Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo dục Phật Giáo, sự kế thừa và phát triển

28/12/201200:40(Xem: 10208)
Giáo dục Phật Giáo, sự kế thừa và phát triển


qd-phatthichca-ic
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỄN
THÍCH THIỆN NHƠN



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch …

Kính thưa …

Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:

Dn nhập:

Tri thức, trí tuệ là sở hữu của con người, từ cơ bản được hình thành do hai yếu tố ngoại tại là môi trường, điều kiện, phương tiện, nội dung giáo dục; Yế u tố nội tại là bản chất tiềm năng. Bản chất tiềm năng do sự đánh thức của yếu tố ngoại tại, từ đó hoàn thành tri thức trí tuệ, sở hữu của con người toàn diện, hoàn thiện, đạt đỉnh cao về mặt tri thức trí tuệ, để từ đó ấn định thành phần trong xã hội - thành phần trí thức, nhất là trí tuệ giải thoát.

Trong những thập kỷ qua, hệ thống giáo dục con người, có thể nói đã củng cố, phát triển và hệ thống hóa hoàn thiện, tùy theo điều kiện xã hội, tập quán, phong tục, văn hóa, thể chế của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau. Nhất là, kể từ năm 1945, Liên Hiệp Quốc hình hành cơ quan Unessco - Văn hóa, Giáo dục, Khoa học, Xã hội - Liên Hiệp Quốc thì vấn đề giáo dục được củng cố, phát triển, hệ thống hóa có sự lãnh đạo chung, lãnh đạo quốc tế, để nhằm mục đích củng cố , phát triển, hệ thống giáo dục ngày càng đạt hiệu năng và kết quả hữu hiệu, mang tính khoa học hơn.

Đối với Phật giáo, từ khi Hội Liên Hữu Phật tử Thế giới hình thành năm 1950, có một bộ phận phụ trách là Ủy ban Giáo dục, các tổ chức Phật giáo mang tính quốc tế, đều có Ủy ban Giáo dục trong hệ thống giáo dục mang tính quốc tế và địa phương, như chuyên môn về Phật học.

Đối với Phật giáo Việt Nam, từ năm 1930, công tác hình thành hệ thống giáo dục cũng đã được thành lập, mang tính đặc thù của dân tộc và Phật giáo Việt Nam. Như khái quát, có thể thấy: Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, Hội An Nam Phật học, Hội Lưỡng xuyên Phật học, Hội Phật giáo Bắc kỳ, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hơn 80 năm hình thành và phát triển, có thể nói chương trình giáo dục Phật giáo đã đi đến mức độ hoàn chỉnh và hệ thống hóa toàn diện từ hình thức đến nội dung, nhất là trong giai đoạn tiếp cận, hội nhập quốc tế, hệ thống giáo dục Phật giáo cấp Cao đẳng và Đại học luôn luôn tự hoàn thiện và tìm tòi, kết thân với các môi trường giáo dục khác ngoài Việt Nam, nhất là lãnh vực Giáo dục Phật học.

Thành quả Giáo dục:

Trong 30 năm qua, kể từ ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, hệ thống Giáo dục Phật giáo trong Giáo hội hiện nay gồm các Trường Phật học như sau:

- Có 04 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ. Trong đó, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh chưa có chế độ nội trú, vì không có cơ sở. Hiện nay, Chính phủ, UBND Thành phố đã giao cho GHPGVN 33hecta đất ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh để xây dựng Học viện. Trong tương lai, Tăng Ni sinh của Học viện sẽ được nội trú hoàn toàn khi cơ sở xây dựng xong.

+ Đã đào tạo 4.826 Tăng Ni sinh tốt nghiệp Cử nhân Phật học.

+ Đang đào tạo 1.684 Tăng Ni sinh.

- Có 08 Lớp Cao đẳng Phật học: tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Tp. Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Bạc Liêu, Đồng Nai.

+ Đã đào tạo: 1.056 Tăng Ni sinh.

+ Đang đào tạo: 690 Tăng Ni sinh.

- Có 31 Trường Trung cấp Phật học trong cả nước. Trong đó, 30 trường Tăng Ni sinh nội trú, chỉ có Tp. Hồ Chí Minh chưa có chế độ nội trú vì không có cơ sở và Tăng Ni sinh còn học chung một cơ sở, chưa phân ra 02 phân hiệu như các Tỉnh, Thành hội Phật giáo khác.

+ Đã đào tạo: 7.315 Tăng Ni sinh.

