Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm thế nào để có một đời sống đạo đức

03/10/201207:25(Xem: 9266)
Làm thế nào để có một đời sống đạo đức

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC
Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn,
Nottingham, Anh quốc, 25 tháng Năm, 2008
Alexander Berzin sao chép, chuyển dịch từng đoạn và hiệu đính sơ
Có phần phụ chú bằng chữ tím, trong ngoặc vuông


Nền Tảng Căn Bản của một Đời Sống Đạo Đức: Quan Tâm Bản Thân đối đầu với Quan Tâm Người Khác

Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thìtối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức.

Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồntừ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗtrợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?

Thí dụ, khi ta sắp làm hại ai đó, ta có một loại ý thức nào đấy và điều này sẽ khiến ta kềm chếhành động của mình. Điều này có nghĩa là ta cần có một sự quyết tâm [không làm hại cho người khác]. Một góc của tâm thức ta muốn làm hạingười nào đó, nhưng vì một trạng thái nào đó của tâm, một phần khác của tâm ta cho rằng điều này làsai trái, là không đúng. Bởi vì ta thấy rằng nó sai, thế nên ta phát triển một ý chí và tự kềm chếmình. Về mặt của hai sự lựa chọn [gây hại hay kềm chế,] chúng ta cần có một sự ý thức rằng những hànhvi nào đó sẽ có những hậu quả lâu dài. Là con người, chúng ta có trí thông minh để thấy được nhữnghậu quả dài hạn. Khi ta thấy được chúng, ở một mức độ nhất thời, ta có thể tự kềm chế mình.

Ở đây, có hai cách tiếp cận khác nhau mà ta có thể chọn lựa. Với cách thứ nhất, ta nghĩ theokhía cạnh của sự quan tâm cho bản thân mình, rồi nếu ta có thể giúp đỡ ai đó, ta sẽ hành động; cònnếu không thể giúp, ta sẽ tự kềm chế mình để [không gây ra bất kỳ sự tổn hại nào]. Cách tiếp cận khác là suy nghĩtheo khía cạnh của sự quan tâm về người khác và cũng như vậy, nếu ta có thể giúp họ, ta sẽ giúp;còn nếu không, ta sẽ tự kiềm chế để [không gây hại cho họ]. Về khía cạnh kềm chế để không làm tổn thươngngười khác, ta sẽ nghĩ: “Nếu mình làm điều này, mình sẽ đối diện với những hậu quả tiêu cực bao gồmnhững hậu quả về mặt pháp lý” và thế là ta tự kềm chế mình vì lý do này, đó là sự tự chế vì lý doquan tâm đến bản thân mình. Bây giờ, khi suy nghĩ về người khác như một lý do, ta sẽ nghĩ: “Ngườikhác cũng giống như mình. Họ không muốn khổ đau; vì vậy, ta sẽ tránh làm hại họ.”

Khi ta rèn luyện [tâm thức mình], trước tiên, ta nghĩ về bản thân rồi nghĩ đến ngườikhác một cách nhiệt tình. Về mặt hiệu quả, việc nghĩ đến người khác một cách nhiệt tình là điềumãnh liệt hơn. Về phương diện giới Ba La Đề Mộc Xoa– tức biệt giải thoát giới, truyền thống giới luật của sự tu tập trong tuviện – nền tảng chính yếu là suy nghĩ về bản thân mình và vì vậy mà ta tránh việc gây hại cho ngườikhác. Đó là vì ta đang hướng đến mục đích giải thoát. Về mặt tu tập bồ tát hạnh, lý do chính đểkhông phương hại người khác là sự quan tâm đến phúc lợi của tha nhân. Có lẽ điều thứ hai, đó làtránh gây hại và giúp đỡ người khác trên căn bản vị tha, có một sự liên hệ với trách nhiệm phổ quátmà tôi rất thường đề cập đến.

