Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Madras, 3 tháng hai 1952

10/07/201114:34(Xem: 3238)
9. Madras, 3 tháng hai 1952

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Madras, 3 tháng hai 1952

Người hỏi: Làm thế nào con người có thể thành tựu cho anh ấy nếu anh ấy không có những ý tưởng?

Krishnamurti:Liệu có một việc như thành tựu, mặc dù hầu hết chúng ta tìm kiếm sự thành tựu? Chúng ta biết chúng ta cố gắng tự-thành tựu qua gia đình, qua người con trai, qua người em, qua người vợ, qua tài sản, qua đồng hóa với một quốc gia hay một nhóm, hay qua theo đuổi một lý tưởng, hay qua ham muốn cho sự tiếp tục của cái “tôi”. Có những hình thức khác nhau của thành tựu tại những mức độ khác nhau của ý thức.

Có một việc như thành tựu hay không? Cái việc mà đang thành tựu là gì? Cái thực thể đang tìm kiếm sự hiện diện, trong hay qua sự đồng hóa nào đó, là gì? Khi nào bạn suy nghĩ về thành tựu? Khi nào bạn đang tìm kiếm thành tựu?

Nếu bạn đối xử điều gì chúng ta đang nói tại một mức độ từ ngữ, vậy thì hãy đi đi, nó là một lãng phí thời gian. Nhưng nếu bạn muốn thâm nhập thăm thẳm, vậy thì hãy theo đuổi, vậy thì hãy tỉnh thức và theo sát nó, bởi vì chúng ta cần sự thông minh, không cần sự lặp lại chết rồi của những cụm từ, những từ ngữ, và những ví dụ mà chúng ta đã chán ngắt. Điều gì chúng ta cần là sự sáng tạo, sự sáng tạo đã hòa hợp và thông minh; mà có nghĩa bạn phải tìm ra nó trực tiếp qua sự hiểu rõ riêng của bạn về sự tiến hành của cái trí. Vì vậy trong lắng nghe điều gì tôi đang nói, hãy liên quan nó đến chính bạn một cách trực tiếp, hãy trải nghiệm điều gì tôi đang nói. Và bạn không thể trải nghiệm nó qua những từ ngữ của tôi. Bạn có thể trải nghiệm nó chỉ khi nào bạn có khả năng, chỉ khi nào bạn nghiêm túc, chỉ khi nào bạn quan sát suy nghĩ riêng của bạn, cảm thấy riêng của bạn. Khi nào sự ham muốn có thể được thành tựu? Khi nào bạn ý thức được sự thôi thúc để hiện diện, để trở thành, để thành tựu? Làm ơn hãy tự quan sát chính bạn. Khi nào bạn ý thức được nó? Bạn không ý thức được nó khi bạn cản trở nó phải không? Bạn không ý thức được nó khi bạn cảm thấy trạng thái cô độc lạ kỳ, một ý thức của trống rỗng không đáy, một ý thức của chính bạn không là gì cả. Bạn ý thức được sự thôi thúc cho thành tựu này chỉ khi nào bạn cảm thấy được một trống rỗng, cô độc. Và rồi bạn theo đuổi sự thành tựu qua vô số những hình thức, qua tình dục, qua sự liên hệ với tài sản, với cây cối, với mọi thứ tại những tầng khác nhau của ý thức. Sự ham muốn để hiện diện, để nhận dạng, để thành tựu, tồn tại chỉ khi nào có trạng thái ý thức của cái “tôi” bị trống rỗng, bị cô độc. Sự ham muốn để thành tựu là một tẩu thoát khỏi điều mà chúng ta gọi là cô độc. Vì vậy vấn đề của chúng ta không là làm thế nào để thành tựu, hay sự thành tựu là gì, bởi vì không có sự việc như thành tựu. Cái “tôi” không bao giờ có thể thành tựu; nó luôn luôn trống rỗng. Bạn có lẽ có một ít cảm giác khi bạn đang đạt được một kết quả, nhưng khoảnh khắc những cảm giác đó qua rồi bạn quay trở lại trong trạng thái trống rỗng đó. Thế là bạn bắt đầu theo đuổi cùng qui trình như trước kia.

