Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Triết Lý Tây Phương Giúp Gì Cho Các Phật Tử

27/05/201906:01(Xem: 5786)
Triết Lý Tây Phương Giúp Gì Cho Các Phật Tử
phat thanh dao


Triết Lý Tây Phương Giúp Gì Cho Các Phật Tử

William Edelglass - Huỳnh Kim Quang dịch

Giới thiệu: Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng.
Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên  trang mạng Lion’s Roar.
 
Vào đầu thập niên năm 2000s, tôi dạy triết Tây cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics tại Dharamsala, Ấn Độ. Quý chư tăng này rất thích thú khám phá ra tầm nhìn mới vào những vấn đề mà họ đã theo đuổi trong triết lý Phật Giáo, và những vấn đề mới mà họ chưa bao giờ quan tâm đến.
Gần đây tôi đã nhắc nhở các môn sinh của tôi tại Dharamsala khi một pháp hữu đặt vấn đề tại sao việc nghiên cứu triết học Tây Phương có thể có lợi lạc nào đó cho người tu tập hiện nay.
Phật Giáo cung cấp một truyền thống rộng lớn của sự phản ảnh triết lý và đạo đức. Nhưng các truyền thống chỉ chấp nhận tới mức độ mà họ giải quyết kinh nghiệm và những quan tâm của mỗi thế hệ mới xuất hiện.
Các mối quan tâm hiện nay của chúng ta gồm sự bình đẳng và bất bình đẳng, việc điều hướng sự khác biệt trong các xã hội đa văn hóa, sự biến đổi khí hậu, và tính phổ biến của kỹ thuật thông tin. Việc hiểu biết cách nói năng, hành động và suy nghĩ thiện xảo trong bối cảnh hiện tại đòi hỏi chúng ta đi sâu vào các mối quan tâm này. Là các Phật tử, chúng ta không nên sợ hãi việc tiếp thu tư tưởng Tây Phương khi nó có thể giúp ích cho công cuộc dấn thân này.
Ngược lại với nền Phật Giáo tiền hiện đại, sự bình đẳng đã là mối quan tâm chính của triết học Tây Phương kể từ triết gia Plato và Aristotle. Lý thuyết chính trị Tây Phương -- dạy chúng ta về nhân phẩm và nhân quyền – truyền đạt cho người Phật tử dấn thân hiện nay phản ứng đối với sự bất công. Và triết học môi trường Tây Phương truyền đạt nền Phật Giáo sinh thái, một sự đáp ứng của Phật giáo hiện đại đối với vấn đề mà các tác giả Phật Giáo năm xưa chưa bao giờ đối mặt. Các truyền thống trí thức Tây Phương cung cấp nhiều nguồn kiến thức có thể giúp chúng ta chú tâm về mặt đạo đức khi người Phật tử sống trong thế giới với các cấu trúc xã hội áp bức và chỉnh đốn các hệ thống thiên nhiên.
Nhưng là những Phật tử, chúng ta cũng nên cởi mở để học hỏi từ triết học Tây Phương trong các lãnh vực mà các truyền thống Phật Giáo mô tả rất chi tiết rõ ràng, như tâm, thế giới, và nghĩa lý. Các triết gia Tây Phương đã khảo sát tỉ mỉ những vấn đề tương tự như vậy; đôi khi các tư tưởng và những tranh luận của họ làm sáng tỏ những phân tích của Phật Giáo. Bởi vì trí tuệ nội quán là điều kiện cần thiết cho sự tỉnh thức, và là phương thức quan trọng để đạt được điều này – như nhiều học giả Phật Giáo truyền thống đã nhấn mạnh – là thông qua sự tranh luận hợp lý và thiền phân tích, chúng ta nên cởi mở đối với sự liễu giải sâu hơn, bất luận nguồn cội của nó là gì.
Để biết rõ các phương thức mà những văn bản Phật Giáo cổ xưa có thể thách thức suy nghĩ của chúng ta, chúng ta nên biết về các khung cảnh diễn giải thông qua đó chúng ta bắt gặp chúng. Đối với nhiều người trong chúng ta, điều đó có nghĩa là các định hướng văn hóa và triết lý của sự hiện đại của Tây Phương. Tư tưởng Tây Phương có thể giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta có thể tìm thấy sự hấp dẫn một hình thức Phật Giáo không đặt nặng truyền thống, thần thoại, và nghi lễ và đánh giá cao tâm lý học, sự sáng tạo, thiên nhiên, dấn thân xã hội, và sự chứng thực về đời sống này và khoảnh khắc hiện tại.
Các văn bản Phật Giáo xưa nói với chứng ta từ bên ngoài giáo nghĩa của chính chúng ta và thách thức chúng ta suy nghĩ cách khác; tuy nhiên, nếu chúng ta không hiểu các khuôn khổ diễn giải của chúng ta thì chúng ta chỉ có thể thấy dự phỏng về sự sáng tạo của chính mình.
Khi Phật Giáo đã phát triển tại Ấn Độ và truyền bá tới các bối cảnh văn hóa khác, nhiều triết gia Phật Giáo đã thu hút nhiều nguồn khái niệm mới để nối kết với Phật Pháp. Phật Giáo đã chuyển đổi và tự biến đổi qua mỗi nền văn hóa mà nó đã thâm nhập vào, khi mọi người làm quen với các giáo nghĩa của Phật Giáo về duyên khởi và vô thường.
Các môn sinh của tôi tại Dharamsala đã đi theo tuyền thống lâu đời của chư vị tăng sĩ-học giả Phật Giáo là những người nghiên cứu giáo lý bên ngoài tông phái của họ, cả Phật tử và không Phật tử, việc đánh giá phê bình và việc tổng hợp các tư tưởng có vẻ hiệu quả nhất đối với việc đạt được sự liễu giải và chuyển hóa khổ đau.
Phật Giáo được truyền bá sang Tây Phương bởi các di dân và những nhà truyền giáo vốn đã là sự lai hợp, được truyền đạt bởi vô số truyền thống trí tuệ và văn hóa.
Sự lai hợp của Phật Giáo Á Châu và tư tưởng Tây Phương có thể làm nhụt chí các hành giả là những người tìm kiếm một nền giáo lý thuần túy, đích thực đã thừa truyền từ các bậc thầy thời tiền hiện đại, không bị nhiễm bởi Tây Phương.
Phải thừa nhận rằng, chúng ta nên thận trọng về một nền Phật Giáo bị bật gốc khỏi truyền thống lâu đời; niềm tin vào Đức Phật, vào Giáo Pháp của Đức Phật, vào cộng đồng Tăng Già là những người thực nghiệm giáo pháp trong quá khứ và hiện tại; và trong khả tính của chính chúng ta về sự chuyển đổi là yếu tố quan trọng của đạo Phật.
Nhưng sự cởi mở đối với các phương thức mà trong đó các truyền thống Tây Phương có thể giúp chúng ta khai phóng tâm thức khỏi sự bối rối và đáp ứng khéo léo hơn đối với chúng sinh là hoàn hảo trong việc giữ gìn truyền thống Phật Giáo.
Ngay dù chúng ta nhớ rằng tận cùng thì giáo pháp vượt ngoài ngôn ngữ và khái niệm, chúng ta hãy chào đón việc mở rộng của giáo pháp tại Tây Phương khi giáo pháp ấy truyền đạt cho thế hệ mới.

