Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Tự do

13/07/201100:56(Xem: 4766)
2. Tự do

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

ẤN ĐỘ
V
Ba nói chuyện ở Madras

– 2 –

TỰ DO

Chia sẻ một cái trí tự do. “Nếu chúng ta có thể bất chợt bắt gặp cái này, nó thực sự là một bông hoa huyền bí.” tại sao con người không có được cái này? Sợ hãi. “Sống” không là sống. Những từ ngữ bị đảm nhận lầm ý nghĩa căn bản. Lãng phí năng lượng. “Cái trí chín chắn không so sánh . . . không đo lường.” Giá trị của “cuộc sống mà bạn sống mỗi ngày . . . nếu không hiểu rõ nó bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ tình yêu, vẻ đẹp, hay chết.” Qua phủ nhận, cái đó mà tự nó là sự tích cực, hiện diện.

Khá lý thú và quan trọng nếu chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ một cái trí mà không bị hành hạ, mà theo căn bản được tự do, mà không có những rào chắn, mà thấy những sự vật như chúng là, mà thấy rằng một khoảng cách của thời gian gây tách rời con người khỏi thiên nhiên và khỏi những con người khác, mà thấy ý nghĩa kinh hoàng và khủng khiếp của không gian và thời gian, mà biết điều gì thực sự là chất lượng của tình yêu. Nếu chúng ta có thể chia sẻ điều này – không phải thuộc trí năng, không phải trong lối triết lý, trừu tượng, trau chuốt, ranh mãnh nào đó, nhưng thực sự chia sẻ nó, nếu chúng ta có thể thực hiện việc đó tôi nghĩ rằng tất cả những vấn đề của chúng ta sẽ kết thúc. Nhưng chia sẻ này không cùng một người khác, người ta phải có nó trước. Sau đó khi bạn có nó bạn có nó tràn đầy. Và khi có tràn đầy này một người và nhiều người đều giống hệt, giống như một cái cây đầy lá mà trong đó một chiếc lá hoàn hảo và là bộ phận của toàn thể cái cây.

Sáng nay, nếu chúng ta có thể, chia sẻ chất lượng này, không phải với người nói nhưng bằng cách có nó rồi sau đó chia sẻ nó. Vậy là nghi vấn của chia sẻ nó không còn nảy sinh nữa. Nó giống như một bông hoa đầy hương thơm mà không chia sẻ, nhưng luôn luôn ở đó cho bất kỳ người qua đường nào ưa thích nó. Và dù bất kỳ người nào ở rất gần trong vườn, hay rất xa, tất cả đều giống hệt đối với bông hoa, bởi vì nó đầy hương thơm đó, và vì vậy nó đang chia sẻ cùng mọi thứ. Nếu người ta có thể bất chợt bắt gặp cái này, nó thực sự là một bông hoa huyền bí. Dường như nó chỉ huyền bí bởi vì chúng ta đầy cảm giác và cảm tính, và cảm giác, trong ý nghĩa của cảm tính đó, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu; người ta có thể thông cảm, tử tế, rất rộng lượng, hòa nhã và cực kỳ lễ phép nhưng cái chất lượng mà tôi đang nói hoàn toàn khác hẳn tất cả những đức tính này. Và bộ bạn không thắc mắc (không phải trong những từ ngữ trừu tượng, cũng không phải lệ thuộc vào một cái gì đó để đạt được bởi một hệ thống, bởi một triết lý hay bởi đi theo vị đạo sư nào đó) bộ bạn không thắc mắc tại sao con người thiếu vắng cái này hay sao? Họ nuôi dưỡng con cái, họ tận hưởng ái ân, sự trìu mến, một chất lượng chia sẻ cái gì đó cùng nhau trong tình bè bạn, trong tình hữu nghị, trong tình đồng nghiệp, nhưng cái này – tại sao chúng ta lại không có được nó? Vì, khi nó hiện diện, lúc đó tất cả những vấn đề dù chúng có lẽ là vấn đề gì chăng nữa, đều kết thúc. Và thỉnh thoảng, lúc nhàn nhã, bộ bạn đã không tự hỏi, khi bạn đang dạo bộ một mình trên một con đường bẩn thỉu, hay đang ngồi trên xe buýt, hay khi bạn đang hưởng một kỳ nghỉ ở vùng biển, hay trong một cánh rừng có nhiều chim chóc, cây cối, những con suối và những thú hoang, bộ bạn không bao giờ bất chợt phải hỏi – tại sao con người đó, mà đã sống hàng triệu năm, tại sao anh ấy chẳng có được cái này, bông hoa không phai tàn lạ thường này?

