Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Phẩm Phân biệt thế gian

11/11/201017:59(Xem: 12719)
III. Phẩm Phân biệt thế gian

III. PHẨMPHÂN BIỆT THẾ GIAN

Phẩmnày nói về kết quả của mê lầm (vô minh hữu lậu). Do nghiệplực riêng và chung (biệt nghiệp, cộng nghiệp) của chúngsanh cảm ứng mà tạo ra.

a.Hữu tình thế gian, tức chánh báo, chỉ cho thân phần củachúng sanh, nói theo nghĩa hẹp là nhân sanh.
b.Khí thế gian, tức y báo, là nơi nương tựa, sanh hoạt củahữu tình, đó chính là vũ trụ thế giới.

Ðểgiải thích rõ hai loại thế gian trên, trong phẩm này sẽ lầnlượt đề cập về các mục ba cõi, sáu nẽo luân hồi, bốnloại sanh, bốn hữu luân chuyển, thể chất và hạn lượngthế giới, bốn kiếp thành, trụ, hoại, không.

ÐoạnI. ÐẠI CƯƠNG BA CÕI

Vũtrụ thế giới tùy theo nghiệp lực, trình độ sai khác củachúng sanh mà chia ba tầng gọi là ba cõi. Trong đó mỗi cõilại tùy theo lòng tham dục nặng nhẹ mà chia ra cõi Dục vàsáu bậc trời thuộc cõi Dục; tùy theo sức thiền định cạnsâu mà chia ra nhiều bậc thiền thuộc cõi sắc và vô sắc,như đồ biểu sau đây:


BACÕIDỤC-Bốn ác thúÐịangục,
Ngạquỉ,
Súcsanh,
A-tu-la.
-Bốn châu nhân đạoNamThiệm bộ,
ÐôngThắng thần,
TâyNgưu hóa,
BắcCâu-lô.
-Lục dục thiênTứthiên vương,
ÐaoLục dục lợi,
Dạ-ma,Ðâu-suất thiên đà,
Hóalạc,
Thahóa tự tại.
SẮC-Sơ thiền, 3Phạmchúng
Phạmphụ
Ðạiphạm
-Nhị thiền, 3Thiểuquang
Vôlượng quang
QuangÂm
-Tam thiền, 3Thiểutịnh
Vôlượng tịnh
Biếntịnh
-Tứ thiền, 9VôVân,
Phướcsanh,
Quảngquả (Vô tưởng),
Vôthiền,
Vônhiệt,
Thiệnkiến,
Thiệnhiện,
Sắccứu cánh,
Ma-hê-thủ-la
VÔSẮC-Không vô biên xứ
-Thức vô biên xứ
-Vô sở hữu xứ
-Phi tưởng phi phi tưởng xứ

CHÍNĐỊA-Cõi dục, 1Ngũthú tạp cư địa
-Cõi sắc, 4Lysanh hỷ lạc
Ðịnhsanh hỷ lạc
Lyhỷ Diệu lạc
Xảniệm Thanh tịnh.
-Vô sắc, 4Khôngvô biên,
Thứcvô biên,
Vôsở hữu,
Phitưởng phi phi tưởng
ÐoạnII. HỮU TÌNH THẾ GIAN

*TIẾT I: BỐN HỮU LUÂN CHUYỂN

Thếgian, thế là đời, trải quá khứ, hiện tại, vị lai, lưuchuyển biến hoại. Gian là trong, những gì lọt vào trong vòngluân chuyển, biến hoại thì gọi là thế gian. Loài hữu tìnhlà căn thân chánh báo của chúng sanh và vũ trụ thế giớilà y báo, chỗ nương dựa của chúng sanh, tức là khí, khícụ, đều ở trong vòng lưu chuyển biến hoại, nên gọi làhữu tình và thế gian .

