Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dẫn nhập

11/11/201017:54(Xem: 13842)
Dẫn nhập


DẪNNHẬP

SỰHÌNH THÀNH CỦA A-TỲ-ÐẠT-MA

Batạng: Tu-đa-la-tạng, Tỳ-nại-da tạng, A-tỳ-đạt-ma tạng.Chữ A-tỳ-đạt-ma luận thường để chỉ các luận thư củacác bộ phái, chứ không dùng cho các luận thư Ðại thừa.Abhidharma Trung Hoa dịch âm là A-tỳ-đàm, A-tỳ-đạt-ma, vàdịch nghĩa là Vô tỷ pháp, Thắng pháp, Ðối pháp.

A.ÐỊNH NGHĨA

Nguyêntrong kinh A-hàm đức Phật dùng chữ A-tỳ-đạt-ma với dụngý tán mỹ các pháp nghĩa thâm huyền, rộng lớn không gì sánhkịp, dần dần nó biến chuyển qua nhiều nghĩa bởi các luậnsư của các bộ phái. Như luận sư Bà-sa thì gọi A-tỳ-đạt-malà phục pháp, vì nó hàng phục được tất cả tà thuyếtcủa ngoại đạo. Hóa địa bộ thì gọi là chiếu pháp, vìnó có khả năng chiếu soi tất cả tánh tướng các pháp. Thídụ sư thì gọi là thứ pháp, vì Niết-bàn là tối thượng,nó dưới pháp Niết-bàn một bực. Chánh lý sư thì gọi làThông pháp, vì nó có khả năng thấu đạt tất cả khế kinh.Hiếp Tôn Giả thì gọi là Cứu kính tuệ, Quyết đoán tuệv.v...đến ngài Thế Thân thì gọi là Ðối pháp với hai nghĩalà đối hướng và đối quán. Ðối là đối diện hướngtới. Ðối diện hướng tới Niết-bàn gọi là Ðối hướngNiết-bàn và đối diện quán sát pháp Tứ đế gọi là Ðốiquán. Pháp của Phật dạy không ngoài hai thứ là pháp Vô lậuthắng nghĩa (Niết-bàn) và pháp Hữu lậu pháp tướng. Trítuệ quán sát pháp tướng và chứng nhập Niết-bàn thì gọilà Ðối pháp trí hay A-tỳ-đạt-ma.

Ðạt-madịch là Pháp có nghĩa là tự giữ lấy tính cách nó (nhậmtrì tự tánh) và làm mẫu mực phát sinh cho sự nhận biết(quỹ sanh vật giải).

Ðạt-matức Dharma từ tự căn Dhri (giữ lại, mang) tức là cái đượcnắm giữ, hay lý tưởng nếu giới hạn ý nghĩa nó trong tácvụ tâm lý. Trình độ tâm lý sai biệt tùy sự tiếp nhậncủa mỗi cá thể:

1.Ở đức Phật nó là sự toàn giác hay viên mãn giác (Bồ-đề).
2.Lý tưởng diễn tả trong ngôn từ là giáo lý giáo pháp.
3.Lý tưởng đề ra cho đệ tử theo là luật nghi, đức lý,cấm giới.
4.Lý tưởng để chứng ngộ sẽ là nguyên lý, chân lý, bảntính, luật tắc, điều kiện.
5.Lý tưởng thể hiện trong một ý nghĩa tổng quát đó là sựthật thực tại, sự kiện, sự thể, yếu tố, (bị tạo haykhông bị tạo), tâm và vật, ý thể và hiện tượng. Trongtrường hợp phái duy thật của các luận sư A-tỳ-đạt-ma,chữ Ðạt-Ma được dùng nhiều nhất theo nghĩa thứ năm.

A-tỳtức Abhi (tiếp đầu ngữ) có nghĩa là hơn thế, nói về.Như vậy Abhidharma, có nghĩa là pháp tối thắng, hay là "Thắng",hay trần thuật về pháp. Ngài Buddhagosa (Phật Âm, Phật Minh)trong Na-tư-mạn-già-la Y-lạp-hy-ni (sách giải thích Dhiga Nikaya)dẫn bài tụng:" Có pháp tăng thịnh đặc thù, tôn trọng,nói rõ, tối thượng, thế gọi là A-tỳ-đạt-ma". Như vậynó rốt ráo có hai điểm. Về nội dung thì ý nghĩa thù thắng,về phương pháp luận cứu thì tường tận khúc chiết. NgàiPhật Âm còn nói:". Trong kinh, pháp ngũ uẩn chỉ được thuyếtminh một cách đại khái chứ không đi sâu vào chi tiết, còntrong A-tỳ-đạt-ma thì phân biệt kinh, phân biệt luận, phânbiệt vấn đáp, nên pháp ngũ uẩn được thuyết minh mộtcách cặn kẻ đầy đủ".

