Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thoát Khỏi Khổ Đau Qua Trực Nhận Duyên Khởi

12/01/201807:41(Xem: 7000)
Thoát Khỏi Khổ Đau Qua Trực Nhận Duyên Khởi

 

 Dalai lama_2015 (9)

 
    Thoát Khỏi Khổ Đau Qua Trực Nhận Duyên Khởi
His Holiness Dalai Lama
Thích Minh Chánh chuyển ngữ


 

Vấn đề chủ yếu trong tác phẩm Trung Quán Luận của Long Thọ là tánh không. Ý nghĩa cốt lõi của tánh không như chúng ta đã biết là tánh không trong điều kiện duyên khởi.Trong các kệ tụng vi diệu, Long Thọ tỏ lòng kính trọng đức Phật như một vị thánh diễn giải các pháp thoại về duyên khởi với năng lực siêu nhiên. Vì vậy, Long Thọ ca ngợi  đức Phật là một vị đạo sư vô song. Theo đạo Phật, nền tảng giáo lý duyên khởi là điều rất quan trọng.

         
Trong kinh Duyên Khởi, đức Phật tuyên bố rằng nếu ai thấy được bản chất của duyên khởi, thì thấy được Phật, Pháp, Tăng. Chúng ta có thể hiểu lời tuyên bố này là bất cứ người nào thấy rỏ bản chất của duyên khởi, thì lãnh ngộ được bản chất của Pháp trên nhiều cấp độ khác nhau. Ví dụ, khi hiểu được cốt lõi của duyên khởi trong điều kiện nhân quả, thì có nghĩa chúng ta hiểu được bản chất của pháp theo điều kiện thuyết nhân quả. Trên cơ sở này, chúng ta có thể thiết lập một nền tảng vững chắc cho lối sống có quy luật đạo đức hợp lý và quan điểm đúng đắn về thuyết nghiệp báo này được xem là một cấp độ nhìn nhận đích thực về Pháp.

          Tuy nhiên, khi hiểu được ý nghĩa của thuyết duyên khởi ở cấp độ cao hơn, nơi chúng ta thấy rỏ sự phụ thuộc không chỉ là điều kiện nhân quả mà còn thấy sự phụ thuộc ở cách các pháp, rốt cuộc, bắt nguồn từ mối quan hệ phức tạp, rắc rối của tương tác qua lại giữa nhãn hiệu và tên gọi v.v, thì cấp độ hiểu biết về triết thuyết duyên khởi này trực tiếp cho chúng ta một sự thấu hiểu tánh không. Nhờ vậy, nhận thức về bản chất của Pháp được đặt trong một cấp độ sâu sắc hơn nhiều.

          Như Lai có nghĩa là “người đến như vậy” (hoặc người đến từ Chân như). Trạng thái Phật quả, nếu được hiểu là một trạng thái nơi mà tất cả các khái niệm diễn đạt và tất cả hình thức nhị nguyên đã được chuyển hóa thành trạng thái thanh tịnh, trạng thái hạnh phúc và an vui hoàn toàn, thì chúng ta có thể nói rằng Phật quả là trạng thái đến như vậy từ trong Pháp thân[1]. Theo quan điểm này, Như Lai có thể được hiểu là Pháp thân, thân chân thật, thân Phật thực tại. Nếu chúng ta cho rằng Như Lai có nghĩa  “đến” hơn là “đi”, thì Như Lai được hiểu là Báo thân[2] và Hóa thân[3] hoặc sắc thân, thân vật lý hoặc biểu hiện thân xuất phát từ Pháp thân. Do đó, Như Lai hoặc Phật quả được hiểu theo hai phạm trù là Pháp thân và Sắc thân (Báo thân và Hóa thân).

          Nói một cách tổng quát, nguyên lý duyên khởi là nền tảng cơ bản cho tất cả các trường phái Phật giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu nguyên lý duyên khởi vói mức độ tinh tế dựa trên tánh không, thì đó là nền tảng cơ bản của các trường phái thuộc tư tưởng trung đạo, Trung Quán tông. Ở đây, một số các bạn có lẽ quen thuộc khi tôi đã giới thiệu những lời dạy của đức Phật tuyên bố rằng theo quan điểm triết học, nguyên lý duyên khởi là kim chỉ nam của Phật giáo và sự thực tập bất bạo động là tư cách đạo đức của người theo đạo Phật.