Ðâytrước nói về hữu tình thế gian, như đã biết hữu tìnhtrong ba cõi, bốn loài, sáu đường khác nhau nhưng đều ởtrong vòng luân hồi, sanh tử, sanh rồi chết, chết rồi sanhqua bốn giai đoạn hữu, là tử hữu, trung hữu, sanh hữu,bản hữu, rồi lại tử hữu, trung hữu v.v...

Xétđến bốn giai đoạn hữu nơi nhân loại như sau sẽ rõ:

Tửhữu:Là giai đoạn con người do phiền não nghiệp đờitrước chiêu cảm lấy quả báo thân đời nay, sống cho đếnsát na cuối cùng, xả bỏ báo thân.

Trunghữu: Là giai đoạn sau khi xả bỏ báo thân cho đến khiđủ duyên đầu thai, sự hiện hữu của hữu tình giữa khoảngthời gian đó, gọi là trung hữu. Song đối với vấn đềtrung hữu này, Ðại chúng bộ và Hóa địa bộ không thừanhận có. Vì họ dựa theo kinh chỉ nói đến " thuận tam thọnghiệp", chứ không nói đến trung hữu nghiệp và kinh cũngchỉ nói đến hữu tình Dự lưu chỉ phải trải bảy phensanh (bảy hữu) là chứng A-la-hán chứ không nói đến trunghữu. Trái lại Tát-bà-đa-bộ thì dẫn kinh và lý để chứngminh có thân trung hữu. Kinh nói: Có năm quả vị Bất hoàn(trong đó có Trung ban Bất hoàn) và kinh cũng nói: "Khi nhậpthai có ba sự hiện hữu là tinh cha, huyết mẹ và Càn-thạc-phước,Tát-bà-đa còn chủ trương thân trung ấm của loài ngườicỡ như con nít năm sáu tuổi, đủ cả sáu căn nhưng vì đólà tịnh sắc cực vi tế, mắt thịt không thấy được, chỉcó thiên nhãn cực tịnh và những hữu tình cùng ở giai đoạntrung hữu mới trông thấy được. Và thời gian tồn tại củathân trung hữu cũng có bốn nhà chủ trương khác nhau: Tỳ-bà-sưcho rằng nó chỉ có trong khoảnh khắc, chết liền đầu thai.Luận sư Thế Hữu cho rằng nó tồn tại lâu nhất bảy ngày.Luận sư Thiết-mat-đạt-đa cho rằng nó có thể tồn tạitrong bảy bảy bốn mươi chín ngày. Còn Luận sư Pháp Cứuthì cho rằng không nhất đ?nh vì tùy theo nhân duyên thọ sanhbất thường. Do nghiệp lực rất mạnh thúc đẩy trung hữuđáng thọ sanh vào loài người thì hội đủ duyên liền sanhvào loài người, trung hữu đáng thọ sanh vào loài súc thìhội đủ duyên liền sanh vào loài súc.

Sanhhữulà giai đoạn từ trung hữu chết, do vọng tưởngkhởi lên tâm ái dục hoặc sân nhuế đối với cha mẹ, liềnđầu thai, hay gọi là kiết sanh. Chính ngay ở giây phút kiếtsanh này gọi là sanh hữu.

Bảnhữu: Chỉ thời gian từ sanh hữu cho đến tử hữu, chấmdứt một đời. Về thân bản hữu này có chia hai giai đoạnlà giai đoạn ở trong thai và giai đoạn ra ngoài thai. Giai đoạntrong thai gồm năm trạng thái:

1.Kiết-lạc-lam (kalala) như chút váng sữa trong bảy ngày đầuthụ thai.
2.Át-bộ-đàm (Abbuda) như cục máu trong bảy ngày thứ hai.
3.Bế-thi (Pesi) thịt mềm trong bảy ngày thứ ba.
4.Kiện-nam (Ghana) thịt cứng trong bảy ngày thứ tư.
5.Bát-la-xa-khư (Paxakha) chi tiết bắt đầu tượng thành hìnhvóc, trong bảy ngày thứ sáu trở đi cho đến khi hạ sanh.