Nếu bạn đã đặt ra câu hỏi này, thậm chí vì bỗng nhiên bị tò mò, bạn chắc chắn đã có một ẩn ý, một hàm ý, một bóng gió. Nhưng, có thể bạn đã chưa từng hỏi nó. Chúng ta sống một cuộc sống tầm thường, xơ cứng và đơn điệu trong lãnh vực của những vấn đề và những lo âu riêng của chúng ta đến độ thậm chí chúng ta không bao giờ đặt câu hỏi này. Và nếu chúng ta phải đặt câu hỏi của chính chúng ta này (như chúng ta đang làm hiện nay, đang ngồi dưới cái cây này vào một buổi chiều yên tĩnh, cùng sự náo nhiệt của những con quạ), tôi tự hỏi câu trả lời của chúng ta sẽ là gì. Mỗi người chúng ta sẽ chân thật đưa ra một câu trả lời thẳng thắn, không mập mờ hay ma mãnh, câu trả lời sẽ là gì nếu bạn đặt câu hỏi này cho chính bạn? Tại sao chúng ta trải qua tất cả những hành hạ khổ sở này, với quá nhiều vấn đề, với vô vàn sợ hãi chất chồng, tuy nhiên câu hỏi này dường như bị xem thường, dường như không có vị trí nào cả. Và nếu bạn phải hỏi tại sao, tại sao người ta đã không tìm ra chất lượng này, tôi tự hỏi câu trả lời của bạn sẽ là gì? Câu trả lời của bạn sẽ tùy theo sự mãnh liệt riêng của bạn khi đặt câu hỏi đó, và sự khẩn thiết của nó. Nhưng chúng ta chẳng mãnh liệt cũng chẳng khẩn thiết và chúng ta không khẩn thiết hay mãnh liệt bởi vì chúng ta không có năng lượng. Muốn nhìn bất kỳ thứ gì, một con chim, một con quạ đậu trên cành cây đang tỉa lông cho chính nó, muốn nhìn nó bằng toàn thân tâm của bạn, bằng đôi mắt, đôi tai, hệ thần kinh, cái trí và quả tim của bạn, muốn nhìn nó trọn vẹn, đòi hỏi năng lượng, nhưng không phải năng lượng tầm thường của một cái trí bị lãng phí mà đã tranh đấu, đã tự hành hạ nó, đầy những gánh nặng không thể đong được. Và hầu hết những cái trí, chín mươi chín phẩy chín phần trăm điều đang xảy ra của những cái trí đều mang gánh nặng khủng khiếp này, sự tồn tại bị tra tấn này. Và vì vậy chúng không có năng lượng, năng lượng là đam mê. Và bạn không thể tìm ra bất kỳ sự thật nào nếu không có đam mê. Từ ngữ “đam mê” (passion) đó được rút ra từ từ ngữ La-tinh cho nghĩa chịu đựng đau khổ mà lại nữa được rút ra từ tiếng Hi-lạp và vân vân. Từ từ ngữ “chịu đựng đau khổ” (suffering) này toàn Thiên chúa giáo tôn sùng sự đau khổ, không phải đam mê. Và họ đã trao tặng từ ngữ “đam mê” (passion) một ý nghĩa đặc biệt. Tôi không biết bạn cho nó ý nghĩa gì, sự cảm thấy của đam mê trọn vẹn, cùng một cuồng nộ đằng sau nó, cùng toàn năng lượng, đam mê đó mà trong nó mọi ham muốn đều bị phơi bày.

Và nếu chúng ta phải hỏi, không chỉ bằng tò mò nhưng bằng tất cả đam mê chúng ta có, lúc đó câu trả lời sẽ là gì? Nhưng có thể bạn sợ hãi đam mê, bởi vì với hầu hết mọi người đam mê là dục vọng, đam mê mà có được từ ái ân và tất cả việc đó. Hay nó có lẽ đến từ đam mê được cảm thấy qua sự đồng hóa với quốc gia mà chúng ta tùy thuộc, hay đam mê dành cho một thần thánh nhỏ bé tầm thường nào đó, được làm bằng bàn tay hay bằng cái trí; và vì vậy đối với chúng ta, đam mê là sự việc khá kinh hoàng bởi vì nếu chúng ta có đam mê như thế, chúng ta không biết nó sẽ dẫn dắt chúng ta đến đâu. Và vì vậy chúng ta rất cẩn thận tạo cho nó một khe rãnh, dựng lên một hàng rào quanh nó qua những ý tưởng triết lý, những lý tưởng, để cho năng lượng, mà được cần đến cho mục đích giải quyết nghi vấn lạ thường này (và nó hoàn toàn lạ thường nếu bạn tự đặt nó cho chính mình đầy chân thật, thẳng thắn), tại sao chúng ta những con người, mà sống trong những gia đình cùng con cái, bị vây quanh bởi tất cả những lao dịch và hung tợn của thế giới, tại sao, khi có một sự việc mà có thể làm tan biến tất cả việc này, tại sao chúng ta lại không có được nó? Tôi tự hỏi liệu có phải bởi vì chúng ta thực sự không muốn tìm ra hay không? Bởi vì muốn tìm ra bất kỳ điều gì phải có tự do, muốn tìm ra điều gì tôi suy nghĩ, điều gì tôi cảm thấy, điều gì là những động cơ của tôi, muốn tìm ra, không chỉ phân tích theo trí năng, nhưng muốn tìm ra, phải có sự tự do để quan sát. Muốn quan sát cái cây đó, bạn phải được tự do khỏi lo âu, khỏi phiền muộn, khỏi tội lỗi. Muốn quan sát bạn phải được tự do khỏi hiểu biết; tự do là chất lượng của cái trí mà không thể có được qua sự từ bỏ hay hy sinh. Bạn có đang theo dõi tất cả điều này không, hay tôi đang nói chuyện cùng những cơn gió và cây cối đây? Tự do là một chất lượng cốt lõi của cái trí để quan sát. Nó không là tự do khỏi cái gì đó. Nếu bạn được tự do khỏi cái gì đó, đó không là tự do, nó chỉ là một phản ứng. Nếu bạn hút thuốc và bạn bỏ hút thuốc, rồi bạn nói rằng, “Tôi được tự do”, bạn thực sự không tự do mặc dù bạn có lẽ được tự do khỏi thói quen đặc biệt đó. Tự do có liên quan đến toàn bộ máy hình thành thói quen, và muốn hiểu rõ toàn vấn đề của hình thành thói quen này người ta phải được tự do để quan sát hệ thống máy móc đó. Có lẽ chúng ta cũng sợ hãi sự tự do đó; và vì vậy chúng ta đẩy tự do ra xa chúng ta, trong một thiên đàng nào đó.

