Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai thứ quý báu nhất của loài người

30/12/201104:17(Xem: 5751)
Hai thứ quý báu nhất của loài người



Hoa Sen Trang
HAI THỨ QUÝ BÁU NHẤT

 CỦA LOÀI NGƯỜI

 

Đức Hạnh

 

Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng.

Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.

            Phật pháp tăng cũng do từ thế gian mà có. Pháp Phật vốn có trong thế gian, đúng như lời lục tổ Huệ Năng nói: “ Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Nhưng phải có con người đi xuất gia làm Tăng, tu hành qua nhiều kiếp, được tỉnh thức, giác ngộ mới tìm thấy Chánh Pháp Phật; như thái tử Tất Đạt Đa đã xuất gia làm Tăng ( đạo sĩ ) tu hành trong nhiều kiếp. Đến kiếp cuối cùng ở ngôi vị thái tử, cũng đi xuất gia làm tăng tu hành suốt sáu năm khổ hạnh trong rừng, được giác ngộ thành phật, tìm ra Chánh pháp. Vì thế được nhân loại tôn xưng là bậc cao quý nhất.

            Cao quý ở đây là tâm không còn bị ô nhiễm bởi các tính tham, sân, si, ác trược, phải thật trống rỗng, trong suốt, sáng rực như các thứ ngọc lưu ly ( Mani ), pha lê ( kim cương )…, cho nên mới gọi phật pháp tăng và các thứ vàng ngọc ( thất bảo) là hai thứ quý báu nhất của loài người là như vậy.

            Không quý báu sao được. Trái đất rộng bao la, nhưng rất ít chỗ trong lòng đất được tạo ra vàng, ngọc. Nhân loại cả tỷ người, nhưng rất ít người xuất gia làm Tăng tu hành đạt đạo giác ngộ thành Phật như thái tử Tất Đạt Đa.

Tâm của chư Phật, Bồ Tát, Tổ sư là tâm ngọc, bởi vì không còn bị các thứ vô minh, phiền não, chấp ngã….chi phối đúng như lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói: “ Ta được sanh ra, lớn lên giữa cuộc đời, ta không bị đời làm ô nhiễm, ta chinh phục đời, ta là Phật”. Vì thế, chư Phật, Bồ Tát, chư vị Tổ Sư suốt đời không bao giờ đeo vàng, ngọc, nhưng vẫn nhận sự cúng dường vàng, ngọc của thí chủ, bởi vì các thí chủ có tấm lòng quý trọng Phật, Bồ Tát, chư tổ như quý trọng vàng ngọc.

            Để hằng thuận tâm con người tôn kính cúng dường, đúng như nguyện thứ chính của Đức Bồ Tát Phổ Hiền là luôn luôn mở lòng hằng thuận chúng sanh. Cho nên chư Phật, Bồ Tát, Sư tổ hoan hủy chấp nhận sự cúng dường vàng ngọc của thí chủ. Điều ấy được thấy rõ ở trường hợp Thái Tử Kỳ Đà đem vàng đến cúng dường Phật, bằng cách đem vàng lát trên mặt đất Tịnh Xá Phật tại vườn ông Cấp Cô Độc trong thành Xá Vệ.

            Cũng như được thấy trong Kinh Phổ Môn có đoạn nói: Bồ Tát Vô Tận Ý đem chuỗi ngọc cúng dường cho Bồ Tát Quan Thế Âm, nhưng Bồ Tát Quan Thế Âm không nhận. Sau đó được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khuyên Bồ Tát Quan Thế Âm nên nhận để cho Bồ Tát Vô Tận Ý được vui lòng, được phước đức. Bồ Tát Quan Thế Âm liền hoan hỷ nhận chuỗi ngọc, nhưng Bồ Tát Quan Thế Âm phát tâm cúng dường lên Đức Thích Ca nửa chuỗi, còn lại đem cúng dường vào tháp Phật Đa Bảo.

