Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Bố Thí Mong Cầu Siêu Tam Giới

31/07/201201:54(Xem: 6513)
09. Bố Thí Mong Cầu Siêu Tam Giới

TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ

Soạn giả: Tỳ khưu Hộ Pháp

 

BỐ THÍ MONG CẦU SIÊU TAM GIỚI

Làm phước thiện bố thí, vật thí dầu ít, dầu nhiều cũng tốt, điều quan trọng tác ý thiện tâm hoan hỉ trước khi bố thí, đang khi bố thí và sau khi bố thí, cả ba giai đoạn thí chủ có đại thiện tâm trong sạch hoan hỉ chắc chắn phước thiện nhiều, có quả báu nhiều, nhất là sau khi bố thí xong, tâm niệm tưởng đến phước thiện bố thí ấy, phước thiện càng tăng trưởng, có quả báu vô lượng và lâu dài.

Giai đoạn đang khi bố thí, tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng đóng vai trò quan trọng quyết định đại thiện tâm có hợp trí hay không hợp với trí. Thí chủ có nguyện vọng muốn đạt đến mục đích cứu cánh Niết Bàn, giải thoát khỏi tử sanh luân hồi, thí chủ nên thành tâm đọc bằng lời để cho mọi người nghe rõ chứng minh lời nói ấy.

Trường hợp làm phước thiện bố thí đến chư Tỳ khưu Tăng, chư thí chủ cùng nhau đọc lời thông bạch đến chư Tỳ khưu Tăng được rõ; hoặc một người hướng dẫn chư thí chủ khác đọc theo.

Lễ Dâng Vật Thực (Bhattadāna)

Mayaṃ Bhante, samasaddhā samachandā samacittā saṅgamma, Buddhaṃ, Dhammaṃ, Saṃghañceva kammaṃ kammaphalañca sadda-hitvā, saṃsāravaṭṭadukkhato mocanatthāya, Nibbānassa sacchikaraṇatthāya, imaṃ saparivāraṃ bhattadānaṃ bhikkhusaṃghassa sakkaccaṃ dema.

Sādhu no Bhante, bhikkhusaṃgho imaṃ saparivāraṃ bhattadānaṃ paṭiggaṇhātu, amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Chư Tỳ khưu Tăng đồng nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Nghĩa:

Kính bạch chư Đại Đức Tăng được rõ:

Tất cả chúng con có đồng đức tin, đồng nguyện vọng, đồng tâm trí, tin nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có nguyện vọng mong chứng ngộ Niết Bàn, để giải thoát khổ tử sanh luân hồi, cho nên, tất cả chúng con thành kính làm lễ dâng đến chư Tỳ khưu Tăng những món vật thực cùng với các thứ vật dụng này.

Kính bạch chư Đại Đức Tăng, kính xin quý Ngài từ bi tế độ thọ nhận những món vật thực cùng với các thứ vật dụng này, để cho tất cả chúng con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Chư thí chủ tự tay mình dâng những vật thực cùng với mọi vật dụng đến chư Tỳ khưu Tăng. Sau khi đã dâng xong, trở lại chỗ ngồi, mỗi người thành tâm phát nguyện:

Idaṃ me dānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Nguyện cầu phước thiện bố thí thanh cao này, dẫn dắt con chứng đắc đến A-ra-hán Thánh Đạo – A-ra-hán Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân.

Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Cầu mong phước thiện bố thí thanh cao này, được thành tựu đến thân bằng quyến thuộc của chúng con, cầu mong thân bằng quyến thuộc thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Imaṃ puññabhāgaṃ mātā-pitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna, sukhitā hontu.

Chúng con thành tâm chia phần phước thiện thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè cùng tất cả chúng sinh đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả quý vị hoan hỉ thọ hưởng phần phước thanh cao này rồi, thoát khỏi mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Lễ Dâng Y Tắm Mưa (vassikasāṭikadāna)

Mayaṃ Bhante, samasaddhā samachandā samacittā saṅgamma, Buddhaṃ, Dhammaṃ, Saṃghañceva kammaṃ kammaphalañca sadda-hitvā, saṃsāravaṭṭadukkhato mocanatthāya, Nibbānassa sacchikaraṇatthāya, imāni sapari-vārāni vassikasāṭikadānāni .... (Bửu Long)... ārāme bhikkhusaṃghassa sakkaccaṃ damma.

