BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers
PHẦN I
Saanen, 2 tháng tám 1962
Tôi muốn nói về vấn đề gì đó mà một số trong các bạn có lẽ không quen thuộc lắm và đó là vấn đề của làm trống không cái trí khỏi sợ hãi. Tôi muốn tìm hiểu nó khá sâu sắc, nhưng không trong chi tiết tỉ mỉ, bởi vì người ta có thể bổ khuyết những chi tiết cho chính người ta.
Liệu cái trí có thể tự-làm trống không chính nó hoàn toàn khỏi sợ hãi? Sợ hãi thuộc bất kỳ loại nào nuôi dưỡng ảo tưởng; nó làm cho cái trí đờ đẫn, nông cạn. Nơi nào có sợ hãi, chắc chắn không có tự do, và nếu không có tự do không có tình yêu. Và hầu hết chúng ta đều có hình thức nào đó của sợ hãi: sợ hãi bóng tối, sợ hãi quan điểm quần chúng, sợ hãi rắn rết, sợ hãi đau đớn thân thể, sợ hãi tuổi già, sợ hãi chết. Chính xác chúng ta có hàng tá sợ hãi. Và liệu có thể hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi?
Chúng ta có thể hiểu sợ hãi tác động ra sao đối với mỗi người chúng ta. Nó làm cho người ta nói dối, nó làm hư hỏng con người trong những cách khác nhau, nó làm cho cái trí trống rỗng, nông cạn. Có những ngõ ngách tối tăm trong cái trí mà không bao giờ có thể được tìm hiểu hay được phơi bày chừng nào người ta còn sợ hãi. Tự-bảo vệ thân thể, sự thôi thúc của bản năng để tránh xa con rắn độc, lùi xa vách núi đứng, không rơi dưới gầm xe điện, và vân vân, là khôn ngoan, bình thường, lành mạnh. Nhưng tôi đang nói về tự-bảo vệ tâm lý mà làm cho người ta sợ hãi bệnh tật, chết chóc, một kẻ thù. Khi chúng ta tìm kiếm sự thành tựu trong bất kỳ hình thức nào, dù qua hội họa, qua âm nhạc, qua liên hệ, hay qua bất kỳ điều gì bạn muốn, luôn luôn có sợ hãi. Vì vậy, điều gì quan trọng là phải tỉnh thức được toàn qui trình này trong chính người ta. Quan sát, học hỏi về nó, và không hỏi làm thế nào để loại bỏ nó. Khi bạn chỉ muốn loại bỏ sợ hãi, bạn sẽ tìm những phương cách và những phương tiện của tẩu thoát khỏi nó, và thế là không bao giờ có tự do khỏi sợ hãi.
Nếu bạn suy xét sợ hãi là gì và làm thế nào để tiếp cận nó, bạn sẽ thấy rằng với hầu hết chúng ta từ ngữ còn quan trọng nhiều hơn sự kiện. Ví dụ như từ ngữ cô độc. Qua từ ngữ đó tôi có ý nói ý thức của tách rời mà bỗng nhiên ập vào người ta chẳng vì lý do nào cả. Tôi không hiểu liệu điều này đã từng xảy ra cho bạn. Mặc dù bạn có lẽ được vây quanh bởi gia đình của bạn, bởi những người hàng xóm của bạn, mặc dù có lẽ bạn đang dạo bộ cùng bạn bè hay đang ngồi trên một chiếc xe buýt đông người, bỗng nhiên bạn cảm thấy hoàn toàn tách rời. Từ ký ức của trải nghiệm đó, có sợ hãi của cô lập, của cô độc. Hay bạn quyến luyến người nào đó mà bị chết, và bạn phát giác mình bị bỏ lại một mình, cô độc. Bởi vì cảm thấy ý thức của cô độc đó, bạn tẩu thoát khỏi nó bằng phương tiện của radio, rạp chiếu phim, hay bạn nương nhờ tình dục, nhậu nhẹt, hay bạn đi nhà thờ, tôn thờ Thượng đế. Dù bạn đi nhà thờ hay dùng một viên thuốc nó là một tẩu thoát, và mọi tẩu thoát về cơ bản đều giống hệt nhau.
Bây giờ, từ ngữ cô độc ngăn cản chúng ta không thâm nhập vào một hiểu rõ hoàn toàn của trạng thái đó. Từ ngữ, được kết hợp với trải nghiệm quá khứ, khơi dậy cảm giác của nguy hiểm và tạo ra sợ hãi; thế là, chúng ta cố gắng tẩu thoát. Làm ơn hãy tự quan sát bạn như trong một cái gương, đừng chỉ lắng nghe tôi, và bạn sẽ thấy rằng từ ngữ có một ý nghĩa lạ lùng cho hầu hết chúng ta. Những từ ngữ như Thượng đế, công sản, địa ngục, thiên đàng, cô độc, người vợ, gia đình – chúng đã có một ảnh hưởng kinh ngạc vào chúng ta như thế nào. Chúng ta là những nô lệ cho những từ ngữ như thế, và cái trí mà là một nô lệ cho những từ ngữ không bao giờ được tự do khỏi sợ hãi.
Để nhận biết và học hỏi về sợ hãi trong chính người ta là không diễn giải cảm giác đó trong những từ ngữ, bởi vì những từ ngữ được kết hợp với quá khứ, với hiểu biết; và trong chính chuyển động của học hỏi về sợ hãi không từ ngữ, mà là không thâu lượm hiểu biết về nó, bạn sẽ phát giác có một đang làm trống không hoàn toàn cái trí khỏi tất cả sợ hãi. Điều này có nghĩa rằng người ta phải thâm nhập thật sâu thẳm vào chính người ta, xóa sạch tất cả những từ ngữ; và khi cái trí hiểu rõ toàn nội dung của sợ hãi và vì vậy được tự do khỏi sợ hãi, cả tầng ý thức bên ngoài lẫn bên trong, vậy là có một trạng thái của vô nhiễm. Với hầu hết những người Thiên chúa giáo, từ ngữ vô nhiễm đó chỉ là một biểu tượng; nhưng tôi đang nói về thực sự đang ở trong một trạng thái của vô nhiễm, mà có nghĩa không có sợ hãi, và thế là cái trí tuyệt đối chín chắn, tức khắc, không trải qua con đường của thời gian. Và điều đó chỉ có thể được khi có chú ý tổng thể, một tỉnh thức được mọi tư tưởng, mọi từ ngữ, mọi cử chỉ. Cái trí chú ý mà không có rào cản của những từ ngữ, mà không diễn giải, đánh giá, hay chỉ trích. Một cái trí như thế là một ngọn đèn cho chính nó; và một cái trí mà là một ngọn đèn cho chính nó không có sợ hãi.