J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers
PHẦN 2
Nói chuyện cùng Mary Zimbalist
Brockwood Park, 5 tháng mười 1984
Mary Zimbalist: Có một chủ đề ông đã trình bày rất nhiều lần, nhưng nó cứ quay lại trong những câu hỏi và những ưu tư của con người, và đó là chủ đề của sợ hãi. Ông muốn trình bày về nó chứ?
Krishnamurti: Nó là một chủ đề khá phức tạp. Nó thực sự cần nhiều tìm hiểu bởi vì nó rất tinh tế và rất đa dạng. Và nó cũng thực sự, mặc dù chúng ta đã biến nó thành trừu tượng. Có sự kiện của sợ hãi và ý tưởng của sợ hãi. Vì vậy chúng ta phải rất rõ ràng về điều gì chúng ta đang nói. Bạn và tôi đang ngồi đây, tại khoảnh khắc hiện tại, không sợ hãi. Không có ý thức của sợ hãi, hay nguy hiểm. Tại khoảnh khắc này, không có sợ hãi.
Vậy là sợ hãi vừa là một trừu tượng – như một ý tưởng, như một từ ngữ – và vừa là một sự kiện. Trước hết chúng ta hãy nói về hai điều này. Tại sao thông thường chúng ta tạo ra một trừu tượng của những sự vật sự việc? Tại sao chúng ta thấy cái gì đó thực sự rồi sau đó biến nó thành một ý tưởng? Có phải bởi vì ý tưởng dễ dàng để theo đuổi hơn? Hay lý tưởng là tình trạng bị quy định của chúng ta? Hay chúng ta được giáo dục theo những ý tưởng chứ không phải được giáo dục để giải quyết những sự kiện? Đây là tại sao? Tại sao những con người khắp thế giới giải quyết những trừu tượng, cái gì nên là, cái gì phải là, cái gì sẽ xảy ra, và vân vân? Có toàn thế giới của ý tưởng và những học thuyết, dù nó là học thuyết cộng sản được đặt nền tảng trên Marx và Lenin, hay những ý tưởng của kinh doanh tạm gọi là tự do của những người tư bản, hay toàn thế giới của những ý tưởng, những niềm tin, những khái niệm tôn giáo, và những người huyền bí học đang vận dụng nó. Tại sao những ý tưởng, những lý tưởng đã trở thành quan trọng lạ lùng như thế? Từ những người Hy lạp cổ xưa, và thậm chí trước những người Hy lạp, những ý tưởng đã được phổ biến. Và cũng vậy, những ý tưởng, những lý tưởng, gây tách rời con người và đem lại mọi loại chiến tranh. Tại sao những bộ não của những con người lại vận hành trong cách này? Có phải bởi vì họ không thể giải quyết những sự kiện một cách trực tiếp và thế là tẩu thoát khôn khéo vào những ý tưởng. Những ý tưởng thực sự là những nhân tố rất phân chia, chúng mang lại mâu thuẫn, chúng phân chia những cộng đồng, những quốc gia, những giáo phái, những tôn giáo, và vân vân. Những ý tưởng, những niềm tin, sự trung thành – tất cả đều được đặt nền tảng trên tư tưởng. Và cái gì chính xác là một sự kiện, không phải một quan điểm về một sự kiện, hay quan điểm được biến thành những sự kiện.
MZ: Sự kiện của sợ hãi là gì?
K: Sợ hãi thực sự là sự kiện, không phải trừu tượng về nó. Nếu người ta có thể buông bỏ trừu tượng vậy thì người ta có thể tiếp xúc sự kiện. Nhưng nếu cả hai đều luôn luôn đang chạy song song, vậy thì có một xung đột giữa hai. Đó là giữa ý tưởng, học thuyết, đang chi phối sự kiện, và sự kiện thỉnh thoảng chi phối ý tưởng.
MZ: Hầu hết mọi người sẽ nói rằng sự kiện của sợ hãi là cảm xúc rất đau đớn của sợ hãi.
K: Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào điều đó, không phải ý tưởng về sợ hãi. Chúng ta hãy quan sát sự kiện thực sự của sợ hãi, và ở nguyên cùng sự kiện đó, mà cần nhiều kỷ luật bên trong.
ML: Ông có thể giải thích ở nguyên cùng sự kiện của sợ hãi thực sự là gì?
K:Nó giống như đang cầm một nữ trang, một món nữ trang lạ thường rất phức tạp này được đeo bởi một nghệ sĩ. Bạn quan sát nó, bạn không chỉ trích nó, bạn không nói, ‘Đẹp làm sao’ và chạy trốn qua những từ ngữ, nhưng bạn đang ngắm nghía món đồ lạ thường này được làm bằng tay, bằng những ngón tay khéo léo và bộ não. Bạn đang quan sát nó, đang ngắm nghía nó. Bạn lật nó qua lại, ngắm nghía những mặt khác nhau, mặt sau và mặt trước và mặt hông, và bạn không bao giờ rời nó.
MZ: Ông có ý rằng ông chỉ cần cảm thấy nó rất cẩn trọng, rất chu đáo, bằng chú ý cao độ.