            Sở dĩ con người trong các giới xã hội đem dâng cúng vàng ngọc cho chư Phật, Bồ Tát, Tổ Sư như vậy là vì nhìn thấy quý ngài đều có cái tâm đại bi, đại trí biết thương yêu tòan thể chúng sanh, nên không nỡ ngồi nhìn chúng sanh gây chiến tranh giết chóc, đánh phá, chia rẽ, hận thù nhau…phải luôn ra đi làm sứ giả hòa bình, dấn thân vào mọi giai cấp, không phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa…để tìm phương cách cứu khổ, đem lại an vui, hạnh phúc cho nhân loại bằng giáo pháp phật, giống như các thứ vàng ngọc có sức mạnh đem ấm no vật chất, an vui, hạnh phúc và làm đẹp bản thân con người.

            Do vì nhìn thấy chư Phật, Bồ Tát, Tổ Sư có tâm trong sáng như các thứ ngọc Mani ( lưu ly), kim cương ( pha lê ) mã não….cho nên gặp được các khối ngọc liền đem tạc thành tượng Phật ngọc. Các thứ tượng Phật, Bồ Tát, Tổ Sư bằng đá, gỗ, giấy, đều có khắc, vẽ chuỗi ngọc, người ta nấu vàng phết lên các pho tượng. Có những nơi, người ta đem vàng đúc thành tượng Phật với nhiều cỡ lớn nhỏ. Điều đó được thấy ở Campuchia, Lào và Thái Lan, trong chùa của họ đều có Phật bằng vàng để tỏ lòng tôn kính, quý trọng, cũng như để biểu tượng cho pháp thân chư Phật, Bồ Tát đều có ánh hào quang vàng rực như vàng, trong suốt như các loại ngọc.

            Với chư vị Tăng trong phật giáo tại các nước trên thế giới nói chung, cũng có nhiều vị chân tu có tâm phật ngọc thật trong sáng như kim cương, pha lê, lưu ly do không còn bị ô nhiễm bởi các tính vô minh, chấp ngã. Tâm đó là tâm phật, có năng lực giao tiếp với chư Phật, Bồ Tát đúng như lời Phập nói: “ Tâm Phật, chúng sanh thường rỗng lặng, là đạo cảm thông không thể nghĩ bàn”

Vì thế cho nên, Đức Lạt Ma Zopa Rinpocher đã được Đức Bồ Tát Phổ Hiền đến gặp ngài trong lúc ngài đang ngủ trong đêm, gọi là nằm mộng. Giấc mộng này được gọi là mộng vàng, vì rất là mầu nhiệm trên hai cơ sở vật chất hiện thực và tinh thần.

Vật chất hiện thực, đó là chỉ cho thấy tảng ngọc to lớn nằm sau trong làng đất, cùng với ánh sáng xanh biếc của khối ngọc với diện tích cả hai cây số vuông. Về tinh thần, đó là tâm truyền tâm, trong đó chứa đựng tư tưởng thỉnh Phật ngọc trụ thế, mà vai trò của các trưởng tử Như Lai, là phải biết giá trị vô giá và công dụng của tảng ngọc, là được khai quật, tạc thành hình tượng của đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, là bài pháp không lời, có sức mạnh đánh thức tâm ý con người trong các giới, các nơi, ai đó đã và đang gây cho đồng loại, đồng bào, đồng môn bị thương tích, chết chóc, khổ đau, buồn phiền, chia rẽ, hận thù, oán ghét, đánh phá, vu khống nhau…do còn những tính tham, sân, si, nhân ngã, danh lợi, ác trược, chấp trước… là con đường dẫn tới ba đường ác, không thể tránh khỏi, thì hãy đến chiêm bái Phật ngọc. Từ đó con người sẽ được nghe bài pháp không lời từ pho tượng Phật ngọc phát ra rằng : “ Tâm Phật, chúng sanh thường vốn rỗng lặng. Ai đó chưa được rỗng lặng, phải tạo cho được rỗng lặng, trong sáng như Phật ngọc bằng con đường tu tập để giải thoát cho mình mai sau. Còn hiện tại thì đem lại an bình, hạnh phúc cho mọi người, là một thứ phước đức lớn”.