Vì vậy có lẽ sự sợ hãi là lý do tại sao chúng ta không có năng lượng của đam mê đó để tự tìm ra cho chính mình tại sao chất lượng của tình yêu kia lại không có trong chúng ta. Chúng ta có mọi thứ khác, tham lam, ganh tị, mê tín, sợ hãi, sự xấu xa của cuộc sống nhỏ nhen tầm thường hàng ngày, thói quen đều đặn đi đến văn phòng hàng ngày trong suốt bốn mươi, năm mươi năm liên tục – không phải rằng người ta không nên đi đến văn phòng, người ta phải, bất hạnh thay, nhưng nó trở thành một lề thói, và lề thói đó, đi đến văn phòng, làm cùng sự việc ngày này sang ngày khác, ngày này sang ngày khác, trong suốt bốn mươi năm, định hình cái trí, làm cho nó xơ cứng, ngu dốt hay thông minh chỉ trong một phương hướng nào đó.

Nó có lẽ là, có thể nó là, rằng mỗi người chúng ta quá kinh hãi cuộc sống, bởi vì nếu không hiểu rõ toàn tiến hành của sống này, chúng ta không bao giờ có thể hiểu rõ không sống là gì. Bạn hiểu rõ chứ? Điều gì chúng ta gọi là sống, nhàm chán hàng ngày, đấu tranh hàng ngày, xung đột hàng ngày bên trong chính mình và bên ngoài của chính mình, những đòi hỏi được che giấu, những thèm khát được che giấu, những tham vọng, những hung bạo, và cái gánh nặng khủng khiếp của đau khổ ý thức được hay không ý thức được – đó là điều gì chúng ta gọi là sống – phải không? Chúng ta có lẽ cố gắng tẩu thoát khỏi nó, đi đến đền chùa, hay một câu lạc bộ, theo một vị đạo sư mới hay trở thành một người lang thang hay nhậu nhẹt, hay tham gia một tổ chức nào đó mà hứa hẹn cho chúng ta một điều gì đó – bất kỳ cái gì để tẩu thoát. Trong sợ hãi có sẵn vấn đề cơ bản của điều gì chúng ta gọi là sống (sợ hãi của không hiện diện, sợ hãi bị quyến luyến, cùng tất cả đau khổ mà nó mang lại – làm thế nào để tách rời – liệu có an toàn thuộc cơ thể, tâm lý, cảm xúc – sợ hãi về cái đó – sợ hãi về cái không biết được, sợ hãi về ngày mai, sợ hãi về việc người vợ sẽ bỏ bạn, sợ hãi về không có niềm tin và bị cô lập, cô độc, thất vọng tại mỗi khoảnh khắc, sâu thẳm bên trong), đây là điều gì chúng ta gọi là sống, một trận chiến, sự tồn tại đầy đọa với những tư tưởng cằn cỗi. Chúng ta sống như thế này bởi vì đó là cuộc sống của chúng ta, với thỉnh thoảng vài ba phút sáng suốt, thỉnh thoảng những khoảnh khắc rõ ràng mà chúng ta điên cuồng bám víu vào.