Giaiđoạn ra ngoài thai cũng có năm hình thức:

1.Anh hài, từ khi sanh đến 6 tuổi.
2.Ðồng tử: từ 7 đến 15 tuổi.
3.Thiếu niên: từ 16 đến 30 tuổi.
4.Thành niên: từ 31 đến 40 tuổi.
5.Lão niên: từ 41 đến chết.

Hỏi:Cứ liên tục với bốn giai đoạn hữu trải qua ba đời nhưvậy nên chúng sanh luân hồi. Vậy tất phải có một chủthể thống nhất thường hằng mới có thể chuyển từ hữunày đến hữu khác và có thể tu hành tích lũy công đứcđến thành Phật. Nếu không có một chủ thể thống nhấtthường hằng đó thì làm sao chuyển từ hữu này đến hữukhác và làm sao thành Phật được? Như vậy tu tập cũng vôích sao?.

Ðáp:Giải đáp câu hỏi này, Ðại chúng bộ gọi chủ thể luânhồi đó là căn bản thức, mạt phái Hóa địa bộ gọi Cùngsanh tử uẩn, Kinh lượng bộ gọi là Nhất vị uẩn, Tế ýthức, Căn biên uẩn, Thượng tọa bộ gọi là Hữu phần thức.Ðộc tử bộ gọi là Phi tức uẩn phi ly uẩn ngã, Duy thứctông thì gọi là A-lại-da-thức. Còn ngoại đạo thì cho cómột thật ngã biệt lập với thân tâm. Nhưng chủ trươngcủa Hữu bộ mà luận Câu-xá trình bày thì khác. Theo Hữubộ, chính thân tâm năm uẩn này do mê hoặc mà tạo nghiệp,do tạo nghiệp mà thọ quả, rồi do từ quả khởi lên mêhoặc, do mê hoặc mà tạo nghiệp, rồi do tạo nghiệp mà thọquả...liên tục như vậy thành luân hồi. Giống như ngườicầm ngọn đèn đi từ chỗ này đến chỗ khác, ngọn đèntuy cứ từng sát na diệt, nhưng vẫn có thể tiếp tục đếnchỗ khác. Và không phải thân tâm năm uẩn đời này chuyểnthẳng đến đời khác mà là thân tâm năm uẩn từng sát nabiến diệt, liên tục từ trạng thái này đến trạng tháikhác qua đời này và đời sau. Giống như do hạt nẩy mầm,do mầm nẩy cành lá. Hạt, mầm, cành, lá v.v....không phảimột nhưng không phải khác. Như tụng văn nói:" Không cóngã, chỉ có các uẩn, do phiền não nghiệp tác động từthân trung hữu tiếp nối vào thai giống như ngọn đèn".

*TIẾT II: 12 NHÂN DUYÊN

Nhưtrên do hoặc, nghiệp, khổ (cũng gọi hoặc, nghiệp, sự) màchúng sanh trải qua bốn giai đoạn hữu lưu chuyển từ quákhứ đến hiện tại, đến tương lai,vô chung vô thủy. Vàhoặc, nghiệp, sự lại là cách diễn đạt khác về 12 nhânduyên, như hoặc sanh hoặc tức ái duyên thủ; hoặc sanh nghiệptức vô minh duyên hành; thủ duyên hữu; nghiệp sanh sự tứchành duyên thức; hữu duyên sanh; sự sanh sự đó là thứcduyên danh sắc, sự sanh hoặc đó là thọ duyên ái; rồi lạihoặc sanh hoặc....như trước.