Vậy là cái “tôi” là vật sáng tạo của trạng thái trống rỗng đó. Cái “tôi” là cái trống rỗng; cái tôi là một qui trình tự-khép kín mà trong nó chúng ta ý thức được trạng thái cô độc lạ kỳ đó. Thế là vì ý thức được điều đó, chúng ta đang cố gắng chạy trốn qua vô vàn hình thức của đồng hóa. Những đồng hóa này chúng ta gọi là những thành tựu. Thật ra, không có thành tựu bởi vì cái trí, cái “tôi”, không bao giờ có thể thành tựu; chính bản chất của cái “tôi” là khép kín.

Vậy thì cái trí mà ý thức được trạng thái trống rỗng đó phải làm gì? Đó là vấn đề của bạn, phải không? Với hầu hết chúng ta, sự đau khổ của trống rỗng này mạnh mẽ cực kỳ. Chúng ta làm bất kỳ việc gì để tẩu thoát nó. Bất kỳ ảo tưởng nào cũng đáp ứng được, và đó là cái nguồn của ảo tưởng. Cái trí có năng lực để tạo tác ảo tưởng. Và chừng nào chúng ta còn không hiểu rõ cô độc đó, trạng thái trống rỗng tự-khép kín đó – dù bạn sẽ làm bất kỳ việc gì, dù bạn sẽ tìm kiếm bất kỳ thành tựu nào – luôn luôn có rào chắn đó mà phân chia, mà không biết trạng thái tổng thể.

Vì vậy khó khăn của chúng ta là ý thức được trống rỗng này, cô độc này. Chúng ta không bao giờ đối diện nó. Chúng ta không biết nó trông như thế nào, những phẩm chất của nó là gì, bởi vì chúng ta luôn luôn đang chạy trốn nó, đang thối lui, đang tách rời, đang nhận dạng. Chúng ta không bao giờ đối diện trực tiếp, hiệp thông cùng nó. Chúng ta là người quan sát và vật được quan sát: Đó là, cái trí, cái “tôi”, quan sát trạng thái trống rỗng đó, và cái “tôi”, người suy nghĩ, sau đó tiến tới để làm tự do chính nó khỏi trạng thái trống rỗng đó hay chạy trốn.

Vì vậy trống rỗng, cô độc đó, khác biệt người quan sát? Chính người quan sát không trống rỗng hay sao? Bởi vì nếu người quan sát không thể công nhận trạng thái mà anh ấy gọi là cô độc đó, sẽ không có trải nghiệm. Anh ấy là trống rỗng; anh ấy không thể hành động vào nó, anh ấy không thể làm việc gì về nó. Bởi vì nếu anh ấy làm bất kỳ việc gì, anh ấy trở thành người quan sát đang hành động vào vật được quan sát, mà là một liên quan giả dối.

Vì vậy khi cái trí công nhận, nhận ra, ý thức rằng nó là trống rỗng và nó không thể hành động vào nó, vậy là trạng thái trống rỗng đó mà chúng ta ý thức được từ bên ngoài có một ý nghĩa khác hẳn. Từ trước đến nay, chúng ta đã tiếp cận nó như người quan sát. Lúc này chính người quan sát là trống rỗng, một mình, là cô độc. Anh ấy có thể làm bất kỳ điều gì về nó không? Chắc chắn anh ấy không thể. Vậy thì sự liên hệ của anh ấy với nó hoàn toàn khác hẳn sự liên hệ của người quan sát. Anh ấy có trạng thái cô đơn đó. Anh ấy ở trong trạng thái mà trong đó không có sự giải thích bằng từ ngữ rằng “Tôi là trống rỗng”. Khoảnh khắc anh ấy giải thích nó hay hướng ngoại nó, anh ấy khác biệt điều đó. Vì vậy khi sự giải thích bằng từ ngữ chấm dứt, khi người trải nghiệm như đang trải nghiệm chấm dứt, khi anh ấy chấm dứt chạy trốn, lúc đó anh ấy hoàn toàn cô độc. Sự liên hệ của anh ấy trong chính nó là trạng thái cô độc; chính anh ấy là cái đó, và khi anh ấy nhận ra nó trọn vẹn, chắc chắn trống rỗng, cô độc đó, chấm dứt hiện diện.

