Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Bombay, 12 tháng hai 1950

10/07/201114:34(Xem: 2863)
4. Bombay, 12 tháng hai 1950

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Bombay, 12 tháng hai 1950

Người hỏi: Sống của chúng ta không có bất kỳ động lực thực sự nào của sự rộng lượng, và chúng ta tìm kiếm để lấp đầy sự thiếu thốn này bởi sự từ tâm có tổ chức và sự công bằng ép buộc. Tình dục là sống của chúng ta. Ông có thể khai sáng về đề tài chán ngắt này không?

Krishnamurti: Giải thích câu hỏi: Vấn đề của chúng ta là rằng sống của chúng ta bị trống rỗng, và chúng ta không biết tình yêu; chúng ta biết những cảm xúc, chúng ta biết phô trương, chúng ta biết những đòi hỏi tình dục, nhưng không có tình yêu. Và làm thế nào sự trống rỗng này sẽ được thay đổi, làm thế nào người ta sẽ tìm được ngọn lửa không khói đó? Chắc chắn, đó là câu hỏi, phải không? Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm ra sự thật của vấn đề này.

Tại sao sống của chúng ta trống rỗng? Mặc dù chúng ta rất hoạt động, mặc dù chúng ta viết sách và xem phim, mặc dù chúng ta chơi đùa, thương yêu, và đi làm, vẫn vậy sống của chúng ta trống rỗng, nhàm chán, chỉ là thói quen hàng ngày. Tại sao những liên hệ của chúng ta quá phô trương, trống rỗng, và chẳng có ý nghĩa bao nhiêu? Chúng ta biết sống riêng của chúng ta quá rõ ràng để ý thức được rằng sự tồn tại của chúng ta chẳng có ý nghĩa bao nhiêu; chúng ta trích dẫn những câu nói và những ý tưởng mà chúng ta đã học được – điều gì những người khác đã nói, điều gì những người đạo cao đức trọng, những vị thánh đời nay, hay những vị thánh cổ xưa, đã nói. Nếu không là một người lãnh đạo tôn giáo, thì lại là một người lãnh đạo trí thức hay chính trị mà chúng ta tuân theo, hoặc là Marx, hoặc là Adler, hoặc là Christ. Chúng ta chỉ là những cái máy hát đĩa đang lặp lại, và chúng ta gọi sự lặp lại này là kiến thức. Chúng ta học hỏi, chúng ta lặp lại, và sống của chúng ta vẫn còn hoàn toàn phô trương, nhàm chán, và xấu xa. Tại sao? Tại sao nó lại như thế? Tại sao chúng ta lại trao sự quan trọng như thế cho những sự việc của cái trí? Tại sao cái trí đã trở thành quan trọng như thế trong sống của chúng ta? – cái trí là những ý tưởng, tư tưởng, khả năng để lý luận, để cân nhắc, để thăng bằng, để tính toán? Tại sao chúng ta đã trao sự quan trọng lạ thường như thế cho cái trí? – mà không có nghĩa rằng chúng ta phải trở nên xúc cảm, ủy mị, và hay bộc lộ. Chúng ta biết trạng thái trống rỗng này, chúng ta biết ý thức lạ lùng của tuyệt vọng này. Tại sao trong sống của chúng ta lại có sự hời hợt kỳ cục này, ý thức của tiêu cực này? Chắc chắn, chúng ta có thể hiểu rõ nó chỉ khi nào chúng ta tiếp cận nó qua sự tỉnh thức trong liên hệ.

