Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Hành động của ý chí và năng lượng được cần đến cho sự thay đổi cơ bản

13/07/201100:56(Xem: 4997)
6. Hành động của ý chí và năng lượng được cần đến cho sự thay đổi cơ bản

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

CHÂU ÂU

VII

BẢY NÓI CHUYỆN
Ở SAANEN, SWITZERLAND

6
HÀNH ĐỘNG CỦA Ý CHÍ VÀ NĂNG LƯỢNG
ĐƯỢC CẦN ĐẾN CHO SỰ THAY ĐỔI CƠ BẢN

 

Năng lượng vô hạn được cần đến; sự lãng phí của nó. Ý chí là sự kháng cự. Ý chí là sự khẳng định của “cái tôi”. Có hành động không chọn lựa, không động cơ hay không? “Nhìn bằng đôi mắt không bị quy định.” Nhận biết không chọn lựa về tình trạng bị quy định. Thấy và phủ nhận sự giả dối. Tình yêu không là gì. Đối diện nghi vấn của chết. “Sự kết thúc năng lượng như ‘cái tôi’ là khả năng nhìn vào chết”. Năng lượng nhìn vào cái không biết được:năng lượng tột đỉnh là thông minh.

Những câu hỏi: Chúng tôi hiểu một cách trí năng, nhưng không thể sống cùng nó; liệu một con người có thể sống cùng nó? Làm thế nào để lắng nghe? Những cảm thấy và những cảm xúc không là nguyên nhân của bạo lực?

Sáng nay tôi muốn nếu tôi được phép, tìm hiểu nhiều vấn đề bởi vì chúng ta sẽ chỉ còn một nói chuyện nữa và phần thời gian còn lại sẽ dành cho những bàn luận.

Tôi nghĩ chắc chắn rằng người ta cần nhiều năng lượng – năng lượng, sức sống, sự hứng thú, sự mãnh liệt và sự đam mê để tạo ra một thay đổi trong chính chúng ta, nhưng cũng để, nếu bạn quan tâm đến hiện tượng bên ngoài, thấy điều gì chúng ta có thể làm cho phần còn lại của thế giới trong sự tiến hành của tự-thay đổi chính chúng ta. Không chỉ làm thế nào để bảo toàn năng lượng, nhưng cũng còn cả làm thế nào để gia tăng nó. Chúng ta không ngừng lãng phí năng lượng – nói chuyện vô ích, có vô số quan điểm về mọi thứ, sống trong một thế giới của những khái niệm và những công thức và mãi mãi xung đột với chính chúng ta. Tất cả điều này thể hiện một lãng phí năng lượng – xung đột, những quan điểm, những kết luận, những hình ảnh, những công thức và vân vân – tôi nghĩ, những việc này làm lãng phí năng lượng. Nhưng ngoài những điều này còn có một nguyên nhân sâu xa hơn mà làm lãng phí năng lượng vô hạn được cần đến để không những thay đổi, tạo ra một thay đổi trong chính chúng ta mà còn để thâm nhập rất, rất sâu vào những giới hạn riêng của tư tưởng chúng ta. Chúng ta cần một lượng vô hạn của năng lượng. Và những người cổ xưa đã nói rằng bạn phải kiểm soát tình dục, chế ngự những giác quan của bạn thật chặt chẽ, đưa ra những lời thề khác nhau để cho bạn không lãng phí năng lượng của bạn, tập trung năng lượng của bạn vào Thượng đế hay bất kỳ điều gì. Tất cả những hình thức như thế cũng là một lãng phí năng lượng bởi vì rõ ràng là khi bạn đưa ra một lời thề, đó là một hình thức của kháng cự. Thấy tất cả điều đó, người ta cần có một năng lượng không chỉ để tạo ra một thay đổi hời hợt phía bên ngoài mà còn một thay đổi hay cách mạng sâu thẳm phía bên trong, và để vượt khỏi điều đó người ta cần có một ý thức lạ thường của năng lượng mà không có nguyên nhân, mà không có động cơ, mà có thể tuyệt đối yên lặng để cho chính sự yên lặng đó có chất lượng bùng nổ riêng của nó. Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả điều đó. Tôi không biết liệu bạn có quan tâm đến nó không nhưng nếu bạn không, tệ quá, tôi sẽ tiếp tục!

Trước hết người ta thấy con người lãng phí năng lượng của họ biết chừng nào – những cãi cọ, những ghen tuông, ý thức lo lắng kỳ cục này và sự theo đuổi vô tận những vui thú, đòi hỏi nó, sợ hãi và vân vân – điều đó khá rõ ràng, đó là một lãng phí năng lượng. Và cũng vậy liệu không là một lãng phí năng lượng khi có vô số quan điểm và những niềm tin về mọi thứ – người ta nên cư xử như thế nào, người ta nên làm gì và vân vân? Và liệu không là một lãng phí năng lượng khi có những công thức, những khái niệm? Và trong văn hóa này chúng ta được khuyến khích để có những khái niệm, để có những công thức dựa vào đó chúng ta sống. Bạn không có những công thức, những khái niệm trong ý nghĩa có những hình ảnh, bạn nên là gì, điều gì sẽ xảy ra, nhận thức của tư tưởng mà phủ nhận “cái gì là” và hình thành “cái gì nên là”? Tất cả những nỗ lực như thế là một lãng phí năng lượng. Và tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục từ đó.

Và lý do căn bản gây lãng phí nhiều năng lượng là gì? Cả hai chúng ta đều đang tìm hiểu, chúng ta đang cùng chia sẻ sự tìm hiểu này. Tôi muốn tìm ra, ngoại trừ sự thừa hưởng văn hóa thông thường mà người ta đã có được, chúng ta lãng phí năng lượng như thế nào, có nhiều vấn đề sâu thẳm hơn, đó là: liệu sống có thể vận hành, đang sống, tiếp tục sống hàng ngày mà không có bất kỳ hình thức của kháng cự nào? Rõ ràng một kháng cự là ý chí. Tôi biết tất cả các bạn đều được nuôi dưỡng dựa vào ý chí trong ý nghĩa rằng bạn phải, bạn không được, nên, không nên, kiểm soát – bạn biết rồi – ý chí. Ý chí tách rời khỏi sự kiện. Ý chí là sự khẳng định của cái tôi – làm ơn theo sát tất cả điều này – của “cái tôi” tách rời khỏi “cái gì là”. Đúng chứ? Ý chí là sự ham muốn, sự biểu lộ của ham muốn là ý chí. Và một cách hời hợt hay sâu thẳm, chúng ta vận hành trong khẳng định của sự kháng cự về ham muốn này như ý chí, mà không liên quan đến sự kiện, lệ thuộc vào sự ham muốn của “cái tôi”, cái ngã. Đúng chứ? Chúng ta đang gặp gỡ nhau. Đúng chứ?