LuậnÐại Trí Ðộ nói: "A-tỳ-đạt-ma là gì? Ðáp: Là đối vấnmà đáp, hoàn toàn là hình thức luận cứu, nêu ra nhiều mặtđể phân biệt, như nói về 18 giới, thì phân biệt cái nàocó sắc, cái nào không sắc? Cái nào có thể thấy, cái nàokhông thể thấy? Cái nào hưũ lậu, cái nào vô lậu? Cái nàothiện, cái nào bất thiện? Cái nào hữu báo, cái nào vô báo?v.v....như thế gọi là A-tỳ-đạt-ma".

Lạinhư bảy kiết sử là dục nhiễm, sân nhuế, hữu ái, kiêumạn, vô minh, kiến, nghi (Kinh Mật Hoàn Dụ số 115, Trung A-hàm)trong đó cái nào là dục giới hệ (trói buộc ở cõi Dục)?.Cái nào là sắc giới hệ? Cái nào vô sắc giới hệ? Cáinào kiến đế đoạn?. Cái nào tư duy đoạn? Cái nào biếnsử? Cái nào bất biến sử? v.v...

NgàiChân Ðế và ngài Huyền Trang đều dịch Abhidharina là Ðốipháp, có nhiệm vụ tập hợp các pháp nghĩa lại rồi đemra phân loại, định nghĩa, giải thích và phân biệt. Ðốipháp có hai là Ðối quán lý Tứ đế và Ðối hướng quảNiết-bàn. Như vậy không thể hiểu Abhi,A là vô, Bhi là tỷmột cách máy móc được.

B.NGUỒN GỐC CỦA A-TỲ-DẠT-MA

Nóđã bao gồm trong sự thuyết pháp của đức Phật. Ðức Phậtthuyết pháp một cách ung dung tự tại. Lời Phật nói đơngiản minh bạch không có gì bí mật. Phật đã phân biệt vàphân loại một cách rõ ràng. Như vậy nguồn gốc của A-tỳ-đạt-maxuất phát từ Phật.

QUÁTRÌNH PHÁT TRIỂN LUẬN THƯ A-TỲ-ÐẠT-MA

Thờikỳ 1: Luận thư còn giữ hình thức khế kinh. Trong thời kỳ100 năm sau Phật Niết-bàn, chưa chia kinh luận như kinh A-hàmcòn truyền đến ngày nay là do học phong của Giáo hội Tăngđoàn mà được chỉnh lý và A-tỳ-đạt-ma hóa, cho nên trongđó có những kinh mang nhiều sắc thái như luận, như kinh TăngNhất, Tạp A-hàm, kinh Thế Ký trong Trường A-hàm và Phân BiệtBộ trong Trung Bộ, kinh Chúng Tập trong Trường Bộ.

Thờikỳ 2: Luận thư giải thích nghĩa kinh. Lấy kinh làm bối cảnhrồi định nghĩa, phân loại, phân biệt, giải thích nhữngđiều đã nói trong kinh chứ chưa phát huy vấn đề gì đặcsắc độc lập, như Vô Ngại Ðạo Luận của Phật Âm, Ma-ha-ni-luật-sa,Cưu-lạp-ni-luật-sa trong Tiểu Bộ hay như Hán dịch Pháp UẩnTúc Luận, Tập Dị Môn Túc Luận.

Thờikỳ 3: Luận thư tiến tới độc lập. Thời kỳ này Luậnthư không còn bàn giải nghĩa kinh mà lấy tất cả đề mụccủa các kinh tập hợp lại rồi phân loại một cách tườngtận và theo mọi tiêu chuẩn để phân biệt tính chất cácđề mục ấy, nội dung dần dần bao hàm các vấn đề sựthật độc lập hẳn với kinh luật. Ðó là thời kỳ xuấthiện bảy bộ luận của Phật giáo Nam phương và Ðại Tỳ-bà-saluận của Hữu bộ, Thành Thật luận của Kinh bộ.

