Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Ca Tỳ Ma La (Kapimala) (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm trình pháp)

15/09/202012:31(Xem: 19530)
Tổ Ca Tỳ Ma La (Kapimala) (Bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm trình pháp)

85_TT Thich Nguyen Tang_To Ca Ty Ma La


Nam mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng về Tổ  thứ 13, Ngài tên Ca Tỳ Ma La (Kapimala), Ngài  ra đời vào thế kỷ thứ hai Tây lịch trong 1 gia đình theo ngoại đạo. Ngài nổi tiếng về huyển thuật và phù phép. Ngài hoá thành con sâu đến trộm nghe pháp lúc Tổ thứ 12, Mã Minh đang giảng, và được Tổ Mã Minh bắt gặp và ngài phải lộ nguyên hình, đảnh lễ xin sám hối và cầu xuất gia tu học theo Tổ. Ngài có phước duyên dự  một đại giới đàn long trọng,  Tổ cung thỉnh  500 vị A La Hán chứng minh, có 3000 giới tử thọ giới và Ngài đã đắc giới thể thanh tịnh, hương thơm của giới thể tỏa ngát ngay trong ngày thọ giới. 
Bạch Sư Phụ, cảm ơn Sư Phụ kể câu chuyện thọ giới này, con rất thích chi tiết trên, nhờ SP diễn tả, con mới biết sự trọng thể trang nghiêm thanh tịnh của đại giới đàn truyền giới , và
nhất là quy tắc đại giới đàn vẫn được truyền Đăng tục diệm từ Đức Thế Tôn xuyên suốt hơn 26 thế kỷ qua, từ Ấn Độ cho tới ngày nay trên quê hương VN  và các nước trên thế giới.

Con mơ ước được đứng một góc nào đó trong giới đàn, tĩnh lặng, xúc động ...thành tâm chiêm ngưỡng :

1- giới đàn trang nghiêm
2-giới Sư thanh tịnh
3- giới tử chí thành
Và một kiếp nào đó, nếu con không được về cõi Tịnh của Đức A Di Đà, thì con được dự một giới đàn lung linh kỳ vĩ như thế.
Tổ Ca Tỳ Ma La sau khi đắc pháp , đến Trung Ấn giáo hoá . Ngài đi về phía nam của chân núi gặp một con rắn thần dài 1 dặm (hơn 1000 mét) theo Ngài rồi bỏ đi.
Khi Ngài đến hang đá gặp một ông già râu tóc bạc và được biết là từ con rắn hoá ra .
Ông già cho biết trước kia ông là một tỳ kheo nhưng vì tánh sân nổi lên khi bị quấy phá nên bị đọa làm kiếp rắn 1000 năm.
Bạch Sư Phụ, khi nhớ hình ảnh vị tỳ kheo bị hoá kiếp làm rắn, con sợ quá, con nguyện cố gắng tu tập không khởi niệm Sân nữa, con kính niệm Phật A Di Đà từ bi tế độ cho con .
Vị tỳ kheo được tổ khai thị, và trình tổ là cách đây 10 dặm (khoảng 16 cây số) , có một vị ở dưới tàng cây thường nói pháp, Tổ liền lên đường tìm vị này.
Ngài Long Thọ  chào hỏi và trong tâm nghi ngờ trong tâm Tổ chưa là 1 vị đắc đạo.
Tổ đọc được ý nghĩa đó của Ngài Long Thọ và khuyên bảo Long Thọ xuất gia tu học. 
Ngài Long Thọ quy Phục, sụp lạy sám hối và xin xuất gia và được Tổ Ca Tỳ Ma La ấn chứng truyền kệ :
"Pháp không ẩn không hiển,
Nói là mé chơn thật,
Ngộ pháp ẩn hiển nầy,
Chẳng ngu cũng chẳng trí ".
Pháp không ẩn cũng không hiện chính là Phật tánh, pháp này không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được. "Không ngu cũng không trí" là ý Tổ muốn hành giả phải vượt lên trên nhị biên, là 2 phạm trù: có-không, thường-đoạn, vọng-chơn, phàm-thánh, vì còn nhị biên là còn đối đãi, còn đối đãi là còn phiền não, còn phiền não là còn luân hồi khổ đau.
Sư phụ có dẫn trong Kinh 42 chương, Phật dạy rằng " Phápcủa Như Lai dạy rằng niệm vô niệm niệm, ngôn vô ngôn ngôn, hành vô hành hành, tu vô tutu, chứng vô chứng chứng".
Trong Kinh Niết Bàn Phật cũng dạy ý này: “Người vô sở đắc là trí tuệ. Người hữu sở đắc gọilà vô minh” (Vô sở đắc giả tắc danh vi huệ, hữu sở đắc giả danh vi vô minh).

Có nghĩa là hành giả tu tập muốn giải thoát phải ly khai mọiý niệm dính mắc về pháp môn, không trú trước trên sở đắc, sở chứng của mình, phải tự tại thong dong.

Con cảm ơn Sư Phụ đã  từ bi hoan hỷ ban pháp vị cam lộ nhiệm mầu mỗi ngày, không ngừng nghỉ trong hơn 100 ngày nơi đạo tràng viễn thông livestream qua facebook Trang Nhà Quảng Đức .
Con kính tri ơn Sư Phụ, vì hạnh nguyện hóa độ mà đem ánh sáng Phật Pháp sẻ chia cho hàng đệ tử chúng con trong mùa giản cách xã hội vì dịch cúm covid-19.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2015(Xem: 12089)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
24/07/2015(Xem: 15927)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
19/07/2015(Xem: 10498)
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn Như là Như Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn Như là Pháp Thân. Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau: 1/- Chân Như lập ra 2 nghĩa: - Hòa Hiệp: sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”. (2)- Không Hòa Hiệp: Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”. Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
02/07/2015(Xem: 15212)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
01/07/2015(Xem: 23851)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 11049)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 30617)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 9609)
Bài Tâm Kinh Bát Nhã có tất cả 7 chữ 'Không" trong đó chữ "Không Tướng" đã được đề cập, ngay ở câu văn thứ ba: "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không Tướng..."(Xá Lợi Tử ! Tướng Không của các pháp...). Nếu hiểu 'chư pháp' (các pháp) ở đây chính là các pháp đã vừa được nêu ra ở câu văn thứ nhì ("Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị") thì các pháp này chính là Ngũ Uẩn pháp và chính câu văn kinh thứ nhì này đã khai thị về Không Tướng (và cả Không Thể) của Ngũ Uẩn.
15/06/2015(Xem: 23377)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/06/2015(Xem: 6432)
Các thuật ngữ Shanshin, Daishin, Kishin, Roshin, Tenzo... trên đây là tiếng Nhật gốc Hán ngữ và đã được giữ nguyên trong bản gốc tiếng Pháp. Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]