Vì vậy tôi đang hỏi: liệu có thể sống trong thế giới này mà không có sự vận hành của ý chí, đang biết ý chí là gì? Ý chí là một hình thức của kháng cự. Ý chí là một hình thức của phân chia, tôi muốn chống lại cái gì đó mà tôi không muốn, tôi phải chống lại cái gì đó mà tôi không được. Vì vậy ý chí đang xây dựng một bức tường trong hành động chống lại hình thức hành động khác. Chúng ta đang cùng nhau? Đúng chứ? Tôi không muốn đi một mình đâu. Chúng ta chỉ biết hành động hoặc là tuân phục vào một công thức, vào một khái niệm, hoặc là phỏng chừng tùy theo một lý tưởng, và hành động trong liên hệ đến lý tưởng đó, đến khuôn mẫu đó, đến công thức đó. Đó là điều gì chúng ta gọi là hành động. Và trong hành động đó có xung đột. Không chỉ có sự mô phỏng của “cái gì nên là” mà chúng ta đã chiếu rọi như một lý tưởng, và theo điều đó hành động, và vì vậy có xung đột giữa hành động và lý tưởng. Đúng chứ? Bởi vì trong đó luôn luôn có một phỏng chừng, một bắt chước, một tuân phục. Tôi hy vọng chúng ta đang quan sát những hoạt động riêng của chúng ta, những cái trí riêng của chúng ta, chúng ta vận dụng ý chí trong hành động như thế nào. Và tôi cảm thấy đó là một lãng phí hoàn toàn của năng lượng. Và tôi sẽ giải thích tại sao.

Như chúng ta đã nói, ý chí tách trời khỏi sự kiện, khỏi “cái gì là” và lệ thuộc vào “cái tôi”, điều gì nó mong muốn, không phải điều gì nó là nhưng điều gì nó mong muốn. Và mong muốn đó lệ thuộc vào những hoàn cảnh, môi trường sống, văn hóa của nó và vân vân, tách rời khỏi sự kiện – vì vậy có mâu thuẫn. Vì vậy có một kháng cự chống lại “cái gì là” và đó là sự lãng phí của năng lượng.

Và hành động có nghĩa là đang làm ngay lúc này, không phải ngày mai hay đã hành động, hành động ở trong hiện tại. Bây giờ liệu có thể có một hành động không-ý tưởng, không-công thức, không-khái niệm, một hành động mà trong đó không có kháng cự như ý chí, và vì vậy nếu có ý chí có mâu thuẫn và kháng cự và nỗ lực, mà là một lãng phí của năng lượng? Vì vậy tôi muốn tìm ra liệu có hành động mà không có bất kỳ ý chí nào mà là sự khẳng định của “cái tôi” như kháng cự? Bạn có quan tâm tất cả điều này không?
Khán giả: Có chứ.

Krishnamurti: Các bạn thật may mắn. Tôi nghi ngờ nó, nhưng được thôi, tôi sẽ tiếp tục. Bởi vì bạn thấy rằng chúng ta là những nô lệ của văn hóa hiện nay. Chúng ta là văn hóa và nếu có một hành động khác hẳn, một loại sống khác hẳn và vì thế một loại văn hóa hoàn toàn khác hẳn, không phải một văn hóa đối nghịch nhưng là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn, người ta phải hiểu rõ toàn vấn đề của ý chí này. Ý chí lệ thuộc vào văn hóa cũ kỹ mà trong đó được bao hàm tham vọng, động cơ – bạn biết không – toàn sự khẳng định và hung hăng của “cái tôi”. Và nếu có một lối sống hoàn toàn khác hẳn người ta phải hiểu rõ mấu chốt trọng điểm này, đó là: liệu có thể có một hành động không một công thức, không một khái niệm, không một lý tưởng, không một niềm tin, không một hành động được đặt nền tảng vào hiểu biết mà là quá khứ và vì vậy không-hành động – hãy theo sát tất cả điều này – và vì vậy bị quy định và khi bị quy định nếu nó lệ thuộc vào quá khứ, chắc chắn nó phải tạo ra sự không-hòa hợp và thế là xung đột? Vì vậy tôi muốn tìm ra – cả hai chúng ta, chúng ta đang tìm hiểu – liệu có một hành động mà trong đó ý chí không thâm nhập vào và do đó chọn lựa?