Mườihai duyên khởi nếu phân tích thì có bốn loại sai khác:

1.Sát-na duyên khởi là trong một sát na gồm đủ cả mườihai duyên khởi.
2.Liên phược duyên khởi là mười hai duyên khởi tiếp liềnnhau.
3.Phân vị duyên khởi là mười hai duyên khởi khác nhau.
4.Viễntục duyên khởi là mười hai duyên khởi trải qua nhiều đờitiếp tục.

Khôngcó một thật ngã hay một chủ thể thống nhất trong sự luânhồi mà chính là do mười hai duyên khởi tuần hoàn diễn tiếntheo luật nhân quả tạo ra trạng thái luân hồi. Như kinh TạpA-hàm 13 nói:" Khi mắt sinh không từ đâu đến, khi mắt diệtkhông đi về đâu. Như vậy mắt sanh, không thật sanh, diệtkhông thật diệt, có nghiệp báo nhưng không có người làm.Thân ngũ ấm này diệt thì thân ngũ ấm khác tiếp tục, trừtục số pháp: nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như vậy, trừtục số pháp. Tục số pháp là cái này có nên cái kia có,cái này khởi nên cái kia khởi, như vô minh duyên hành, hànhduyên thức, nói rộng cho đến thành nhóm tụ tập thuần khổlớn".

ÐoạnIII. KHÍ THẾ GIAN

*TIẾT 1. HẠN LƯỢNG THẾ GIỚI

Khíthế gian tức là thế giới y báo, nơi sinh sống của hữutình. Tiểu thừa Ðại thừa đều nói đến mười phươngthế giới, vô số vô lượng. Luận Ðại Trí Ðộ 4 nói: Thếgiới trải khắp mười phương nhiều vô số lượng, nhưngkhông lộn vị trí, bởi nghiệp lực của hữu tình mà sựkhu hoạch khác nhau. Chỉ một khu vực cũng đủ rộng lớnvô cùng. Có thể chia ra ba hạng: Tiểu thiên thế giới, gọichung là Tam thiên Ðại thiên thế giới.

Cứmột mặt trăng mặt trời hay một thái dương hệ với ánhsáng chiếu khắp các cõi các châu ở cõi Dục, cho đến Sơthiền ở cõi Sắc, trong chu vi đó gọi là một thế giới.Gồm 1.000 thế giới gọi là Tiểu thiên thế giới. Gồm 1.000Tiểu thiên thế giới gọi là một Trung thiên thế giới. Gồm1.000 Trung thiên thế giới gọi là một Ðại thiên thế giới.Ðại thiên thế giới này là Tam thiên Ðại thiên thế giới.Ðây là phạm vi hóa độ của một đức Phật (Phật sát).Theo nhã ngữ gọi là Ta-bà thế giới, Kham nhẫn. Kinh Bi Hoanói, chúng sanh ở đây nhẫn chịu ba độc tham, sân, si vàsự thống khổ nên gọi là nhẫn độ. Các Bồ-tát hành đạotại đây gặp nhiều sự oán ghét, bức não khó nhọc phảinhẫn chịu lướt qua, nên gọi Kham nhẫn.

Theokinh Tăng Chi 1(bản Việt) chép, một mặt trăng, mộtmặt trời đến cõi Phạm thiên gọi là một thế giới. 1.000thế giới cộng lại thành một Tiểu thiên, 1.000 Tiểu thiênthế giới cộng lại thành một Trung thiên, 1.000 Trung thiêncộng lại thành một Ðại thiên, tức Tam thiên Ðại thiênthế giới. Như Lai có thể làm cho tiếng mình được nghe xakhắp Ðại thiên thế giới, hay xa hơn nữa, nếu muốn. Tạisao vậy? Như Lai chiếu ánh sáng cho đến 3.000 Ðại thiên thếgiới, cho đến khi nhận thức được ánh sáng ấy, rồi Ngàimới phát âm làm cho tiếng mình được nghe. (Theo Khuy Cơ, phạmvi cõi Dục mới bằng một Sơ thiền, 1.000 Sơ thiền mới bằngmột Nhị thiền, 1.000 Nhị thiền mới bằng một Tam thiền,1.000 Tam thiền mới bằng một Tứ thiền. Ðây gọi là mộtTam thiên Ðại thiên thế giới).