K: Dĩ nhiên. Bạn có cảm giác về vẻ đẹp, cảm giác về món nữ trang phức tạp, và sự lấp lánh, sự rực sáng của những món nữ trang, và vân vân. Vì vậy liệu chúng ta có thể giải quyết sự kiện của sợ hãi và nhìn ngắm nó trong cách đó, và không tẩu thoát, không nói, ‘Ồ, tôi không thích sợ hãi’, bị lo lắng, sợ hãi, và kiềm chế hay kiểm soát hay phủ nhận, không chuyển động nó vào một lãnh vực khác? Chúng ta không thể làm tất cả việc đó; chỉ cần ở nguyên cùng sự kiện đó. Vậy là lúc đó sợ hãi trở thành một sự kiện thực sự, mà ở đó, dù bạn có nhận biết được nó hay không. Nếu bạn đã che giấu nó rất, rất sâu thẳm, nó vẫn còn ở đó.
Vậy là lúc đó chúng ta có thể hỏi, rất cẩn thận và từ tốn, sợ hãi này là gì? Tại sao những con người, sau sự tiến hóa khủng khiếp này, vẫn sống cùng sợ hãi? Nó là cái gì đó mà có thể được mổ xẻ và cắt đi, giống một căn bệnh, giống ung thư? Nó là cái gì đó mà có thể được mổ xẻ? Mà có nghĩa có một thực thể có thể mổ xẻ nó. Nhưng chính thực thể đó là một trừu tượng của cố gắng làm cái gì đó về sợ hãi. Thực thể đó là không thực sự. Điều gì thực sự là sợ hãi. Và nó đòi hỏi sự chú ý rất cẩn thận để không bị trói buộc trong sự trừu tượng của một người mà nói, ‘Tôi đang quan sát sợ hãi’, hay một người mà nói, ‘Tôi phải loại bỏ hay kiểm soát sợ hãi’, và vân vân.
Vì vậy chúng ta quan sát sợ hãi đó, và trong chính hành động của quan sát, của nhìn ngắm sợ hãi, người ta bắt đầu khám phá khởi nguồn của sợ hãi, và nguyên nhân của sợ hãi là gì. Bởi vì chính hành động của nhìn ngắm nó là thấy nó xảy ra bằng cách nào. Không phải phân tích hay mổ xẻ. Nhìn ngắm rất tinh tế, tỉ mỉ đó phơi bày nội dung của sợ hãi, nội dung là nguồn gốc, khởi đầu, nguyên nhân – bởi vì nơi nào có một nguyên nhân có một kết thúc. Nguyên nhân không bao giờ có thể khác biệt kết quả. Vậy là trong quan sát, trong nhìn ngắm, nguyên nhân được phơi bày.
MZ: Nguyên nhân mà ông đang nói có lẽ không là một sợ hãi cá thể, một sợ hãi đặc biệt? Ông đang nói về nguyên nhân của chính sợ hãi.
K: Chính sợ hãi, không phải những hình thức khác nhau của sợ hãi. Hãy thấy chúng ta làm vỡ vụn sợ hãi đến chừng nào. Đó là bộ phận thuộc truyền thống của chúng ta, tạo ra một phân chia của sợ hãi, và thế là chỉ quan tâm đến một loại sợ hãi. Không phải đến toàn cái cây của sợ hãi, nhưng một nhánh đặc biệt của nó, hay một chiếc lá đặc biệt của nó. Toàn bản chất, cấu trúc, phẩm chất của sợ hãi – trong quan sát điều đó rất tỉ mỉ, trong chính quan sát có sự phơi bày của nguyên nhân – không phải bạn phân tích để tìm ra nguyên nhân nhưng chính đang quan sát phơi bày nguyên nhân, mà là thời gian và tư tưởng. Rất đơn giản khi bạn thực hiện nó theo cách đó. Mọi người sẽ chấp nhận rằng nó là thời gian và tư tưởng. Nếu không có thời gian và tư tưởng sẽ không có sợ hãi.
MZ: Ông có thể khai triển điều đó thêm một tí bởi vì hầu hết mọi người đều nghĩ rằng có cái gì đó – tôi có thể giải thích nó như thế nào đây – họ không thấy rằng không có tương lai, họ suy nghĩ, ‘Tôi sợ hãi lúc này’ từ một nguyên nhân, họ không thấy nhân tố của thời gian được bao hàm.
K:Tôi nghĩ điều đó khá đơn giản. Có thời gian khi tôi nói, ‘Tôi sợ hãi bởi vì tôi đã làm cái gì đó trong quá khứ’, hay tôi đã đau khổ trong quá khứ, hay người nào đó đã gây tổn thương tôi, và tôi không muốn bị tổn thương nữa. Tất cả điều đó đều là quá khứ, hậu cảnh, mà là thời gian. Và có tương lai; đó là, tôi là thế này bây giờ, nhưng tôi sẽ chết. Hay tôi có lẽ mất công việc của tôi, hay người vợ của tôi có lẽ tức giận tôi, và vân vân. Vậy là có quá khứ này và tương lai, và chúng ta bị trói buộc trong giữa hai cái đó. Quá khứ có sự liên quan của nó đến tương lai; tương lai không là cái gì đó tách rời khỏi quá khứ; có một chuyển động của bổ sung từ quá khứ đến tương lai, đến ngày mai. Vậy là đó là thời gian: chuyển động này, mà là quá khứ như tôi đã là, và tương lai như tôi sẽ là, mà là đang trở thành liên tục này. Và cũng vậy đó là một vấn đề phức tạp khác mà có lẽ là nguyên nhân của sợ hãi.
