Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đồng Nhất Thể - Lê Huy Trứ - 2016

17/04/201701:46(Xem: 6056)
Đồng Nhất Thể - Lê Huy Trứ - 2016


Dong Nhat The_Le Huy Tru

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu. 3

1.     Giới Thiệu. 5

2.     Tâm Sự Bí Mật 6

3.     Nhập Đề. 7

4.     Khoa Học Sang Trang, Chạy Quàng. 9

5.     Phật Giáo và Khoa Học Đồng Nhất Thể?. 13

6.     Phật Giáo, Vật Lý Lượng Tử và Tâm Thức. 16

1.1       Hội tụ của vật lý với triết lý Phật Giáo. 16

1.2       Người Quan Sát là một phần tử của hệ thống. 17

1.3       Lượng tử quái gở tạo ra tâm thức. 17

1.4       Tâm tạo ra lượng tử quái gở. 18

1.5       Vậy thì cái quái gở này từ đâu ra?. 19

1.6       Bằng cách nào lượng tử thực tại đi đôi với triết lý của Phật Giáo?. 20

7.     Lân Hư Trần. 23

8.     Vi Trùng Chúng Sinh. 25

9.     Chu Trình Tiến Hóa của Hóa Sanh & Thấp Sanh. 27

10.       Vũ Trụ Vô Lượng Sắc Thể. 28

11.       Vũ Trụ Vô Lượng Vô Sắc Tướng Công. 31

12.       Phật Giáo và Khoa Học Vị Lai 34

13.       Cái gì là bản lai diện mục của Thực Tại?. 35

14.       Không Như Có, Có Như Không. 39

15.       Bi Trí Dũng. 42

16.       Kết Luận. 48

Lời Nói Đầu

 

Đa số chúng ta, ít ra đã có một lần, từng đọc qua lời tuyên bố nổi danh của nhà bác học Albert Einstein, tôi xin dịch lại cho sát ‘ý của Einstein từ Tây sang.’

 

“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ.  Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạo và loại bỏ những giáo điều và thần học.  Bao gồm cả thực tại và tâm linh, nó nên được đặt trên nền tảng của một tôn giáo trí tuệ, vượt trên tất cả những kinh nghiệm của hiện tại,  tự tánh và Tâm Thức, đầy ý nghĩa ‘Đồng Nhất Thể.’ Phật Giáo đáp ứng được công án này.

 

“The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description.” Albert Einstein

 

Như nhiều bật thiện tri thức, học giả và khoa học gia và chính tôi đã viết trong những bài về Phật Giáo và Khoa Học, hầu hết đa số đồng nhất trí và có cùng quan niệm tương tự, đó là Phật Giáo không phải vì thấy khoa học quá văn minh tiến bộ nên bắc quàng làm sang, nhận bà con xa với khoa học hiện đại mà ngược lại.  Khoa học không chứng minh nổi Phật Giáo vì Phật Giáo đi trước khoa học gần 3000 năm từ trong quá khứ và đã vượt xuyên qua khoa học nhân văn hơn 3000 năm trong vị lai. 

 

Albert Einstein cũng từng nói:  “Những điều tôi biết, Đức Phật đã nói ra trong kinh điển Phật Giáo.”  Dĩ nhiên những điều tôi ‘vọng ngữ’ về luật vũ trụ ở đây cũng đã được ‘ngụ ý, ẩn ngữ’ trong những kinh điển Phật Đà.  Không ai cấu tạo ra luật vũ trụ mà nó chỉ là ‘như thị, như vậy.’