Với chư tăng trong Phật giáo trên thế giới, ai cũng dư biết các thứ ngọc được biểu thị cho pháp thân chư Phật, Bồ Tát, Tổ sư đắc đạo. Cho nên sau khi tỉnh giấc mộng vàng ngọc ấy, đức Lạt Ma Zopa Rinpocher đã biết được công việc về tinh thần trong giấc mộng, mà người Tăng bảo phải làm gì sau đó bằng nhiều hình thức hiện thực qua tảng ngọc. Do vậy, ngài Lạt Ma Zopa Rinpocher gọi điện thoại cho hai đệ tử của ngài là ông bà Ian Green ở Úc Châu được biết và mời qua VancouverCanada. Từ đó, thầy trò bàn luận với nhau về giấc mộng mầu nhiệm, vì biết được chính xác vị trí của tảng ngọc mười tám tấn và ánh sáng của ngọc. Sau đó, ông bà Ian Green phát tâm khai quật tảng ngọc và vâng lời Đức Lạt Ma Zopa Rinpocher là đem tạc thành tượng phật Thích Ca Mâu Ni. Tạc thành xong tượng phật, Đức Lạt Ma Zopa Rinpocher đặt tên tượng là “ Phật ngọc hòa bình thế giới” và nhã ý nên đem triễn lãm vòng quanh thế giới để kêu gọi nhân loại ngưng chiến tranh, đem lại hòa bình.

Trong các kinh phật thường đề cập đến “ Tâm phật trong sáng như ngọc, kim cương, pha lê. Thân Phật trong sáng như Mani lưu ly.

Ai được có tâm phật như vậy, là có ngay con đường giải thoát, cho nên mới nói rằng Tam bảo ba ngôi báu. Các thứ vàng ngọc là vật quý của thế gian. Qua đây cho ta thấy chữ “ bảo” tức là báu vật thuộc tinh thần. Còn chữ “ qúy “ thuộc vật chất. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng gọi ba ngôi Phật Pháp Tăng là ba viên ngọc quý. Cho nên, chữ quý chỉ cho Phật Pháp Tăng, được cắt nghĩa là hiếm có.

            Hai chữ “ quý “ và “ báu “ được chỉ cho các thứ vàng ngọc và Phật Pháp Tăng, gọi là quý báu. Các thứ vàng ngọc có bản thể hiện thực hữu tướng, còn Phật Pháp Tăng thuộc tâm linh vô tướng khó thấy.

            Các thứ vàng ngọc, chúng tự cấu tạo lấy bản thể. Từ những khối đất trong lòng đất biến dạng qua thành đá, càng lúc càng rắn chắc, làm cho bản thể của đá tuần tự chuyển đổi thành vàng, ngọc, kim cương…với thời gian cả trăm năm, ngàn năm.

            Sự chuyển đổi bản thể của đất qua đá, đá thành vàng, ngọc. Chính là sự thải ra những chất dơ, nhớp, cặn bã trần cấu. Chỉ còn lại chất tinh túy, tinh khiết, không còn tỳ vết, sáng rực, trong suốt muôn đời, không thể bị nhiễm các chất hôi thúi, bùn lầy, đất cát... Dù cho bị rơi vào hầm xí, bị gói vào miếng vải dơ…vàng ngọc vẫn là vàng ngọc sau khi được dội nước sạch. Về Phật Pháp Tăng dù là ba ngôi, nhưng chỉ có một. Một đó là Tăng. Tăng tu hành được giác ngộ thành Phật, tìm ra Chánh Pháp. Cho nên trong Tăng được có Phật và Pháp. Cả ba, ngôi báu xuất xứ từ thế gian.