Vậy là thời gian là một nhân tố cơ bản của sợ hãi. Không còn nghi ngờ về điều đó. Bây giờ tôi có một việc làm, bây giờ tôi có tiền bạc, tôi có chỗ trú ẩn trên cao, nhưng ngày mai hay nhiều trăm ngày mai có lẽ tước đoạt khỏi tôi tất cả mọi thứ – tai nạn nào đó, hỏa hoạn nào đó. Không đủ sự bảo hiểm nào đó. Tất cả việc đó là một nhân tố thời gian. Và cũng vậy, tư tưởng là một nhân tố của sợ hãi. Tư tưởng: Tôi đã là, tôi là, nhưng tôi có lẽ không là. Tư tưởng bị giới hạn bởi vì nó được đặt nền tảng trên hiểu biết. Hiểu biết luôn luôn tích lũy và cái đang được thêm vào luôn luôn bị giới hạn, vì vậy hiểu biết bị giới hạn, vì vậy tư tưởng bị giới hạn; bởi vì tư tưởng được đặt nền tảng trên hiểu biết, ký ức, và vân vân.
Vì vậy tư tưởng và thời gian là những nhân tố trọng điểm của sợ hãi. Tư tưởng không tách rời khỏi thời gian. Chúng là một. Đây là những sự kiện. Đây là nguyên nhân của sợ hãi. Nó là một sự kiện – không phải một ý tưởng, không phải một trừu tượng – rằng tư tưởng và thời gian là nguyên nhân của sợ hãi. Nó là một.
Vậy là sau đó một con người hỏi: Làm thế nào tôi chặn đứng thời gian và tư tưởng? Bởi vì ý định của anh ấy, ham muốn của anh ấy, ao ước của anh ấy, là được tự do khỏi sợ hãi. Và thế là anh ấy bị trói buộc trong ham muốn riêng của anh ấy để được tự do nhưng anh ấy không đang quan sát nguyên nhân, không đang quan sát rất cẩn thận, mà không có bất kỳ chuyển động nào. Đang quan sát hàm ý một trạng thái của bộ não trong đó không có chuyển động; nó giống như đang nhìn ngắm một con chim rất kỹ càng, như sáng nay chúng ta đã nhìn ngắm một con chim bồ câu trên bệ cửa sổ, mọi cái lông, đôi mắt đỏ, lấp lánh trong đôi mắt, cái mỏ, hình thể của cái đầu, đôi cánh. Công việc mà bạn nhìn ngắm rất kỹ càng phơi bày không những nguyên nhân mà còn cả sự kết thúc của sự vật bạn đang nhìn ngắm. Vì vậy thật ra, đang nhìn ngắm này quan trọng lạ thường, không phải đang hỏi làm thế nào để kết thúc tư tưởng, hay được tự do khỏi sợ hãi, hay điều gì được hàm ý bởi thời gian, và tất cả những phức tạp. Chúng ta đang nhìn ngắm sợ hãi mà không có bất kỳ trừu tượng nào, mà là ngay lúc này thực sự. Ngay lúc này chứa đựng tất cả thời gian, mà có nghĩa hiện tại chứa đựng quá khứ, tương lai, và hiện tại. Vậy là chúng ta có thể lắng nghe điều này rất cẩn thận, không chỉ bằng lắng nghe của hai tai, mà còn cả lắng nghe từ ngữ và vượt khỏi từ ngữ, thấy bản chất thực sự của sợ hãi, và không chỉ đọc về nó. Đang nhìn ngắm trở thành sinh động, nhạy bén, đẹp đẽ cực kỳ.
Tất cả điều này cần đến một chất lượng lạ thường của chú ý, bởi vì trong chú ý không có hoạt động của cái tôi. Tánh tư lợi trong sống của chúng ta là nguyên nhân của sợ hãi. Ý thức của cái tôi này và quan tâm của tôi, hạnh phúc của tôi, thành công của tôi, thất bại của tôi, đạt được của tôi, tôi là điều này, tôi không là điều kia; toàn sự quan sát tự cho mình là trung tâm này, cùng tất cả những diễn tả của nó về sợ hãi, phiền muộn, trầm uất, đau khổ, ưu tư, khát vọng, và than van, tất cả điều đó là tánh tư lợi, dù nhân danh Thượng đế, nhân danh sự cầu nguyện, hay nhân danh sự trung thành. Nó là tánh tư lợi. Nơi nào có tánh tư lợi, phải có sợ hãi, cùng tất cả những kết cục của nó. Tiếp theo người ta lại hỏi: Liệu có thể sống trong thế giới này nơi tánh tư lợi thống trị? Trong thế giới tập quyền và thế giới tư bản, tánh tư lợi là thống trị. Trong thế giới Thiên chúa giáo chức sắc và trong mọi thế giới tôn giáo, tánh tư lợi là thống trị. Họ đang kéo dài mãi mãi sợ hãi. Mặc dù họ nói về sống hòa bình trên quả đất, họ lại thực sự không có ý đó bởi vì tánh tư lợi, cùng sự ham muốn quyền hành, vị trí, thành tựu, và vân vân, là nhân tố mà đang hủy diệt không chỉ thế giới mà còn cả khả năng lạ thường thuộc bộ não riêng của chúng ta. Bộ não có khả năng lạ thường, như được thể hiện trong những sự việc lạ thường chúng đang thực hiện trong công nghệ. Và chúng ta không bao giờ vận dụng cùng khả năng lạ thường đó vào phía bên trong, để được tự do khỏi sợ hãi, để kết thúc đau khổ, để biết tình yêu và từ bi là gì, cùng thông minh của nó. Chúng ta không bao giờ tìm hiểu, thăm dò lãnh vực đó; chúng ta bị trói buộc bởi thế giới cùng tất cả đau khổ của nó.