+ Đang đào tạo: 2.611 Tăng Ni sinh.

+ Trung cấp Pali có 98 Lớp, gồm 03 Trường và 95 lớp. Có 5.197 Tăng sinh theo học. Đã đào tạo 2.700 Tăng sinh, đang đào tạo 2.195 Tăng sinh.

- Có 50 Lớp Sơ cấp Phật học:

+ Đã đào tạo: 3.500 Tăng Ni sinh.

+ Đang đào tạo: 2.500 Tăng Ni sinh.

+ 36 Lớp Sơ cấp Pali Khmer, có 2.777 Tăng sinh theo học.

- Du học :

+ Hiện có 476 Tăng Ni sinh du học tại các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật bản, Pháp, Miến Điện, Thái Lan, Srilanka…

+ Có trên 100 Tăng Ni tốt nghiệp chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ Phật học tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật bản.

Với thành quả giáo dục như hiện nay là một tín hiệu đáng mừng cho nền giáo dục Phật giáo Việt Nam nói riêng, hệ thống giáo dục tại Việt Nam nói chung trong hiện tại và chấp cánh cho mơ ước sự phát triển về ngành Giáo dục Phật giáo trong tương lai.

Kế thừa và phát triển hoàn chỉnh:

Trên quan điểm sống là tiếp nối quá khứ, chấp nhận hiện tại và ước vọng tương lai, đó là một vấn đề lịch sử không thể phủ nhận. Do đó, trước năm 1975, Phật giáo Việt Nam về giáo dục phổ thông, có Viện Đại học Vạn Hạnh với 3 cấp Cử nhân, Cao học, Tiến sĩ; nội dung giáo dục chia làm 6 Khoa: Phân khoa Phật học, Phân khoa Văn khoa, Phân khoa Khoa học xã hội, Phân khoa Giáo dục, Phân khóa Ứng dụng Khoa học xã hội và Trung tâm Ngôn ngữ (xem như một Phân khoa ngoại ngữ), tất cả đều áp dụng thể thức học trình Tín chỉ, không theo thể thức niên chế. Về Phật học, có Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm; nội dung giáo dục chia làm 3 cấp: Cử nhân, Cao học, Tiến sĩ; phân làm các Ban: Ban Kinh, Ban Luật, Ban Luận, Ban Thiền… theo nội dung Tam tạng Kinh, Luật, Luận – Giới, Định, Tuệ và áp dụng thể thức thi cử, niên chế với nội dung chương trình giảng dạy hoàn chỉnh và có hệ thống phát bằng Tốt nghiệp theo quy định của Tổng vụ Giáo dục.

Qua đó, hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua Ban Giáo dục Tăng Ni, 30 năm hoạt động, hệ thống giáo dục đến nay tạm hoàn chỉnh và có cơ chế, hệ thống tổ chức. Chúng ta có: Lớp Sơ cấp, Trường Trung cấp, Lớp Cao đẳng (Trường), Học viện… Đặc biệt, vừa qua Chính phủ đã cho phép GHPGVN mở thí điểm Cao học (M.A) tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; và từ đó sẽ mở rộng đến các Học viện khác ở ba miền đất nước và tiến đến Tiến sĩ (hay Nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ).

Từ cơ sở nầy nhận thấy nội dung giảng dạy và thể thức Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh áp dụng thể chế Tín chỉ, chia làm 10 Khoa: Khoa Pali, Khoa Phạn Tạng, Khoa Triết học Phật giáo, Khoa Phật giáo Trung Quốc, Khoa Phật giáo Việt Nam, Khoa Lịch sử Phật giáo, Khoa Phật pháp Anh ngữ, Khoa Phật Pháp Hoa ngữ, Khoa Hoằng pháp, Khoa Đào tạo từ xa; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Huế, Cần Thơ chia làm nhiều Khoa, nhiều Ban: Khoa Kinh, Khoa Luật, Khoa Luận, Khoa Sử, Khoa Phật giáo Thế giới, Khoa Quản trị Hành chánh, Quản lý cơ sở v.v… đều áp dụng thể chế thi cử, theo niên chế. Đặc biệt, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer Cần Thơ áp dụng thể chế Tín chỉ. Nội dung giảng dạy theo truyền thống, có cập nhật và thích ứng nhu cầu giáo dục hiện tại. Như vậy, chưa có sự đồng nhất, trên cơ sở hệ thống tổ chức và nội dung giảng dạy. Do đó, cần có sự thống nhất về cơ chế tổ chức, giáo trình chung cho 04 Học viện trừ Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, để đồng nhất, thống nhất về thể chế và cùng hợp tác, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giáo dục trong nước và quốc tế trãi đều cho 04 Học viện (ĐHPG) của GHPGVN.