Thờikỳ 4: Là thời kỳ Luận thư cương yếu. Các luận thư A-tỳ-đạt-maphát huy giáo nghĩa của các bộ phái khi đã phát triển thìmắc phải cái nạn quá nhiều, khó học hỏi nổi, nên đòihỏi phải có các luận thư toát yếu. Bộ luận thư toát yếura đời đầu tiên là bộ A-tỳ-đàm Tâm Luận của Pháp Thắng(Ðạt-ma-thi-la), đến Tạp A-tỳ-đàm Tâm Luận của Pháp Cứu,học trò Pháp Thắng, rồi đến Câu-xá luận của ngài ThếThân, Thanh Tịnh Ðạo luận của ngài Phật Âm, luận A-tỳ-đạt-maNghĩa Tập của ngài A-nậu-lâu-đà. Hai bộ sau này thuộc Thượngtọa bộ Tích Lan.

Tómlại, phương pháp xử lý vấn đề của các A-tỳ-đạt-malà trước hết nó hoàn toàn phụ thuộc vào kinh, chỉ có kinhlà có quyền chứng tuyệt đối. Rồi dần dần từ việc giảithích từng mỗi câu kinh tiến lên thuyết minh toàn thể tưtưởng được gói ghém trong các câu kinh, trong sự tiến bộđó nó đã nảy sinh ra thái độ phê phán tư tưởng trong kinh,cho đến khi không còn bị kinh chi phối, thậm chí không tôntrọng kinh bằng luận. Luận Ðại Tỳ-bà-sa cuốn 5 nói: "Nếucứ khư khư chấp chặt từng câu kinh mà không đạt quan chânlý của nó thì người ấy là "Trước văn Sa-môn". Ðó làthái độ của Hữu bộ lấy A-tỳ-đạt-ma làm trung tâm. Vàtheo ngài Chân Ðế thì Kê dẫn bộ còn cho rằng: "Kinh luậtchẳng qua chỉ là phương tiện, còn đệ nhất nghĩa đế chínhthật nằm trong A-tỳ-đạt-ma". Như vậy A-tỳ-đạt-ma đãcó chỗ đặc sắc không giống khế kinh. Chẳng hạn, ở khếkinh chú trọng giá trị tu chứng thực tiễn theo ch? trương"chuyển mê khai ngộ" cho nên những điều gì không thiết thựcgiúp cho việc chuyển mê khai ngộ thì đức Phật bỏ qua khôngnói đến. Trong những Pháp môn Ngài dạy để chuyển mê khaingộ, Ngài chỉ dạy những điều vừa đủ hiểu để tu hành,nhưng đến A-tỳ-đạt-ma thì chuyển sang chú trọng nghiêncứu vấn đề sự thật. Thay vì xử lý các vấn đề tu dưỡngtrước, thì A-tỳ-đạt-ma lại lo thuyết minh một cách tinhtế về sự thật liên quan đến nhân sanh vũ trụ trước rồisau mới đề cập vấn đề tu dưỡng. Chủ ý các luận sưA-tỳ-đạt-ma tuy không coi thường vấn đề tu dưỡng nhưngmuốn xác lập lý tưởng tu dưỡng thì trước phải xác địnhsự thật.

Sauhết, nhìn vào phạm vi phân chia các vấn đề cứu xét sựbất đồng giữa mới và cũ. Lúc đầu A-tỳ-đạt-ma chỉluận cứu những đề mục đặc thù như thiền định, trítuệ... Nhưng trong quá trình tiến bộ liên tục nó đã lấyviệc thuyết minh các đề mục đó một cách hệ thống làmnhiệm vụ và để tránh khó khăn nó lại chia các vấn đềđó ra từng bộ môn (chư môn phân biệt). Do đó mới có nhiềuluận thư, và sau cùng để tiện việc học hỏi lại có cácluận thư cương yếu ra đời.

C.CÁC LUẬN THƯ CỦA THƯỢNG TỌA BỘ

1.Pháp Tụ Luận (Dhamma Sanghani)
2.Phân Biệt Luận (Vibhanga)
3.Giới Thuyết Luận (Dhatu Katha)
4.Nhân Thi Thiết Luận (Pudgala Pannati)
5.Song Ðối Luận (Yamaka)
6.Pháp Trí Luận (Patthana)
7.Thuyết Sự Luận (Kathavasthu)

Ngoàibảy luận thư cơ bản này còn có các luận thư được sángtác tiếp theo:

- ThanhTịnh Ðạo Luận (visudhimagga) của ngài Phật Âm thế kỷ 5TL, có giá trị như một bộ bách khoa toàn thư Phật giáo,tính chất tương đương Câu-xá Luận đối với Hữu bộ.Ðây là sách tiêu chuẩn của tân Thượng tọa bộ.
-Trường Tập Kinh Chú Sớ (Sumangala Vilasini) sách giải thíchTrường Tập Kinh (Trường Bộ Kinh).
-Attha Salina, sách chú thích bộ Luận Pháp Tụ.
-Ngũ Thư Thuật Nghĩa (Panca-Pakarana Atthokattha): Năm sách Chúsớ Ðối pháp tạng.

