Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Xét Xử Chư Tỳ-Khưu Ghositārāma

26/11/201319:30(Xem: 33159)
07. Xét Xử Chư Tỳ-Khưu Ghositārāma
mot_cuoic_doi_tap_4

Xét XChưTỳ-Khưu

Ghositārāma


Hai nhóm tỳ-khưu ở Ghositārāma đã làm phiền đến đức Thế Tôn làm cho ngài phải vào rừng độc cư; vừa mới hay tin họ đang đến Kỳ Viên mà toàn thể chư tăng ni cũng như hai hàng cư sĩ đã xôn xao, bàn tán; có người bực mình quá nên đã phát ngôn những lời tiếng không hay đẹp chút nào.

Riêng trưởng giả Cấp Cô Độc là đại thí chủ của Kỳ Viên tịnh xá, có vẻ bình tĩnh hơn, liền đến gặp đức Phật và nói lên sự âu lo, băn khoăn của mình:

- Chư tăng ở Ghositārāma tại Kosambī thế là hơi quá đáng. Bây giờ họ tới đây thì đệ tử phải đối xử thế nào cho phải lẽ, bạch đức Tôn Sư?

- Ông muốn hỏi đến pháp và phi pháp hay muốn hỏi đến thái độ cư xử; hoặc chuyện nên hay không nên dâng cúng tứ sự?

- Cả hai, bạch đức Tôn Sư!

- Nếu muốn, ông cứ nghe cả hai bên, và tự ông sẽ phân biệt rõ ai đúng pháp, ai phi pháp hoặc cả hai đều là phi pháp, cả hai đều không đúng như lời dạy bảo của Như Lai. Còn về tứ sự. Khi họ tới đây thì có lẽ trí họ đã thấy được điều gì đó rồi và tâm họ cũng đã muốn cải hối rồi. Vậy ông hãy học bài học xả ly, rộng lượng, cứ bố thí, cúng dường cho cả hai! Cứ nghĩ là cúng dường đến Tăng thôi, không có phân biệt. Họ cũng đã từng nhận chịu quả báo bị tẩn xuất, bị áp lực ba bên bốn bề và bị bỏ đói cũng nhiều tháng rồi, này Sudatta!

Xiết bao cảm động bởi tâm từ ái mênh mông của đức Phật, ông Cấp Cô Độc rơm rớm nước mắt, lạy chào rồi an hỷ từ giã.

Sau ông Cấp Cô Độc, một số triệu phú, trưởng giả, gia chủ trong kinh thành đến, đức Phật cũng dạy bảo cho họ những điều tương tợ.

Khi chư tăng Ghositārāma vừa vào đến cổng Kỳ Viên, tôn giả Sāriputta cũng vào xin ý kiến đức Phật:

- Họ đã đến, bạch đức Tôn Sư! Nay đệ tử cần phải thu xếp chỗ lưu trú của họ như thế nào?

- Nên tách biệt họ ra, này Sāriputta! Và cho hai nhóm hội chúng ấy cư ngụ vào chỗ của khách tăng, không nên cho họ ở cạnh trú xứ của chư vị thâm niên, cao hạ. Vì tất cả họ Như Lai xem là “đang bị án treo”, còn cần sự xét xử của hội đồng trưởng lão.

- “Án treo” là thế nào, bạch đức Tôn Sư?

- Có nghĩa là chưa định được tội trạng, và tội trạng đó sẽ xét xử như thế nào, đang còn treo lơ lửng ở đấy để chờ đợi sự tuyến bố của các vị giám luật.

- Chúng ta chưa có các vị giám luật.

- Hiện tại thì ở đây có Upāli và các vị trưởng lão sẽ làm công việc ấy.

Suy nghĩ một chút, tôn giả Sāriputta thưa:

- Giáo hội sau này sẽ lớn mạnh, bạch đức Tôn Sư! Vậy nên chăng, hãy đề cử các vị trưởng lão tinh thông luật, rành rẽ luật, yêu thích luật, nghiêm túc luật, sống hài hòa với luật nằm trong hội đồng giám luật?

- Đề nghị đó thì hay nhưng chúng ta sẽ không áp dụng, không thực thi được, vì chư tăng đa phần sống đời du phương, không có trú xứ nhất định; nói cách khác, không cộng cư một chỗ, thành phần nhân sự thay đổi luôn, hội đồng ấy sẽ bị phân tán, mỗi vị sẽ mỗi phương. Vậy bất kỳ trú xứ nào, có chừng năm vị tỳ khưu trở lên là đủ đại diện Tăng để xử lý công việc ấy. Trong số đó chỉ cần một hai vị biết luật, biết thế nào là không phải luật, là tốt rồi, này Sāriputta!