          Nhân tố căn bản đối với việc áp dụng cách cư xử hoặc cách tương tác với người khác là không phải bởi vì các Phật tử cho rằng việc tham dự vào hành động nguy hại mà chúng ta đi ngược lại với chí nguyện của đức Phật. Nguyên nhân là bởi vì các pháp (mọi thứ) đều phụ thuộc lẫn nhau, chúng tồn tại là nhờ vào kết quả của nguyên nhân và điều kiện. Vì khát vọng cơ bản của con người là tìm kiếm hạnh phúc và tránh xa khổ đâu, nên chúng ta luôn xa lánh các nguyên nhân và điều kiện dẫn tới khổ đau. Chúng ta luôn chấp nhận các nguyên nhân và điều kiện đưa đến hạnh phúc. Vì vậy, rốt cuộc, nguyên lý duyên khởi cung cấp nhân tố căn bản cho việc thực tập theo Phật giáo về bất bạo động hoặc vô hại.

          Việc chúc phúc hoặc truyền thừa hợp pháp được thể hiện hôm nay là của Văn Thù Sư Lợi bởi vì Văn Thù Sư Lợi được xem là hiện thân trí tuệ giác ngộ của chư Phật. Bằng cách thực tập theo nghi thức và tiếp nhận hạnh phúc, nó có thể làm tăng trưởng tiềm năng của chúng ta trong việc phát huy tuệ giác về tánh không và duyên khởi. Tôi sẽ bắt đầu nghi thức truyền trao bằng cách hướng dẫn nghi lễ để phát khởi tâm giác ngộ. Điều này sẽ giúp chúng ta củng cố, khẳng định lại can kết của mình đối với tư cách Phật tử về bất bạo động, vô hại và vị tha.

          Tôi nghỉ nó có thể trở nên vô cùng hữu ích nếu tôi đưa ra bàn bạc các giới luật của cư sĩ, các giới luật của người phật tử. Tất nhiên, có nhiều giới luật khác nhau. Cac giới luật hoàn hảo liên quan tới  việc kiềm chế sát sanh, trộm cướp, tuyên bố sai việc thực hành tâm linh, tránh xa các chất độc hại và quan hệ tình dục bất chính.

          Hôm qua, chúng ta đã có cuộc thảo luận về ba khía cạnh rèn luyện cao hơn. Sự rèn luyện cao trong giới luật phần lớn được đặt mục đích vào việc kiềm chế sự quá mức của động thái tiêu cực. Sự rèn luyện cao trong thiền định được nhắm vào việc tránh xa các điều kiện nội tại về thái độ tiêu cực như các vọng tưởng v.v Những sự rèn luyện cao hơn trong trí tuệ sẽ loại trừ các tâm vọng tưởng. Khi chúng ta nói về sự rèn luyện cao hơn trong trí tuệ, hình thức chủ yếu của nó là trí tuệ nhận thức tánh không, loại hianhf trí tuệ cũng có thể bao hàm tuệ tri về bản chất vô thường của thực tại hoặc tuệ giác về bản ngã rỗng không. Những  sự rèn luyện cao hơn trong trí tuệ là điều trực tiếp phá tan các vọng tưởng. Nó là giải pháp đích thực.

          Chúng ta có thể dùng ví dụ đầu đạn tên lửa  để nói về trí tuệ. Đầu nổ của tên lữa thực sự là giống với trí tuệ. Tên lửa là thiền định, là công cụ thúc đẩy phát huy trí tuệ. Khi phóng ra, nó cần phải rất chắc chắn, tương tự như giới luật, nguyên tắc đạo đức hợp lý. Giới luật là kim chỉ nam, là nền tảng cơ bản.

          Mối quan tâm thực tiễn mà chúng ta phải bắt đầu thể hiện là giới luật. Đây là bước đi đầu tiên. Trên cơ bản của nguyên tắc đạo đức lành mạnh, chúng ta có thể dựa vào thiền định, sự rèn luyện thứ yếu cao hơn. Mặc dù phát huy và nuôi dưỡng trí tuệ thực sự không phụ thuộc vào định tâm kiên cố, nhưng để trí tuệ trở nên hoàn hảo và phát triển thành giải pháp hữu hiệu đối với các vọng tưởng, thì chúng ta phải cần đến định tâm kiên cố. Thông qua sự phối hợp của thiền định và trí tuệ, chúng ta có thể đạt được thiền minh sát[4] hoặc tuệ giác thâm diệu. Điều này cho phép người thực tập hoàn toàn chú tâm qua năng lực của thiền định.

