Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VIII. Phẩm Phân biệt định

11/11/201018:06(Xem: 12363)
VIII. Phẩm Phân biệt định

VIII.PHẨM PHÂN BIỆT ÐỊNH

Ðã giảngvề phẩm Trí là thân nhân của sự giác ngộ, đây phẩm Phânbiệt định nói về sơ duyên của sự giác ngộ. Phẩm nàycó 39 bài tụng, 38 bài đầu nói công đức của các định,một bài 39 nói vềì chánh pháp trụ thế. Chánh pháp củaPhật có giáo và chứng. Giáo pháp thì do có người thụ trìvà giảng nói đúng đắn mà được trụ thế. Còn chứng phápthì do có người nương giáo như thật tu hành mà được trụthế.

Trongcác công đức thiền định, phần đầu nói về các địnhlàm chỗ nương, phần sau nói về các công đức nương tựaThiền định như khoa biểu dưới đây:

Khoamục phẩm ĐịnhCôngđức các ĐịnhCácĐịnh làm chỗ nương4tịnh lự
4vô sắc
8đẳng chí
Cácđẳng chí
Côngđức nương tựa4vô lượng
8giải thoát
8thắng xứ
10biến xứ
Ðắcnương nơi thân
Duyênkhởi định
Chánhpháp trụ thế

ÐOẠNI. CÁC ÐỊNH LÀM CHỖ NƯƠNG

Cóbốn tiết:

*TIẾT I: BỐN TỊNH LỰ

Ðịnhcó hai là sanh sắc định và tu sắc định. Sanh sắc địnhlà định do đã tu tập từ trước, khi sanh tự nhiên đượcđịnh. Tu đắc định là do tu tập dần dần mà chứng đắc.Sanh sắc định có tám là bốn tịnh lự và bốn vô sắc.Tịnh lự nói đủ là tịch tịnh thẩm lự. Do định tịchtịnh mà phát sinh tuệ có khả năng suy xét. Danh từ tịnhlự không phải hạn chỉ định sắc giới, định vô sắcgiới cũng là tịnh lự, song chỉ và quán cân bằng có khảnăng suy xét mạnh thì chỉ có định sắc giới, nên gọi địnhsắc giới là bốn tịnh lự Tịnh lự này gồm có năm chilà tầm, tứ, hỷ, lạc (khinh an), nhất tâm. Căn cứ năm chinày để phân chia bốn tịnh lự. Ðủ cả năm chi là Sơ thiền.Lìa tầm tứ chỉ có hỷ lạc nhất tâm là Nhị thiền. Lìatầm tứ hỷ chỉ có lạc nhất tâm là Tam thiền. Lìa tầmtứ hỷ lạc chỉ có nhất tâm là Tứ thiền.

*TIẾT II: BỐN ÐỊNH VÔ SẮC

Bốnđịnh vô sắc cốt khiến tâm chuyên chú nơi cảnh tánh làmchính yếu. Do sự xa lìa ô nhiễm ở dưới mà dần bướclên trên có bốn bậc: Trong khi tu gia hạnh muốn xa lìa sắcvà tâm chuyên nghĩ tới không vô biên, khi gia hạnh thành tựuthì bước vào không vô biên, cho đến khi tu gia hạnh muốnxa lìa Vô sở hữu mà nghĩ tới Phi tưởng phi phi tưởng, khigia hạnh thành tựu thì bước vào phi tưởng phi tưởng. Ởđây vì không có tưởng rõ ràng, thù thắng nên gọi là phitưởng, nhưng còn có tưởng lờ mờ yếu ớt nên gọi làphi phi tưởng, ở tại Hữu đỉnh địa.

*TIẾT III: TÁM ÐẲNG CHÍ

Bốntịnh lự và bốn định vô sắc cũng còn gọi là tám đẳngchí. Vì định có bảy tên: Ðẳng dẫn (Tam-ma-hê-đa: Sammahedha);Ðẳng trì (Tam-ma-địa, Sammad-hi); Ðẳng chí (Tam-ma-bát-đề,Sammabadhi); Tịnh lự (Ðà-diễn-na: Dhyana); Tâm nhất cảng tánh(Chất-đa-y-ca A-kiết-la-đa, Citta-ekayrata); Chỉ (Xa-ma-tha: Samatha);Hiện pháp lạc trú. Trong đây đẳng dẫn đẳng chí tịnhlự thông cả hữu tâm định và vô tâm định. Bốn thứ cònlại chỉ có ở hữu tâm định. Lại đẳng trì và nhất tâmcảnh tánh thì thông cả định địa và tán địa, còn nămthứ kia chỉ có ở định địa. Ðẳng chí dùng trong tiếtnày là một trong bảy tâm định. Nó có ba thứ: Vị đẳngchí, là khi tâm tương ưng với tham, sân, đắm say nơi cảnhmà có định tâm. Tịnh đẳng chí là khi tâm tương ưng vớivô tham khởi lên tánh định là thiện hữu lậu. Vô lậu đẳngchí là tâm đã thoát khỏi mọi phiền não ố cấu phát sinhđịnh thiện rất cao và khi được định này tâm không cònbị lay động tán loạn, có khả năng phát sinh trí lực chơnchánh.