Tính Chất Cơ Bản của Con Người

Nói chung, con người là những động vật xã hội. Bất kể là ai, sự sống còn của người ấy tùy thuộctrên toàn thể cộng đồng nhân loại. Vì sự sống còn và phúc lợi của mỗi cá nhân lệ thuộc vào xã hội,nên nhu cầu nghĩ đến phúc lợi của người khác và quan tâm về nó xuất phát từ bản tính cơ bản củachúng ta. Nếu ta nhìn vào những con khỉ đầu chó, thí dụ thế, con khỉ già hoàn toàn lãnh trách nhiệmcho cả đàn. Trong khi những con khác đang ăn thì con khỉ đực già luôn luôn canh chừng ở bên cạnhchúng. Con thú mạnh hơn sẽ chăm sóc cả đàn vì lợi ích của xã hội loài thú.

Trong thời tiền sử, con người chúng ta không có nền giáo dục hay kỹ thuật. Căn bản xã hội conngười còn đơn giản: tất cả mọi người cùng lao động và chia sẻ với nhau. Những người cộng sản nóiđây là chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy: mọi người cùng làm việc và hưởng thụ với nhau. Rồi cuốicùng, nền giáo dục phát triển và chúng ta có một nền văn mình. Tâm thức [con người] trở nên phức tạp hơn và vì thế, lòng tham tăng trưởng.Điều đó dẫn đến lòng ganh tỵ và thù hận, rồi dần dần, chúng lớn mạnh hơn.

Ngày nay, trong thế kỷ hai mươi mốt, có quá nhiều sự thay đổi đã xảy ra [trong xã hội loài người]. Sự khác biệt giữa chúng ta đã phát triển – [những sự khác biệt về] học vấn, nghề nghiệp và bối cảnh xã hội. Thậmchí có sự khác biệt về tuổi tác và chủng tộc – nhưng tất cả những điều này không quan trọng. Ở mứcđộ cơ bản, chúng ta vẫn là con người và tất cả đều giống nhau. Đây là mức độ của hàng trăm nghìnnăm trước.

Thái độ của trẻ thơ là như thế. Chúng không quan tâm về bối cảnh xã hội, tôn giáo, chủng tộc,màu da hay sự giàu có của những đứa trẻ khác. Chúng cùng nhau nô đùa; chúng là những người bạn chânthật của nhau, cho đến khi nào chúng còn thân thiện với nhau. Bây giờ cứ cho rằng những người lớnnhư chúng ta thông minh và phát triển cao độ hơn trẻ con, nhưng chúng ta xét đoán bối cảnh xã hộicủa nhau. Chúng ta tính toán, “Nếu mình mĩm cười thì mình sẽ được những gì mình muốn không; còn nếumình nhăn mặt thì mình sẽ mất mát điều gì hay không?”

Trách Nhiệm Phổ Quát

Ý nghĩa của trách nhiệm phổ quát hay toàn cầu hoạt động ở mức độ của con người. Chúng ta quantâm về người khác bởi vì: “Tôi là một người trong nhóm của họ; sự phúc lợi của tôi tùy thuộc vàohọ, bất kể giữa tôi và họ có sự khác biệt gì.” Những sự khác biệt luôn luôn hiện diện; nhưng cáchsuy nghĩ như thế này có thể hữu ích.

Trong vài thế kỷ qua, dân số trên hành tinh này chỉ có khoảng một tỷ người; giờ đây đã có hơnsáu tỷ người. Vì dân số quá cao, một quốc gia không thể cung cấp toàn bộ thực phẩm và tài nguyêncho dân chúng trong nước. Thế là chúng ta có kinh tế toàn cầu. Vì thế, với hiện trạng của ngày hômnay, thế giới đã thu nhỏ lại và các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau rất nhiều. Thực tế là như vậy.Ngoài điều này ra, còn có vấn đề môi sinh: trái đất đang gia tăng nhiệt độ. Đây là một điều đángquan tâm đối với toàn thể sáu tỷ cư dân của hành tinh này, không chỉ với một hay hai quốc gia. Thựctế mới mẻ này đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm toàn cầu.

Thí dụ vào thời xưa, Anh quốc chỉ nghĩ về nước họ và đôi khi đã khai thác một số vùng đất kháctrên trái đất. Họ không lưu ý đến sự quan tâm hay cảm nhận của những người dân ở các vùng này.Vâng, đó là quá khứ. Nhưng bây giờ sự việc đã khác xa; mọi thứ đã thay đổi. Hiện nay, chúng ta phảichăm sóc các quốc gia khác.