Sādhu no Bhante, bhikkhusaṃgho imāni saparivārāni vassikasāṭikadānāni paṭiggaṇhātu, amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya, hitāya, sukhāya.

Chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Nghĩa:

Kính bạch chư Đại Đức Tăng được rõ:

Tất cả chúng con có đồng đức tin, đồng nguyện vọng, đồng tâm trí, tin nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có nguyện vọng mong chứng ngộ Niết Bàn, để giải thoát khổ tử sanh luân hồi, cho nên, tất cả chúng con thành kính làm lễ dâng những y tắm mưa cùng với các thứ vật dụng này đến chư Tỳ khưu Tăng sẽ nhập hạ tại ngôi chùa..... (Bửu Long) .... .

Kính bạch chư Đại Đức Tăng, kính xin quý Ngài từ bi tế độ thọ nhận những y tắm mưa cùng với các thứ vật dụng này, để cho tất cả chúng con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỉ:Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Những thí chủ tự tay mình dâng y tắm mưa, cùng những thứ vật dụng đến chư Tỳ khưu Tăng. Chư thí chủ trở lại chỗ ngồi của mình, mỗi người thành tâm phát nguyện rằng:

Idaṃ me dānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Nguyện cầu phước thiện bố thí thanh cao này, dẫn dắt con chứng đắc đến A-ra-hán Thánh Đạo – A-ra-hán Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân.

Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Cầu mong phước thiện bố thí thanh cao này được thành tựu đến thân bằng quyến thuộc của chúng con, cầu mong thân bằng quyến thuộc thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Imaṃ puññabhāgaṃ mātā-pitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna, sukhitā hontu.

Chúng con thành tâm chia phần phước thiện thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè cùng tất cả chúng sinh đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả quý vị hoan hỉ thọ hưởng phần phước thanh cao này rồi, thoát khỏi mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Lễ Dâng Y Kathina (Kathinacīvaradāna)

Mayaṃ Bhante, samasaddhā samachandā samacittā saṅgamma, Buddhaṃ, Dhammaṃ, Saṃghañceva kammaṃ kammaphalañca sadda-hitvā, saṃsāravaṭṭadukkhato mocanatthāya, Nibbānassa sacchikaraṇatthāya, imaṃ sapari-vāraṃ kathinacīvaraṃ .... (Bửu Long) ... ārāme bhikkhusaṃghassa sakkaccaṃ damma, kathinaṃ attharituṃ.

Sādhu no Bhante, bhikkhusaṃgho imaṃ saparivāraṃ kathinacīvaraṃ paṭiggaṇhātu, paṭiggaṇhitvā iminā kathinacīvarena kathinaṃ attharatu, amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya, hitāya, sukhāya.

Tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Nghĩa:

Kính bạch chư Đại Đức Tăng được rõ:

Tất cả chúng con có đồng đức tin, đồng nguyện vọng, đồng tâm trí, tin nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có nguyện vọng mong chứng ngộ Niết Bàn, để giải thoát khổ tử sanh luân hồi, cho nên, tất cả chúng con thành kính làm lễ dâng y kathina cùng với các thứ vật dụng này, đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt ba tháng tại ngôi chùa......... (Bửu Long).

Kính bạch chư Đại Đức Tăng, kính xin quý Ngài từ bi tế độ thọ nhận y kathina cùng với các thứ vật dụng này, khi quý Ngài thọ nhận xong, xin quý Ngài làm lễ thọ y kathina với tấm y này, để cho chúng con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Một thí chủ đại diện tự tay đem tấm y Kathina dâng đến chư Tỳ khưu Tăng; vị Đại Trưởng Lão đại diện chư Tăng thọ nhận tấm y kathina để làm lễ thọ y kathina đúng theo luật của Đức Phật đã ban hành.

Sau khi những thí chủ dâng tấm y Kathina cùng với những thứ vật dụng đến chư Tỳ khưu Tăng xong, trở về chỗ ngồi, mỗi người thành tâm phát nguyện rằng:

Idaṃ me kathinadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Nguyện cầu phước thiện dâng y kathina này, dẫn dắt con chứng đắc đến A-ra-hán Thánh Đạo – A-ra-hán Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân.

Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Cầu mong phước thiện bố thí thanh cao này được thành tựu đến thân bằng quyến thuộc của chúng con, cầu mong thân bằng quyến thuộc thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Imaṃ puññabhāgaṃ mātā-pitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna, sukhitā hontu.

