Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Ngôi chùa Việt Nam

11/01/201115:31(Xem: 5733)
12. Ngôi chùa Việt Nam

THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

NGÔI CHÙA VIỆT NAM

Ngày xưa, một nhà Nho tên là LêQuát, học trò của Chu Văn An, đã từng thắc mắc về đạo Phật rằng: "Đạo Phậtchỉ đem đều hoạ phúc làm lay động lòng người, sao mà sâu xa bền chắc đến nhưvậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngõ hẻm, không hiểu màtheo, không thấy mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đithì làm lại, hư đi thì sửa lại". Nếu hiểu đúng thì không phải chỉ có haichữ hoạ phúc làm động lòng người được. Kinh nói hoạ phúc là cốt nói hành độngthiện ác, bởi vì hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra hoạ. Nói hànhđộng thiện ác là cốt nói mê ngộ, nghĩa là, nếu giác ngộ thì thiện mà mê lầm thìác. Nhưng nói mê ngộ cũng cốt nói về tâm, bởi vì mê là do tâm mà ngộ cũng dotâm. Do vậy mà đức Phật chú trọng giác ngộ tâm. Khi tâm đượcgiác ngộ thì hànhđộng mới sáng suốt, mà hành động sáng suốt thì cuộc đời sẽ được an vui. Vì vậy,lời dạy đó càng ngày càng thấm thía vào lòng người, lay động lòng người hướngvề với Phật. Khi đã hướng về với Phật thì dựng chùa để thờ Phật, để mỗi ngàythấy Phật trên bàn thờ, nhờ đó mà khắc hoạ đậm nét hình ảnh Phật trong tâm. Chonên, khi nào chúng ta thấy được Phật trong tâm thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ thấyPhật trên bàn thờ một cách đúng đắn. Nếu không như thế thì như trong kinhKim-cang đức Phật đã nói: "Nếu lấy sắc thấy Ta, lấy âm thanh cầu Ta,người đó hành tà đạo, không thể thấy Như lai". Cho nên khi nào thấytâm thì mới thấy Phật được một cách đầy đủ viên mãn. Vì vậy mới dựng chùa thờPhật.

Theo dòng lịch sử lâu đời của ViệtNam thì Phật giáo được truyền vào đất nước chúng ta biết một cách rõ ràng nhấtlà vào thời Sĩ Nhiếp. Thời đó đã có một số ngôi chùa ở tại Luy Lâu, sau đó cóThiền sư Đồ Lê đến đây tu tập, rồi từ đó, các chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôivà Pháp Điện được xây dựng. Cũng đuợc biết chùa Khai Quốc do triều Lý Nam Đếxây dựng mà bây giờ đuợc gọi là chùa Trấn Quốc, hiện ở tại Hồ Tây - Hà Nội. Vềsau, các chùa trong các đời Lý, đời Trần tiếp tục mọc lên rất nhiều cũng là đểđáp ứng lại lòng tin tưởng của người con Phật. Ngôi chùa đã lan tràn khắp nơikhắp xứ, sống một cách khiêm tốn, không ngạo nghễ khoe khoang, cùng với mọinguời dân đồng lao cộng khổ và ngôi chùa đã trở thành hình tượng thân thương,nó đã đi vào lòng người và nó cũng đã đi vào Ca dao, Tục ngữ Việt nam

- Con chùa vua nước.
- Đất vua chùa làng.
- Ăn mày cửa Phật.
- Chùa rách Phật vàng.
- Sống ở nhà, già ở chùa.
- Trẻ vui nhà, già vui chùa.
- Trốn chúa ở chùa.
- Lên chùa thấy Phật muốn tu.
- Ba cô đội gạo lên chùa.
- Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa.
- Gần chùa gọi Bụt bằng anh.
- Xa chùa trống vắng, gần chùa thính tai.