*TIẾT II: THỂ CHẤT CỦA THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?

Thếgiới được cấu thành bằng bốn trần sắc, hương, vị,xúc. Và bốn trần này lại do cực vi hợp thành. Cực vi làvật thể rất vi tế, không thể chia chẻ được nữa, nếuchia chẻ ra nữa thì nó hóa thành hư không, nên cực vi cũnggọi là lân hư trần. Cứ bảy cực vi hợp thành một vi trần,bảy vi trần hợp thành một kim trần (mảy bụi có thể lọtqua kim khí), bảy kim trần hợp thành một thủy trần (mảybụi có thể lọt qua nước), bảy thủy trần hợp thành mộtthố mao đầu trần (mảy bụi có thể để trên đầu sợithỏ), bảy thố mao đầu trần hợp thành một dương mao đầutrần (mảy bụi có thể để lên đầu sợi lông dê), bảydương mao đầu trần hợp thành một ngưu mao đầu trần (bụiđể trên đầu lông trâu, bảy ngưu mao đầu trần hợp thànhmột khích du trần (mảy bụi bay qua kẻ hở thấy được khicó ánh nắng chiếu qua). Cứ như vậy chồng lên thành vạnvật. Nếu ta trở lại chia vật gì ra bảy phần, rồi bảyphần... đến khi đo còn lại cực vi thì không thể chia đượcnữa, và mắt thường cũng không thể thấy được.

Tánhchất của cực vi thế nào? Mỗi cực vi đều có đủ bốntánh chất là cứng, ướt, nóng, động (cố thể, dịch thể,nhiệt lực, động lực hay khí thể).

-Tánh cứng rắn có tác dụng bảo trì mọi vật.
-Tánh thấp ướt có tác dụng gom dính mọi vật.
-Tánh ấm nóng có tác dụng thành thục mọi vật.
-Tánh chuyển động có tác dụng làm tăng trưởng mọi vật.

Hìnhthức biểu hiện của bốn tánh ấy gọi là bốn đại: đất,nước, lửa, gió. Cực vi có sẳn bốn tánh chất và bốn tácdụng như thế nên có thể cấu thành vũ trụ vạn hữu, tùytheo sự phối hợp không đồng đều về phần lượng giữabốn tánh chất cực vi mà cấu thành mọi vật sai khác. Nếutánh cứng nhiều hơn ba tánh kia thì sẽ thành những vật cứngrắn như vàng, đá... Như vậy, vũ trụ vạn vật, núi sôngthế giới đều do cực vi tạo thành.

*TIẾT III: THỜI KỲ THÀNH HOẠI CỦA THẾ GIỚI

Thếgiới cứ xoay vần tiếp nối qua bốn thời kỳ thành, trú,hoại, không. Mỗi thời kỳ là một Trung kiếp, đủ bốn Trungkiếp là một Ðại kiếp. Chữ kiếp là chỉ khoảng thờigian rất dài,trái với chữ sát na là chỉ khoảng thời gianrất ngắn. Ngắn như thế nào? Như trong khoảng thời gian kẻlực sĩ gãy móng tay đã có tới 65 sát-na. Cứ 120 sát-na tiếpnối nhau thành một hàng sát-na, 60 hàng sát-na thành một lạpphược, v.v... chồng lên dần đến 30 ngày là một tháng, 12tháng là một năm. Trong khoảng thời gian vô cùng, tuổi thọcon người có hai định mức. Thấp nhất là mười tuổi, caonhất là 80.000 tuổi. Tromg đó từ 10 tuổi, cứ 100 năm làtăng một tuổi, tăng cho đến 80.000 tuổi, rồi lại cứ 100năm giảm một tuổi, giảm xuống đến 10 tuổi thượng thọ.Tức là trải qua một lần tăng một lần giảm như vậy gọilà một Tiểu kiếp (ước độ 15.998.000 năm), và 20 mươi Tiểukiếp thành một Trung kiếp. Thế giới khi thành, trụ, hoại,không đều trải qua một Trung kiếp (ước 15.998.000 x 20 = 319.960.000năm).