          Mặc dù chúng ta quy y Phật, Pháp và Tăng, được gọi là ba ngôi Tam Bảo, nhưng đối tượng chủ chốt để nương tựa là Pháp, phương thức chấm dứt khổ đau. Bởi vì việc chấm dứt khổ đau thực sự là Pháp, là phương thức chấp dứt tất cả các ác nghiệp, nên bằng cách chủ yếu nương tựa vào Pháp, chúng ta ước nguyện hoặc hy vọng rằng ít nhất bằng cách thực tập theo đời sống có đạo đức giới luật, chúng ta chắc chắn dấn thân vào con đường diệt trừ tất cả các nghiệp ác và tịnh hóa thân, miệng và ý của mình.

          Giới luật được đức Phật chế ra là năm giới mà tôi đã trình bày ở trên. Chúng ta nên xem đức Phật là một vị thầy thực sự, một bậc thầy vĩ đại. Ban đầu, trong quá khứ, Ngài vốn cũng như chúng ta, một chúng sanh bình thường mang tất cả nhược điểm của con người. Tuy nhiên, trãi qua quá trình dần dần rèn luyện và tịnh hóa tâm mình mà Ngài đã trở thành bậc giác ngộ hoàn toàn. Chúng ta quy phục với tâm thành kính để xem bậc giác ngộ như mẫu mực lý tưởng của mình và nguyện theo dấu chân Ngài.

          Không như hai ngày qua, chúng ta đã tham dự vào các pháp thoại, hôm nay là một tuyên ngôn hết sức chân thành. Các bạn bạn hãy nên kính cẩn chấp tay lắng nghe tôi, người đang trao truyền giới luật cho các bạn. Kệ tụng thực chất sẽ được thể hiện dựa trên hình thức tiếng Phạn.

                             Buddham saranam gacchami

                             Dharmam saranam gacchami

                             Sangham saranam gacchami

          Nghĩa là:

                             Con đem hết lòng thành kính quy y Phật

                             Con đem hết lòng thành kính quy Pháp

                             Con đem hết lòng thành kính quy y Tăng

          Trong thời điểm này, chúng ta nên nhiệt thành cam kết đối với bất cứ điều gì mình đang thể hiện. Những kẻ quá hung hăng có thể chỉ phát nguyện giữ một giới tôi sẽ không bao giờ giết người. Như vậy, ít nhất các bạn không vướng vào lao lý! Khi nói về giới không sát sanh, mặc dù dù chủ yếu đề cập đến việc không giết người, nhưng các bạn cũng nên tránh xa sự giết hại động vật. Vì thế, để có được tri giác bản hữu “bất cứ lúc nào thấy các chúng sanh khác cũng đều xem như bản thân chúng ta vậy” là điều rất quan trọng đối với người thực tập theo Phật giáo.

          Chúng ta nên phát nguyện nhiệt thành “nhu tất cả các bậc thầy vĩ đại trong quá khứ: A-la-hán, Bồ-tát v.v đã thường xuyên an trú trong đời sống đạo đức mô phạm và tuân thủ tất cả các giới luật, như vậy, con sẽ  vâng giữ các giới luật và nguyện trọn đời không vi phạm” (lập lại 3 lần). Chúng ta nên phát triển tri giác bền vững về chí nguyện trong tâm mình đối với các giới mà mình đã lãnh thọ. Điều quan trọng là từ ngày hôm nay trở đi, phải luôn luôn tâm niệm rằng chúng ta trở thành Phật tử, cư sĩ Phật giáo ngay bây giờ. Nếu con muỗi đang cắn mình, phản ứng lập tức của chúng ta nên đừng giết nó mà hãy tự nhắc nhở mình là Phật tử nên xua đuổi nó đi thay vì đập nó chết.

          Điều quan trọng là nuôi dưỡng chánh niệm và tỉnh thức. Mặc dù trong đời sống thông thường hằng ngày, chúng ta vẫn áp dựng cấp độ chánh niệm và quán chiếu nội tại, nhưng khi đã thực tập theo Phật pháp, chúng ta càng nhiệt huyết và chuyên tâm ứng dụng chánh niệm và quán chiếu nội tại. Theo cách này, khi chuyên tâm phát triển các tính năng của mình hơn, chúng ta đạt được một đinhkr điểm nơi mình có thể luôn duy trì sự tập trung chú ý mãnh liệt vào một đối tượng đã chọn lựa. Do đó, ngay lập tức, nếu tâm trở nên xao lãng hoặc loạn động, chúng ta tức thời nhận biết sự xao lãng đang diễn ra. Muốn có được điều đó, cách duy nhất chỉ việc phát triển hai tính năng là chánh niệm và tỉnh thức, điều mà chúng ta có thể chứng đạt định tâm cao độ.