Hoặc:

- Chùa làng dựng ở xóm côi,
Sớm khuya hai buổi nghe hồi chuông ngân.
- Con ai đem bỏ chùa này,
Nam mô Di Phật, con thầy thầy nuôi.
- Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,
Nát chùa Thiên Mụ, mới phai lời nguyền.
- Biển đông sóng dợn cát đùa,
Sánh đôi không đặng lên chùa anh tu.
- Bình Lục có núi con Rùa,
Trông sang Đạm Thủy có chùa Ngọc Thanh.
- Bên chợ Đông Ba, tiếng gà eo éc,
Bên chùa Thọ Lục, tiếng trống sang canh.
Giữa sông Hương gợn sóng khuynh thành,
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngửa nghiêng.
- Ba phen tàu hổi cả ba,
Phen này hổi nữa lên chùa đi tu.
- Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền.
- Đầu làng có một cây đa,
Cuối làng cây thị, đàng xa ngôi chùa.
Dù ai đi sớm về trưa,
Xin anh nghỉ bóng cây dừa nhà em.
- Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ,
Xem chùa Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn.
Đài nghiên tháp bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này.

Chùa là cái gì gần nhất với tâm thứcngười dân cho nên biểu tượng đó sẽ khiến cho người ta tin vào để nói những cáigì ngưòi ta muốn nói. Nhưng đó là nói về người ở chùa mà không phải là nói vềchùa.

- Rủ nhau xuống bể mò cua.
Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh.

Xuống bể mò cua, lên non bẻ củi lànói dân ta gắn liền với non, với nước và đồng thời cũng gắn liền với chùa. Gắnliền với non với nước là để nuôi sống thân. Gắn liền với chùa là để nuôi sốngtinh thần: Đến chùa nghe kinh

Vậy thì kinh dạy gì? Kinh dạy cáchlàm người làm người tại thế, làm người siêu thế.

Trong thơ văn Việt Nam hiện đại, cómột nhà thơ cũng có bài thơ diễn tả cảnh chùa rất thấu tình đạt ý, thâm thuý vôcùng:

"Quê tôi có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm.
Chuông hôm gió sớm trăng rằm,
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi.
Mai nay tôi bỏ quê tôi,
Bỏ trăng bỏ gió, chao ôi bỏ chùa".

Nhà thơ trên đây đã nói lên cái tâmtình của ngươi dân Việt Nam chúng ta đối với chùa. Chùa là cái hồn của dân tộc,vừa thân thương gần gũi, vừa tình cảm sâu lắng, dàn trải sâu rộng trong lòngngười như máu với thịt, như hơi thở và bữa ăn hằng ngày. Vì thế, khi Phật giáotruyền vào nước ta thì liền được mọi ngườì dân chấp nhận và chùa càng trở nênyêu dấu hơn:

"Làng tôi nhỏ bé xinh xinh,
Chung quanh có lũy tre xanh rườm rà,
Trong làng san sát nóc nhà,
Đình làng lợp ngói có vài cây cau.
Chùa làng rêu phủ mái nâu,
Dân làng thờ cúng để cầu bình an".
(Ca dao Việt Nam).

Chùa còn là nơi dạy thuật làm người,thuật luyện tâm: Nhất thiết duy tâm tạo.

Ngày xưa, có nhà hiền triết tên làSocratae thời cổ Hy Lạp. Một hôm đi trên đường ở thành A-ten thấy một chàngthanh niên đi ngược chiều trở lại, chàng ta đang hân hoan tự mãn với cái mũ,với bộ áo quần với đôi giày mới bảnh bao của mình, nhà hiền triết lấy gậy chặnlại. Khi bị chặn lại, chàng thanh niên trong lòng đầy tự mãn hỏi rằng:

- Ông muốn mua cái mũ này sao?

- Không, tôi không muốn mua mũ.

- Hay là ông muốn mua bộ áo quầnnày?

- Không, tôi cũng không muốn mua bộáo quần.

- Hay ông ưa mua đôi giày này?

- Không, tôi cũng chẳng muốn đôigiày.

- Vậy thì ông muốn gì mà chặn tôilại?

- Tôi muốn anh chỉ cho tôi chỗ nàodạy cách học làm người?

Nếu như mất tư cách làm người, thìcái mũ đó không thể gọi cái mũ đội trên đầu người! Cái áo đó cũng không phải làcái áo mặc vào người và đôi giày cũng chẳng phải giày để đi vào người. Cho nên,phải học cách làm người cho ra người mới là cách cơ bản cho tất cả mọi thứ. Khitư cách và thái độ làm người còn, thì mọi sự tốt đẹp còn, khi tư cách làm ngườikhông còn, thì mọi sự tốt đẹp chỉ là sự tốt đẹp bên ngoài.