Phật được xuất phát từ con người. Con người biết xử dụng chánh pháp trên đường tư tập để thải hồi tất cả những tính tham, sân, si, nhân ngã, vô minh, ác trược…ra khỏi tâm thức thật rốt ráo, không còn một mảy may nào phiền não, thật trống rỗng, trong sáng như ngọc. Tâm đó là Tâm phật, là phật ngọc.

            Con người bất luận là ai, được có tâm phật ngọc, người đó là Phật ngay hiện tiền không đâu xa. Con người được có tâm phật ngọc rồi, dù cho bị ở vào các cảnh giới đầy biển sắc dục tình, tâm không hề bị nhiễm ô, lây động, vẫn an nhiên, thanh tịnh hay được đi vào giữa trường đời đầy ma lực vật chất, tiền tài, danh lợi, địa vị, chức tước trong vai trò đem đạo vào dòng đời để dắt dẫn con người vượt thoát biển mê, qua bờ giác ngộ, tâm vẫn là phật ngọc, luôn an định trước các biển sắc dục tình thế gian, không hề bị các sắc trần chi phối quyến rũ, giống như những thỏi vàng, viên ngọc bị rơi vào hầm xí, bị gói trong miếng vải dơ. Bản thể vàng ngọc vẫn là vàng ngọc.

            Người xưa có quan niệm rằng: các giới vua, chúa, bá tước, quan quyền, gọi là giai cấp quý tộc, mới được có vàng ngọc. Cho nên chữ “ quý “ ở lĩnh vực này có hai nghĩa là Sang, là hiếm có. Do vậy, đeo vòng ngọc vào tay, ở cổ.

            Ngày nay, người nào có nhiều tiền là có vàng, có ngọc, là có làm sang cho bản thân đủ kiểu vòng vàng, vòng ngọc, do vậy chữ “ quý “ không còn độc quyền của vua chúa, bá tước làm sang nữa.

Chữ “ báu “, được dịch từ tiếng Trung Hoa là “ Bảo”. Báu ở đây cũng có nghĩa là hiếm có, thuộc tâm linh, chỉ cho vị Tăng chân tu đắc đạo giác ngộ được thành Phật, tìm ra ba ngôi báu. Chứ không gọi là ba ngôi quý ( tam quý ). Sở dĩ có một vài chư tôn đức gọi Phật Pháp Tăng là ba viên ngọc quý, cũng là hàm ý ám chỉ cho ba ngôi Phật Pháp Tăng rất hiếm có mà thôi! Chứ không phải Quý ở nghĩa sang đối với Phật và Tăng. Chính thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ ngôi vị vua chúa là giai cấp quí tộc, làm người dân thường, xuất gia tu khổ hạnh ở ngôi vị khất sĩ ( xin ăn) từ lúc tu hành, cho đến khi thành Phật, nói Pháp Độ Sanh, vẫn làm Khất Sĩ, thì đâu còn quý tộc nữa mà làm sang!

            Vì thế nên, hai chữ Quý và Báu dù có chung nghĩa là hiếm, nhưng rất khác nhau về hình thể và sự cấu tạo. Chữ Quý chỉ cho đất đá tự kết tinh thành vàng, ngọc hữu thể. Còn chữ Báu chỉ cho con người. Người ấy là Tăng, gồm có hai giới xuất gia Tăng Ni và tại gia Cư Sĩ Phật tử, chứ không phải Tăng chỉ riêng cho Tăng Ni. Cả hai giới đều đi tìm cho mình con đường giải thoát bằng phật pháp, cho nên ai cũng lấy Phật pháp kết tinh tâm mình thành tâm Phật ngọc, là tâm trống rỗng, không còn mảy may trần cấu, qua quá trình công phu tu luyện với thời gian không hạn định là bao giờ, tức là không lâu hay mau, đủ để đạt được tâm phật ngọc là được.

