Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Saanen, 22 tháng bảy 1965

14/07/201100:46(Xem: 3373)
04. Saanen, 22 tháng bảy 1965

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN I

Saanen, 22 tháng bảy 1965

Liệu có thể kết thúc tất cả sợ hãi? Người ta có lẽ sợ hãi bóng tối, hay bất thình lình gặp một con rắn, hay một con thú hoang nào đó, hay rơi xuống một vực thẳm. Ví dụ, đó là một điều tự nhiên và lành mạnh khi tránh hướng chạy của một chiếc xe buýt đang đi đến, nhưng có nhiều hình thức sợ hãi khác. Đó là lý do tại sao người ta phải tìm hiểu câu hỏi liệu ý tưởng quan trọng hơn sự kiện, cái gì là. Nếu người ta quan sát cái gì là, sự kiện, không phải quan sát ý tưởng, người ta sẽ thấy rằng ý tưởng, khái niệm về tương lai, về ngày mai, đang tạo tác sợ hãi. Không phải là sự kiện tạo tác sợ hãi.

* * *

Một cái trí bị chất nặng bởi sợ hãi, bởi tuân phục, bởi người suy nghĩ, không thể hiểu rõ được cái đó mà có lẽ được gọi là khởi nguồn. Và cái trí đòi hỏi để biết khởi nguồn là gì. Chúng ta đã nói nó là Thượng đế – nhưng lại nữa, đó là một từ ngữ được sáng chế bởi những con người trong sợ hãi của họ, trong đau khổ của họ, trong ham muốn tẩu thoát khỏi sống của họ. Khi cái trí con người được tự do khỏi tất cả sợ hãi, vậy thì, trong đòi hỏi để biết khởi nguồn là gì, nó không đang tìm kiếm vui thú riêng của nó, hay một phương tiện của tẩu thoát, và thế là trong tìm hiểu đó tất cả uy quyền kết thúc. Bạn hiểu rõ chứ? Uy quyền của người nói, uy quyền của giáo hội, uy quyền của quan điểm, của hiểu biết, của trải nghiệm, của điều gì con người nói – tất cả việc đó hoàn toàn đến một kết thúc, và không có tuân phục. Chỉ cái trí như thế mới có thể tìm được cho chính nó khởi nguồn là gì – tìm được, không phải như một cái trí cá thể, nhưng như một con người tổng thể. Không có cái trí ‘cá thể’ gì cả – tất cả chúng ta đều hoàn toàn có liên quan. Làm ơn hiểu rõ điều này. Cái trí không là cái gì đó tách rời, nó là một cái trí tổng thể. Tất cả chúng ta đều đang tuân phục, tất cả chúng ta đều sợ hãi, tất cả chúng ta đều đang tẩu thoát. Và muốn hiểu rõ – không phải như một cá thể, nhưng như một con người tổng thể – khởi nguồn là gì, người ta phải hiểu rõ tổng thể của sự đau khổ của con người, tất cả những ý tưởng, tất cả những công thức mà anh ấy đã sáng chế qua hàng thế kỷ. Chỉ khi nào có tự do khỏi tất cả điều này, bạn mới có thể tìm được liệu có cái gì đó khởi nguồn hay không. Ngược lại chúng ta là những con người nhai lại; và bởi vì chúng ta là những con người giả mạo, nhai lại, không có kết thúc cho đau khổ. Vậy là trong bản thể, sự kết thúc của đau khổ là sự khởi đầu của khởi nguồn. Nhưng hiểu rõ mà tạo ra sự kết thúc của đau khổ không chỉ là một hiểu rõ về đau khổ đặc biệt của bạn, hay đau khổ đặc biệt của tôi, bởi vì đau khổ của bạn hay đau khổ của tôi có liên quan đến toàn đau khổ của nhân loại. Điều này không thuần túy là sự ủy mị hay đa cảm; nó là một sự kiện thực sự, tàn nhẫn. Khi chúng ta hiểu rõ toàn cấu trúc của đau khổ và qua đó mang lại sự kết thúc của đau khổ, vậy là có thể bất chợt bắt gặp cái sự việc lạ thường đó mà là khởi nguồn của tất cả sống – không phải trong một ống thí nghiệm, như những người khoa học khám phá nó, nhưng có sự hiện diện của năng lượng lạ thường đó mà luôn luôn đang bùng nổ. Năng lượng đó không chuyển động trong bất kỳ phương hướng nào, và vậy là nó bùng nổ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2013(Xem: 6297)
Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.
02/01/2013(Xem: 1085)
Giáo dục Phật giáo không dính dáng gì đến đức tin, cầu nguyện hay nghi lễ mang ý nghĩa tôn giáo. Nó cũng không phải là một hệ thống triết thuyết mang tính giáo điều, răn đe, mà là một con đường dẫn đến nếp sống an lạc, hạnh phúc, hoàn toàn giải thoát nhờ vào sự hoàn thiện đạo đức, tri thức và tâm linh.
16/11/2012(Xem: 5163)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
01/11/2012(Xem: 7147)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
03/10/2012(Xem: 5850)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
20/09/2012(Xem: 6186)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
25/08/2012(Xem: 3638)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9085)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16549)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11465)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]