Ngày hôm trước chúng ta đã nói, nơi nào có sự hoang mang phải có sự chọn lựa. Một con người thấy mọi sự việc rất rõ ràng, không loạn thần kinh hay cố chấp, anh ấy không chọn lựa. Vì vậy chọn lựa, ý chí, kháng cự, “cái tôi” trong hành động là một lãng phí của năng lượng. Và liệu có hành động không-liên quan đến tất cả điều này, để cho cái trí sống trong thế giới này, đang vận hành trong lãnh vực của hiểu biết, và tuy nhiên lại được tự do để hành động mà không có sự cản trở của hiểu biết bị giới hạn? Bạn biết đó là một khó khăn cực kỳ khi chuyển tải tất cả điều này bằng từ ngữ, đặc biệt cho nhiều người như thế này. Với hai hay ba người đang ngồi cùng nhau, chúng ta có thể thâm nhập chủ đề này rất mau lẹ, chúng ta sẽ có sự tiếp xúc trực tiếp, sự hiệp thông trực tiếp, đó là, sự hiệp thông chia sẻ cùng nhau khi chúng ta theo cùng nhau rất nhạy bén, không chỉ ở mức độ từ ngữ mà còn ở mức độ sâu thẳm hơn, không-từ ngữ. Chúng ta nói, tôi nói, người nói nói rằng có hành động như thế – một hành động mà trong đó không có kháng cự, không có sự can thiệp của quá khứ, không có sự phản ứng của “cái tôi”. Bây giờ, hành động đó là ngay tức khắc bởi vì nó không ở trong lãnh vực của thời gian – thời gian là ngày hôm qua, cùng tất cả hiểu biết, trải nghiệm, mà hành động hôm nay và tương lai đã được thiết lập sẵn bởi quá khứ rồi. Có một hành động mà ngay tức khắc và vì vậy trọn vẹn, mà trong đó ý chí không vận hành. Và muốn tìm được hành động đó cái trí của tôi phải học hành cách quan sát, cách nhìn ngắm. Nếu cái trí thấy mà lệ thuộc vào công thức, điều gì bạn nên là, hay điều gì tôi nên là, vậy thì hành động đó thuộc quá khứ? Đúng chứ? Bây giờ tôi đang hỏi: liệu có một hành động không bị thúc đẩy, mà ở trong hiện tại và không tạo ra mâu thuẫn, lo âu, xung đột? Như tôi đã nói, cái trí được đào tạo, được nuôi dưỡng trong một văn hóa mà tin tưởng và vận hành và hành động cùng ý chí, rõ ràng một cái trí như thế không thể hành động theo ý nghĩa chúng ta đang trình bày, bởi vì nó bị quy định và vì vậy nó không thể. Liệu cái trí, cái trí của bạn, có thể thấy tình trạng bị quy định này và được tự do khỏi nó để hành động khác hẳn hay không? Đúng chứ? Nếu tôi, nếu cái trí của tôi bị đào tạo, bị giam giữ trong sự giáo dục, toàn sự việc như thế, để vận hành theo ý chí, vậy thì nó không thể hiểu rõ nó hành động mà không có ý chí là gì. Vì vậy quan tâm của tôi không phải làm thế nào để tìm ra hành động không có ý chí ra sao, nhưng trái lại tìm ra liệu rằng cái trí của tôi có thể được tự do khỏi tình trạng bị quy định của nó, mà là tình trạng bị quy định của ý chí. Đúng chứ? Đó là sự quan tâm của tôi. Và tôi thấy, khi tôi nhìn vào chính bản thân tôi, mọi thứ tôi làm đều có động cơ bí mật, là kết quả của lo âu, sợ hãi nào đó, sự đòi hỏi cho vui thú và vân vân. Bây giờ liệu cái trí đó có thể làm tự do chính nó ngay tức khắc để hành động khác hẳn? Đúng chứ? Bạn đang theo kịp điều gì tôi đang nói?

Vì vậy tôi phải học hành, cái trí phải học hành cách nhìn ngắm. Đó là vấn đề mấu chốt cho tôi. Cái trí này, mà là kết quả của thời gian, kết quả của nhiều nền văn hóa, trải nghiệm hiểu biết khác nhau, liệu nó có thể nhìn bằng đôi mắt không bị quy định? Đó là liệu nó có thể vận hành ngay tức khắc và được tự do khỏi tình trạng bị quy định của nó? Vì vậy tôi phải học hành để nhìn ngắm tình trạng bị quy định của tôi mà không có bất kỳ ham muốn để thay đổi, để thăng hoa và vượt khỏi nó. Đúng chứ? Tôi phải có thể nhìn ngắm nó như nó là. Đúng chứ? Nếu tôi muốn thay đổi nó vậy thì lại nữa tôi tạo ra hành động của ý chí. Nếu tôi muốn tẩu thoát khỏi nó, lại nữa một kháng cự. Nếu tôi chấp nhận điều gì đó và phủ nhận những điều khác, lại nữa nó là sự chọn lựa. Và như chúng ta đã nói rõ, chọn lựa là hỗn loạn. Vì vậy liệu tôi có thể, cái trí này có thể, nhìn ngắm mà không có bất kỳ kháng cự, không có bất kỳ chọn lựa? Liệu tôi có thể nhìn những hòn núi, những quả đồi, cây cối, người hàng xóm của tôi, người vợ của tôi, người chồng của tôi, con cái của tôi, những người chính trị, những vị giáo sĩ, mà không có bất kỳ hình ảnh? Hình ảnh là quá khứ. Đúng chứ?

Vì vậy tôi phải có thể, cái trí phải có thể nhìn ngắm. Vì vậy khi tôi nhìn ngắm “cái gì là” trong chính tôi và trong thế giới, thực sự “cái gì là” mà không có kháng cự, vậy thì từ sự quan sát đó có hành động ngay tức khắc mà không là kết quả của ý chí. Nắm được nó chứ?

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu điều gì đó từ vấn đề này, đó là: tôi muốn tìm ra làm thế nào để sống một sống trong thế giới này đang hành động, không đang lẩn trốn vào một tu viện, không tẩu thoát đến Niết bàn nào đó hay những khẳng định của vị đạo sư nào đó rằng nếu bạn làm việc này bạn sẽ có được cái đó – tất cả trò vô lý xuẩn ngốc đó. Hãy gạt tất cả thứ đó đi, tôi muốn làm thế nào sống trong thế giới này mà không có bất kỳ kháng cự, không có bất kỳ ý chí nào – mà chúng ta đã tìm hiểu một chút rồi. Và tôi cũng muốn tìm ra tình yêu là gì. Vì vậy cái trí của tôi, mà đã bị quy định vào sự đòi hỏi của vui thú, vào sự đòi hỏi của hài lòng, thỏa mãn, và vì vậy kháng cự, tất cả điều đó không là tình yêu. Đúng chứ? Vì vậy tình yêu là gì? Bạn biết muốn tìm ra “cái gì là”, người ta phải phủ nhận, gạt đi trọn vẹn, cái gì nó không là. Qua phủ nhận đến được tích cực, không tìm kiếm tích cực nhưng đến được tích cực khi hiểu rõ cái gì nó không là. Đúng chứ? Đó là, nếu tôi muốn tìm ra sự thật là gì, vì không biết nó là gì, tôi phải có thể thấy được điều gì là giả dối. Nếu tôi không thể nhận biết được điều gì là giả dối, tôi không thể thấy điều gì là sự thật. Đúng chứ? Vì vậy tôi phải tìm ra điều gì là giả dối. Điều gì là giả dối? Mọi thứ mà tư tưởng đã xếp đặt vào chung, ngoại trừ thuộc công nghệ, đều là giả dối. Đó là, tư tưởng đã xếp đặt vào chung “cái tôi” Đúng không? “Cái tôi”, cái ngã cùng ký ức của nó, cùng sự hung hăng của nó, cùng sự tách rời của nó, cùng những tham vọng, ganh đua, bắt chước, sợ hãi của nó, và những kỷ niệm quá khứ, tất cả đều đã được xếp đặt vào cùng nhau bởi tư tưởng, giống như tư tưởng đã xếp đặt vào cùng nhau những sự việc lạ thường một cách máy móc. Vì vậy tư tưởng, là “cái tôi”, mà ngay bản chất của nó không phải thực sự, là giả dối. Vậy là khi cái trí hiểu rõ rằng nó là giả dối, sự thật hiện diện ở đó.