Hiện nay, rất nhiều Tăng Ni đã tốt nghiệp trong nước cũng như từ nước ngoài trở về Việt Nam và đã tham gia công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục Phật giáo. Nhất là Ban Giáo dục Tăng Ni đã có Văn phòng và khuôn dấu riêng, do đó để có môi trường, mở rộng sự hoạt động và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục Phật giáo của Tăng Ni sinh, Ban Giáo dục Tăng Ni cần phải cơ cấu nhân sự, phân công trách nhiệm và cụ thể hóa chức năng làm việc cho nhiều Tiểu ban, như Tiểu ban phụ trách chương trình Đại học, Tiểu ban phụ trách chương trình Cao đẳng, Tiểu ban phụ trách chương trình Trung đẳng, Tiểu học, Tiểu ban phụ trách khảo thí, Tiểu ban Tư liệu, Tiểu ban Giao lưu, hợp tác và phát triển quốc tế, Tiểu ban Thanh tra Giáo dục và Tiểu ban Bảo trợ Học đường v.v… do Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni ký quyết định bổ nhiệm nhân sự các Tiểu ban. Từ đó, các Tiểu ban hoạt động theo từng chức năng, lãnh vực đương nhiệm và phát triển theo chiều sâu, chiều rộng và chiều cao ngang tầm với xã hội và giáo dục quốc tế trong thời kỳ hội nhập và phát triển của thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo.

Chươngtrình giáo dục:

- Chương trình Sơ cấp Phật học như đã ban hành. Chú trọng các môn học căn bản, dồn năm thứ nhất Trung cấp xuống năm thứ hai Sơ cấp. thời gian học là 02 năm. Nếu cần có thể thêm 01 năm học nâng cao, gồm 10 môn, 18 tiết/tuần, với các môn học như Kinh, Luật, Luận, Văn, Sử, Cổ ngữ, khái quát về Nghi lễ.

- Chương trình Trung cấp Phật học, để tiết kiệm thời gian, nhất là trình độ của Tăng Ni Phật giáo Việt Nam đã được nâng cao, do đó, thời gian học là 03 năm và cần giảm bớt những môn không quan trọng và chú trọng đến những phần mang tính Trung cấp Phật học chuyên sâu. Tối thiểu học 10 môn, gồm: 04 môn Kinh, Luật, Luận, 02 môn Văn, Sử và Sinh ngữ, Cổ ngữ, Tin học, Lịch sử Việt Nam, luật pháp (Sinh hoạt ngoại khóa) = 10 môn = 22 tiết/tuần.

- Chương trình Cao đẳng Phật học nên mở chuyên ngành, năm đầu học đại cương tổng quát Kinh, Luật, Luận, Sử v.v…, nâng cao trình độ chuyển tiếp từ Trung cấp, sang năm thứ hai, ba học chuyên ngành = Giáo dục, Hoằng pháp, Nghi lễ, Hành chánh Quản trị, Trụ trì v.v…

Nếu chương trình Cao đẳng Phật học tương đương Đại học và trên Trung học, thì chương trình các môn học không cho trùng lập với Học viện và Đại học Phật giáo. Có như thế, khi vào Học viện, Tăng Ni sinh không phải học lại các môn học cũ, mà được học những môn học hoàn toàn mới trên tinh thần và thể thức liên thông tín chỉ với Học viện. Chương trình này hoàn toàn độc lập với hệ thống Trường Cao đẳng Phật học khu vực như Hải Phòng, Huế, Tp. Hồ Chí Minh và Miền Tây (Bạc Liêu), và tại Cần Thơ đã có Phân viện Học viện của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.

Chương trình Học viện cấp Cử nhân là 04 năm, như Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh áp dụng thể chế tín chỉ cấp Cử nhân; mỗi khoa là 131 tín chỉ, mỗi tín chỉ là 15 tiết. Các Học viện khác còn tùy thuộc vào thời gian và điều kiện cho phép, do đó nội dung giảng dạy chưa đồng nhất và số tiết dạy cũng chưa được phân điều theo quy định. Vì vậy, cần có sự thống nhất về số tiết, chương trình, nội dung giảng dạy tại các Học viện khi điều kiện cho phép.