          Khi đã nuôi dưỡng tính năng của định tâm bất dịch, chúng ta sẽ đạt tới một điểm nơi mà năng lực của tâm và sự chú ý trở nên mãnh liệt đến mức chúng ta có thể hoàn toàn tập trung nhận thức vào một đối tượng duy nhất. Chúng ta có khả năng thâm nhập tuyệt đối vào bản chất của đối tượng được lựa chọn. Khi đạt được tâm định tỉnh và thâm nhập vào sự hiểu biết về tánh không, thì chúng ta có thể đạt tới những gì được biết như là sự hợp nhất của tồn tại tỉnh lặng và tuệ giác thâm diệu.

          Nói chung, việc chứng đạt tâm định tỉnh cũng như sự hợp nhất của tồn tại tỉnh lặng  vĩnh cữu và tuệ giác thâm diệu là không phải một cái gì đó duy nhất của Phật giáo. Nó là một phương tiện phổ biến và được thực tập trong nhiều truyền thống tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. Ví dụ, trong các trường phái phi Phật giáo, họ cũng có cuộc thảo luận rộng rãi về các cấp độ của việc tập trung chú ý như các trạng thái kinh nghiệm của cõi trời Vô Sắc[5]. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa thiền Phật giáo và các tôn giáo khác của Ấn Độ cồ đại là thiền Phật giáo căn cứ vào tánh không, nơi có sự hợp nhất của tồn tại tỉnh lặng vĩnh hằng và tuệ giác thâm diệu. Sự hợp nhất này là nguyên nhân tạo nên việc chứng đắc  giải thoát khỏi luân hồi và trạng thái giác ngộ hoàn toàn của đức Phật. 

 



[1] Pháp thân (zh. 法身, sa. dharmakāya), là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (sa. dharma), là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp (sa. buddha-dharma) như Phật Thích-ca giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này người ta mới nói đến hai thân kia. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới (sa. dharmadhātu,dharmatā),là Chân như (sa. tathatābhūtatathatā), là tính Không (sa. śūnyatā), A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna), hay xem nó như là Phật, Phật tính (sa. buddhatā), là Như Lai tạng (sa. tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân.

20.Báo thân (zh. 報身, sa. sabhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng thân (zh. 受用身), "thân của sự thụ hưởng công đức": chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt (sa. dvātriśadvara-lakaa) và tám mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa (sa. daśabhūmi). Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các cõi tịnh.

21.Hóa thân hay Ứng thân (zh. 應身, sa. nirmāakāya), cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có thần thông như thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt.

 

 

 

 

[4] Thiền minh sát: còn được gọi là vipassana, có nghĩa là tự quán sát thân tâm của mình bằng cách quán niệm hơi thở không cho đứt mạch. Khi quán sát như thế thì những cảm thọ, ý nghĩ sẽ nổi lên và ta sẽ ngồi yên không phản ứng,không nhúc nhích. Dần dần bạn sẽ hiểu được tự tính vô ngã của thân và tâm mình,hiểu được lời nói của đức Phật đã truyền dạy. Đây là phương pháp mà đức Phật đã dùng để chứng ngộ bằng việc quan sát hơi thở một cách tự nhiên không điều khiển và rồi mọi thứ sẽ được phơi bày ra ánh sáng và bạn sẽ hoàn toàn giác ngộ.

 

[5] Cõi trời Vô sắc hay còn Vô sắc giới (zh. 無色界, sa. arūpalokaarūpadhātu, bo. gzugs med khams གཟུགས་མེད་ཁམས་, gzugs med kyi khams གཟུགས་མེད་ཀྱི་ཁམས་): thế giới này được tạo dựng thuần tuý bằng tâm thức và gồm bốn xứ (sa. arūpasamādhi). Vô sắc giới gồm:

Xứ Không vô biên (zh. 空無邊處, sa. ākāśanantyāyatana);

Xứ Thức vô biên (zh. 識無邊處, sa. vijñānanantyāyatana);

Xứ Vô sở hữu (zh. 無所有處, sa. ākicanyāyatana);

Xứ Phi tưởng phi phi tưởng (zh. 非想非非想處, sa. naivasajñā-nāsajñāyatana).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/03/2014(Xem: 29792)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
06/03/2014(Xem: 8514)
So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước. Luận viết: “Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuận mà tu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuận mà tu hành trì giới ba la mật. Vì biế
20/02/2014(Xem: 12337)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 19987)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 8494)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
10/02/2014(Xem: 8629)
Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô biên, vô lượng, không có ngần mé, bao trùm tất cả chúng sanh. Tứ vô lượng tâm còn được gọi là bốn phạm trú (1) vì khi tu tập thành tựu
30/01/2014(Xem: 11467)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
25/12/2013(Xem: 6850)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
20/12/2013(Xem: 36341)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 17891)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]