Trên thực tế, thật ra những người theo chủ nghĩa đế quốc ở Anh đã làm một số việc tốt đẹp. Họmang lại nền giáo dục ưu việt bằng Anh ngữ cho Ấn Độ. Ấn Độ sẽ thừa nhận điều này. Anh quốc cònmang lại nền kỹ thuật và hệ thống đường rầy xe lửa. Đó là một trong những phẩm chất bù đắp của quývị. Khi tôi đến Ấn Độ, một số những người theo chủ nghĩa Gandhi vẫn còn sống và họ góp ý với tôi vềcác phương pháp bất bạo động của Gandhi. Vào lúc đó, tôi đã nghĩ rằng những người của đế quốc Anhquá xấu xa. Nhưng rồi tôi thấy rằng đã có một nền tư pháp độc lập ở Ấn Độ, tự do ngôn luận, tự dothông tin và v.v… Vì vậy, khi phản ảnh sâu sắc hơn, tôi thấy những điều này quá tốt đẹp.

Ngày nay, có một sự phụ thuộc chặt chẽ giữa các quốc gia và các lục địa. Với hiện trạng này,chúng ta thật sự cần có tinh thần trách nhiệm toàn cầu. Mối quan tâm của bạn lệ thuộc vào sự pháttriển và mối quan tâm của người khác. Thế nên, vì sự quan tâm cho bản thân, bạn phải chăm sóc chongười khác. Trên lĩnh vực kinh tế, điều này đã xảy ra. Ngay cả khi chúng ta có những tư tưởng khácbiệt và thậm chí khi chúng ta không tin tưởng nhau, chúng ta vẫn phải giao tiếp với nhau trong nềnkinh tế tương quan toàn cầu. Vì thế, trách nhiệm toàn cầu dựa trên nền tảng tôn trọng nhu cầu củanhau là điều vô cùng quan trọng.

Ta cần quan tâm đến người khác như anh chị em và phải có một cảm giác gần gũi. Điều này khôngliên hệ gì với tôn giáo cả. Chúng ta thật sự cần điều này. Ở một mức độ nào đó, ta có khái niệm về “chúng ta và họ”, - dĩ nhiên ta có thể nói như vậy - nhưng toàn thể thế giới cần tự xem mình như mộtphần của “chúng ta”. Mối quan tâm của những người láng giềng của ta là sự quan tâm của bản thânta.

Sự Toại Nguyện

Một cá nhân có một đời sống đạo đức có nghĩa là không gây hại cho ai, và nếu được thì giúp đỡcho người khác. [Để thực hiện điều này,] nếu ta lấy phúc lợi của người khác làm nềntảng đạo đức cho chính mình – điều này sẽ trở nên một phạm vi đạo đức rộng lớn hơn. Lối sống củachúng ta phải quan tâm đến những yếu tố này.

Khoảng cách lớn giữa giàu và nghèo vẫn còn tồn tại, ngay cả ở Hoa Kỳ. Nếu chúng ta nhìn vào HoaKỳ, một quốc gia giàu có nhất, nhưng ở đó vẫn có những lỗ hổng của sự nghèo đói. Có một lần tôi đếnWashington DC ở Hoa Kỳ, thủ đô của xứ sở giàu nhất, tôi đã thấy nhiều khu dân cư nghèo nàn ở đó.Nhu cầu căn bản của những người sống ở những khu vực này đã không được đáp ứng đầy đủ. [Tương tự như thế,] ở mức độ toàn cầu, nền kỹ nghệ công nghiệp ở phíaBắc phát triển mạnh và giảu có hơn [tất cả các vùng khác trên hành tinh này]; trong khi nhiều quốc gia ởNam bán cầu còn đang đối đầu với nạn đói. Điều này không chỉ sai sót về mặt đạo đức, mà còn lànguồn gốc của các vấn đề to lớn. Vì vậy, một số quốc gia giàu có nào đó phải nhìn lại và xem xétlối sống của mình; họ nên cảm thấy mãn nguyện với những gì họ có.