 

Tôi sinh ra trong một gia tộc Lương Giáo, thờ cúng ông bà tổ tiên.  Ông nội và Ông ngoại tôi là nho sĩ.  Họ sinh cùng thời với Trần Tế Xương, sau khi triều đình ta bỏ lối thi Hương thi Hội để theo Tây học, người thì trở thành thương gia thành công và người là công chức, thanh nhàn.  Tôi may mắn được sống trong cái tuổi thần tiên đó bên ba má thương, có những dì cậu và ông bà tràn đầy hạnh phúc không biết lo lắng đau khổ là gì và trong những ngày xa xưa đó chỉ có duy nhất bà ngoại tôi là tụng kinh niệm Phật, các cậu dì và tôi thường nghe bà tụng hàng đêm, âm hưởng tức cười vì không hiểu bà tụng tiếng gì mà chính bà cũng không hiểu để giải nghĩa nữa.  Dĩ nhiên, tượng Phật, kinh kệ, hương, chuỗi hạt, chuông mõ là thuộc về ‘mệ’ ngoại tôi nhưng những nải chuối, hoa quả, bánh trái, xôi chè trên bàn thờ là ‘thuộc lòng...của chúng tôi,’ tất cả sẽ chui vào bụng, nằm trong ‘lòng bồ đề’ của chúng tôi sớm hơn dự định.  Tuổi thơ hồn nhiên ở nhà Ngoại, vô tư ăn oản Phật rồi bị ‘nhập tâm’...Phật từ thuở đó mà không hay biết.

 

Khi lớn lên, tôi được đào tạo trong môi trường khoa học tây phương, thuần túy luận lý thay vì triết lý tâm linh và huyền diệu của Phật học.  Tuy nhiên không hiểu sao trong vòng vài năm sau này tôi nhìn đâu cũng ‘méo mó’ Phật Pháp, thấy cái gì cũng là phật là pháp và xử dụng nó như là một phương thức đa dụng để giải thích và giải quyết những cái nợ đời, ‘hiện hữu thực tại’ trong cái cõi Ta Bà, tạm bợ, như điện như ảo này nhất là trên lãnh vực chuyên môn nghề nghiệp của khoa học (Enginering, Math, Science,) thông tin kỹ thuật (Information Technology,) và quản trị kinh doanh (Business Management, Corporated Operations.)

 

Cái nhân duyên Phật mà Mệ ngoại tôi vô tình ‘cấy’ vào các cậu và các dì, và nhất là tôi, nó đã ‘nhập tâm’ cho đến vài chục năm sau mới ‘tái phát.’  Rồi như thế bổng nhiên ‘nó’ đến vào lúc tuổi tôi ‘không’ còn đôi mươi nữa, quá bất ngờ.  Nó tới không thèm chào hello, thỉnh thoảng nó đi bụi đời, bặt đi một thời gian không thèm từ biệt, goodbye, hay gọi về say Hi.  Tôi cũng không màn, lẫn không cố tâm đi tìm gọi nó về; tôi cũng không cố tình bỏ nó mà đi vì tôi ‘không đến, không đi’ chỉ có nó đến và đi xuyên qua tôi, rồi lại đến, đi xuyên qua tôi ‘kéo’ (pull) theo những cái nghiệp ‘khổ đau’ nặng nề, tưởng không chịu đựng nổi nữa.  Cái nghiệp dĩ không biết từ đâu ùn ùn cuốn tới như sóng trọng trường (gravitational waves,) sóng sau đùn sóng trước, chưa kịp đối phó, giải quyết thì nó trôi đi nhanh chóng qua mau, đi xuyên qua tôi như những vô sắc tướng (dark matter) và năng lượng tối (dark energy) trong vũ trụ.

 

Những người mới thành tâm tu học Phật, điều bị xấc bấc xang bang, khốn nạn với cái nghiệp chướng này.  Nó như cái nghiệp xấu, xui xẻo, lù lù, dẫn xác đến làm ta phải hứng chịu đau khổ, trải qua kinh nghiệm với nó, rồi thì oán trời trách Phật: Tại sao tôi ăn hiền ở lành, thành tâm tu hành lại càng bị hứng thêm xui xẻo khổ đau?  Đôi khi tự hỏi lòng: Nếu ‘Nó’ không biết nghĩ thiện làm ác thì cái gì là bản lai diện mục của Nó? 