Làm ơn, thưa các bạn, đừng chỉ lắng nghe những từ ngữ và đừng bị chúng dẫn dắt; những lời giải thích, những định nghĩa, những diễn tả, không là sự thật. Sự thật là sống của bạn, sự thật là liệu bạn có tỉnh thức được nó, và bạn không thể tỉnh thức được nó qua những từ ngữ của người nói, mà chỉ diễn tả tình trạng bị quy định của bạn và nếu bạn bị trói buộc trong những diễn tả, trong những từ ngữ, vậy thì chắc chắn mãi mãi bạn bị lạc lối. Và đó là cái gì chúng ta là – chúng ta bị lạc lối, chúng ta bất hạnh bởi vì chúng ta đã chấp nhận những từ ngữ, những từ ngữ, những từ ngữ. Vì vậy làm ơn đừng, tôi van xin bạn, đừng bị trói buộc trong những từ ngữ, nhưng hãy quan sát chính bạn, quan sát sống của bạn, sống hàng ngày của bạn mà bạn gọi là sống, mà gồm có đi đến văn phòng, đậu những kỳ thi, có một việc làm, không có việc làm, sợ hãi, gia đình và áp lực xã hội, truyền thống, sự hành hạ của không đạt được, sự rối loạn của sống, toàn bộ sự nhàm chán sâu thẳm của sống mà không có bất kỳ ý nghĩa nào. Bạn có lẽ cho ý nghĩa vào sống, bạn có thể sáng chế như những triết gia và những nhà học thuyết giải thích, như những con người tôn giáo giảng thuyết – sáng chế ra ý nghĩa của sống, đó là công việc của họ. Nhưng sáng chế này đang củng cố thêm những từ ngữ trong khi bạn cần thực chất; bạn được nuôi ăn bằng những từ ngữ, và bạn thỏa mãn với những từ ngữ. Vì vậy muốn hiểu rõ sống này chúng ta phải quan sát nó: tiếp xúc mật thiết cùng nó, không phải có khoảng cách không gian và thời gian giữa bạn và nó. Bạn không có khoảng cách không gian-thời gian này khi bạn có sự đau đớn cực mạnh của cơ thể, bạn hành động, bạn không lý luận, bạn không cãi cọ về việc liệu có Đại ngã hay không có Đại ngã , linh hồn hay không linh hồn, bạn không bắt đầu trích dẫn kinh Gita, kinh Upanishads, kinh Koran, hay kinh Bible hay vị thánh nào đó. Vậy thì bạn phải mặt đối mặt với sống thực sự. Sống là chuyển động đó mà năng động, đang làm, đang suy nghĩ, đang cảm thấy, những sợ hãi, tội lỗi, nỗi thất vọng – đó là sống. Và người ta phải tiếp xúc mật thiết cùng nó. Và người ta không thể mãnh liệt, đam mê, đầy sức sống trong tiếp xúc, nếu có sự hãi.

Sợ hãi là điều gì làm cho chúng ta tin tưởng, dù là sự tin tưởng của chúng ta ở trong một cộng đồng học thuyết của Cộng sản, hay ý tưởng tôn giáo lãnh đạo của một giáo sĩ hay một linh mục. Tất cả những việc này được sinh ra từ sợ hãi; rõ ràng rằng tất cả những thần thánh, tất cả, là kết quả của sự khốn khổ của chúng ta; và khi chúng ta thờ phụng họ chúng ta đang thờ phụng sự khốn khổ của chúng ta, sự cô độc, sự tuyệt vọng, sự cơ cực và phiền muộn của chúng ta. Làm ơn hãy lắng nghe tất cả điều này – nó là sống của bạn, không phải là sống của tôi. Bạn phải đối mặt điều này và vì vậy bạn phải hiểu rõ sợ hãi. Và bạn không thể hiểu rõ sợ hãi nếu bạn không hiểu rõ sống. Bạn phải hiểu rõ sự ganh tị mà bạn có, sự ganh tị – ghen tuông và ganh ghét mà chỉ là những thể hiện của sự sợ hãi. Và bạn có thể hiểu rõ tổng thể (không phải thuộc trí năng, không có sự việc như là hiểu rõ thuộc trí năng, chỉ có hiểu rõ tổng thể), bạn có thể hiểu rõ tổng thể và nó giống như đang nhìn cảnh mặt trời lặn bằng cái trí của bạn, bằng quả tim của bạn, bằng đôi mắt của bạn, bằng hệ thần kinh của bạn; vậy thì lúc đó bạn hiểu rõ. Và muốn hiểu rõ ghen tuông, ganh tị, tham vọng, hung tợn, bạo lực (hiểu rõ chúng và trao sự chú ý hoàn toàn của bạn ngay khoảnh khắc bất kỳ điều gì xảy ra, ngay khoảnh khắc bạn cảm thấy ganh tị, tức giận, ghen tuông hay đầy hận thù, hay cảm thấy không chân thật trong bạn), vậy thì, nếu bạn hiểu rõ điều đó, bạn sẽ hiểu rõ sợ hãi. Nhưng bạn không thể coi sợ hãi như một trừu tượng. Thật ra sợ hãi hiện diện trong liên hệ với một cái gì đó. Bạn không sợ hãi người hàng xóm của bạn, chính quyền, người vợ của bạn, hay người chồng của bạn, sợ hãi chết, và vân vân hay sao? Bạn phải quan sát, không phải sự sợ hãi, nhưng tìm hiểu điều gì đã tạo ra sự sợ hãi này.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sống là gì, cái sự việc mà chúng ta bám vào đầy vô vọng, sống đơn điệu, khổ não, hàng ngày của chúng ta – sống của những người giàu có, của những người bình thường, của những người bị chà đạp – bởi vì tất cả chúng ta đều bị chà đạp bởi xã hội, bởi văn hóa, bởi những tôn giáo, bởi những giáo sĩ, bởi những người lãnh đạo, bởi những vị thánh, và nếu bạn không hiểu rõ điều này bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ sợ hãi; vì vậy chúng ta sẽ hiểu rõ sống này và cũng vậy cái nguồn khủng khiếp của sợ hãi, mà được gọi là chết. Và muốn hiểu rõ nó bạn phải có năng lượng, đam mê vô hạn. Bạn biết cách chúng ta làm lãng phí năng lượng của chúng ta như thế nào (Tôi không có ý nói qua ái ân, đó là một vấn đề rất nhỏ, đừng biến nó thành một vấn đề to tát không cần thiết), nhưng người ta phải tìm hiểu trực tiếp, không phải theo Shankara hay bất kỳ những người nào khác, mà đã sáng chế ra hình thức tẩu thoát riêng của họ khỏi cuộc sống.