Từ quyển Đường bay của Chim Đại bàng
London, 16 tháng ba 1969
Đối với hầu hết chúng ta, tự do là một ý tưởng và không là một thực sự. Khi chúng ta nói về tự do, chúng ta muốn được tự do phía bên ngoài, làm điều gì chúng ta ưa thích, đi lại, được tự do diễn tả mình trong những cách khác nhau, được tự do suy nghĩ điều gì chúng ta muốn. Sự diễn tả phía bên ngoài về tự do dường như quan trọng lạ lùng, đặc biệt trong những quốc gia nơi có sự độc tài, chuyên chế; và trong những quốc gia đó nơi sự tự do phía bên ngoài có thể được người ta lại tìm kiếm mỗi lúc một vui thú nhiều hơn, mỗi lúc một sở hữu nhiều hơn.
Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ càng sự tự do hàm ý điều gì, để bên trong, trọn vẹn, và tổng thể được tự do – mà sau đó tự diễn tả chính nó ra phía bên ngoài trong xã hội, trong liên hệ – vậy thì dường như đối với tôi, chúng ta phải hỏi liệu cái trí của con người, đã bị quy định nặng nề như nó là hiện nay, có thể được tự do? Nó phải luôn luôn sống và vận hành bên trong những biên giới thuộc tình trạng bị quy định riêng của nó, đến độ không có thể được tự do gì cả? Người ta có thể thấy rằng cái trí, đang hiểu rõ bằng từ ngữ rằng không có tự do ở đây trên quả đất này, phía bên trong hay phía bên ngoài, vậy thì nó bắt đầu sáng chế tự do trong một thế giới khác, một giải thoát ở tương lai, thiên đàng, và vân vân.
Hãy gạt bỏ tất cả những khái niệm thuộc học thuyết, lý thuyết về tự do để cho chúng ta có thể tìm hiểu liệu những cái trí của chúng ta, của bạn hay của tôi, có khi nào được tự do thực sự, được tự do khỏi sự lệ thuộc, được tự do khỏi sự sợ hãi, sự lo âu, và được tự do khỏi vô vàn những vấn đề, cả tầng ý thức bên ngoài cũng như những tầng sâu thẳm hơn của ý thức bên trong. Liệu có thể có tự do thuộc tâm lý hoàn toàn, để cho cái trí con người có thể bất chợt bắt gặp cái gì đó không thuộc thời gian, không bị sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, tuy nhiên lại không là một tẩu thoát khỏi những xảy ra thực sự của sự tồn tại hàng ngày.
Nếu cái trí con người phía bên trong, tâm lý, không hoàn toàn được tự do, sẽ không thể thấy điều gì là sự thật, sẽ không thể thấy liệu có một sự thật không bị sáng chế bởi sợ hãi, không bị định hình bởi xã hội hay văn hóa mà chúng ta sống, và không là một tẩu thoát khỏi sự đơn điệu hàng ngày, cùng nhàm chán, cô độc, thất vọng, lo âu của nó. Muốn tìm được liệu thực sự có sự tự do như thế hay không, người ta phải nhận biết được tình trạng bị quy định riêng của người ta, nhận biết được những vấn đề, sự nông cạn, trống rỗng, thiếu thốn, buồn chán thuộc sống hàng ngày của người ta, và trên tất cả người ta phải nhận biết được sợ hãi. Người ta phải nhận biết được về chính người ta mà không dựa vào phản ảnh nội tâm hay phân tích, nhưng thực sự nhận biết được về chính người ta như người ta là và xem thử liệu có thể được tự do hoàn toàn khỏi tất cả những vấn đề đó mà dường như làm tắc nghẽn cái trí hay không.
Muốn tìm hiểu, vì chúng ta sắp sửa làm, phải có tự do, không phải tại khúc cuối, nhưng tại ngay khởi đầu. Nếu người ta không được tự do, người ta không thể tìm hiểu, thăm dò, hay đào sâu. Muốn tìm hiểu thật sâu thẳm, cần phải có không những sự tự do, nhưng còn cả sự kỷ luật mà rất cần thiết khi quan sát; tự do và kỷ luật theo cùng nhau – không phải rằng người ta phải có kỷ luật để tìm được tự do. Chúng ta đang sử dụng từ ngữ kỷ luật không phải trong ý nghĩa truyền thống, đã được chấp nhận, mà là vâng lời, bắt chước, kiềm chế, tuân theo một khuôn mẫu đã cố định; nhưng trái lại như ý nghĩa gốc của từ ngữ đó mà có nghĩa ‘học hỏi’. Học hỏi và tự do theo cùng nhau, tự do mang theo cùng kỷ luật riêng của nó – không phải kỷ luật bị áp đặt bởi cái trí vì mục đích đạt được một kết quả nào đó. Hai điều này là cốt lõi: tự do và hành động của học hỏi. Người ta không thể học hỏi về chính người ta nếu người ta không được tự do, được tự do để cho người ta có thể quan sát, không lệ thuộc vào bất kỳ khuôn mẫu, công thức, hay khái niệm nào, nhưng thực sự quan sát về chính người ta như người ta là. Sự quan sát đó, trực nhận đó, đang thấy đó, tạo ra kỷ luật và học hỏi riêng của nó; trong đó không có tuân phục, bắt chước, kiềm chế, hay kiểm soát gì cả – và trong đó có vẻ đẹp vô cùng.