Điều gì thực sự đang xảy ra trong những liên hệ của chúng ta? Những liên hệ của chúng ta không là một tự-cô lập hay sao? Mọi hoạt động của cái trí không là một tiến hành của bảo vệ, của tìm kiếm an toàn, cô lập hay sao? Chính suy nghĩ đó, mà chúng ta nói là tập thể, không là một tiến hành của cô lập hay sao? Mọi hành động của sống của chúng ta không là một tiến hành đang tự-khép kín hay sao? Bạn có thể thấy nó trong sống hàng ngày của bạn. Gia đình đã trở thành một tiến hành đang tự-cô lập, và bởi vì tự-cô lập, nó phải tồn tại trong đối nghịch. Vì vậy tất cả những hành động của chúng ta đang dẫn đến tự-cô lập, mà tạo ra ý thức trống rỗng này; và bởi vì bị trống rỗng, chúng ta bắt đầu lấp đầy sự trống rỗng bằng máy thâu thanh, bằng sự ồn ào, bằng huyên thuyên, bằng bàn tán, bằng đọc sách báo, bằng sự thâu lượm hiểu biết, bằng sự kính trọng, tiền bạc, vị trí xã hội, vân vân và vân vân. Nhưng đây là tất cả thành phần của sự tiến hành gây cô lập, và vì vậy nó chỉ củng cố sức mạnh cho sự cô lập. Vậy là với hầu hết chúng ta, sống là một tiến hành của cô lập, của phủ nhận, chống đối, tuân phục đến một khuôn mẫu; và tự nhiên trong tiến hành đó không có sống, và thế là có một ý thức của trống rỗng, một ý thức của tuyệt vọng. Chắc chắn, thương yêu người nào đó là hiệp thông cùng người đó, không phải ở một mức độ đặc biệt nhưng tổng thể, hòa hợp, tràn đầy; nhưng chúng ta không biết tình yêu như thế. Chúng ta chỉ biết tình yêu như cảm xúc – con cái của tôi, người vợ của tôi, tài sản của tôi, hiểu biết của tôi, thành công của tôi; và lại nữa việc đó là một tiến hành gây cô lập. Trong mọi phương hướng sống của chúng ta đều dẫn đến sự loại trừ; nó là một động lực tự-khép kín của tư tưởng và cảm thấy, và thỉnh thoảng chúng ta có hiệp thông cùng nhau. Đó là lý do tại sao có vấn đề to lớn này.

Hiện nay, đó là tình trạng thực sự của sống của chúng ta – kính trọng, sở hữu, và trống rỗng – và câu hỏi là làm thế nào chúng ta sẽ vượt khỏi nó. Làm thế nào chúng ta sẽ vượt khỏi cô độc này, trống rỗng này, thiếu thốn này, nghèo đói bên trong này? Tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta đều không muốn. Hầu hết chúng ta đều thỏa mãn như hiện nay chúng ta là. Quá mệt mỏi khi phải tìm ra một điều mới mẻ, vì vậy chúng ta thích ở nguyên như hiện nay chúng ta là hơn – và đó là sự khó khăn thực sự. Chúng ta có quá nhiều an toàn; chúng ta đã thiết lập những bức tường quanh chính chúng ta mà chúng ta được thỏa mãn với chúng; và thỉnh thoảng có một xáo trộn ngoài bức tường; thỉnh thoảng có một động đất, một cách mạng, một xáo trộn mà chúng ta vội vã giấu giếm đi. Vậy là hầu hết chúng ta thực sự đều không muốn ra khỏi sự tiến hành tự-khép kín; mọi chuyện mà chúng ta đang tìm kiếm là một thay thế, cùng sự việc trong một hình thức khác. Sự bất mãn của chúng ta quá hời hợt; chúng ta muốn một sự việc mới mẻ mà sẽ gây thỏa mãn cho chúng ta, một an toàn mới mẻ, một phương cách mới mẻ để bảo vệ chính chúng ta – mà lại nữa là sự tiến hành của cô lập. Thật ra chúng ta đang tìm kiếm, không phải ra khỏi sự cô lập, nhưng củng cố sự cô lập để cho nó sẽ vĩnh cửu và không bị quấy rầy. Chỉ có ít người muốn phá vỡ và thấy cái gì vượt khỏi sự việc này mà chúng ta gọi là trống rỗng, cô độc. Những người đang tìm kiếm một thay thế cho cái cũ kỹ sẽ được thỏa mãn khi khám phá cái gì đó mà trao tặng họ một an toàn mới mẻ, nhưng chắc chắn có vài người sẽ muốn vượt khỏi điều đó, vì vậy chúng ta sẽ bắt đầu với họ.

