Cơ học Lượng tử đến mức thách thức các nhà khoa học và triết học tìm hiểu một số nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của thực tế. * Một nỗ lực để tìm cách diễn giải Copenhagen, và một số người tin rằng cách lý giải này dựa vào Thế giới quan Phật giáo. * Mặc dù tôi là một Phật tử nhưng tôi phản bác quan điểm vật lý học chứng minh Thế giới quan Phật giáo.
17/11/2021(Xem: 26013)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 21863)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13801)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 15413)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15454)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 18097)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]