Rời khỏi hương phòng của đức Phật, tôn giả Sāriputta liên hệ đại đức Nanda, sa-di Rāhula nhờ huy động một số tỳ-khưu và sa-di chăm sóc công việc thu xếp chỗ ở cho hai nhóm hội chúng Ghositārāma. Kế đó, tôn giả tìm gặp tôn giả Mahā Moggallāna kể lại việc diện kiến đức Phật và nhận được những lời chỉ dạy như thế nào. Rồi tối hôm ấy, chư vị trưởng lão đã có một cuộc họp sơ bộ để xử lý công việc ngày mai. Tôn giả Upāli, Mahā Kassapa nhận nhiệm vụ chính, một vị vấn, một vị đáp. Hai vị đại đệ tử ở bên phải, bên trái đức Đạo Sư để điều hành công việc hoặc đưa chỉ thị kịp thời của ngài. Các vị trưởng lão còn lại ở vào vị thế với chức năng chứng minh.

Thế là hôm sau tại đại giảng đường, đầy đủ tất cả chư vị trưởng lão, đầy đủ đại diện tăng ni và hai hàng cận sự nam nữ trong toàn kinh thành Sāvatthi, đức Phật chủ tọa cuộc xét xử chư vị tỳ-khưu Ghositārāma.

Khi họ đến, sau khi cả hai hội chúng đến đảnh lễ đức Thế Tôn rồi họ xin được sám hối.

Đức Phật ngồi im lặng.

Tôn giả Mahā Kassapa nói lớn:

- Chưa phân định tội trạng thì việc sám hối có được chấp nhận không, thưa luật sư?

Tôn giả Upāli đáp:

- Đức Thế Tôn có dạy: Chưa phân định tội trạng, nghĩa là đang còn bị “án treo” thì việc sám hối không được chấp thuận, thưa tôn giả!

Tôn giả Sāriputta phải giải thích hai chữ “án treo” cho cả đại giảng đường cùng hiểu.

Hai nhóm tỳ-khưu ủ rũ ngồi cúi gằm mặt xuống, không dám nhìn ai.

- Đầu tiên, xin thầy dạy luật kể lại toàn bộ câu chuyện xảy ra, về mình, đúng với sự thật cho cả đại giảng đường cùng nghe, xin mời hiền giả!

Vị thầy dạy luật bèn tình thật kể lại.

- Đến phiên vị thầy dạy kinh, cũng y như thế! Tôn giả Mahā Kassapa nói - xin mời hiền giả!

Vị thầy dạy kinh tình thật kể lại, đúng với sự thật, không thêm, không bớt chữ nào.

Tôn giả Mahā Kassapa hướng qua tôn giả Upāli:

- Theo với câu chuyện kể của hai bên, thì ai có tội, ai không tội, xin ngài luật sư phán quyết cho!

Tôn giả Upāli đáp:

- Khẩu hành có bốn tội: Vọng ngôn, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, vô ích. Ở đây, cả hai vị đều không bị một tội nào!

Tôn giả Mahā Kassapa liền quay sang chư vị trưởng lão chứng minh:

- Trường hợp về khẩu ngôn, ngài luật sư phán quyết vô tội, xin chư vị trưởng lão đồng thuận hay là không đồng thuận.

- Đồng thuận!

Việc xử án diễn ra như vậy, nghiêm túc, công khai, đúng pháp và luật. Sau khi họ xét định khẩu vô tội, vị khác đặt vấn đề vậy tội nằm ở đâu? Cuối cùng, ban xử án tìm ra, tội bắt đầu phát sanh sau khi vị luật sư thuật lại chuyện ấy với chư đệ tử. Rồi chư đệ tử kể lại với người khác, câu chuyện càng đi xa với nội dung ban đầu. Tiếp đến, cả hai vị luật sư và pháp sư do bản ngã, do chấp thủ, bắt đầu khư khư bảo vệ nhóm đệ tử của mình, cái sai lầm của mình. Sau rốt, tội lớn nhất là ba lần đức Phật hòa giải sự tranh chấp ấy, cả hai bên đều không chịu nghe theo...

Tôn giả Mahā Kassapa chốt lại vấn đề:

- Kể chuyện thất thiệt, loạn ngôn, vọng ngữ phát sanh từ phía chư đệ tử, bây giờ biết kết tội ai, hỡi ngài luật sư?

- Thưa, là thầy của họ.

- Cái chấp thủ sự sai lầm thì bị ghép tội như thế nào, thưa luật sư?

- Điều này đức Thế Tôn chưa chế định, vì nó thuộc phạm trù tâm ý, liên hệ đến sự tu tập chứ không liên hệ đến giới phần thân, khẩu.

- Thế thì cứng đầu, ngoan cố không nghe lời hòa giải của đức Đạo Sư, phải được phán quyết tội trạng như thế nào, thưa luật sư?