Muốn tìm ra sống là gì, không những chúng ta phải có năng lượng mà còn cả chất lượng của đam mê cần được duy trì, và trí năng không thể duy trì được đam mê. Và muốn có đam mê đó người ta phải tìm hiểu sự lãng phí năng lượng. Người ta có thể thấy rằng nó là sự lãng phí của năng lượng khi tuân theo một ai đó – bạn hiểu rõ không? – có một người lãnh đạo, có một vị đạo sư, bởi vì khi bạn đi theo bạn đang bắt chước, bạn đang sao chép, bạn đang vâng lời, bạn đang thiết lập uy quyền và năng lượng của bạn bị phân tán. Làm ơn hãy quan sát điều này; làm ơn hãy làm như thế. Đừng quay trở lại những vị đạo sư của bạn, những xã hội của bạn, những uy quyền của bạn, hãy buông rơi chúng đi như những củ khoai tây nóng. Bạn cũng có thể thấy bạn đã lãng phí năng lượng của bạn như thế nào khi có sự thỏa hiệp. Bạn biết thỏa hiệp là gì hay không? Có thỏa hiệp chỉ khi nào có sự so sánh. Và chúng ta, từ niên thiếu, đã được dạy bảo để so sánh giữa cái gì chúng ta là và cái gì người đứng đầu lớp trong trường học của chúng ta là; so sánh chính chúng ta với cái gì chúng ta đã là ngày hôm qua, cao quí hay không cao quí, so sánh với hạnh phúc chúng ta đã cảm thấy ngày hôm qua, cái gì đó đã ập vào chúng ta mà không báo trước, đột nhiên nó đến, niềm vui khi nhìn một cái cây, những bông hoa, khuôn mặt một người phụ nữ dễ thương, một đứa trẻ hay một người đàn ông, và sau đó chúng ta so sánh cái gì là của ngày hôm nay với cái gì đã là của ngày hôm qua. So sánh này, đo lường này, là khởi đầu của thỏa hiệp. Làm ơn hãy tự mình thấy mấu chốt này. Hãy tìm ra sự thật của nó, rằng khoảnh khắc bạn có một đo lường, mà là sự so sánh, bạn thực sự đang thỏa hiệp với cái gì là. Khi bạn nói rằng người đàn ông đó là một I.C.S., anh ấy kiếm được quá nhiều tiền, anh ấy đứng đầu cái này hay cái kia, bạn đang so sánh, đang đánh giá, đang đặt người đó như một tầm quan trọng, không phải như những con người, nhưng lệ thuộc vào bằng cấp của họ, chất lượng của họ, khả năng kiếm tiền của họ, công việc của họ, những mảnh bằng tiến sĩ của họ và toàn bộ những chữ cái đi trước cái tên của họ; và thế là bạn đang so sánh, so sánh chính mình với một người khác, dù rằng “người khác” đó là một vị thánh, một vị anh hùng, một vị chúa, một ý tưởng, hay một học thuyết – đang so sánh, đang đo lường – và tất cả việc này nuôi dưỡng sự thỏa hiệp mà là một lãng phí năng lượng khủng khiếp. Đây không là vấn đề của khi nào bạn cần ái ân và cái truyền thống đằng sau việc đó. Vì vậy, người ta thấy rằng đây là một lãng phí năng lượng như thế nào và năng lượng bị lãng phí khi bạn buông thả trong những lý thuyết: liệu có một linh hồn hay không linh hồn, liệu có Đại ngã hay không Đại ngã – nó không là một lãng phí thời gian, một lãng phí năng lượng hay sao? Khi bạn đọc hay lắng nghe một vị thánh nào đó liên tục, hay một vị khất sĩ nào đó, đưa ra những lời bình phẩm về kinh Gita, hay kinh Upanishads – chỉ suy nghĩ về nó! – sự vô lý của nó! – sự trẻ con của nó! Một ai đó giải thích một quyển sách nào đó mà trong chính nó đã chết rồi, được viết bởi một thi sĩ đã chết nào đó, cho nó một ý nghĩa cực kỳ. Tất cả việc này chỉ ra rằng từ cơ bản không chín chắn là một lãng phí năng lượng.