Cô độc hoàn toàn khác hẳn cô đơn. Trạng thái cô độc đó phải được vượt qua để là cô đơn. Cô độc không thể so sánh với cô đơn. Con người biết trạng thái cô độc không bao giờ có thể biết cô đơn. Bạn có ở trong trạng thái cô đơn đó hay không? Những cái trí của chúng ta không được hòa hợp để là cô đơn. Chính sự tiến hành của cái trí là tách rời. Và cái tách rời biết trạng thái cô độc.

Nhưng cô đơn không tách rời. Nó là cái gì đó mà không là nhiều, không bị ảnh hưởng bởi nhiều, không là kết quả của nhiều, mà không bị sắp xếp vào cùng nhau như cái trí bị; cái trí thuộc về nhiều. Cái trí không là một thực thể mà là một mình, bởi vì đã bị sắp xếp vào cùng nhau, được mang vào cùng nhau, được sáng chế, qua hàng thế kỷ. Cái trí không bao giờ có thể là cô đơn. Cái trí không bao giờ có thể biết trạng thái cô đơn. Nhưng nếu bạn tỉnh thức được trạng thái cô độc khi trải qua nó, kia kìa trạng thái cô đơn hiện diện. Chỉ đến lúc đó mới có thể có cái không thể đo lường được.

Bất hạnh thay, hầu hết chúng ta đều tìm kiếm sự lệ thuộc. Chúng ta muốn những người đồng hành, chúng ta muốn bạn bè; chúng ta muốn sống trong một trạng thái tách rời, trong một trạng thái tạo ra xung đột. Cái cô đơn không bao giờ có thể ở trong một trạng thái của xung đột. Nhưng cái trí không bao giờ có thể nhận biết cô đơn, không bao giờ có thể hiểu rõ cô đơn; nó chỉ có thể biết cô độc.

Người hỏi: Ông đã nói rằng sự thật chỉ có thể hiện diện khi người ta có thể là cô đơn và có thể thương yêu đau khổ. Điều này không rõ ràng lắm. Ông làm ơn giải thích điều gì ông có ý qua từ ngữ là cô đơn và thương yêu đau khổ.

Krishnamurti: Hầu hết chúng ta không hiệp thông cùng bất kỳ cái gì. Chúng ta không hiệp thông trực tiếp cùng những người bạn của chúng ta, cùng những người vợ của chúng ta, cùng con cái của chúng ta. Chúng ta không hiệp thông trực tiếp cùng bất kỳ thứ gì. Luôn luôn có những rào chắn – thuộc tinh thần, thuộc tưởng tượng, và thuộc thực tế. Và chắc chắn sự phân chia này là nguyên nhân của đau khổ. Đừng nói, “Vâng, chúng tôi đã đọc điều đó, chúng tôi đã biết điều đó bằng từ ngữ”; nếu bạn có thể trải nghiệm nó trực tiếp, bạn sẽ thấy rằng đau khổ không thể đến một kết thúc bởi bất kỳ sự tiến hành thuộc tinh thần nào. Bạn có thể giải thích cho qua sự đau khổ, mà là một tiến hành thuộc tinh thần, nhưng đau khổ vẫn còn đó, mặc dù bạn có thể che đậy nó.