Bây giờ, muốn vượt khỏi cô độc, trống rỗng, người ta phải hiểu rõ toàn tiến hành của cái trí. Cái sự việc này mà chúng ta gọi là cô độc, trống rỗng là gì? Làm thế nào chúng ta biết nó là trống rỗng, làm thế nào chúng ta biết nó là cô độc. Bởi sự đo lường nào mà bạn nói nó là cái này và không là cái kia? Khi bạn nói nó là cô độc, nó là trống rỗng, cái gì là sự đo lường? Bạn có thể biết nó chỉ phụ thuộc vào sự đo lường của cái cũ kỹ. Bạn nói nó là trống rỗng, bạn cho nó một cái tên, và bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu rõ nó. Không phải chính hành động đặt tên sự việc là một cản trở cho sự hiểu rõ nó hay sao? Hầu hết chúng ta đều biết cô độc này là gì, mà chúng ta đang cố gắng tẩu thoát khỏi nó. Hầu hết chúng ta đều tỉnh thức được sự nghèo đói bên trong này, sự thiếu thốn bên trong này. Nó không là một phản ứng chưa phát triển đầy đủ, nó là một sự kiện, và bằng cách gọi nó là cái tên nào đó, chúng ta không thể giải quyết nó – nó ở đó. Bây giờ, làm thế nào chúng ta biết nội dung của nó, làm thế nào chúng ta biết bản chất của nó? Bạn biết cái gì đó bằng cách cho nó một cái tên? Bạn biết tôi bằng cách gọi tôi bởi một cái tên? Bạn có thể biết tôi chỉ khi nào bạn nhìn ngắm tôi, chỉ khi nào bạn hiệp thông cùng tôi, nhưng gọi tôi bởi một cái tên, nói tôi là điều này hay điều kia, chắc chắn kết thúc sự hiệp thông cùng tôi. Tương tự như thế, muốn biết bản chất của sự việc đó mà chúng ta gọi là cô độc, phải có sự hiệp thông cùng nó, và hiệp thông không thể xảy ra được nếu bạn đặt tên nó. Muốn hiểu rõ điều gì đó, đầu tiên sự đặt tên phải chấm dứt. Nếu bạn muốn hiểu rõ người con của bạn – mà tôi nghi ngờ lắm – bạn làm gì? Bạn quan sát cậu ấy, nhìn ngắm cậu ấy khi chơi đùa, theo sát cậu ấy, tìm hiểu cậu ấy. Nói cách khác, bạn thương yêu sự việc mà bạn muốn hiểu rõ. Khi bạn thương yêu cái gì đó, tự nhiên có sự hiệp thông cùng nó, nhưng tình yêu không là một từ ngữ, một cái tên, một tư tưởng. Bạn không thể thương yêu điều mà bạn gọi là cô độc bởi vì bạn không tỉnh thức trọn vẹn được nó, bạn tiếp cận nó bằng sự sợ hãi – không phải sợ hãi nó, nhưng sợ hãi cái gì khác. Bạn đã không suy nghĩ về cô độc bởi vì bạn thực sự không biết nó là gì. Đừng cười, đây không là một tranh luận thông minh. Hãy trải nghiệm sự kiện trong khi chúng ta đang nói chuyện, vậy là bạn sẽ thấy ý nghĩa của nó.

Vì vậy cái sự việc đó mà chúng ta gọi là trống rỗng là một qui trình của cô lập, mà là sản phẩm của sự liên hệ hàng ngày, bởi vì trong liên hệ chúng ta cố tình hay vô tình đang tìm kiếm sự loại trừ. Bạn muốn là người sở hữu độc quyền của tài sản của bạn, của người vợ hay người chồng của bạn, của con cái của bạn; bạn muốn đặt tên món đồ vật hay con người như cái của tôi, mà rõ ràng có nghĩa là sự kiếm được độc quyền. Sự tiến hành loại trừ này chắc chắn phải dẫn đến một ý thức của cô lập và bởi vì không thứ gì có thể sống trong cô lập, có xung đột, và từ xung đột đó chúng ta đang cố gắng tẩu thoát. Tất cả những hình thức tẩu thoát mà chúng ta có thể hình thành – dẫu là những hoạt động xã hội, nhậu nhẹt, theo đuổi Thượng đế, thực hiện những nghi thức, trình diễn những lễ lạc, nhảy múa, và những vui chơi khác – đều cùng một mức độ; và nếu trong sống hàng ngày chúng ta thấy toàn tiến hành của tẩu thoát khỏi xung đột này và muốn vượt khỏi nó, chúng ta phải hiểu rõ sự liên hệ. Chỉ khi nào cái trí không đang tẩu thoát trong bất kỳ hình thức nào thì mới có thể hiệp thông trực tiếp cùng sự việc đó mà chúng ta gọi là cô độc, trạng thái một mình, và muốn có hiệp thông cùng sự việc đó, phải có thương yêu, phải có tình yêu. Nói cách khác, bạn phải thương yêu sự việc đó để hiểu rõ nó. Tình yêu là cách mạng duy nhất, và tình yêu không là một lý thuyết, không là một ý tưởng; nó không tuân theo bất kỳ quyển sách hay bất kỳ khuôn mẫu nào thuộc cách cư xử của xã hội.