Những cái trí của chúng ta bị quy định, đó là một sự kiện rõ ràng – bị quy định bởi một văn hóa hay xã hội đặc biệt, bị ảnh hưởng bởi những ấn tượng khác nhau; bởi những căng thẳng và áp lực của sự liên hệ; bởi những nhân tố thuộc giáo dục, khí hậu, kinh tế; bởi sự tuân phục thuộc tôn giáo, và vân vân. Những cái trí của chúng ta được đào tạo để chấp nhận sợ hãi và để tẩu thoát, nếu chúng ta có thể, khỏi sợ hãi đó, và không bao giờ có thể giải quyết, trọn vẹn và tổng thể, toàn bản chất và cấu trúc của sợ hãi. Vậy thì câu hỏi đầu tiên của chúng ta là: Liệu cái trí, bị chất nặng quá nhiều, có thể giải quyết trọn vẹn, không chỉ tình trạng bị quy định của nó, nhưng còn cả những sợ hãi của nó? Bởi vì chính sự sợ hãi thúc đẩy chúng ta chấp nhận bị quy định.
Đừng chỉ nghe nhiều từ ngữ và ý tưởng, mà thực sự không có giá trị gì cả – nhưng qua động thái của lắng nghe, quan sát những trạng thái riêng của cái trí bạn, cả từ ngữ lẫn không-từ ngữ, đơn giản tìm hiểu liệu cái trí có thể được tự do – không đang chấp nhận sợ hãi, không đang tẩu thoát, không đang nói, ‘Tôi phải phát triển sự can đảm, sự kháng cự,’ nhưng thực sự đang nhận biết trọn vẹn được sợ hãi mà trong đó chúng ta bị trói buộc. Nếu người ta không được tự do khỏi chất lượng của sợ hãi này, người ta không thể thấy rất rõ ràng, sâu thẳm; và chắc chắn, khi có sợ hãi không có tình yêu.
Vậy là, liệu cái trí có thể thực sự được tự do khỏi sợ hãi? Dường như đối với tôi đó là – dành cho bất kỳ người nào có sự nghiêm túc – một trong những vấn đề cốt lõi và cơ bản nhất phải được tìm hiểu và được giải quyết. Có những sợ hãi thân thể và những sợ hãi tâm lý. Những sợ hãi thuộc thân thể về sự đau đớn và những sợ hãi thuộc tâm lý, như là ký ức của đã trải qua sự đau đớn trong quá khứ, và ý tưởng của sự lặp lại đau đớn đó trong tương lai; cũng cả, những sợ hãi của tuổi già, chết, những sợ hãi của không-an toàn thân thể, những sợ hãi của không-chắc chắn về ngày mai, những sợ hãi của không thể là một người thành công, không thể thành tựu, của không là người nào đó trong thế giới khá xấu xa này; những sợ hãi của bị hủy diệt, những sợ hãi của bị cô độc, của không thể thương yêu hay được thương yêu, và vân vân; những sợ hãi thuộc tầng ý thức bên ngoài lẫn những sợ hãi thuộc tầng ý thức bên trong. Liệu cái trí có thể được tự do, tổng thể, khỏi tất cả điều này? Nếu cái trí nói rằng nó không thể, vậy thì nó đã tự-ép buộc chính nó thành vô dụng, nó đã tự-làm biến dạng chính nó và không thể nhận biết, hiểu rõ, không thể hoàn toàn tỉnh táo, yên lặng; nó giống như một cái trí trong bóng tối, đang tìm kiếm ánh sáng và không bao giờ tìm được nó, và thế là sáng chế ra một ánh sáng của những từ ngữ, những ý tưởng, những lý thuyết.
Làm thế nào một cái trí đã bị chất nặng bởi sợ hãi, bởi tất cả bị quy định của nó, sẽ được tự do khỏi nó? Hay người ta phải chấp nhận sợ hãi như một việc không thể tránh khỏi của sống? – và hầu hết chúng ta có chấp nhận nó, khoan dung nó. Chúng ta sẽ làm gì? Làm thế nào tôi, như con người, bạn như con người, sẽ loại bỏ được sợ hãi này? Không phải loại bỏ được một sợ hãi đặc biệt, nhưng sợ hãi tổng thể, toàn bản chất và cấu trúc của sợ hãi?