Cái trí không chín chắn so sánh chính nó với cái gì là và cái gì nên là, nhưng chỉ có cái trí không chín chắn mới so sánh. Cái trí chín chắn không có so sánh, cái trí chín chắn không có đo lường. Tôi không hiểu liệu có khi nào bạn nhìn chính mình và quan sát cách bạn so sánh bạn với một người khác, khi nói rằng, “Anh ấy đẹp quá, thông minh quá, khôn khéo quá, nổi bật quá; và tôi chẳng là ai cả, tôi muốn được giống như anh ấy.” Hay, “Cô ấy đẹp quá, có một vóc dáng đẹp, có một cái trí rộng lượng, thông minh, sáng láng, tốt lành hơn.” Chúng ta suy nghĩ và vận hành trong thế giới đo lường và so sánh này. Và nếu có khi nào bạn vặn hỏi và quan sát có lẽ bạn đã nói rằng, “Không còn so sánh nữa, không còn so sánh với bất kỳ ai, không còn so sánh với người nữ diễn viên đẹp nhất kia.” Bạn biết rằng vẻ đẹp không phải trong người nữ diễn viên, vẻ đẹp là cái gì đó tổng thể, không phải trong khuôn mặt, trong vóc dáng, trong nụ cười, nhưng nơi nào có một chất lượng của hiểu rõ tổng thể, tổng thể của toàn thân tâm của một người; khi đó là “tổng thể” thấy, có vẻ đẹp. Làm ơn, hãy quan sát nó trong chính bạn, thử nó, hay tốt hơn hãy thực hiện nó – khi bạn sử dụng từ ngữ “cố gắng”, bạn biết một cái trí như thế là cái trí dại dột, tệ hại đến chừng nào; khi nó nói rằng, “Tôi đang nỗ lực hết sức, tôi đang cố gắng”, điều này thể hiện rõ một cái trí từ cơ bản là vật chất, bảo thủ, có tánh đo lường mà có nghĩa đang làm tốt hơn mỗi ngày; vì vậy, hãy tìm ra cho chính mình liệu bạn có thể sống, không lý thuyết nhưng thực sự, mà không có so sánh, đo lường, không bao giờ sử dụng những từ ngữ “tốt hơn” hay “nhiều hơn”. Hãy thấy điều gì xảy ra. Chỉ một cái trí chín chắn như thế mới không đang lãng phí năng lượng, chỉ một cái trí như thế mới có thể sống một cuộc sống rất đơn giản, tôi có ý nói một cuộc sống của tánh đơn giản thực sự, không phải tánh tạm gọi là đơn giản của con người mà ăn một bữa, hay che một cái khố – đó chỉ là sự phô trương – nhưng cái trí không đo lường và vì vậy không đang lãng phí năng lượng.

Vậy là đến điểm mấu chốt. Chúng ta đang lãng phí năng lượng và bạn cần năng lượng này để hiểu rõ lối sống kỳ quái này. Và chúng ta phải hiểu rõ nó, đó là sự việc duy nhất mà chúng ta có, không phải những thần thánh, những kinh Bible, những kinh Gita, hay những lý tưởng; cái gì bạn có là sự việc này – sự hành hạ hằng ngày, sự lo âu hàng ngày. Và muốn hiểu rõ nó, tiếp xúc cùng nó, phải không có không gian giữa chính bạn như người quan sát và cái sự việc như thất vọng, và muốn có được điều này bạn phải có năng lượng thúc đẩy, vô hạn. Muốn có năng lượng đó, nó không thể bị lãng phí vô ích và biến mất – khi việc này xảy ra bạn sẽ hiểu rõ sống là gì. Vậy là không còn sợ hãi về sống, về chuyển động của sự sống. Bạn biết một chuyển động là gì không? Một chuyển động không có kết thúc và không có khởi đầu, và vì vậy chuyển động trong chính nó là vẻ đẹp, niềm vinh quang. Bạn đang theo sát được điều này chứ?

Vậy là sự sống là chuyển động này và muốn hiểu rõ nó phải có tự do, phải có năng lượng. Và hiểu rõ chết là hiểu rõ cái gì đó mà liên quan mật thiết cùng sống. Bạn biết không, vẻ đẹp (không phải trong những bức tranh, không phải trong một con người, không phải trong một cái cây hay trong đám mây hay trong cảnh mặt trời lặn) vẻ đẹp không thể bị tách rời khỏi tình yêu. Và nơi nào có tình yêu và vẻ đẹp, có sống và cũng có chết. Bạn không thể tách rời cái này khỏi cái còn lại. Khoảnh khắc bạn tách rời có xung đột, không có liên hệ. Vậy là chúng ta đã thấy, không phải từng chi tiết tỉ mỉ hay bao quát, có lẽ, nhưng chúng ta đã thấy sự sống.

Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ, tìm hiểu, nghi vấn của chết này. Bạn có khi nào hỏi tại sao bạn sợ hãi chết hay không? Chắc chắn hầu hết mọi người đều sợ hãi. Thậm chí một số người không muốn biết về nó, hay nếu họ muốn, họ muốn tôn vinh nó. Hay một số người sáng chế ra một lý thuyết, một niềm tin, một tẩu thoát – một tẩu thoát như là sinh lại vào ngày phán xét, hay đầu thai. Đa số người sống ở phương Đông tin vào sự đầu thai – có thể, tất cả các bạn cũng vậy. Đó là, một thực thể vĩnh cửu, hay một ký ức tập thể, được sinh lại trong cuộc sống kế tiếp – phải vậy không? Đó là điều gì tất cả các bạn tin tưởng; để có một cơ hội tốt đẹp hơn, để sống trọn vẹn hơn, để hoàn thiện chính mình, bởi vì cuộc sống này quá ngắn ngủi, cuộc sống này không thể cho bạn tất cả trải nghiệm, tất cả niềm vui, tất cả hiểu biết, vì vậy – chúng ta hãy có một cuộc sống kế tiếp! Bạn muốn một cuộc sống kế tiếp nơi bạn sẽ có thời gian và không gian để hoàn thiện chính mình, vì vậy bạn có niềm tin đó. Đây là tẩu thoát khỏi sự thật – chúng ta không quan tâm đến liệu có hay không có đầu thai hoặc liệu có sự tiếp tục hay không tiếp tục. Điều đó đòi hỏi một phân tích hoàn toàn khác hẳn. Chúng ta có thể thấy vắn tắt làm thế nào cái mà có sự tiếp tục là cái mà đã là, cái mà đã là ngày hôm qua sẽ tiếp tục ngày hôm nay, qua ngày hôm nay để đến ngày mai. Và một tiếp tục như thế ở trong thời gian và không gian. Hiểu rõ này không thuộc trí năng, bạn có thể quan sát nó rất đơn giản cho chính mình. Và chúng ta sợ hãi cái sự việc được gọi là chết này. Chúng ta không chỉ sợ hãi sống mà chúng ta còn sợ hãi cái sự việc không biết được này. Chúng ta sợ hãi cái không biết được, hay sợ hãi cái đã được biết, hay mất đi cái đã được biết? Đó là, gia đình, những trải nghiệm của bạn, sự tồn tại đều đặn hàng ngày của bạn – cái đã được biết – ngôi nhà, mảnh vườn, nụ cười mà bạn đã quen thuộc, thức ăn mà bạn đã ăn trong suốt ba mươi năm, cùng một thức ăn, cùng một khí hậu, cùng những quyển sách, cùng truyền thống – bạn sợ mất cái đó, phải vậy không? Làm thế nào bạn có thể sợ hãi cái gì đó mà bạn không biết được?

Vì vậy tư tưởng không chỉ sợ hãi mất cái đã được biết nhưng tư tưởng cũng sợ hãi cái gì đó mà nó gọi là chết, cái không biết được. Như chúng ta đã nói, sợ hãi không thể loại bỏ được, nhưng nó có thể được hiểu rõ chỉ khi nào những sự việc sinh ra sợ hãi, như chết, được hiểu rõ. Hiện nay nhờ vào thời gian con người đã đẩy chết ra thật xa; ví dụ những người Ai cập cổ xưa đã trải qua sống để chết. Chết là cái gì đó trong khoảng cách, cái khoảng cách không gian-thời gian đó giữa sống và cái mà chúng ta gọi là chết. Tư tưởng, mà đã phân chia việc này, đã phân chia sống khỏi chết, tư tưởng tách rời nó ra. Hãy tìm hiểu điều này, thưa các bạn, nó rất đơn giản nếu bạn hiểu rõ như thế. Tư tưởng giữ nó tách rời bởi vì tư tưởng đã nói, “Tôi không biết tương lai là gì”; tôi có thể có nhiều lý thuyết nếu tôi tin tưởng vào sự đầu thai, nó có nghĩa rằng tôi phải cư xử, làm việc, hành động, ngay lúc này – nếu tôi tin tưởng điều đó. Điều gì bạn làm có ảnh hưởng khi bạn chết – nhưng bạn không tin tưởng theo lối đó. Bạn tin tưởng vào sự đầu thai như một ý tưởng, một ý tưởng gây an ủi, nhưng khá mơ hồ, vì vậy bạn không cần lưu tâm đến việc gì bạn làm lúc này. Bạn thực sự không tin tưởng vào nghiệp mặc dù bạn nói rất nhiều về nó. Nếu bạn chân thật, thực sự, đầy sức mạnh, tin tưởng vào nó, như bạn tin tưởng vào việc kiếm tiền, vào kinh nghiệm ái ân, vậy thì mỗi từ ngữ, mỗi cử chỉ, mỗi chuyển động của toàn thân tâm của bạn đều có ảnh hưởng bởi vì bạn sẽ phải trả nó trong đời sau. Vậy là sự tin tưởng đó sẽ mang lại một kỷ luật vô cùng – nhưng bạn không tin tưởng, nó là một tẩu thoát, bạn kinh hãi bởi vì bạn không muốn buông bỏ nó.

Và bạn đang buông bỏ cái gì đây? Hãy quan sát nó. Khi bạn nói, “Tôi sợ hãi khi buông bỏ” – bạn sợ hãi cái gì? Buông bỏ cái gì? Làm ơn hãy quan sát nó rất kỹ lưỡng. Gia đình của bạn, người mẹ của bạn, người vợ của bạn, con cái của bạn phải không? Bạn có khi nào liên hệ với họ không? Hay bạn chỉ liên hệ đến một ý tưởng, đến một hình ảnh? Và khi bạn nói rằng, “Tôi sợ hãi buông bỏ, bị tách rời” – bạn đang suy nghĩ bị tách rời khỏi cái gì? Những ký ức? Chắc chắn là những ký ức, những ký ức của vui thú ái ân, những ký ức của trở thành con người vĩ đại của bạn, hay một con người thấp hèn đang leo lên những bậc thang, những ký ức của tính cách của bạn, những ký ức của tình bằng hữu của bạn – chỉ là những ký ức. Và bạn sợ hãi khi buông bỏ những ký ức đó đi. Dù chúng có lẽ vui vẻ hay buồn bực như thế nào, những ký ức là gì? Chúng không có thực chất gì cả. Vì vậy bạn sợ hãi buông bỏ cái gì đó mà không có giá trị gì cả, ký ức là cái mà có sự tiếp tục, một mớ của những ký ức, một đơn vị, một trung tâm.