Vậythế giới ta hiện đang sống đây thành lập khi nào? Thếgiới này đã trải qua thành kiếp và hiện ở giữa trụ kiếp,như vậy là trọn 20 mươi Tiểu kiếp của thời kỳ thànhlập và 10 Tiểu kiếp của thời kỳ trụ (ước 15.998.000 x30 = 479.940.000 năm).

Trạngthái khí thế giới thành lập như thế nào?

Nhưtrên đã nói thời gian thế giới thành lập chiếm trọn 20Tiểu kiếp. Trong đó một tiểu kiếp đầu thành lập khíthế gian, tức y báo (vũ trụ); 19 Tiểu kiếp kế thành lậphữu tình thế gian, tức chánh báo. Ðây là giai đoạn loàivật xuất hiện từ trên xuống. Câu-xá-luận 12nói:"Do năng lực cọng nghiệp của loài hữu tình làm tăng thượngduyên mà ở giữa không luân dần dần có ngọn gió nhẹ thổilên, nó là tướng trạng đầu tiên của thế giới sắp thành.Gió mạnh dần mà lập thành phong luân, rồi thủy luân, rồikim luân (khối vòng tròn gió, nước chuyển động...)". CũngCâu-xá-luận11 nói: "Do nghiệp lực của loài hữu tình làm duyên tăngthượng, đầu tiên ở dưới đất nương nơi hư không màcó phong luân nổi lên với một phạm vi vô cùng rộng rãivà dày 16 ức du-thiên-na (do tuần, có ba cỡ: 20 dặm, 40 dặm),thể chất rất rắn chắc, kín chặt, và cũng do nghiệp lựccủa chúng sanh làm duyên tăng thượng có đám mây nổi lênvà đổ mưa xuống trên phong luân, hạt mưa lớn như trụcxe, chứa lại thành thủy luân, sâu tới 11 ức 2 vạn du-thiên-na..,lại cũng do nghiệp lực của chúng sanh làm duyên tăng thượng,một luồn gió khác nổi lên kích động dồn ép thủy luânđông lại thành lớp cứng chắc trên đó gọi là kim, nghĩalà phần rắn cứng, tức là qủa đất.

Nhưvậy, từ giữa trống không, do nghiệp lực của chúng sanhlàm duyên tăng thượng nổi lên phong luân, rồi thủy luân,rồi kim luân. Ðó là sự cấu thành tuần tự của địa cầunày vậy. (Tham chiếu Trường A-hàm 18, Khởi Thế Nhân Bảnkinh I, Lâu Thấn Kinh, Lập Thế Tỳ-đàm I).

*TIẾT IV: TRẠNG THÁI KHI THẾ GIỚI TRỤ, HOẠI VÀ TRỐNG KHÔNGNHƯ THẾ NÀO?