Sợ hãi là gì? Đừng chấp nhận, nếu tôi được phép đề nghị, điều gì người nói đang trình bày; người nói không có uy quyền gì cả, ông ta không là người thầy, ông ta không là đạo sư; bởi vì nếu ông ta là người thầy, vậy thì bạn là môn đồ, và nếu bạn là môn đồ bạn tự-hủy hoại chính bạn lẫn người thầy. Chúng ta đang cố gắng tìm ra sự thật của câu hỏi về sợ hãi này trọn vẹn đến độ cái trí không bao giờ còn sợ hãi, và thế là được tự do khỏi tất cả sự lệ thuộc vào một người khác, phía bên trong, phần tâm lý. Vẻ đẹp của sự tự do là rằng bạn không bao giờ để lại một dấu vết. Con đại bàng trong đường bay của nó không để lại một dấu vết; người khoa học có. Đang tìm hiểu vấn đề của tự do này phải có, không chỉ sự quan sát khoa học, mà còn cả đường bay của con đại bàng mà không để lại một dấu vết; cả hai đều được cần đến; phải có cả sự giải thích bằng từ ngữ lẫn sự trực nhận không-từ ngữ – bởi vì sự diễn tả không bao giờ là sự kiện được diễn tả; chắc chắn sự giải thích không bao giờ là sự vật được giải thích; từ ngữ không bao giờ là sự việc sự vật.
Nếu tất cả điều này rất rõ ràng vậy thì chúng ta có thể tiến tới; chúng ta có thể tự-tìm ra cho chính chúng ta – không phải qua người nói, không phải qua những từ ngữ của ông ta, không phải qua những ý tưởng hay những suy nghĩ của ông ta – liệu cái trí có thể hoàn toàn được tự do khỏi sợ hãi.
Phần nói chuyện đầu tiên không phải là một giới thiệu; nếu bạn đã không nghe nó rõ ràng và đã không hiểu rõ nó, bạn không thể tiếp tục sang phần kế tiếp này.
Muốn tìm hiểu phải có sự tự do để quan sát; phải có sự tự do khỏi những kết luận, những ý tưởng, những lý tưởng, những thành kiến, để cho bạn có thể thực sự tự-quan sát cho chính bạn sợ hãi là gì. Và khi bạn quan sát rất kỹ càng, liệu còn có sợ hãi hay không? Đó là, bạn có thể quan sát rất, rất tỉ mỉ, mật thiết, sợ hãi là gì chỉ khi nào người quan sát là vật được quan sát. Chúng ta đang thâm nhập vào nó. Vậy là, sợ hãi là gì? Nó nảy sinh bằng cách nào? Những sợ hãi rõ ràng thuộc thân thể có thể hiểu rõ được, như những nguy hiểm thuộc thân thể, mà có những phản ứng tức khắc; hiểu rõ chúng rất dễ dàng, chúng ta không cần tìm hiểu nhiều lắm. Nhưng chúng ta đang nói về những sợ hãi thuộc tâm lý; những sợ hãi thuộc tâm lý này nảy sinh bằng cách nào? Nguồn gốc của chúng là gì? Đó là chủ đề phải quan tâm. Có sợ hãi về cái gì đó đã xảy ra ngày hôm qua; sợ hãi về cái gì đó có lẽ xảy ra sau đó hôm nay hay ngày mai. Có sợ hãi về cái gì đó chúng ta đã biết rồi, và có sợ hãi về cái không biết được, mà là ngày mai. Người ta có thể tự-thấy rất rõ ràng cho chính người ta rằng sợ hãi nảy sinh qua cấu trúc của tư tưởng – qua suy nghĩ về cái đã xảy ra ngày hôm qua mà người ta sợ hãi, hay qua suy nghĩ về tương lai, đúng chứ? Tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi, phải không? Làm ơn, chúng ta hãy hoàn toàn chắc chắn; đừng chấp nhận điều gì người nói đang trình bày; hãy tuyệt đối chắc chắn cho chính bạn về vấn đề liệu tư tưởng có là nguồn gốc của sợ hãi hay không. Suy nghĩ về đau khổ, đau khổ tâm lý mà người ta đã có cách đây lâu rồi và không muốn nó được lặp lại, không muốn sự việc đó được nhớ lại, suy nghĩ về tất cả điều này, nuôi dưỡng sợ hãi. Liệu chúng ta có thể tiếp tục từ đó? Nếu chúng ta không thấy điều này rất rõ ràng, chúng ta sẽ không thể tiến tới thêm nữa. Tư tưởng, đang suy nghĩ về một biến cố, một trải nghiệm, một trạng thái, mà trong đó đã có một bực dọc, nguy hiểm, phiền muộn hay đau đớn, tạo ra sợ hãi. Và tư tưởng, vì đã thiết lập một an toàn nào đó, thuộc tâm lý, không muốn sự an toàn đó bị quấy rầy; bất kỳ quấy rầy nào là một nguy hiểm và thế là có sợ hãi.