 

Vì ‘Nó’ quá kinh khiếp (repulsive) cho nên dù muốn dù không, chúng ta bắt buộc phải dùng ‘đài gương, kiếng chiếu yêu,’ để soi thấy được cái nguyên hình (bản lai diện mục) của nó và biết được cái bổn tính của nó.  Bổn tính của ‘Nó’ không phải là ‘yêu quái’ như đa số chúng ta lầm tưởng nhưng nó như là những kim cang khuyên của thập nhị nhân duyên liên miên giáng xuống như sấm sét trên đầu mình.  Tuy tâm tưởng biết như vậy nhưng đa số chúng ta ‘chưa’ đủ nội lực của ‘Cữu Dương Chân Kinh’ lẫn kinh nghiệm hành trì của ‘Càn Khôn Đại Nã Nhi Tâm Pháp’ để phá nổi quái trận kim cang phục ma khuyên này.   

 

Cũng như những phương cách thí nghiệm hiện tại của những công ty trên thế giới, tôi tư tâm, lợi dụng phương tiện khoa học, văn minh của truyền tin trên internet, mạo muội thẩy đại (post) những vấn nạn, công án (koan,) này lên websites để mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau suy nghĩ, giúp nhau thử nghiệm (test) và cố tìm ra những giải pháp hữu hiệu để xoay chuyển thế cơ này.  Tương tự như ông bà ta thường nói: Một cái đầu làm chẳng nên non nước gì, 3 cái đầu cụng lại với nhau thì bể đầu to.  Nhưng tổ tiên chúng ta cũng cảnh cáo rằng ‘lắm thầy Việt, thúi ma Nam.’ 

 

Một cái não của mỗi người Việt chúng ta đã là ‘duy ngã độc tôn’ không cần tới 2, 3 cái ngã độc tôn khác nữa.  Không có ai trong thiên thượng thiện hạ có ‘cái đỉnh cao trí tuệ’ cao hơn ‘Ta’ trừ ‘Ta’ tự cao hơn Ta ra? 

 

Trước khi tiếp tục đàm luận với nhau trên tinh thần học hỏi, thân mật, tha thứ, từ bi quãng đại, miễn chấp nếu có những ai ý bất đồng, tự tâm gợn tí sân si thì ráng mà chịu vì nó không phải là vấn đề trọng đại của tôi và tôi cũng không tròng cái nợ oan gia đó vào cổ mình. 




Đồng Nhất Thể - Lê Huy Trứ - 2016








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2014(Xem: 9049)
Trong luận Đại Thừa Khởi Tín có từ “phát thú đạo tướng” , phân tách Tướng Đạo mà tất cả chư Phật chứng đắc, tất cả chư vị Bồ Tát phát tâm tu hành để mau chứng đắc quả vị Phật. Trên có từ “Phát Thú” nghĩa là phát tâm hướng về, cất bước ra đi hướng thẳng về một mục tiêu nhất định gọi là “Thú Hướng”. “Phát Thú Đạo Tướng” nghĩa là phân định các tướng sai khác của sự phát tâm hướng đến Đạo. Đạo tức là Bồ Đề, Niết Bàn mà chư Phật đã chứng đắc. Đó là Bản Giác, Nhất Tâm Chân Như, tự tướng của Nhất
19/01/2014(Xem: 8725)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
12/01/2014(Xem: 11775)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
25/12/2013(Xem: 6939)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
24/12/2013(Xem: 7917)
Phần khảo sát trong Phật Học Từ Điển (đã trích dẫn) viết về Chân Như như sau: “Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Cái Chân Như thì đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân Như: Tự tánh thanh tịnh, Phật tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng, thật tướng, pháp giới, pháp tánh, viên thành thật tánh, Pháp vị.” Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau: 1/ Vô tướng Chân Như: Chân Như không tướng; là cái thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp. 2/ Vô sanh Chân Như: Chân Như không sanh; các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .
24/12/2013(Xem: 10155)
Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì : “Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẳn). Cái Bổn Gíac ấy do bề trong ung đúc và nhờ cái duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra cái lòng chán chuyện tham cứu thuận theo bổn giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ kêu là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác). Bổn Giác đó tức là bốn đức (thường, lạc, ngã, tịnh) vốn thành sẵn vậy. Thủy Giác là bốn đức mới thành ra sau nầy vậy.”
20/12/2013(Xem: 37345)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 18112)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 8927)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
14/12/2013(Xem: 36168)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]