Saungài Phật Âm có nhiều tác phẩm ra đời, trong đó có giátrị nhất là bộ A-tỳ-đạt-ma Nghĩa Tập Luận (AbhidharmatthaSangaha; H.T Minh Châu dịch Thắng Pháp Tập Yếu) này do ngàiA-nậu-lâu-đà (Anuruddha) viết thế kỷ 8 T.L. Ðây là bộ sáchngắn gọn toát yếu giáo nghĩa Phật giáo, làm sách chỉ namcủa Phật giáo Nam phương, với những giải thích xác đángrõ ràng giáo nghĩa của Thượng tọa bộ nên nhiều nơi đãdùng nó thay cho Thanh Tịnh Ðạo Luận.

D.CÁC LUẬN THƯ CỦA HỮU BỘ

1.Pháp Uẩn Túc Luận (Dharma Skandha): 12 cuốn, do Ðại-Mục-kiền-liên(Mahamogalyayana), có thuyết nói do Xá-lợi-phất viết lúc Phậttại thế.
2.Tập Dị Môn Túc Luận (Sangti paryaya pada) do Xá-lợi-phất viếtlúc Phật tại thế. (20 cuốn)
3.Thi Thiết Túc Luận (Prajnapti): Do Ca-chiên-diên (Kaiyaya) viếtlúc Phật tại thế, chưa dịch ra Hán văn.
4.Thức Thân Túc Luận (Vijnanakaya): 16 cuốn do Ðề-bà-thiết-ma(Devasarman) viết sau Phật Niết-bàn 100 năm . 5. Phẩm LoạiTúc Luận (Ptrakarama): 18 cuốn do Thế Hữu viết sau Phật Niết-bàn300 năm, cũng dịch là Chúng Sự Phần A-tỳ-đàm Luận (1).
6.Giới Thân Túc Luận (Dhatukaya): 3 cuốn do Thế Hữu viết sauPhật Niết-bàn 300 năm [*]
7.Phát Trí Luận (Janna Prasthana, A-tỳ-đàm Bát-kiền-độ Luận):20 cuốn do Ca-chiên-diên tử (Katyayaniputra - Ca-na-diễn-ni tử)viết sau Phật Niết-bàn 300 năm.

[*]Có trước Đại Tỳ Bà Sa . Có giá trị nhất trong các luậnkhác thời đó . Sau đệ tử thấy nhiều mới gom lại thànhGiới Thân Túc Luận.

Bảybộ luận này, bộ Phát Trí gọi là Thân Luận, còn sáu bộkia gọi là Túc Luận, vì nó là chỗ dựa cho luận Phát Tríđược thành, và vì nghĩa lý chứa đựng trong nó ít ỏi khôngbằng nghĩa lý trong Phát Trí Luận rộng hơn. Trong đó ba bộviết ra lúc đức Phật còn tại thế, bốn bộ viết ra saukhi Phật Niết-bàn. Ngoài bảy bộ luận cơ bản này, Hữubộ còn có các luận thư để quảng diễn nghĩa lý các bộtrên như:

- LuậnÐại Tỳ-bà-sa (Mahavibhasa) 200 cuốn, là kết quả của Ðạihội Kiết tập lần thứ tư vào giữa thế kỷ 2 T.L tại Ca-thấp-di-la(Kasmir, Kế Tân) do các ngài Thế Hữu, Diệu Âm, Giác Thiên,Pháp Cứu, Hiếp Tôn Giả chủ trì với sự ủng hộ tận lựccủa vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniska). Bộ này quảng diễn giáo nghĩacủa luận Phát Trí.

- A-tỳ-đàmTâm Luận (Abhidharmahridaya) do Pháp Thắng (Ðạt-ma-thi-la) tạovào thế kỷ 6 sau Phật Niết-bàn (đầu thế kỷ 3 T.L), toátyếu Ðại Tỳ-bà-sa Luận.