Tư tưởng chịu trách nhiệm cho sợ hãi; cũng vậy, tư tưởng chịu trách nhiệm cho vui thú. Người ta đã có một trải nghiệm hạnh phúc; tư tưởng suy nghĩ về nó và muốn nó được tiếp tục. Khi điều đó không thể được, có một kháng cự, tức giận, thất vọng, và sợ hãi. Thế là, tư tưởng chịu trách nhiệm cho sợ hãi cũng như vui thú, phải không? Đây không là một kết luận bằng từ ngữ; đây không là một công thức dành để lẩn tránh sợ hãi. Đó là, nơi nào có vui thú có đau khổ và sợ hãi được duy trì bởi tư tưởng; vui thú theo cùng đau khổ, hai cái không thể phân chia, và tư tưởng chịu trách nhiệm cả hai. Nếu không có ngày mai, không có khoảnh khắc kế tiếp để suy nghĩ dựa theo hoặc sợ hãi hoặc đau khổ, vậy là cả hai sẽ không tồn tại? Chúng ta sẽ triển khai từ đó chứ? Liệu nó là một thực sự, không như một ý tưởng, nhưng một sự việc mà chính bạn đã tự-khám phá và vì vậy thực sự, vậy là bạn có thể nói, ‘Tôi đã khám phá rằng tư tưởng nuôi dưỡng cả vui thú lẫn sợ hãi’? Bạn đã trải qua những hưởng thụ về tình dục, vui thú; sau đó bạn suy nghĩ về nó trong hình ảnh, những hình ảnh của suy nghĩ, và chính suy nghĩ về nó tạo ra sức mạnh cho vui thú đó, mà lúc này là hình ảnh của tư tưởng, và khi cái đó bị cản trở liền có đau khổ, lo âu, sợ hãi, ghen tuông, bực dọc, tức giận, tàn ác. Và chúng ta không đang nói rằng bạn không được có vui thú.
Hạnh phúc không là vui thú; ngây ngất không được tạo ra bởi tư tưởng; nó là một việc hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể bắt gặp hạnh phúc hay ngây ngất chỉ khi nào bạn hiểu rõ bản chất của tư tưởng, mà nuôi dưỡng cả vui thú lẫn sợ hãi.
Vậy là câu hỏi nảy sinh: Liệu người ta có thể kết thúc tư tưởng? Nếu tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi và vui thú – bởi vì nơi nào có vui thú phải có đau khổ, mà là điều quá hiển nhiên – vậy thì người ta hỏi chính mình: Liệu tư tưởng có thể kết thúc? – mà không có nghĩa sự kết thúc của nhận biết vẻ đẹp, thưởng thức vẻ đẹp. Nó giống như thấy vẻ đẹp của một đám mây hay một cái cây và thưởng thức nó trọn vẹn, hoàn toàn, tổng thể; nhưng khi tư tưởng tìm kiếm để có cùng trải nghiệm đó vào ngày mai, cùng sự thú vị mà nó đã có ngày hôm qua khi thấy đám mây đó, cái cây đó, bông hoa đó, khuôn mặt của cái người đẹp đẽ đó, vậy thì nó mời mọc sự thất vọng, đau khổ, sợ hãi, và vui thú.
Vì vậy liệu tư tưởng có thể kết thúc? Hay đó là một câu hỏi hoàn toàn sai lầm? Nó là một câu hỏi sai lầm bởi vì chúng ta muốn trải nghiệm một ngây ngất, một hạnh phúc, mà không là vui thú. Bằng cách kết thúc vui thú chúng ta hy vọng chúng ta bắt gặp cái gì đó vô hạn, mà không là sản phẩm của cả vui thú lẫn sợ hãi. Hãy hỏi tư tưởng có vị trí nào trong sống, không phải làm thế nào tư tưởng sẽ được kết thúc? Sự liên quan của tư tưởng đến hành động và không-hành động là gì?
Sự liên quan của tư tưởng đến hành động nơi hành động cần thiết là gì? Tại sao, khi có sự thưởng thức trọn vẹn về vẻ đẹp, tư tưởng lại chen vào? Bởi vì nếu nó không chen vào, lúc đó nó sẽ không được chuyển tiếp sang ngày mai. Tôi muốn tìm ra – khi có sự thưởng thức trọn vẹn về vẻ đẹp của một hòn núi, của một khuôn mặt đẹp, một dải nước – tại sao tư tưởng phải chen vào đó và đưa ra một biến dạng cho nó và nói, ‘Tôi phải có vui thú đó lại vào ngày mai’. Tôi phải tìm ra sự liên quan của tư tưởng trong hành động là gì; và phải tìm ra liệu tư tưởng có cần can thiệp khi không có nhu cầu của tư tưởng gì cả. Tôi nhìn thấy một cái cây đẹp, không có một chiếc lá nào cả, tương phản với bầu trời; nó đẹp lạ lùng và từng đó đủ rồi – chấm dứt. Tại sao tư tưởng phải chen vào và nói, ‘Tôi phải có cùng thú vị đó vào ngày mai’? Và tôi cũng hiểu rằng tư tưởng phải vận hành trong hành động. Kỹ năng trong hành động cũng là kỹ năng trong tư tưởng. Vậy là, sự liên quan thực sự giữa tư tưởng và hành động là gì? Như nó là, hành động của chúng ta được đặt nền tảng trên những khái niệm, những ý tưởng. Tôi có một khái niệm hay ý tưởng về điều gì nên được làm và điều gì được làm là sự phỏng chừng đến khái niệm, ý tưởng đó, đến lý tưởng đó. Vậy là có một phân chia giữa hành động và khái niệm, lý tưởng, ‘cái nên là’; trong phân chia này có xung đột. Bất kỳ sự phân chia nào, phân chia tâm lý, phải nuôi dưỡng xung đột. Tôi đang tự-hỏi mình, ‘Sự liên quan của tư tưởng trong hành động là gì?’ Nếu có sự phân chia giữa hành động và ý tưởng vậy thì hành động là không-trọn vẹn. Có một hành động mà trong đó tư tưởng thấy cái gì đó ngay tức khắc và hành động ngay tức khắc để cho không có một ý tưởng, một học thuyết sẽ bị hành động một cách tách rời hay không? Có một hành động mà trong đó ngay đang thấy là hành động – mà trong đó ngay đang suy nghĩ là hành động hay không? Tôi thấy rằng tư tưởng nuôi dưỡng cả sợ hãi lẫn vui thú; tôi thấy rằng nơi nào có vui thú có đau khổ và thế là kháng cự với đau khổ. Tôi thấy điều đó rất rõ ràng; đang thấy về nó là hành động tức khắc; trong đang thấy về nó được bao gồm tư tưởng, hợp lý, và suy nghĩ rất rõ ràng; tuy nhiên đang thấy về nó là tức khắc và hành động là tức khắc – vì vậy có sự tự do khỏi nó.