*TIẾT IV: BỐN THỨ TỊNH ÐỊNH

Chiatịnh đẳng chí ở trên ra làm bốn phần: Thuận thối phầnđịnh, là thuận với phiền não dễ bị thối thất; thuậntrú phần định là thuận với tự địa mà an trú, không thốikhông tiến; thuận thắng tấn định là thuận theo đị trênmà tiến lên; thuận quyết trạch phần định là thuận vớivô lậu tiến đến kiến đạo, cho nên thuận quyết trạchphần định này là cái duyên rất tốt giúp cho vô lậu đẳngchí nói trên, phát khởi chơn trí vô lậu dứt hết phiềnnão.

Khisắp sửa vào tám căn bản định (bốn thiền, bốn không)lại có tám cận phần định, thành ra tám căn bản địnhvà tám cận phần định. Và cận phần định của Sơ thiềncòn được gọi là vị chí định.

ÐoạnII. CÁC CÔNG ÐỨC NƯƠNG TỰA ÐỊNH

*TIẾT I: BỐN TÂM VÔ LƯỢNG

Từvô lượng, tâm cho vui đến chúng sanh, lấy vô sân làm thể,đối trị tâm sân hận. Bi vô lượng, tâm cứu khổ cho chúngsanh, lấy vô sân, bất hại làm thể đối trị tâm làm hại.Hỷ vô lượng, tâm hoan hỷ khi thấy chúng sanh lìa khổ đượcvui, lấy hỷ thọ làm thể đối trị tâm buồn phiền, ganhtị. Xả vô lượng, tâm bình đẳng không phân biệt oán thuậnđối với chúng sanh, lấy vô tham vô sân làm thể đối trịtâm tham sân cõi Dục.

Bốntâm này sở dĩ gọi vô lượng vì ba lẽ: Vì đối vô lượngchúng sanh, vì dẫn sanh ra vô lượng phước, vì đến quảbáo tốt đẹp vô lượng.

Thửbàn đến Từ vô lượng, người muốn tu từ tâm, trước hếtsuy nghĩ về cái vui mình có, hoặc nghe nói cái vui tuyệt diệucủa chư Phật, Bồ-tát, liền nghĩ rằng mong sao tất cả chúngsanh đều có được sự vui này. Nếu chưa đủ sức vận tâmbình đẳng như vậy thì có thể chia chúng sanh ra làm ba hạnglà người thân, người không thân không oán, người oán. Ðốivới người thân lại chia làm ba bậc, thân nhất như cha mẹ,thân vừa như bạn bè giao hảo vừa tiền tài vừa đạo nghĩa,người thân ít như bạn bè giao hảo tiền của. Hạng ngườikhông thân không oán chỉ một bậc. Hạng người oán cũngchia ba bậc, oán ít như kẻ cướp của bạn mình, oán vừanhư kẻ cướp của mình, oán nhiều như kẻ xâm phạm tánhmạng mình và thân hữu mình. Vận dụng tư tưởng thâu hẹpdần dần sự cách biệt giữa người thân và người oán,cho đến khi phát khởi tâm bình đẳng, mất đi tướng ngườirất thân và người rất oán, chỉ còn lại tướng chúng sanhkhông sai biệt, cần đem tâm cho vui đồng nhất phổ cập đếnmọi chúng sanh, từ một thôn đến một quận, một nước,cuối cùng khắp cả thế giới chúng sanh. Ðó là sự tu tậpvề Từ vô lượng tâm. Tu tập về ba vô lượng tâm Bi, Hỷ,Xả cũng giống như vậy. Song khi tu Xả vô lượng tâm thìđối trong bảy bậc chúng sanh, trước hết xả đối hữutình bậc hạ, rồi xả đối hữu tình bậc giữa, rồi đếnbậc thượng, cuối cùng là xả đối với người thân nhất.Vì đối với người oán dễ xả, còn đối

*TIẾT II: TÁM GIẢI THOÁT

1.Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát, nghĩa làcó lòng tham sắc tướng đối với nội thân. Muốn trừ lòngtham đó, quán sát sắc bất tịnh ở bên ngoài như thây chếtbầm xanh v.v... thì lòng tham sắc về tướng ở nội thân khôngkhởi lên được, đấy gọi là giải thoát.

2.Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát, nghĩa làkhông còn lòng tham về sắc tướng đối với nội thân, vìlòng tham ấy đã trừ, song muốn cho vững chắc, nên vẫn tiếptục quán sát bất tịnh bên ngoài, lòng tham kia không khởilên được nữa.