- TạpA-tỳ-đàm Tâm Luận (Samyutara Abhidhar-mahridaya) do đệ tử củangài Pháp Thắng là Pháp Cứu (Tăng-già-bạt-ma) tạo vào thếkỷ 7 sau Phật diệt độ (đầu thế kỷ 4 T.L) nhằm làm rõnghĩa trong A-tỳ-đàm Tâm Luận, vì cho A-tỳ-đàm Tâm Luậnquá giản lược.

- Câuxá Luận (Abhidharma Kosa) do Thế Thân (Vasubhandhu) tạo vào 900năm sau Phật diệt độ (đầu thế kỷ 5 T.L), 30 cuốn.

- ThuậnChánh Lý Luận: 80 cuốn, do Chúng Hiền đồng thời Thế Thântạo, nhằm bác lại Câu-xá.

- HiểnTông Luận: 40 cuốn do Chúng Hiền tạo, nhằm nêu bật tôngnghĩa của Hữu bô.

- KinhLượng Bộ - Có Thành Thật Luận 20 cuốn.

Đ.CÁC LUẬN THƯ DO AI NÓI?

Theongài Phật Âm trong Nam phương Phật giáo thì cho rằng, sau khithành đạo, đức Phật ngồi tư duy dưới cội Bồ-đề, vàvề sau trong các buổi thuyết pháp cho thân mẫu trên cung trờèao-lợi, chính đức Phật đã nói sáu bộ luận đầu trongbảy luận thư thuộc Thượng tọa bộ. Sáu luận thư này đãđược hình thành tại Ðại hội Kiết tập lần thứ ba, cònbộ Luận Sự thứ bảy do Mục-kiền-liên tử Ðế-tu làm rakhoảng 200 năm sau Phật Niết-bàn, nhưng cũng do lời Phậtchú ký mà làm, nên về quan hệ vẫn được xem như do chínhPhật nói. Trái lại, về phía Bắc phương Phật giáo thì chorằng các luận thư A-tì-đàm không phải do Phật nói mà làdo các đệ tử Phật nói trong các thời gian khác nhau, hoặctrong lúc Phật tại thế, hoặc sau khi Phật Niết-bàn. Quanđiểm của Bắc phương sát với sự thật hơn.

-ooOoo-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2018(Xem: 11107)
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi. NVT
06/12/2018(Xem: 4562)
Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu không có từ bi thì không có đạo Phật. Đạo Phật là con đường diệt khổ, vậy thì từ là đem vui, bi là cứu khổ, còn gì đúng hơn nữa khi nói đạo Phật là đạo của từ bi ? Nhưng người ta cũng có thể tự hỏi : có thể nào thâu gồm lại đạo Phật trong hai chữ từ bi ? Liệu từ bi có đủ để định nghĩa đạo Phật, để phân biệt đạo Phật với các tôn giáo và triết thuyết khác ? Nói một cách khác, có thể nào xem từ bi như là một đặc điểm của đạo Phật ? Nhìn chung quanh, chúng ta thấy đạo giáo nào cũng chủ trương tình thương bao la, rộng lớn, như lòng bác ái của đức Ky Tô, thuyết kiêm ái của Mặc tử. Nhưng chỉ có đạo Phật mới nổi bật lên bằng sự đề cao trí tuệ. Có thể nói rằng trong suốt lịch sử tư tưởng nhân loại, không có một tôn giáo nào đặt trọng tâm vào vai trò của trí tuệ hơn là đạo Phật. Bởi vì Buddha (Phật) phát xuất từ chữ Phạn bud, có nghĩa là hiểu biết. Đức Phật là người đã hiểu biết trọn vẹn, đã tỉnh thức, đã giác ngộ, l
02/12/2018(Xem: 9818)
Thời gian gần đây nhiều Phật tử đã yêu cầu tôi giải thích những lời dạy vô giá của Phật theo phương cách hiện đại, xử dụng thuật ngữ và diễn giải thực tế, có hiệu quả, thực tiễn và không quá cao siêu. Theo phương cách dễ hiểu và thực tế để áp dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là tập sách đầu của một chuỗi những tập sách nhằm mục đích đáp ứng những thỉnh cầu này. Đây là tập sách sưu tập gồm 50 lời dạy ngắn kèm theo chú giải chi tiết dài ngắn khác nhau, mục đích để khuyến khích tất cả những vị đã dành thời gian để đọc và thực hành những lời dạy này để phát triển sự hiếu biết chân thật và lòng từ bi.
26/11/2018(Xem: 12931)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
04/09/2018(Xem: 9142)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
13/08/2018(Xem: 7412)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
03/06/2018(Xem: 25340)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11838)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 11804)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 12798)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]