            Con người được giàu có vàng, ngọc, không có tâm Phật Ngọc, thì luôn luôn thích làm sang cho bản thân mình bằng vàng, ngọc đủ kiểu, đủ cỡ, cùng phục sức thật là thời trang.

Con người được giàu về Tâm Phật Ngọc thì luôn luôn thấy mình là con của Phật, đang giống Phật ở chỗ tâm vô ngã, từ bi, trí tuệ là bức thông điệp, là những tiếng chuông thường hằng cảnh  tỉnh tâm hồn mình luôn nhớ rằng mình đã quay về ( quy y) Đức Phật là đấng phước trí vẹn toàn, được học và tu tập giáo pháp của Phật, là cái đạo thoát ly tham dục. Chính là đặc thù của đạo phật mang tính chất giải thoát cho mình, cho chúng sanh ra khỏi sanh tử luôn hồi khổ đau, đến bờ giác ngộ. Thì không vì một lý do nào, có thể đủ can đảm quay lưng Phật, quay lưng chư vị tổ sư, phá bỏ giới lục hòa, chạy theo các thế lực tham dục đầy ba đường ác, sẽ gây khổ đau cho mình và người, là hành động không thể có đối với bổn chúng đệ tử phật có tâm phật ngọc. Từ lúc Phật còn tại thế đến nay, đúng với những câu: “ Hạnh phúc thay Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay giáo pháp xương minh – Hạnh phúc thay Tăng già hòa hợp. Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu “.  Cho nên trong bốn chúng đệ tử phật, ai được có tâm Phật ngọc, là sự nghiệp xây dựng cõi tịnh độ vào tâm thức cho mỗi con người hiện tiền ngay thực tại kiếp này bằng nhiều phương tiện giáo vụ khác nhau, giống như xây dựng một ngôi nhà vật chất. Trong đó có phần cơ bản như nền móng, cột kèo, tường, mái…

Cũng như vậy, ngôi nhà Tịnh Độ tâm linh cho con người được xây dựng bằng phật pháp trên nền tảng cơ bản vừa phước vừa trí tương duyên nhau. Trong đó xây dựng những pho tượng Phật, Bồ Tát bằng đá, bằng gỗ, đồng, vàng, ngọc ngay tại các nơi chốn dễ nhìn thấy, đó là trong sân chùa, công viên, bên đường đèo, trên ngọn đồi, dưới cây đại thọ, trong tháp…Để cho con người đến lễ bái, cúng dường tạo phước, cũng như được thức tỉnh tâm hồn thấy mình là người có nhiều tội lỗi, liền bắt chước làm theo hạnh lành của Phật, Bồ Tát mà lo xây dựng cho mình một cõi Tịnh độ trong lòng, để cho đời sống mình và người được an bình, hạnh phúc hơn xưa. Qua đó, cho ta thấy xây dựng các pho tượng Phật, Bồ Tát bằng vàng, ngọc, đá, gỗ…đứng, ngồi tại bất cứ nơi đâu trong chánh điện, ngoài sân chùa, ở công viên, bên đường đèo, trên đồi núi, mà đệ tử phật xuất gia, tại gia có tâm phật ngọc đã làm từ xưa nay trên các nước có đạo phật hiện hữu. Chính là đã thực hành hạnh nguyện thứ bảy của Bồ Tát phổ Hiền, đó là thỉnh Phật trụ thế.  

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2010(Xem: 6321)
Ðức Phật — Ðấng hoàn toàn giác ngộ — thuộc họ Gautama tên là Siddartha. Danh xưng Tất-đạt-đa có nghĩa là Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh...
02/12/2010(Xem: 18321)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
28/11/2010(Xem: 5441)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 3975)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 3782)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 11779)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 7805)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 9757)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 3420)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 3605)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567