Do đó, chuyện làm chùa chúng ta phảiý thức rõ ràng là làm thế nào để sự đi chùa và ngôi chùa đó luôn luôn ấp ủ lòngtừ bi, yêu thương, và ngôi chùa là nơi phát huy được trí tuệ sáng suốt, giúpích cho đời sống của chúng sinh, của mọi người mỗi ngày mỗi thăng hoa, mỗi ngàymỗi xa dần chỗ tối tăm đau khổ mà bước lên cảnh an lạc giải thoát. Làm chùa nhưthế tất nhiên ai cũng đồng tình, và tôi tin chắc rằng ngôi chùa như thế sẽ lànơi luôn có những hàng Phật tử, những bậc cao quý, thành phần trí thức đến chùađể học hỏi tiến tu. Cũng như trước đây trong thời Bắc thuộc, các ngôi chùa củachúng ta chính là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, đến triều đại nhà Lý mớimở khoa thi Tam trường. Vậy thì trong các thời kỳ ấy, các nhà trí thức của đấtnước chúng ta học ở đâu? Phần nhiều đều dựa vào chùa. Thành thử ngôi chùa nó đãđóng góp công lao với đất nước rất lâu xa trong lịch sử, một sự đóng góp thật sự,không có một hậu ý gì khác, nghĩa là muốn hòa mình, cùng vinh cùng nhục với đấtnước, với toàn dân để xây dựng một đất nước an lành hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2011(Xem: 4940)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
12/03/2011(Xem: 7956)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
05/03/2011(Xem: 4318)
Áo nghĩa thư[1] thường được ghép vào trong phần phụ lục của Sâm lâm thư (Āraṇyaka), có khi lại được ghép vào trong phần phụ lục của Phạm thư (Brāhmaṇa), nhưng tính chất đặc biệt của nó như một chuyên luận riêng là điều luôn luôn được chú ý. Thế nên chúng ta nhận thấy trong một vài trường hợp, những chủ đề trông đợi được trình bày trong Phạm thư (Brāhmaṇa) lại thấy được giới thiệu trong Sâm lâm thư (Āranyaka), đôi khi bị nhầm lẫn thành một số lượng đồ sộ của các Áo nghĩa thư.
01/03/2011(Xem: 4479)
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, nền tư tưởng triết học của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của các học phái phi Veda với nhiều học thuyết khác nhau, góp phần rất lớn làm suy giảm tầm ảnh hưởng của hệ thống Veda già cỗi. Và kể từ đây, lịch sử tư tưởng Ấn lại sang trang mới để rồi ghi nhận về sự tồn tại song hành của hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau: hệ thống Bà-la-môn và hệ thống Sa-môn. Hệ thống Bà-la-môn lấy giáo nghĩa của Veda làm cơ sở và đang bước vào thời kỳ suy thoái.
22/02/2011(Xem: 5040)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4708)
“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng đế…Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra con người”. (Vivekananda)
19/02/2011(Xem: 3568)
Từ cổ chí kim, trong thâm tâm của mỗi người luôn cố gắng tìm kiếm và vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người, sự tương đồng giữa nội tâm và ngoại tại, tìm con đường giải thoát tâm linh… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn cuộc đời. Vì vậy, biết bao nhiêu nhà tư tưởng, tôn giáo, triết học ra đời với mục đích tìm cách thỏa mãn những nhu cầu tri thức và chỉ đường dẫn lối cho con người đạt tới hạnh phúc. Nhưng mỗi giáo phái lại có những quan điểm, tư tưởng khác nhau. Ở đây, với giới hạn của đề tài, ta chỉ tìm hiểu bản chất triết học của Bà-la-môn giáo dưới cái nhìn của đạo Phật như thế nào.
19/02/2011(Xem: 3600)
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.
17/02/2011(Xem: 3583)
Nói rằng triết học Âu Tây giỏi và bảnh rồi, cho nên kiêu căng biệt cư, không cần chiếu “camé” vào để “thâu” một ít vốn ở các hệ thống triết học Á Đông nữa thì thật là không đúng. Nói rằng triết học Á Đông có một số mặc cảm rồi cam phận đơn cư thì lại càng tuyệt đối không đúng lắm nữa.
14/01/2011(Xem: 16885)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]