Vì vậy khi người ta hiểu rõ sống, đó là, khi người ta hiểu rõ ghen tuông, lo âu, tội lỗi và thất vọng và khi người ta vượt khỏi và ở trên nó, vậy thì sống và chết rất gần gũi nhau. Vậy thì đang sống là đang chết. Bạn biết nếu bạn sống lệ thuộc vào những ký ức, những truyền thống, và cái gì bạn “nên là”, bạn không đang sống. Nhưng nếu bạn gạt bỏ đi tất cả việc đó, mà có nghĩa rằng chết đi tất cả mọi điều mà bạn biết – tự do khỏi cái đã được biết – đây là chết, và vậy là bạn đang sống. Bạn đang sống, không phải trong thế giới của những ý tưởng hão huyền nhưng đang sống thực sự, không lệ thuộc vào kinh Vedas, kinh Upanishads mà chẳng có giá trị gì; cái gì có giá trị là cuộc sống mà bạn sống mỗi ngày, đó là cuộc sống duy nhất mà bạn có, và nếu không hiểu rõ nó, bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ được hoặc tình yêu, vẻ đẹp, hoặc chết.

Chúng ta quay trở lại vấn đề căn bản đó, nó là: tại sao không có ngọn lửa này trong quả tim chúng ta. Bởi vì nếu bạn đã tìm hiểu rất kỹ càng điều gì đã được nói (không phải thuộc từ ngữ, thuộc trí năng nhưng tìm hiểu nó trong cái trí riêng của bạn, trong quả tim riêng của bạn), vậy thì bạn sẽ biết tại sao bạn không có được nó. Nếu bạn biết tại sao bạn không có được nó, nếu bạn cảm thấy nó và sống cùng nó, nếu bạn đam mê trong sự tìm kiếm của bạn về việc tại sao bạn không có được nó, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng bạn có nó. Qua sự phủ nhận hoàn toàn, sự việc đó mà tự nó là tích cực, mà là tình yêu, hiện diện. Giống như khiêm tốn, bạn không thể vun quén tình yêu. Khiêm tốn hiện diện khi có sự kết thúc hoàn toàn của tự cao, kiêu ngạo, nhưng sau đó bạn sẽ không bao giờ biết khiêm tốn là gì. Với một con người mà biết khiêm tốn là gì là một con người tự cao. Trong cùng cách như vậy khi bạn trao cái trí của bạn và quả tim của bạn, hệ thần kinh của bạn, đôi mắt của bạn, toàn thân tâm của bạn để tìm ra cách sống, để thấy cái gì thực sự “là” và vượt khỏi nó, và phủ nhận hoàn toàn, tổng thể, cuộc sống mà được sống lúc này, trong chính phủ nhận của xấu xa, hung bạo, trong sự phủ nhận hoàn toàn của nó, cái khác lạ hiện diện. Nhưng bạn cũng sẽ không bao giờ “biết” nó. Một người mà biết rằng anh ấy tĩnh lặng, hay biết rằng anh ấy thương yêu, không biết tình yêu là gì, cũng không biết tĩnh lặng là gì.

MADRAS
Ngày 10 tháng giêng năm 1968

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2015(Xem: 12080)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
24/07/2015(Xem: 15919)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
19/07/2015(Xem: 10497)
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn Như là Như Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn Như là Pháp Thân. Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau: 1/- Chân Như lập ra 2 nghĩa: - Hòa Hiệp: sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”. (2)- Không Hòa Hiệp: Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”. Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
02/07/2015(Xem: 15206)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
01/07/2015(Xem: 23842)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 11041)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 30601)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 9608)
Bài Tâm Kinh Bát Nhã có tất cả 7 chữ 'Không" trong đó chữ "Không Tướng" đã được đề cập, ngay ở câu văn thứ ba: "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không Tướng..."(Xá Lợi Tử ! Tướng Không của các pháp...). Nếu hiểu 'chư pháp' (các pháp) ở đây chính là các pháp đã vừa được nêu ra ở câu văn thứ nhì ("Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị") thì các pháp này chính là Ngũ Uẩn pháp và chính câu văn kinh thứ nhì này đã khai thị về Không Tướng (và cả Không Thể) của Ngũ Uẩn.
15/06/2015(Xem: 23363)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/06/2015(Xem: 6424)
Các thuật ngữ Shanshin, Daishin, Kishin, Roshin, Tenzo... trên đây là tiếng Nhật gốc Hán ngữ và đã được giữ nguyên trong bản gốc tiếng Pháp. Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]