3.Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trú, nghĩa là bâygiờ dù nhìn tịnh sắc, lòng tham vẫn không khởi lên, đấylà tịnh giải thoát và chứng đắc tính cách tịnh giải thoátngay trong thân đầy đủ viên mãn, an trụ nơi định đó gọilà thân tác chứng cụ túc trú.

4.Không vô biên xứ giải thoát.

5.Thức vô biên xứ giải thoát.

6.Vô sở hữu xứ giải thoát.

7.Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.

Bốngiải thoát này đều xả bỏ lòng tham của các địa dướigọi là giải thoát.

8.Diệt thọ tưởng định giải thoát, thân tác chứng cụ túcnói tắc là Diệt tận định, định này chủ yếu chán bỏhai tâm thọ và tưởng, vĩnh viễn an trú vô tâm nên gọi làgiải thoát.

Trongtám giải thoát, ba thứ đầu lấy vô tham làm thể, và trongba thứ này, hai thứ đầu nương tựa vào sơ nhị tịnh lựlấy cảnh sắc đáng ghét ở cõi Dục làm đối tượng. Cáithứ ba nương tựa vào tịnh lự thứ tư, duyên lấy cảnhsắc đáng ưa ở cõi Dục làm đối tượng. Còn bốn vô sắcgiải thoát kia thì lấy bốn thiền định cõi Vô sắc làmthể, và tự duyên lấy Khổ, Tập, Diệt, Ðạo ở tự địavà địa trên, cùng duyên đạo loại trí của chín địa làmđối tượng.

Lạitrong tám giải thoát này, chỉ cái thứ ba, thứ tám còn kèmtheo chữ thân tác chứng là vì sao? Vì hai lẽ: Vì thù thắngnghĩa là cái giải thoát thứ ba chỉ quán về tịnh tướngvẫn không khởi tâm tham ái. Còn cái giải thoát thứ tám làvô tâm, còn bảy cái giải thoát kia là hữu tâm. Vì nó ởvào cuối cùng của cõi Sắc và cõi Vô sắc, nghĩa là cáigiải thoát thứ ba thì nương tựa tịnh lự thứ tư cõi Sắc,còn cái giải thoát thứ tám thì nương tựa Hữu đỉnh địacủa Vô sắc giới.

*TIẾT III: TÁM THẮNG XỨ VÀ MƯỜI BIẾN XỨ

Támthắng xứ là trong có sắc tưởng quán sắc ngoài ít, trongcó sắc tưởng quán sắc ngoài nhiều, trong không sắc tưởngquán sắc ngoài ít, trong không sắc tưởng quán sắc ngoàinhiều, trong không sắc tưởng quán sắc ngoài xanh, trong khôngsắc tưởng quán sắc ngoài vàng, trong không sắc tưởng quánsắc ngoài đỏ, trong không sắc tưởng quán s?c ngoài trắng.Trong đây hai cái 1, 2 giống cái giải thoát thứ nhất trênkia, hai cái 3, 4 giống cái giải thoát thứ hai trên kia, bốncái sau giống cái giải thoát thứ ba tên kia. Sao gọi thắngxứ? Là chế phục được cảnh sở duyên, tâm ở vào cảnhthù thắng vậy.

Mườibiến xứ là quán sát mười pháp sau đây biến khắp tấtcả mọi nơi. Từ quán đại địa biến khắp mọi nơi chođến quán thủy đại, hỏa đại, phong đại, sắc xanh, sắcvàng, sắc đỏ, sắc trắng, không vô tận, thức vô tận mỗimỗi đều biến khắp mọi nơi, nên gọi biến xứ.

*
**

PHẦNLƯU THÔNG

Phầnnày trình bày bằng bốn bài tụng:


Ca-Thấp-di-laNghị lý thành

Ngãđa y bỉ thích đối pháp,

Thiểuhữu biếm lượng vi ngã thất,

Phánpháp chánh lý tại Mâu-ni.

Ðạisư thế nhãn cửu dĩ bế,
Khamvị chứng giả đa tán diệt.

Bấtkiến chơn lý vô chế nhơn,

Dobỉ tầm tư loạn thánh giáo.

Tựgiác dĩ quy thắng tịch tịnh,
Trìbỉ giáo giả đa tùy diệt.

Thếvô y hộ tán chúng đức,

Vôcâu chế hoặc tùy ý chuyển.

Kýtri Như Lai chánh pháp thọ,
Tiệmthứ luân vong như chí hầu.

Thịchư phiền não lực tăng thời,

Ưngcầu giải thoát vật phóng dật. (XX)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/12/2010(Xem: 20849)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
28/11/2010(Xem: 6468)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 4631)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 4281)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 15668)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 8693)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 11294)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 4079)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 4132)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
11/11/2010(Xem: 20189)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]