Tương tự như thế khi cái trí thực sự thâm nhập sâu thẳm vào điều gì là tình yêu, thâm nhập, không nói rằng “nó là cái này”, “nó là cái kia”, thâm nhập – vậy thì nó phải thấy điều gì tình yêu không là và hoàn toàn buông bỏ nó, ngược lại bạn không thể tìm được sự thật, rõ ràng là như thế. Đúng chứ? Người ta có thể làm việc đó hay không? Ví dụ, tình yêu không là tham vọng. Đúng chứ? Bạn theo kịp không? Tất cả các bạn đều đồng ý, phải không? Chúng ta đồng ý phải không? Một cái trí tham vọng muốn thành tựu, muốn trở nên có quyền lực, hung hăng, ganh đua, bắt chước, một cái trí như thế không thể nào hiểu rõ tình yêu là gì. Chúng ta thấy điều đó, phải không? Liệu có bất kỳ ngờ vực nào về điều đó? Ồ, chúa ơi! Ồ nếu bạn có những ngờ vực, bạn cứ tiếp tục thôi. Bây giờ liệu cái trí có thể thấy được sự giả dối của nó, rằng một cái trí tham vọng không thể có tình yêu, và buông bỏ nó ngay tức khắc bởi vì nó là giả dối? Đúng không? Bởi vì chỉ khi nào bạn phủ nhận hoàn toàn cái đó mà là giả dối vậy thì cái còn lại hiện diện.

Vì vậy chúng ta thấy rất rõ ràng, có lẽ bằng từ ngữ, bằng trí năng, nhưng không phải thực sự, rằng cái trí đang tìm kiếm sự đạt được, sự thành công hoặc trong thế giới, hay thế giới tạm gọi là tinh thần, ngồi cạnh chúa, tìm kiếm sự khai sáng, bạn biết rồi, cái động cơ để tìm ra, để thành tựu là tham vọng. Vì vậy liệu cái trí có thể thấy được sự giả dối của nó và buông bỏ trọn vẹn nó ngay tức khắc? Nếu không bạn không thể tìm ra cái gì là. Nếu không bạn không bao giờ tìm ra được tình yêu là gì. Và tình yêu không là ghen tuông, phải không? Tình yêu không là sở hữu. Tình yêu không là lệ thuộc. Đúng chứ? Liệu bạn thấy điều đó? Không mang nó theo cùng bạn đến ngày hôm sau nhưng buông bỏ nó ngay tức khắc. Động thái buông bỏ nó ngay tức khắc không lệ thuộc vào ý chí. Nó lệ thuộc vào liệu bạn có thực sự nhìn thấy sự giả dối của nó. Đúng chứ? Bạn đồng ý không? Và vì vậy khi bạn buông bỏ cái đó mà là giả dối, mà không là, cái còn lại hiện diện.

Bây giờ, tình yêu là vui thú? Nó đã trở nên hơi khó khăn một tí rồi. Tình yêu là sự thành tựu? Thưa bạn hãy quan sát: người ta phải tìm hiểu điều này khá sâu xa nếu bạn thực sự muốn có một cái trí mà có tình yêu. Bạn phải tìm hiểu nó rất, rất sâu xa. Chúng ta đang hỏi, liệu vui thú, sự hài lòng, sự thành tựu, là tình yêu? Ngày hôm trước chúng ta đã tìm hiểu rằng sự đòi hỏi cho vui thú là sự tiếp tục của tư tưởng, mà theo đuổi vui thú như là ham muốn và ý muốn tách rời khỏi “cái gì là”? Chúng ta đã kết hợp tình yêu với tình dục; và bởi vì có vui thú trong tình dục chúng ta đã biến nó thành một điều kỳ diệu, nó đã trở thành điều quan trọng nhất trong sống. Không à? Không phải dành cho chúng ta, những người già! Nhưng chúng ta đã biến tình dục thành một trong những sự việc quan trọng nhất trong sống. Và trong đó chúng ta đã cố gắng tìm ra ý nghĩa sâu thẳm nào đó, sự thật sâu thẳm, cảm nghĩ về sự hợp nhất lớn lao, một trạng thái hợp nhất, và một sự việc thăng hoa nào khác trong sống. Nó đã trở nên quan trọng bởi vì chúng ta không có gì khác nữa trong sống. Hiểu biết trở nên khá nhàm chán, mô phỏng, tuân theo một người nào đó, trở nên tầm thường, theo đuổi tiền bạc là được thôi và nếu không có tiền bạc bạn không thể có tình dục. Vì vậy tình dục và vui thú trở thành sự việc kinh ngạc nhất trong văn minh. Và đó là điều gì chúng ta gọi là tình yêu.

Vì vậy vui thú là tình yêu? Và cũng vậy tại sao tình dục có một ý nghĩa như thế trong sống chúng ta? Có lẽ chúng ta không có cái gì khác nữa. Có lẽ trong mọi lãnh vực khác chúng ta đã máy móc quá rồi. Không còn cái gì là khởi nguồn trong chính chúng ta, không còn cái gì là sáng tạo, không phải trong ý nghĩa tạo ra những bức tranh và những bài hát, những bài thơ, đó là một bộ phận rất hời hợt của cái đó mà thực sự là một ý thức của trạng thái sáng tạo. Vì vậy trong chừng mực nào đó chúng ta là loại người thứ hai, tình dục trở thành quan trọng lạ thường và vì vậy vui thú. Và đó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là tình yêu và đằng sau cái mặt nạ đó, chúng ta làm tất cả mọi loại ma mãnh.