Chúng con thành tâm chia phần phước thiện thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè cùng tất cả chúng sinh đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả quý vị hoan hỉ thọ hưởng phần phước thanh cao này rồi, thoát khỏi mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Lễ Dâng Chỗ Ở (Senāsanadāna)

Làm lễ phước thiện bố thí chỗ ở như chùa, cốc,....

Mayaṃ Bhante, samasaddhā samachandā samacittā saṅgamma, Buddhaṃ, Dhammaṃ, Saṃghañceva kammaṃ kammaphalañca sadda-hitvā, saṃsāravaṭṭadukkhato mocanatthāya, Nibbānassa sacchikaraṇatthāya, imaṃ vihāraṃ kappiyakuṭiṃ kārāpetvā āgatānāgatassa catuddisassa saṃghassa sakkaccaṃ damma, kāyakāyapaṭibaddhehi phusitvā yathāsukhaṃ paribhuñjatha, amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Nghĩa:

Kính bạch chư Đại Đức Tăng được rõ:

Tất cả chúng con có đồng đức tin, đồng nguyện vọng, đồng tâm trí, tin nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có nguyện vọng mong chứng ngộ Niết Bàn, để giải thoát khổ tử sanh luân hồi, cho nên, tất cả chúng con cho xây cất một chỗ ở hợp pháp xong rồi, hôm nay, xin thành kính dâng đến chư Tỳ khưu Tăng tứ phương đã đến và chưa đến.

Kính xin quý Ngài từ bi tế độ thọ nhận để làm nơi trú ngụ cho thân tâm được an lạc, để cho tất cả chúng con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Tất cả thí chủ mỗi người thành tâm phát nguyện bằng lời rằng:

Idaṃ me vihāradānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Nguyện cầu phước thiện bố thí chỗ ở thanh cao này, dẫn dắt con chứng đắc đến A-ra-hán Thánh Đạo – A-ra-hán Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân.

Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Cầu mong phước thiện bố thí thanh cao này được thành tựu đến thân bằng quyến thuộc của chúng con, cầu mong thân bằng quyến thuộc thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Imaṃ puññabhāgaṃ mātā-pitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna, sukhitā hontu.

Chúng con thành tâm chia phần phước thiện thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè cùng tất cả chúng sinh đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả quý vị hoan hỉ thọ hưởng phần phước thanh cao này rồi, thoát khỏi mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Vật Thí (Dānavatthu)

Nói chung tất cả những thứ vật dụng đem boá thí đều gọi là Dānavatthu, lời dâng Dānavatthu như sau:

Mayaṃ Bhante, samasaddhā samachandā samacittā saṅgamma, Buddhaṃ, Dhammaṃ, Saṃghañceva kammaṃ kammaphalañca sadda-hitvā, saṃsāravaṭṭadukkhato mocanatthāya, Nibbānassa sacchikaraṇatthāya, imāni dāna-vatthūni bhikkhusaṃghassa sakkaccaṃ damma.

Sādhu no Bhante, bhikkhusaṃgho imāni dānavatthūni paṭiggaṇhātu, amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya hitāya sukhāya.

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Nghĩa:

Kính bạch chư Đại Đức Tăng được rõ:

Tất cả chúng con có đồng đức tin, đồng nguyện vọng, đồng tâm trí, tin nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có nguyện vọng mong chứng ngộ Niết Bàn để giải thoát khổ tử sanh luân hồi, cho nên, tất cả chúng con thành kính làm lễ dâng những thứ vật dụng này đến chư Tỳ khưu Tăng.

Kính bạch chư Đại Đức Tăng, kính xin quý Ngài từ bi tế độ thọ nhận những thứ vật dụng này, để cho tất cả chúng con được sự tiến hóa, sự lợi ích và sự an lạc lâu dài.

Chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỉ: Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Những thí chủ tự tay mình dâng những thứ vật dụng đến chư Tỳ khưu Tăng. Sau khi dâng xong, mỗi người thành tâm phát nguyện rằng:

Imāni me dānāni āsavakkhayāvahaṃ hontu.

Nguyện cầu phước thiện bố thí thanh cao này, dẫn dắt con chứng đắc đến A-ra-hán Thánh Đạo – A-ra-hán Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân.

Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Cầu mong phước thiện bố thí thanh cao này được thành tựu đến thân bằng quyến thuộc của chúng con, cầu mong thân bằng quyến thuộc thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Imaṃ puññabhāgaṃ mātā-pitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna, sukhitā hontu.