- Đức Thế Tôn cũng chưa chế định, vả chăng nó cũng không thuộc phạm trù của học giới thân, khẩu.

Tôn giả Mahā Kassapa quay sang hai vị đại đệ tử và chư vị hội đồng trưởng lão, kết luận:

- Người hỏi đã xong, người đáp cũng đã xong. Bây giờ là phần quyết định của hội đồng trưởng lão, theo với tội và không tội mà vị luật sư vừa y cứ học giới của đức Thế Tôn đã chế định.

Hội đồng im lặng khá lâu. Tôn giả Mahā Moggallāna phát biểu:

- Tội về thân khẩu thì đức Thế Tôn có chế định nơi này và nơi khác do từng trường hợp vi phạm xảy ra. Còn tội về tâm ý có từ bản ngã, do cứng đầu, do chấp thủ sai lầm, không nghe lời đức Đạo Sư, là tội đi địa ngục, tuy chưa chế định mà cũng không thể chế định! Tùy hội đồng phán định có đức Thế Tôn chủ tọa tối cao, còn riêng tôi, chỉ có việc trục xuất họ ra khỏi giáo hội mới tương thích với tội trọng ấy!

Tôn giả Sāriputta gật đầu:

- Tội nặng quá, chư thiên, chư thần ban đầu thì ủng hộ nhưng sau họ cũng khó chịu, bực mình, ghét bỏ. Trục xuất là đúng rồi. Nhưng đây là trường hợp lần đầu, không biết phải làm như thế nào, chúng đệ tử xin thỉnh thị ý kiến của đức Đạo Sư thôi!

Đức Phật lắng nghe từ đầu chí cuối, bây giờ ngài mới mở lời:

- Việc xử án vừa rồi, phân minh và nghiêm túc lắm, Như Lai có lời khen. Tuy nhiên, đến chỗ cuối cùng, sau khi xong phần việc của hai vị luật sư, đại diện hội đồng trưởng lão nên đặt câu hỏi như thế này: “Vậy các ông thấy mình có tội hay thấy mình vô tội? Ví dụ, bên bị án đáp: Thưa, chúng tôi đã thấy tội rồi! Hỏi tiếp: Thấy rõ là tội rồi thì ông sẽ làm sao? Đáp: Thấy rõ tội rồi thì chúng tôi xin được thành tâm sám hối rồi cố gắng chừa bỏ, sẽ không dám tái phạm nữa”.

Đức Phật chợt hiển lộng thần oai, nhắm mắt, nhiếp tâm, phóng hào quang sáu màu từng đôi một, chập chờn dao động như con giao long, lát sau, ánh sáng trắng hào quang như bất động.

- Cái quan trọng là thấy rõ tội hay không thấy rõ tội. Cái quan trọng là thành tâm cải hối, chừa bỏ hay không thành tâm cải hối, không chịu chừa bỏ. Chư tỳ-khưu ở Ghositārāma tội nặng quá, ngang với si mê và tà kiến, đáng ra là bị trục xuất thôi, nhưng xét thấy là lần đầu, Như Lai chưa chế định và Như Lai cũng đọc được sự cải hối ở nơi họ. Nếu ai có thắng trí sẽ thấy rõ rằng, bây giờ tâm họ đang rút lại, đang co lại ở chỗ:“Biết hổ thẹn tội lỗi và đã biết ghê sợ tội lỗi”. Vậy xin hội đồng trưởng lão, hai vị luật sư châm chước tha tội lỗi cho họ để làm mẫu mực cho những học giới mai sau, sẽ còn tương tợ như vậy nữa!

Đức Phật phán quyết như thế xong, tiếng hô “sādhu, lành thay” vang động cả đại giảng đường, vang dội cả kinh thành Sāvatthi cùng chư thiên các cõi trời!

Để cho đại giảng đường yên lặng trở lại, đức Phật nói tiếp:

- Hội đồng trưởng lão, hai ông đại đệ tử và Upāli hãy dựa theo ba mươi sáu điều pháp và phi pháp, luật và phi luật để cùng chế định những học giới liên quan, lúc nào có trường hợp vi phạm nẩy sinh, để từng bước, và từng bước hoàn thiện các học giới để làm y chỉ cho đại chúng tu học. Và nên nhớ, lúc nào phát sanh mới chế định, đừng bắt cái cày đi trước con bò!

Một làn khí trong lành và mát mẻ thổi qua tâm tư của mọi người đã xua đi đám mây u ám có từ cái tội nặng nề của nhóm tỳ-khưu Ghositārāma!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2017(Xem: 6357)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
01/02/2017(Xem: 5270)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
22/12/2016(Xem: 28285)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
13/11/2016(Xem: 9783)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 7294)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 5291)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
30/04/2016(Xem: 17347)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35298)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 13835)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
15/01/2016(Xem: 9119)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]