Vì vậy liệu chúng ta có thể tìm ra tình yêu là gì? Bạn biết điều này mãi mãi đã là một vấn đề, nó không chỉ được đặt ra vào lúc này. Con người đã tìm hiểu điều này và không thể tìm được nó, anh ấy nói rằng, “ Hãy yêu chúa”, “Hãy yêu một ý tưởng”, “Hãy yêu chính thể”, “Hãy yêu người hàng xóm của bạn” – không phải rằng bạn không nên yêu người hàng xóm của bạn, nhưng những việc này đã trở thành chỉ là một vận hành của xã hội, không phải là tình yêu mà thực sự luôn luôn mới mẻ. Vì vậy tình yêu không là sản phẩm của tư tưởng, mà là vui thú. Như chúng ta đã nói tư tưởng là cũ kỹ, không được tự do, nó là sự phản ứng của quá khứ. Và vì vậy tình yêu không liên quan gì với tư tưởng. Và hầu hết sống của chúng ta là một trận chiến, như chúng ta biết – sự căng thẳng, sự lo âu, tội lỗi, sự thất vọng, ý thức cô độc vô cùng, đau khổ, đó là sống của chúng ta. Đó thực sự là “cái gì là”. Và chúng ta không sẵn lòng đối diện với điều đó. Và bây giờ liệu cái trí có thể đối diện với tất cả điều đó, không kháng cự nó? Và khi bạn đối diện với tất cả điều đó mà không có chọn lựa và kháng cự, điều gì xảy ra? Khi bạn đối diện nó, không cố gắng chế ngự sợ hãi, chế ngự ghen tuông, điều này hay điều kia, nhưng thực sự nhìn vào nó mà không có bất kỳ ý thức muốn thay đổi nó, chinh phục nó, kiểm soát nó, chỉ quan sát nó trọn vẹn, trao toàn chú ý của bạn vào nó – mà là sống của chúng ta, sống hàng ngày cực nhọc của chúng ta, sống hàng ngày với thói trưởng giả, không-trưởng giả của chúng ta. Quan sát nó. Điều gì xảy ra? Vậy thì bạn có năng lượng vô hạn, bởi vì năng lượng này đã bị lãng phí trong kháng cự nó, trong chế ngự nó, trong thoát khỏi nó, trong cố gắng hiểu rõ nó, trong cố gắng thay đổi nó? Vì vậy khi bạn nhìn sống này như nó là, lúc đó không có một thay đổi của “cái gì là” hay sao? Và thay đổi đó xảy ra chỉ khi nào bạn có năng lượng này mà trong đó sự vận hành của ý chí không tồn tại.

Bạn biết rằng chúng ta thích những giải thích, chúng ta thích những lý thuyết, chúng ta chiều chuộng những triết lý phỏng đoán và chúng ta bị cuốn theo bởi tất cả điều đó – mà rõ ràng là một lãng phí thời gian và năng lượng. Và lúc này khi người ta quan sát sống như nó là, đau khổ, nghèo đói, ô nhiễm, sự phân chia bi thảm của những con người và những quốc gia, những chiến tranh, như nó là, mà mỗi con người đã tạo ra, nó đã không hiện diện một cách kỳ diệu, mỗi người chúng ta chịu trách nhiệm cho tất cả điều này. Và muốn thay đổi tất cả điều này chúng ta phải đối diện cái gì thực sự là.

Và cũng vậy chúng ta phải đối diện với một trong những sự kiện quan trọng nhất trong sống, chết. Không à? Đó là một trong những sự việc mà con người đã luôn luôn lẩn tránh. Những văn minh cổ xưa và những văn minh hiện đại đã cố gắng vượt khỏi điều đó, bằng cách này hay cách khác chinh phục nó, tưởng tượng rằng có sự bất tử, sống sau khi chết, bất kỳ điều gì ngoại trừ đối diện nó. Bây giờ làm thế nào một cái trí có thể đối diện cái gì đó mà nó biết tuyệt đối không là gì cả? Bạn biết, bất hạnh thay, hầu hết chúng ta, nếu tôi có thể nói như thế, đã đọc rất nhiều về tất cả những sự việc này. Có thể bạn đã đọc những người triết lý, những vị giáo sư Ấn độ, đã chỉ bảo cho chúng ta, đã nói rằng, hay bạn đã đọc những người triết lý khác, hoặc sự đào tạo thuộc Thiên Chúa giáo riêng của bạn. Bạn chứa đầy những hiểu biết, những khẳng định, những quan điểm của những người khác. Bạn bị bắt buộc để là như thế mặc dù có lẽ bạn không thừa nhận điều đó một cách có ý thức, nhưng nó ở đó trong máu huyết của bạn, bởi vì bạn đã được nuôi dưỡng trong văn minh này, trong văn hóa này. Và đây là điều gì đó mà bạn tuyệt đối không biết gì cả. Tất cả mọi điều bạn biết là bạn bị sợ hãi. Đó là mọi điều bạn biết. Sợ hãi đến một sự kết thúc – và đó là chết có nghĩa gì. Sợ hãi ngăn cản bạn không nhìn ngắm nó, bởi vì sợ hãi đã ngăn cản bạn không-sống – bạn hiểu chứ – không đang sống cùng lo âu, đau khổ, sầu muộn, tham vọng, tội lỗi – bạn biết tất cả những điều tàn nhẫn đó. Vì vậy sợ hãi đã ngăn cản bạn không-sống, và sợ hãi ngăn cản bạn không nhìn ngắm chết là gì. Và thế là, sợ hãi phải cần có sự thanh thản. Vì vậy có toàn ý thức của sự sống lại, làm mới mẻ lại của đời sống mới mẻ và vân vân và vân vân – mà chúng ta sẽ không tìm hiểu bởi vì điều gì chúng ta quan tâm là đối diện sự kiện này: liệu cái trí của bạn có thể đối diện với thực tế của một kết thúc, bởi vì đó là điều gì sẽ xảy ra, một cách hợp lý hay không-hợp lý, trong khi bạn khỏe mạnh hay không khỏe mạnh, bị tàn tật hay khá sung sức, tuổi già, bệnh tật, tai nạn, bất kỳ điều gì có thể xảy ra. Liệu cái trí có thể nhìn ngắm nghi vấn không đáp án vô cùng quan trọng này? Liệu bạn có thể nhìn ngắm nó như thể lần đầu tiên? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi? Lần đầu tiên, không có ai chỉ bảo cho bạn phải làm gì, bởi vì biết rằng để tìm kiếm sự thanh thản là một tẩu thoát khỏi sự kiện. Vì vậy như thể lần đầu tiên, liệu bạn có thể đối diện cái gì đó mà không thể tránh né được?