Thếgiới trong thời trụ gồm 20 Tiểu kiếp. Trong 20 Tiểu kiếpnày, tuổi thọ con người có 19 lần tăng lên đến 80,000 tuổi,và 19 lần giảm xuống 10 tuổi là thượng thọ. Khi tuổi thọcon người ở định mức 80.000 thì thân hình đẹp đẽ, tựphát ánh sáng, đi lại nhẹ nhàng như bay, và sống rất lâu.Từ đó dần dần đắm sắc, tham ăn, mê lợi, thích quyền,tánh tình lười biến, cất chứa tài sản riêng, càng có càngtham lam bỏn xẻn, không biết bố thí, đưa đến cảnh nghèocùng trộm cướp, giặc giã, giết chóc ghê gớm, lòng ngườikhiếp đảm, che dấu tội lỗi, dối trá quanh co, phát sanhnhiều hành động hung ác mỗi ngày mỗi nhiều, làm cho tuổithọ mỗi ngày mỗi giảm, cho đến khi tuổi thọ con ngườigiảm đến định mức 10 tuổi, thì có ba tai biến nhỏ xảyra, đó là đao binh tai, tật dịch tai và cơ cẩn tai. Khi đaobinh tai khởi lên, tà pháp lộng hành,lòng người hung hiểm,thấy nhau muốn giết giống như thợ săn đối với mảnh thú.Những gì cầm trong tay cũng đều trở thành binh khí giếtnhau, trải qua bảy ngày bảy đêm chết vô số kể. Tiếp theolà tật dịch tai, do ác nghiệp dãy đầy và thây chết trànlan gây thành tật dịch, không thể cứu chữa, cũng không ngheđến tiếng thầy tiếng thuốc, trải bảy ngày bảy đêm chếtvô số kểú. Tiếp đến cơ cẩn tai là hạn hán trường kỳ,hoa màu tiêu hủy, thân hình tiều tụy, đói giơ xương trắng,bới tìm các khúc xương nấu nước, bà con chia nhau đỡ đói,trải bảy năm bảy tháng bảy ngày chết vô số kể. Cho đếnhết thời kỳ tiểu tam tai của lần giảm ở Tiểu kiếp thứ20, thì có đại tam tai khởi lên. Ðại tam tai là ba tai biếnlớn, hỏa tai, thủy tai, phong tai. Ðầu tiên do cọng nghiệplực của chúng sanh chiêu cảm, có sức nóng của bảy mặttrời xuất hiện, biến toàn cõi Tam thiên Ðại thiên thếgiới thành đống lửa, cháy tiêu không còn một thứ gì, biểnkhô, đất thành tro bụi, lên đến Sơ thiền (vì cúng sanhở đây, trong tâm còn có tầm, tứ thiêu đốt như lửa làmnội ứng); rồi đến thủy tai, một trận hồng thủy trànngập lên đ?n Nhị thiền (vì chúng sanh ở đây trong tâm còncó hỷ ái, khinh an thấm nhuần thân thể như nước làm nộiứng); rồi tiếp đến phong tai, một trận gió ghê gớm thổilên đến cõi Tam thiền (vì chúng sanh ở đây, còn có hơithở như gió làm nội ứng), Tam tai ấy làm cho thế giới trốngkhông, giai đoạn này cũng kéo dài 20 tiểu kiếp, sau đó bắtđầu thành lại; thành rồi thì trụ, trụ rồi thì hoại,hoại rồi thì không, không rồi lại thành... như một vòngtròn không manh mối, thành không phải đầu, hoại không phảicuối. Như thế thế giới là vô thỉ vô chung.

Riêngở Tứ thiền và Vô sắc giới không bị ảnh hưởng củađại tam tai này, nhưng vẫn biến chuyển không thường theonghiệp lực thọ mạng của chúng sanh ở các cõi đó vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2022(Xem: 9643)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11173)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10048)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
07/12/2021(Xem: 6413)
Triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử luôn có sự hỗ tương cho nhau. * Sự kỳ lạ của Cơ học Lượng tử đến mức thách thức các nhà khoa học và triết học tìm hiểu một số nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của thực tế. * Một nỗ lực để tìm cách diễn giải Copenhagen, và một số người tin rằng cách lý giải này dựa vào Thế giới quan Phật giáo. * Mặc dù tôi là một Phật tử nhưng tôi phản bác quan điểm vật lý học chứng minh Thế giới quan Phật giáo.
17/11/2021(Xem: 25290)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 21201)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13373)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 14911)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15060)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 17735)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]