Vì vậy muốn hiểu rõ đau khổ, chắc chắn bạn phải thương yêu nó. Đó là, bạn phải hiệp thông trực tiếp cùng nó. Nếu bạn muốn hiểu rõ cái gì đó trọn vẹn – người hàng xóm của bạn, người vợ của bạn, hay bất kỳ sự liên hệ nào – bạn phải gần gũi nó. Bạn phải tiếp cận nó mà không có mọi phản kháng, thành kiến, chỉ trích, hay ghê tởm; bạn phải nhìn ngắm nó. Nếu tôi muốn hiểu rõ bạn, tôi phải không có thành kiến về bạn, tôi phải có thể nhìn ngắm bạn mà không có những rào chắn, những bức màn của những thành kiến và những quy định của tôi. Tôi phải hiệp thông cùng bạn, mà có nghĩa tôi phải thương yêu bạn. Tương tự, nếu tôi muốn hiểu rõ đau khổ, tôi phải thương yêu nó, tôi phải hiệp thông cùng nó. Tôi không thể làm thế bởi vì tôi đang chạy trốn nó qua những giải thích, qua những lý thuyết, qua những hy vọng, qua những trì hoãn, mà tất cả đều là qui trình của sự giải thích bằng từ ngữ. Vậy là những từ ngữ ngăn cản tôi không hiệp thông cùng đau khổ. Những từ ngữ ngăn cản tôi – những từ ngữ của giải thích, những lý luận, mà vẫn còn là những từ ngữ, mà là sự tiến hành thuộc tinh thần – không hiệp thông trực tiếp cùng đau khổ. Chỉ khi nào tôi hiệp thông trực tiếp cùng đau khổ thì tôi mới hiểu rõ nó.

Bước kế tiếp là: Liệu tôi, người quan sát sự đau khổ, có khác biệt sự đau khổ? Tôi đã chuyển nó ra ngoài với mục đích làm cái gì đó về nó, với mục đích lẩn tránh nó, với mục đích chinh phục nó, với mục đích chạy trốn. Liệu tôi có khác biệt điều mà tôi gọi là đau khổ hay không? Chắc chắn không. Vì vậy tôi là đau khổ – không phải rằng có đau khổ và tôi khác biệt nó, tôi là đau khổ. Vậy là chỉ đến lúc đó có thể có kết thúc sự đau khổ.

Chừng nào tôi còn là người quan sát sự đau khổ, không có kết thúc sự đau khổ. Nhưng khi có sự nhận biết rằng đau khổ là cái “tôi”, rằng chính người quan sát là sự đau khổ, khi cái trí nhận ra chính nó là đau khổ – không phải khi nó đang quan sát đau khổ, không phải khi nó đang cảm thấy đau khổ – rằng chính nó là người tạo tác của đau khổ và người cảm thấy của đau khổ, vậy thì có kết thúc của sự đau khổ. Đây là một việc khó khăn lạ thường phải trải nghiệm, phải ý thức được, bởi vì trong hàng thế kỷ chúng ta đã phân chia điều này. Điều này đòi hỏi, không phải suy nghĩ truyền thống, nhưng trạng thái tỉnh thức rất thông minh, cảnh giác, tỉnh táo. Trạng thái hòa hợp, thông minh đó là cô đơn. Khi người quan sát là vật được quan sát, lúc đó nó là trạng thái hòa hợp. Trong trạng thái cô đơn đó, trong trạng thái hoàn toàn một mình, trọn vẹn đó, khi cái trí không đang tìm kiếm bất kỳ thứ gì, không đang dò dẫm, cũng không đang tìm kiếm phần thưởng hay đang lẩn tránh hình phạt, khi cái trí thực sự tĩnh lặng, chỉ đến lúc đó cái không đo lường được bởi cái trí mới có thể hiện diện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2017(Xem: 6497)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
01/02/2017(Xem: 5411)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
22/12/2016(Xem: 28782)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
13/11/2016(Xem: 9931)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 7331)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 5328)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
30/04/2016(Xem: 17459)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35573)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 13920)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
15/01/2016(Xem: 9773)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]