Một lần ở Nhật Bản, mười lăm năm trước đây, tôi đã phát biểu với những người Nhật là việc cácbạn suy diễn rằng nền kinh tế của bạn phải lớn mạnh và sự tiến bộ vật chất phải xảy ra trong mỗinăm là một sai lầm lớn. Một ngày nào đó, các bạn có thể thấy nền kinh tế của mình trở nên eo hẹphơn. Bạn phải chuẩn bị tinh thần để khi điều này xảy ra, nó sẽ không trở thành một thảm họa trongtâm tư các bạn. Một vài năm sau đó, tình trạng này đã thật sự xảy ra ở Nhật Bản.

Lối sống của một số người quá xa hoa. Không trộm cắp, không bóc lột, và không lưởng gạt, họ córất nhiều tiền của. Từ quan điểm về sự quan tâm cho bản thân họ thì không có gì sai trái, miễn làphương tiện thu nhập của họ không trái với đạo đức. Tuy nhiên, từ quan điểm về sự quan tâm đếnngười khác, mặc dù không có gì sai trai đối với họ; nhưng về khía cạnh đạo đức, đây là điều khôngtốt đẹp gì khi những người khác phải đối diện với nạn đói. Nếu mọi người đều có cùng lối sống xahoa thì được; nhưng cho đến khi điều này xảy ra, cách sống tốt hơn mà ta nên áp dụng là [cảm thấy] toại nguyện hơn với những gì mình có. Như tôi đã thấy ởNhật Bản, Hoa Kỳ và những xã hội giàu có hơn, điều cần thiết ở các nước này là một chút thay đổi vềlối sống.

Tại nhiều quốc gia, một gia đình có những hai, đôi khi ba chiếc xe hơi. Hãy tưởng tượng ở Ấn Độvà Trung Hoa, hai quốc gia này có một dân số phối hợp hơn hai tỷ người. Nếu hai tỷ người đòi hỏihai tỷ chiếc xe hơi hay hơn nữa, điều này sẽ rất khó khăn. Chúng ta sẽ có một vấn đề và khó khăn tolớn về nhiên liệu, tài nguyên thiên nhiên và vật chất, và v.v… Điều này sẽ rất phức tạp.

Quan Tâm về Môi Trường

Một khía cạnh khác về lối sống đạo đức là sự quan tâm đến môi trường, thí dụ như việc sử dụngnước. Sự đóng góp của tôi có thể là ngờ nghệch, nhưng trong nhiều năm qua, tôi không bao giờ tắmtrong bồn tắm, mà chỉ tắm bằng vòi hoa sen. Một bồn tắm cần rất nhiều nước. Có thể là tôi ngớ ngẩn,vì mỗi ngày tôi tắm hai lần, vì thế khối lượng nước mà tôi dùng sẽ như nhau. Dù sao đi nữa, về vấnđề đèn điện, thí dụ vậy, tôi luôn luôn tắt đèn khi ra khỏi phòng. Vì vậy, tôi có một sự đóng gópnhỏ cho nền sinh thái. Thế nên một đời sống đạo đức bắt nguồn từ ý thức trách nhiệm toàn cầu.

Cách Giúp Đỡ Người Khác

Về việc giúp đỡ người khác như thế nào thì có nhiều cách, phần đông tùy thuộc vào hoàn cảnh. Khitôi còn trẻ, bảy hay tám tuổi, lúc tôi đang tu học, vị giáo thọ của tôi là Ling Rinpoche luôn luôngiữ một cây roi. Vào lúc ấy, người anh kế của tôi và tôi học chung với nhau. Đúng ra là có hai câyroi, một cây roi màu vàng – cây roi thánh, dành cho vị Đạo Sư thánh nhân. Nếu bạn dùng cây roithánh, tôi không nghĩ là có bất cứ một cơn đau thánh thiện nào. Việc này có vẻ như một phương phápkhắt khe, nhưng thật ra nó rất hữu hiệu.