Chúng ta đang chuyển tải lẫn nhau chứ? Theo từ từ, nó khó khăn lắm. Làm ơn đừng nói vâng dễ dàng như thế. Nếu bạn nói vâng, vậy thì khi bạn rời sảnh này bạn phải được tự do khỏi sợ hãi. Nói vâng của bạn chỉ là một khẳng định rằng bạn đã hiểu rõ bằng từ ngữ, bằng trí năng, và vì vậy không là gì cả. Sáng nay bạn và tôi ở đây để tìm hiểu vấn đề của sợ hãi, và khi bạn rời sảnh này, phải có sự tự do hoàn toàn khỏi nó. Điều đó có nghĩa bạn là một con người tự do, một con người khác hẳn, được thay đổi hoàn toàn – không phải ngày mai, nhưng ngay lúc này; bạn thấy rất rõ ràng rằng tư tưởng nuôi dưỡng cả sợ hãi lẫn đau khổ; bạn thấy rằng tất cả những giá trị của bạn đều được đặt nền tảng trên sợ hãi và vui thú – luân lý, đạo đức, xã hội, tôn giáo, tinh thần. Nếu bạn nhận biết sự thật của nó – và muốn thấy sự thật của nó bạn phải tỉnh táo lạ thường, một cách hợp lý, một cách lành mạnh, một cách thông minh đang quan sát mỗi chuyển động của tư tưởng – vậy thì chính nhận biết đó là hành động tổng thể và vậy thì bạn hoàn toàn vượt khỏi nó; ngược lại bạn sẽ nói, ‘Làm thế nào tôi sẽ được tự do khỏi sợ hãi vào ngày mai?’
Người hỏi: Không có sợ hãi tự phát hay sao?
Krishnamurti: Bạn sẽ gọi đó là sợ hãi hay sao? Khi bạn biết lửa cháy, khi bạn thấy một vách núi đứng, nhảy thoát nó là sợ hãi? Khi bạn thấy một con thú hoang, một con rắn, bạn thối lui, đó là sợ hãi? Hay nó là thông minh? Thông minh đó có lẽ là kết quả của tình trạng bị quy định, bởi vì bạn đã bị quy định đến những nguy hiểm của vách núi đứng, bởi vì nếu bạn không làm theo bạn có thể bị rơi xuống vực và việc đó có nghĩa là kết thúc. Thông minh của bạn bảo bạn hãy cẩn thận; thông minh đó là sợ hãi à? Nhưng nó là thông minh mà vận hành khi chúng ta tự-phân chia chính chúng ta thành những quốc tịch, thành những nhóm tôn giáo? Khi chúng ta tạo ra sự phân chia này giữa bạn và tôi, chúng ta và chúng nó, đó là thông minh à? Cái đang vận hành trong phân chia đó, mà tạo ra nguy hiểm, mà phân chia con người, mà mang lại chiến tranh, đó là thông minh đang vận hành hay đó là sợ hãi? Đó là sợ hãi, không phải thông minh. Nói cách khác, chúng ta đã tự-phân chia chính chúng ta; một phần của chúng ta hành động, nơi cần thiết, một cách thông minh, như trong việc tránh một vách núi đứng, hay một xe buýt đang chạy qua; nhưng chúng ta lại không đủ thông minh để thấy những nguy hiểm của chủ nghĩa quốc gia, những nguy hiểm của sự phân chia giữa những con người? Vậy là, một phần của chúng ta – một phần rất nhỏ của chúng ta – là thông minh, phần còn lại của chúng ta không là. Nơi nào có sự phân chia, phải có xung đột, phải có đau khổ; chính bản thể của xung đột là sự phân chia, sự mâu thuẫn trong chúng ta. Mâu thuẫn đó là không được hòa hợp. Nó là một trong những đặc điểm lạ thường rằng chúng ta phải tự-hòa hợp chính chúng ta. Tôi không biết nó thực sự có nghĩa gì. Ai đang hòa hợp hai bản chất bị đối nghịch, bị phân chia? Bởi vì chính người hòa hợp không là thành phần của sự phân chia đó hay sao? Nhưng khi người ta thấy tổng thể của nó, khi người ta có sự nhận biết về nó, mà không có bất kỳ sự chọn lựa nào – không còn phân chia.