Độc giả có thể đọc bản Anh ngữ tại địa chỉ sau đây:

https://quangduc.com/a65580/how-buddhists-can-benefit-from-western-philosophy








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2015(Xem: 15923)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
19/07/2015(Xem: 10497)
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn Như là Như Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn Như là Pháp Thân. Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau: 1/- Chân Như lập ra 2 nghĩa: - Hòa Hiệp: sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”. (2)- Không Hòa Hiệp: Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”. Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
02/07/2015(Xem: 15210)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
01/07/2015(Xem: 23843)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 11045)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 30607)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 9608)
Bài Tâm Kinh Bát Nhã có tất cả 7 chữ 'Không" trong đó chữ "Không Tướng" đã được đề cập, ngay ở câu văn thứ ba: "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không Tướng..."(Xá Lợi Tử ! Tướng Không của các pháp...). Nếu hiểu 'chư pháp' (các pháp) ở đây chính là các pháp đã vừa được nêu ra ở câu văn thứ nhì ("Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị") thì các pháp này chính là Ngũ Uẩn pháp và chính câu văn kinh thứ nhì này đã khai thị về Không Tướng (và cả Không Thể) của Ngũ Uẩn.
15/06/2015(Xem: 23373)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/06/2015(Xem: 6429)
Các thuật ngữ Shanshin, Daishin, Kishin, Roshin, Tenzo... trên đây là tiếng Nhật gốc Hán ngữ và đã được giữ nguyên trong bản gốc tiếng Pháp. Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
11/06/2015(Xem: 11769)
Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm và Phát Khởi Bồ Đề Tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 giảng. Thích Hạnh Tấn dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]