Nói cho cùng thì một hành động giúp ích hay gây hại tùy thuộc vào động cơ. Phát xuất từ sự quantâm chân thành cho phúc lợi lâu dài của người khác, các phương pháp có khi khắc nghiệt, có khi nhẹnhàng. Đôi khi ngay cả một lời nói dối nhỏ nhặt cũng có thể giúp ích. Thí dụ, bạn biết là một ngườibạn thân, một người cha hay mẹ của một người bạn ở một nước khác có thể đang bệnh nặng hay sắpchết, nhưng bạn biết rằng nếu bạn nói với người bạn là cha hay mẹ của họ sắp chết, họ sẽ rất bốirối và lo lắng và có thể ngất xỉu. Thế nên bạn nói, “Họ không sao.” Nếu bạn một trăm phần trămkhông muốn làm cho người kia bối rối, thì trong trường hợp này, nếu như nhìn từ khía cạnh quan tâmcho bản thân mình thì một lời nói dối là trái với đạo lý, nhưng từ quan điểm của người kia, nó cóthể là điều thích hợp nhất.

Các Phương Pháp Bạo Động đối đầu với Bất Bạo Động

Thế thì làm thế nào để giúp đỡ người khác một cách hữu hiệu nhất? Điều này không dễ. Chúng tacần có trí tuệ, cần một ý thức sáng suốt về hoàn cảnh và sự uyển chuyển để sử dụng những phươngpháp khác nhau, tùy theo những trường hợp khác nhau. Quan trọng nhất là động cơ của mình: ta cần cósự quan tâm chân thành đối với người khác.

Thí dụ, một phương pháp bạo động hay bất bạo động tùy thuộc rất nhiều ở động cơ. Mặc dù một lờinói dối vô hại tự nó là một điều bạo động, nhưng dựa trên động cơ thì nó có thể là một phương tiệngiúp đỡ người khác. Vì vậy, theo quan điểm ấy, nó là một phương pháp bất bạo động. Trái lại, vì tamuốn lợi dụng người khác nên ta tặng họ một món quà. Ở bề ngoài, đây là điều bất bạo động; nhưngnói cho cùng thì động cơ của ta là muốn lừa đảo người kia và lợi dụng họ, đó là một phương pháp bạođộng. Thế thì bạo động hay bất bạo động tùy thuộc vào động cơ. Tất cả các hành vi của con người đềudựa vào động cơ. Nó cũng một phần nào phụ thuộc vào mục tiêu, nhưng nếu mục đích của ta chỉ là đạtđược mục tiêu và động cơ của ta là tâm sân hận, thì đây là điều khó khăn. Vì vậy, nói một cách rốiráo thì động cơ là điều quan trọng nhất.

Hòa Hợp Liên Tôn Giáo

Từ cuộc thảo luận của chúng ta hôm nay, điều quan trọng nhất mà quý vị nên rút tỉa và mang vềnhà là hãy cố gắng phát triển tâm bình an. Đây là điều mà chúng ta phải nghĩ đến và cưu mang tronglòng mình. Hơn nữa, nếu có một số người trong đại chúng theo tôn giáo và là tín đồ, một trong nhữngđiều mà tôi nhấn mạnh là hãy luôn luôn giữ gìn sự hòa hợp tôn giáo. Tôi nghĩ rằng tất cả các tôngiáo lớn, có thể không kể những tôn giáo nhỏ thờ phượng mặt trời hay mặt trăng, vì họ không cónhiều triết lý, nhưng hầu hết những tôn giáo lớn có một số triết lý hay thần học, và vì các tôngiáo này dựa vào một triết lý nào đó, nó đã được duy trì hàng nghìn năm. Tuy nhiên, bất kể cáctriết lý khác biệt nhau ra sao, tất cả các tôn giáo đều xem tu tập cao điểm nhất là việc thực hànhlòng từ ái và bi mẫn.

Với lòng bi mẫn, sự tha thứ sẽ tự động phát sinh, và rồi lòng khoan dung và toại nguyện cũng sẽphát khởi. Với ba yếu tố này, ta sẽ được hài lòng. Đây là điều thông thường đối với tất cả các tôngiáo. Những điều này cũng quan trọng để mở rộng các giá trị căn bản của con người mà chúng ta đã đềcập đến. Vì vậy, đối với vấn đề này, tất cả các tôn giáo của chúng ta đều hữu ích, vì chúng khuyếnkhích những điều căn bản tạo dựng nên hạnh phúc, bằng cách hướng dẫn con người sống một cuộc đờiđạo đức. Vì tất cả các tôn giáo mang cùng một thông điệp, nên chúng đều có cùng tiềm năng để giúpích cho nhân loại.