Vì vậy trạng thái của cái trí ra sao mà có thể nhìn ngắm cái gì đó mà nó biết tuyệt đối không biết gì cả ngoại trừ có một cái chết thuộc cơ quan, các bộ phận cơ thể kết thúc? Phải không? Qua sự hư hỏng của quả tim, qua căng thẳng, qua những xúc động, vân vân, vân vân, bệnh tật và vân vân. Nhưng nghi vấn, nghi vấn thuộc tâm lý là: liệu cái trí có thể đối diện cái gì đó, khi biết rằng cái trí tuyệt đối không biết gì cả về cái gì đó và chỉ nhìn ngắm nó, sống cùng nó, hiểu rõ nó trọn vẹn? Mà có nghĩa, liệu cái trí có thể nhìn ngắm chết mà không có ý thức của sợ hãi, khoảnh khắc bạn có sợ hãi bạn có chọn lựa, khoảnh khắc bạn có sợ hãi bạn có ý chí, có kháng cự, và đó là một lãng phí của năng lượng. Sự kết thúc của năng lượng như “cái tôi” là khả năng của nhìn ngắm chết.
Bây giờ muốn đối diện cái gì đó mà tôi không biết đòi hỏi năng lượng vô hạn, phải không? Không phải những đòi hỏi, muốn đối diện cái gì đó mà tôi tuyệt đối không biết gì cả, tôi chỉ có thể đối diện được cái đó khi nào không có ý chí, không có kháng cự, không có chọn lựa – bạn theo kịp chứ – không lãng phí của năng lượng. Muốn đối diện cái gì đó không biết được phải có dạng tột đỉnh của năng lượng. Và khi có năng lượng tổng thể đó, liệu có chết hay không? Có một sợ hãi về chết? Hay có một sợ hãi về tiếp tục? Có sợ hãi về không-tồn tại, hay tồn tại, đang sống, hay không-đang sống, chỉ khi nào tôi đã sống một sống của kháng cự, ý chí và chọn lựa. Và khi cái trí bị đối diện với cái không biết được và tất cả những sợ hãi này không còn nữa – sự lãng phí năng lượng – có năng lượng vô hạn. Và khi có năng lượng tột đỉnh đó, mà là thông minh, có chết hay không? Bạn tìm ra đi.

Làm ơn, bây giờ bạn muốn đặt ra câu hỏi nào nữa?

Người hỏi: Thưa ông, sáng nay ông đã đặt nhiều câu hỏi về những tôn giáo, và họ nói gì, mà thúc đẩy tôi hỏi như thế này: làm thế nào tôi có thể hiểu rõ ở mức độ trí năng điều ông nói, nó dường như hợp lý, dường như có lý luận, nó có ý nghĩa tuy nhiên tôi thiếu sự đam mê.

Krishnamurti: Điều gì ông nói theo trí năng, theo từ ngữ, tạo ra ý nghĩa nào đó. Tôi hiểu, người hỏi nói, sự hợp lý của nó, nhưng trong chừng mực nào đó nó không xuyên thấu, không thâm nhập sâu lắm, không tiếp xúc được cái nguồn của những sự việc để cho tôi có thể phá vỡ được – đúng chứ thưa bạn? Bạn đã hiểu rõ câu hỏi chưa?
Tôi chấp nhận theo trí năng, theo từ ngữ điều gì ông nói nhưng nó vẫn không tác động đến tôi nhiều lắm, nó không gây ra một ý thức của sức sống, quan tâm thúc đẩy, đang khuấy động đó của – không cảm xúc, không cảm tính, không hứng khởi, không nhiệt tình, tất cả việc đó đều thuộc loại vô ích – nhưng một ý thức trọn vẹn của đang sống cùng nó. Đúng chứ thưa bạn? Tôi e rằng đó là trường hợp cho hầu hết mọi người.

Người hỏi: Hầu hết mọi người không sợ hãi chết nhưng sợ hãi chịu đựng sự đau khổ.

Krishnamurti: Làm ơn đừng trả lời, đừng giải thích. Chúng ta hãy tìm hiểu. Quý ông kia nói rằng, điều gì ông nói là hợp lý, theo trí năng tôi đồng ý và vân vân, nhưng tôi không cảm thấy nó sâu thẳm trong quả tim của tôi và vì vậy không tạo ra một sự thay đổi, một cách mạng trong bản thân tôi và sống một loại sống hoàn toàn khác hẳn. Và tôi nói rằng đó là trường hợp cho hầu hết chúng ta. Chúng ta đã trải qua một phần chặng đường, cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình được một khoảng ngắn và rồi thối lui. Tiếp tục sự quan tâm được mười phút và phần còn lại của một tiếng đồng hồ lại nghĩ về điều gì khác. Rời đây sau nói chuyện và tiếp tục sống hàng ngày của bạn – bạn biết – hèn hạ, hay tốt lành, hay cao cả, hay xấu xa. Bây giờ tại sao điều này xảy ra? Tại sao điều này xảy ra rằng bạn hiểu rõ nó theo trí năng, theo từ ngữ, theo lý luận, và lại rõ ràng nó không thẩm thấu sâu thẳm cùng bạn để cho bạn sẽ, giống như một ngọn lửa, đốt cháy đi cái cũ kỹ? Hãy chờ đó thưa bạn, hãy lắng nghe, từ từ, từ từ. Tại sao điều này không xảy ra được? Có phải do không có sự quan tâm? Có phải nó do bởi một ý thức của uể oải, lười biếng đã bám quá chặt? Tìm hiểu nó thưa bạn, tìm hiểu nó. Không quan tâm? Nếu nó là không quan tâm, tại sao? Tại sao bạn không quan tâm? Khi ngôi nhà đang cháy – ngôi nhà của bạn, con cái của bạn sẽ lớn lên, bị giết chết – bạn theo kịp chứ? – tất cả những sự việc khủng khiếp sẽ xảy ra – tại sao bạn không quan tâm? Bạn bị đui mù, vô cảm, dửng dưng, lãnh đạm? Hay sâu thẳm bên trong bạn không có năng lượng và vì vậy bạn uể oải, lười biếng, không thèm quan tâm – bạn biết không? Hãy chờ thưa bạn, hãy tìm hiểu nó, đừng đồng ý – làm ơn thưa các bạn, đừng đồng ý hay không-đồng ý, hãy tìm hiểu nó. Hay bạn đã trở thành quá vô cảm bởi vì bạn có những vấn đề riêng của bạn – bạn biết không – bạn muốn thành tựu, bạn là người hèn kém, bạn là người cao quý, bạn bị lo âu, bạn có nhiều sợ hãi – tất cả điều đó. Những vấn đề của bạn đang bóp nghẹt bạn và thế là bạn chẳng còn quan tâm đến bất kỳ điều gì khác ngoại trừ ưu tiên giải quyết những vấn đề của bạn. Nhưng những vấn đề của bạn là những vấn đề của người khác, những vấn đề của bạn là kết quả của văn hóa này mà chúng ta sống trong đó. Làm ơn hãy lắng nghe, thưa các bạn.