Giáo dục hướng nội :

Để quân bình tư tưởng, tạo điều kiện cho Tăng Ni sinh sống có quán chiếu, xoay về nội tâm, có an lạc, giải thoát trong lộ trình tu học của người con Phật, trước năm 1975, Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm có một Thiền đường, Đại học Vạn Hạnh có một Thiền đường để Tăng Ni sinh, Sinh viên tọa thiền chỉ quán từ 30 phút đến 01 tiếng. Sau năm 1975, nhất là khi thống nhất Phật giáo Việt Nam cả nước năm 1981, tại Trường Trung cấp Phật học, Học viện từ khóa 1 đến khóa 4, Hòa thượng Hiệu trưởng, Hòa thượng Viện trưởng cho Tăng Ni sinh tọa thiền 30 phút tại Chánh điện Thiền viện Vạn Hạnh.

Do đó, các Trường Trung cấp Phật học, Học viện Phật gi áo phải có cơ sở nội trú và có Thiền đường cho Tăng Ni sinh tọa thiền và tĩnh tâm, như Hương Hải Thiền Sư nói: “Hằng ngày nên quán sát lại mình. Xét nét cho cùng chớ dễ khinh. Không tìm tri thức ở trong mộng. Thầy sẽ thấy trên mặt mình”. Muốn đạt được mục đích ấy, các cơ sở Trường, Viện phải có Thiền đường để Tăng Ni sinh tịnh tâm Niệm Phật, quán chiếu v.v….

Bằng tinh thần kế thừa truyền thống giáo dục từ giáo lý Đức Phật ngàn xưa, Liệt vị Tổ sư cận đại và các nhà giáo dục đương đại, chắc chắn tầm vóc và nội dung, môi trường giáo dục Phật giáo luôn luôn khởi sắc, sinh động và phát triển theo hướng đi lên và mở rộng mọi mặt thuộc các lĩnh vực giáo dục Phật học, khoa học xã hội, khoa học nhân văn, công nghệ thông tin, ngôn ngữ, thư pháp học cũng như nhiều lĩnh vực khác của xã hội và thế giới đặt ra, mà giáo dục Phật giáo phải quan tâm theo dõi, nắm bắt kịp thời để điều chỉnh hợp lý và sáng tạo theo từng khu vực, quốc gia và Tông phái Phật giáo Việt Nam và thế giới theo chiều hướng chuyển hóa nội tâm, khai thô ng tâm trí, phát huy tuệ lực, năng lượng giải thoát cho chính mình và cho con người, cho chúng sanh và nhân loại bằng con đường giáo dục – Giới, Định, Tuệ, đó là mục đích cứu cánh của Giáo dục Phật giáo từ xưa đến nay và mãi mãi về sau.

Kính thưa Hội thảo,

Trên đây là một số vấn đề góp ý cho công tác củng cố và phát triển ngành Giáo dục Phật giáo của nhiệm kỳ mới, nhằm kế thừa ngọn đèn trí tuệ là tiêu chí của nền Giáo dục Phật giáo, của người làm công tác giáo dục và đối tượng được đào tạo. Để từ đó mở ra một chân trời giải thoát, giác ngộ tự thân, cho con người và cho chúng sinh. Có thể nói, tất cả đều được thiết lập và khởi động từ công tác giáo dục Phật giáo, sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong tương lai.

Thành thật tri ân toàn thể quý Đại biểu. Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp./.

HT. THÍCH THIỆN NHƠN

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 9436)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5585)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 8456)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9615)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8069)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 21873)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
14/12/2022(Xem: 3004)
Đạo đức và Luân lý chẳng những là nền tảng của mọi tôn giáo, mà còn là nền tảng của mọi xã hội loài người. Một xã hội sẽ không hoạt động hoặc phát triển nếu không có Đạo đức và Luân lý; nó sẽ không chịu nổi sự hỗn loạn và bạo lực. Đạo đức và Luân lý cũng đóng vai trò là hệ thống giá trị mà từ đó luật pháp và công lý được hình thành, cùng với các định nghĩa của chúng ta về đúng và sai. Một hệ thống Đạo đức và Luân lý không chỉ tạo ra hòa bình và trật tự trên thế giới này, nó còn cung cấp một mục đích trong cuộc sống. Sống có Đạo đức và Luân lý cho chúng ta cảm giác thành một ơn gọi cao hơn có thể mang bản chất tâm linh, cho phép chúng ta trải nghiệm sự siêu việt vượt qua những cám dỗ vật chất trần tục.
02/11/2022(Xem: 22754)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19445)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15766)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]