Vào những thời điểm và địa điểm khác nhau, các giáo thuyết khác nhau đã ra đời. Đây là điều cầnthiết. Các thời điểm, nơi chốn và cách sống khác nhau xảy ra do sự khác biệt trong môi trường và vìvậy, sự khác biệt về tôn giáo bắt đầu phát triển. Các ý tưởng tôn giáo nào đó thích hợp cho mỗi mộtthời điểm khác nhau, vì thế, chúng [đã được con người vào thời đó tiếp nhận]. Vì vậy, mỗi một tôn giáotồn tại hàng nghìn năm có những truyền thổng riêng của họ. Chúng ta cần có các truyền thống đa dạngphong phú này, vì chúng phục vụ cho những loại người khác nhau. Một tôn giáo không thể phù hợp vàđáp ứng nhu cầu cho tất cả.

Vào thời Đức Phật tại thế, đã có nhiều truyền thống khác với Phật giáo ở Ấn Độ. Đức Phật khônghề có ý cải đạo toàn thể dân Ấn Độ theo đạo Phật. Các tôn giáo khác cũng tốt thôi. Thỉnh thoảng, họcó những cuộc tranh luận với nhau. Đặc biệt là sau thời của Đức Phật, các đạo sư đã tranh luận vớinhau qua nhiều thế kỷ. Những cuộc tranh luận này rất hữu ích, đặc biệt là trong lĩnh vực tri thứcluận. Một học giả từ một truyền thống nào đó sẽ khảo sát triết lý và quan điểm của một tôn giáokhác một cách gắt gao, và điều này khiến cho mọi người suy tư về tôn giáo của mình, về truyền thốngvà cách tranh luận của họ. Điều này tự nhiên sẽ đưa đến sự tiến triển. Trong vài trường hợp, có lẽcác cuộc tranh luận này đã tạo ra một chút bạo động và đó là điều không may; nhưng nói chung, việctranh luận là một sự phát triển lành mạnh.

Ấn Độ là một thí dụ rất tốt về sự bao dung đối với tôn giáo như một truyền thống, trải qua baonhiêu thế kỷ, và nó vẫn sống động ở quốc gia này. Đây là một mô hình tốt cho cả thế giới.

Vào thời xưa, con người sống cô lập và như vậy cũng tốt thôi, nhưng bây giờ chúng ta đã sốngtrong một hoàn cảnh khác. Thí dụ ở Luân Đôn – hầu như đó là một xã hội đa tôn giáo. Thế thì sự baodung đối với các tôn giáo rất quan trọng. Vì vậy, đối với những ai có niềm tin với một tôn giáo,thì sự hòa hợp và khoan dung rất quan trọng. Khi nào các bạn có cơ hội, xin hãy góp phần vào lĩnhvực này.

(Nguồn: Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2017(Xem: 9857)
Hiểu tư tưởng Duyên Khởi thì hiểu Triết học Phật giáo. Thuyết “duyên khởi” là một nền tảng triết lý rất quan trọng trong lời giáo huấn của Đức Phật. Sau khi đắc đạo, Đức Phật đã căn cứ vào lẽ sanh khởi của dukkha (những điều không hài lòng, căng thẳng, khổ đau…) mà nói lên sự liên hệ nhân quả của nó gồm có 12 thứ/ 12 chi. Ngài lập ra thuyết “duyên Khởi”.
22/12/2016(Xem: 28635)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15633)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 9912)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 7325)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 5320)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
31/05/2016(Xem: 13143)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực. Lãnh vực văn chương ở lời nói và viết thành văn, thơ. Ta thường nghe dân Việt nói và viết lời xác định về chữ như : Trắng như tuyết, cứng như đá, mềm như bún, nóng như lửa đốt, lạnh như băng giá, lạnh như đồng, xưa như trái đất, xưa như Diễm, chua như chanh, nắng như lửa đổ, mặn như muối, lạc (nhạt) như nước lã, tối như đêm ba mươi, đen như mực tàu, ốm như ma trơi, bén như gươm, cao như bầu trời, rộng như biển cả, ốm như cây sậy, nhanh như chớp, lẹ như sóc, dữ như cọp, ngu như bò, ngang như cua, v.v…
28/05/2016(Xem: 12925)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 17422)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35463)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]