Vì vậy nó là cái gì? Dửng dưng, vô cảm, lãnh đạm hoàn toàn? Hay toàn văn hóa, toàn đào tạo của bạn, đã là trí năng, từ ngữ, những triết lý của bạn là từ ngữ, những lý thuyết, sản phẩm của những bộ não vô cùng ma mãnh. Và bạn đã được nuôi nấng trong đó. Toàn giáo dục của bạn được đặt nền tảng trên đó. Có phải vì rằng – làm ơn lắng nghe điều này – có phải vì rằng tư tưởng đã được trao cho sự quan trọng cực kỳ, cái trí, cái trí công nghệ, khôn khéo, ranh mãnh, có khả năng, có hiệu quả, cái trí mà có thể đo lường, xây dựng, chiến đấu, tổ chức, và bạn đã được đào tạo trong đó, và bạn đáp lại ở mức độ đó, nói, “Vâng, theo trí năng, theo từ ngữ, tôi đồng ý với ông, tôi thấy được sự hợp lý của nó, sự phối hợp đúng cách của nó”, và bạn không thể vượt khỏi nó bởi vì cái trí của bạn bị trói buộc trong những vận hành của tư tưởng mà là đo lường. Nó có thể đo lường, tư tưởng có thể đo lường, không phải chiều sâu hay chiều cao, nhưng ở mức độ riêng của nó – tôi sẽ không tìm hiểu tất cả việc đó.

Vì vậy đây thực sự là một vấn đề quan trọng cho mọi người bởi vì hầu hết chúng ta đều đồng ý với tất cả điều này, theo từ ngữ, theo trí năng, nhưng trong chừng mực nào đó ngọn lửa không bùng cháy được.
Vâng thưa bạn muốn hỏi gì?

Người hỏi: Tôi nghĩ rằng không có sự thay đổi bởi vì thật ra những nghi vấn quan trọng không những ở mức độ trí năng nhưng còn ở mức độ khác mà là mức độ của sự quan tâm, mức độ của giai cấp, mức độ của những sự việc tâm lý mà quy định chúng ta.

Krishnamurti: Đó là điều gì chúng ta đã nói, thưa bạn. Đó là điều gì tôi đã nói, thưa bạn. Không có sự thay đổi, quý ông này nói, bởi vì theo tâm lý, theo kinh tế, theo xã hội, trong giáo dục chúng ta bị quy định. Chúng ta là kết quả của văn hóa trong đó chúng ta sống. Và ông ấy nói rằng chừng nào còn không có sự thay đổi trong chúng ta, chúng ta sẽ không có sự quan tâm sâu sắc. Chính xác đó là điều gì chúng ta đang trình bày, thưa bạn. Vì vậy tôi đang hỏi tại sao mặc dù bạn lắng nghe tất cả điều này một cách hợp lý và tôi hy vọng, với một cái trí lành mạnh, tại sao điều này không thắp sáng một ngọn lửa để cho bạn thiêu rụi tất cả những vấn đề này? Làm ơn hãy tự-hỏi chính các bạn.
Vâng thưa bạn hỏi gì?

Người hỏi: Tôi không hiểu liệu những tranh cãi và những chiến tranh là những kết quả của văn hóa, hay không có văn hóa?

Krishnamurti: Bạn có thể dùng từ ngữ “văn hóa” trong những cách khác hẳn. Nó là không-văn hóa mà tạo ra chiến tranh hay nó là có-văn hóa mà tạo ra chiến tranh? Bạn có thể đùa giỡn với những từ ngữ.

Làm ơn thưa bạn, hãy tìm hiểu điều này, hãy tìm ra: một cách hợp lý, một cách hời hợt, theo từ ngữ, bạn có đồng ý tại sao cái đó không thẩm thấu sâu thẳm trong bạn? Hãy vất hết tiền bạc của bạn cái đó sẽ tiếp xúc cùng bạn. Bỏ đi tình dục của bạn cái đó sẽ tiếp xúc cùng bạn. Xóa sạch ý thức về quan trọng của bạn, vậy thì bạn sẽ đấu tranh. Gạt bỏ những thần thánh của bạn, chủ nghĩa dân tộc của bạn, những thói trưởng giả tầm thường của bạn, và vân vân, bạn sẽ nỗ lực hết sức mình. Mà tất cả thể hiện rằng thuộc trí năng chúng ta có khả năng về bất kỳ cái gì – lên mặt trăng và vân vân, thuộc công nghệ. Chúng ta sống dựa vào mức độ của tư tưởng, và tư tưởng không thể thắp sáng ngọn lửa, mà thay đổi con người. Điều gì thay đổi con người là đối diện tất cả điều này, nhìn vào nó, và luôn luôn không sống trên một mức độ rất, rất hời hợt.

Người hỏi: Sáng nay ông nói rằng khi bạn có khả năng nhìn ngắm chết như cái tuyệt đối không biết được, điều đó bao hàm rằng bạn cũng có khả năng nhìn ngắm sống như nó là và cũng bao hàm rằng bạn có khả năng hành động.

Krishanmurti: Đúng rồi, thưa bạn. Đúng rồi, thưa bạn.

Người hỏi: Rằng bạn đang ở trong một trạng thái của ngay lúc này.

Krishnamurt: Đúng rồi, thưa bạn. Ông ta nói rằng khi bạn có khả năng – hãy chờ một chút, từ ngữ capable khả năng là một từ ngữ khó. Khả năng có nghĩa là làm việc, có khả năng tạo tác cái gì đó – lại nữa một ý nghĩa khó của từ ngữ đó – bạn biết bạn có thể bồi dưỡng khả năng. Đúng chứ? Tôi có thể bồi dưỡng khả năng để chơi golf, quần vợt, sắp xếp các bộ phận máy móc vào cùng nhau. Lúc này chúng ta không đang dùng từ ngữ capacity khả năng trong ý nghĩa của thời gian. Bạn hiểu rõ không? Khả năng bao hàm thời gian, phải không? Đó là, tôi không có khả năng bây giờ nhưng cho tôi một năm tôi sẽ có thể nói tiếng Ý, tiếng Pháp, hay xếp đặt các bộ phận máy móc vào cùng nhau – khả năng bao hàm thời gian. Nếu bạn đã hiểu khả năng như thời gian, tôi không có ý như vậy. Tôi có ý rằng quan sát cái không biết được mà không có bất kỳ sợ hãi, quan sát, sống cùng nó. Điều đó không cần khả năng. Tôi đã nói rằng bạn sẽ thực hiện được nó nếu bạn biết điều gì là giả dối, và phủ nhận tất cả giả dối.
Vâng thưa bạn muốn hỏi gì?