Vì vậy giải pháp của vấn đề không thể được tìm ra trong những lý thuyết, mà chỉ tạo ra xung đột thêm nữa. Nó có thể được tìm ra chỉ khi nào cái trí, mà là tư tưởng, không đang tìm kiếm một tẩu thoát khỏi trạng thái cô độc. Tẩu thoát là một tiến hành của cô lập, và sự thật của vấn đề là rằng có thể có sự hiệp thông chỉ khi nào có tình yêu. Chỉ đến lúc đó vấn đề của cô lập mới được giải quyết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2018(Xem: 13708)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
05/01/2018(Xem: 10545)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
02/01/2018(Xem: 6719)
Phái đoàn chúng tôi đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu về đến đây, tức là chùa Châu Lâm, thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để thăm viếng bà con và chia sẻ một số tịnh tài, phẩm vật đến với bà con khốn khó trong cơn bão lũ vừa qua tại tỉnh nhà chúng ta. Thưa quý vị! Phú Yên là quê hương yên bình, được che chở bởi trời đất, bởi hồn thiêng sông núi, bởi lịch đại Tổ sư Phật giáo. Quê hương của chúng ta có biển, có núi, có đầm, có sông và có bình nguyên, cho nên cũng từ đó, mà quê hương chúng ta đã phát sinh ra nhiều bậc anh tài cho đất nước, nhiều bậc cao Tăng cho Đạo Pháp một thời.
21/12/2017(Xem: 7712)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
15/12/2017(Xem: 77529)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 122224)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 15859)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
30/11/2017(Xem: 6254)
Định nghĩa. Vô Trước. Vô, nghĩa là không. Trước, nghĩa là dính mắc, bị dính vào, mắc vào, kẹt vào. Cụm từ Vô Trước, nói cho đủ: Không bị dính mắc, kẹt vào. Danh từ kép này, được chỉ cho những hành giả trong đạo phật trên đường tu tập, để tìm cầu cho mình cơn đường giải thoát là không để cái Tâm bị dính vào, mắc vào, kẹt vào sắc trần, nói như pháp môn thiền định “đối cảnh vô tâm. Như vậy, tâm con người thường bị dính trần hay sao, mà pháp thiền phải cảnh giác ? Đúng như vậy, tâm của kẻ phàm phu ưa dính, mắc vào, kẹt vào sắc trần vật chất, ưa trách móc, ưa chấp nê, ưa nghe lời khen ngợi
21/11/2017(Xem: 9475)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
19/11/2017(Xem: 5065)
Chris Impey là Phó Khoa Trưởng của Đại Học Khoa Học, và là một Giáo Sư Xuất Chúng của Khoa Thiên Văn Học thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu của ông đặt trọng tâm vào việc phát triển và cung cấp năng lượng của những lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà.Ông đã viết hai cuốn sách giáo khoa, một tiểu thuyết, tám cuốn sách khoa học phổ thông, và hơn 250 bài nghiên cứu và bài báo.Khiêm Tốn TrướcHư Không(Humble Before the Void ), một cuốn sách dựa trên những khóa hội thảo được mô tả trong bài báo này, do Templeton Press xuất bản năm 2014
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567