Chúng con thành tâm chia phần phước thiện thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè cùng tất cả chúng sinh đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả quý vị hoan hỉ thọ hưởng phần phước thanh cao này rồi, thoát khỏi mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.

Những cách bố thí trên tạo phước thiện làm duyên lành để giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài (vivaṭṭupanissitakusala).Khi nào chưa chứng đắc đến Niết Bàn giải thoát khổ sanh,khi ấy vẫn còn tử sanh luân hồi trong tam giới, đều hưởng được quả báu của phước thiện ấy trong cõi người, cõi trời và cuối cùng tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Những thí chủ bố thí xong rồi đọc lên ý nguyện của mình mong cầu chứng ngộ Niết Bàn, chứng đắc đến A-ra-hán Thánh Đạo A-ra-hán Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt tất cả mọi tham ái, mọi phiền não, mọi ác pháp, ngõ hầu mong giải thoát khổ tái sanh trong ba giới bốn loài, đó là tịch diệt Niết Bàn. Ngày nào, còn phải tử sanh luân hồi trong tam giới, những thí chủ ấy cũng hưởng được mọi quả báu của phước thiện bố thí, nên được giàu sang phú quý, có quyền cao chức trọng, v.v... trong cõi người, cõi trời; nhưng có điều đặc biệt, họ không say mê trong của cải, sự nghiệp ấy, không tham lam đắm đuối trong ngũ trần, bởi vì những thứ ấy không phải mục đích cứu cánh chính của họ, cho nên họ dễ dàng đem làm phước thiện bố thí, hoặc xả bỏ để xuất gia tu hành sớm mong giải thoát khổ sanhtrong tam giới. Đó là tính ưu việt của những thí chủ đọc lên ý nguyện mong cầu chứng ngộ Niết Bàn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2018(Xem: 6616)
Phái đoàn chúng tôi đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu về đến đây, tức là chùa Châu Lâm, thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để thăm viếng bà con và chia sẻ một số tịnh tài, phẩm vật đến với bà con khốn khó trong cơn bão lũ vừa qua tại tỉnh nhà chúng ta. Thưa quý vị! Phú Yên là quê hương yên bình, được che chở bởi trời đất, bởi hồn thiêng sông núi, bởi lịch đại Tổ sư Phật giáo. Quê hương của chúng ta có biển, có núi, có đầm, có sông và có bình nguyên, cho nên cũng từ đó, mà quê hương chúng ta đã phát sinh ra nhiều bậc anh tài cho đất nước, nhiều bậc cao Tăng cho Đạo Pháp một thời.
21/12/2017(Xem: 7582)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
15/12/2017(Xem: 76735)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 120922)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 15612)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
30/11/2017(Xem: 6177)
Định nghĩa. Vô Trước. Vô, nghĩa là không. Trước, nghĩa là dính mắc, bị dính vào, mắc vào, kẹt vào. Cụm từ Vô Trước, nói cho đủ: Không bị dính mắc, kẹt vào. Danh từ kép này, được chỉ cho những hành giả trong đạo phật trên đường tu tập, để tìm cầu cho mình cơn đường giải thoát là không để cái Tâm bị dính vào, mắc vào, kẹt vào sắc trần, nói như pháp môn thiền định “đối cảnh vô tâm. Như vậy, tâm con người thường bị dính trần hay sao, mà pháp thiền phải cảnh giác ? Đúng như vậy, tâm của kẻ phàm phu ưa dính, mắc vào, kẹt vào sắc trần vật chất, ưa trách móc, ưa chấp nê, ưa nghe lời khen ngợi
21/11/2017(Xem: 9369)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
19/11/2017(Xem: 5002)
Chris Impey là Phó Khoa Trưởng của Đại Học Khoa Học, và là một Giáo Sư Xuất Chúng của Khoa Thiên Văn Học thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu của ông đặt trọng tâm vào việc phát triển và cung cấp năng lượng của những lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà.Ông đã viết hai cuốn sách giáo khoa, một tiểu thuyết, tám cuốn sách khoa học phổ thông, và hơn 250 bài nghiên cứu và bài báo.Khiêm Tốn TrướcHư Không(Humble Before the Void ), một cuốn sách dựa trên những khóa hội thảo được mô tả trong bài báo này, do Templeton Press xuất bản năm 2014
01/11/2017(Xem: 8805)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 21249)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567