Người hỏi: Nó là một vấn đề của chúng ta không biết làm thế nào để lắng nghe.

Krishnamurti: Chúng ta không biết làm thế nào để lắng nghe.

Người hỏi: Ông đã nói rằng đây là một trong những sự việc khó khăn nhất khi thực hiện, lắng nghe.

Krishnamurti: Vâng thưa bạn. Đây là một trong những sự việc khó khăn nhất khi thực hiện, lắng nghe. Bạn có ý nói một người, mà cam kết vào hoạt động xã hội và đã dâng trọn sống của người ấy cho nó, và vì những lý do tâm lý khác nhau luôn luôn sắp sửa lắng nghe mọi điều này? Hay một người mà nói, “Tôi đã giữ lời thề sống độc thân” – liệu anh ấy có lắng nghe tất cả điều này? Không thưa bạn. Lắng nghe là một nghệ thuật. Đúng chứ? Đó không đủ cho ngày hôm nay hay sao. Vâng, thưa bạn muốn hỏi gì?

Người hỏi: Ông nói rằng sự khó khăn ở trên mức độ trí năng và rằng chúng ta không cho phép những cảm thấy của chúng ta và những cảm xúc của chúng ta chen vào những liên hệ với những người khác của chúng ta. Nhưng tôi có ấn tượng nó chính xác là sự đối nghịch. Tôi nghĩ hầu hết những rắc rối trong thế giới bị gây ra bởi những cảm xúc và những đam mê không kiểm soát được, có thể bị sinh ra từ không-hiểu rõ. Nhưng chúng là những đam mê.

Krishnamurti: Quý ông kia nói rằng: Chúng ta không sống trên mức độ trí năng, chúng ta sống bằng những cảm xúc giả dối, cùng những lo âu và sầu muộn và tức giận và ghen ghét nhỏ nhen tầm thường của chúng ta – những cảm xúc. Bởi vì chúng ta không biết làm thế nào để khuất phục những điều đó chúng ta sống một sống đau khổ – đúng chứ thưa bạn?

Người hỏi: Bạo lực.

Krishnamurti: Bạo lực, dĩ nhiên, điều đó được hiểu rõ. Bây giờ bạn sống một sống cảm xúc, một sống tình cảm, mà cần khuất phục? Cảm xúc, đó là, bạn biết rồi, sự hứng khởi, sự vui thú và tất cả sự nhiệt thành, tình cảm đó, bạn sống trong thế giới đó? Và khi bạn sống trong thế giới đó, và khi nó trở nên khá mất trật tự vậy thì trí năng chen vào và sau đó bạn bắt đầu kiểm soát nó, nói, “Tôi không được” nhưng trí năng luôn luôn thống trị.

Người hỏi: Hay nó bênh vực..

Krishnamurti: Dĩ nhiên thưa bạn, bênh vực hay chỉ trích. Tôi có lẽ đầy cảm xúc nhưng trí năng chen vào và nói, hãy theo dõi, hãy cẩn thận, hãy cố gắng kiểm soát bạn. Vì vậy trí năng luôn luôn thống trị, mà là tư tưởng. Không à. Ồ Chúa ơi! Đúng chứ thưa bạn. Chúng ta hãy tìm hiểu nó.

Hãy theo dõi, trong sự quan hệ của tôi với người khác tôi bị tức giận, bị khiêu khích, có cảm xúc, trong sự quan hệ của tôi. Vậy thì điều gì xảy ra? Điều đó dẫn đến rắc rối. Có một cãi cọ xảy ra giữa hai con người. Sau đó tôi cố gắng kiểm soát nó, mà là tư tưởng, bởi vì nó đã dựng lên một khuôn mẫu cho chính nó, điều gì không nên, hay điều gì nó nên là, nói rằng, “Tôi phải kiểm soát”. Đúng chứ? Vì vậy tiếp theo chúng ta nói rằng, phải có sự kiểm soát nếu không mối quan hệ phải chấm dứt. Tất cả điều đó không là qui trình của suy nghĩ hay sao? Một qui trình thuộc trí năng? Và trí năng đảm trách một vai trò quan trọng trong sống của chúng ta, đó là tất cả mọi vấn đề chúng ta đã giải thích rõ ràng. Chúng ta không đang nói rằng những cảm xúc là đúng hay sai, hay trung thực, nhưng tư tưởng cùng sự đo lường của nó luôn luôn đang nhận xét, đang đánh giá, đang kiểm soát, đang chế ngự và vì vậy tư tưởng ngăn cản bạn không-đang nhìn. Đó là tất cả, thưa các bạn. Chúng ta sẽ gặp nhau vào ngày mốt.

SAANEN
Ngày 29 tháng 7 năm 1971

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2015(Xem: 12087)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
24/07/2015(Xem: 15924)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
19/07/2015(Xem: 10498)
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn Như là Như Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn Như là Pháp Thân. Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau: 1/- Chân Như lập ra 2 nghĩa: - Hòa Hiệp: sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”. (2)- Không Hòa Hiệp: Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”. Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
02/07/2015(Xem: 15210)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
01/07/2015(Xem: 23845)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 11047)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 30611)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 9609)
Bài Tâm Kinh Bát Nhã có tất cả 7 chữ 'Không" trong đó chữ "Không Tướng" đã được đề cập, ngay ở câu văn thứ ba: "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không Tướng..."(Xá Lợi Tử ! Tướng Không của các pháp...). Nếu hiểu 'chư pháp' (các pháp) ở đây chính là các pháp đã vừa được nêu ra ở câu văn thứ nhì ("Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị") thì các pháp này chính là Ngũ Uẩn pháp và chính câu văn kinh thứ nhì này đã khai thị về Không Tướng (và cả Không Thể) của Ngũ Uẩn.
15/06/2015(Xem: 23376)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/06/2015(Xem: 6431)
Các thuật ngữ Shanshin, Daishin, Kishin, Roshin, Tenzo... trên đây là tiếng Nhật gốc Hán ngữ và đã được giữ nguyên trong bản gốc tiếng Pháp. Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]