Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 22: Tiềm năng của con người

06/03/201118:30(Xem: 6481)
Chương 22: Tiềm năng của con người

NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG 22: TIỀM NĂNG CỦA CON NGƯỜI

Như trên, chúng ta đã thấy rằng luật nhân quả mang tính liên tục và luôn có sự tương tác, kết hợp giữa nhiều yếu tố phức tạp với nhau. Nói về tính chất liên tục của luật nhân quả thì mỗi một sự việc ta đã làm trong quá khứ đều tạo ra một nghiệp nhân nhất định và liên tục tiến đến gần hơn thời điểm kết quả của nó. Đồng thời, mỗi một hành vi ta đang làm trong hiện tại lại tiếp tục tạo ra nghiệp nhân để hình thành những kết quả trong tương lai. Và như vậy, dòng nhân quả cứ trôi chảy tương tục không có bất cứ một thời điểm nào gián đoạn. Mỗi một thời điểm bất kỳ trong đời sống của chúng ta đều là thời điểm gieo nhân và gặt quả. Hay nói cách khác, khi ta vẫn còn trong vòng sinh tử luân hồi thì mọi tư tưởng, hành vi của ta đều không thể ra ngoài sự chi phối liên tục của luật nhân quả.

Chính điều này đã dẫn đến việc có nhiều khuynh hướng trái ngược nhau có thể đồng thời xuất hiện và tạo nên một sự xung đột bên trong tâm hồn của một người.

Trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những khuynh hướng về năng khiếu hay tánh tình của một người có thể truy nguyên từ những kinh nghiệm trong kiếp trước. Chẳng hạn như một người kia có những khuynh hướng về âm nhạc đã được tích lũy trong một kiếp trước, nhưng đồng thời cũng có khuynh hướng về ngành sư phạm từ một kiếp trước nữa. Thế là người này có cả hai khuynh hướng về hai ngành khác nhau là âm nhạc và giáo dục.

Những khuynh hướng khác biệt này gây ra một sự xung đột trong tâm hồn, khi người này buộc phải chọn lấy một nghề duy nhất. Ông sẽ làm nhạc sĩ hay giáo sư? Trong nhiều năm, ông bị giày vò bởi một sự lưỡng lự phân vân, không biết chọn lấy nghề nào. Sau cùng sự xung đột ngấm ngầm này phải được giải quyết bằng cách dung hòa cả hai khuynh hướng, hoặc phải từ bỏ một nghề và chỉ chọn lấy một nghề. Sự chọn lựa này đôi khi có thể là tùy theo ý muốn của đương sự, nhưng đôi khi cũng phải phụ thuộc vào hoàn cảnh hay các điều kiện cụ thể, chẳng hạn như nhu cầu tài chánh.

Còn có một sự xung đột khó khăn hơn nữa là khi đương sự chưa trừ bỏ được một tật xấu cũ. Chẳng hạn, một người có thói khinh ngạo từ kiếp trước, và trong kiếp sống đó đã từng lạm dụng quyền thế một cách độc tài đối với người khác. Trong một kiếp sau đó, người này phải đầu thai làm một đứa trẻ tàn tật sống trong một túp lều nghèo nàn. Thói khinh ngạo của ông đã phải nhận lãnh quả báo, và ông đã bắt đầu có thái độ khoan dung, ôn hòa hơn đối với mọi người. Nhưng thói khinh ngạo trong quá khứ vẫn chưa trừ bỏ hoàn toàn và hãy còn biểu lộ một phần nào. Bởi đó trong kiếp này, ông có hai khuynh hướng trái ngược nhau trong tâm tính. Khi thì ông có thái độ khinh ngạo, khi thì có lòng khoan dung.

Chính đương sự cũng biết rõ điều này, và mỗi khi ông nghĩ đến tình thương nhân loại thì ông cố gắng diệt trừ thói khinh ngạo còn tiềm ẩn trong lòng.

Nhưng phần nhiều, người ta không ý thức được vấn đề này. Các tập hồ sơ Cayce có chứa đựng rất nhiều trường hợp như trên, mà dưới đây là một trường hợp rõ rệt nhất.

Một người kia có hai khuynh hướng trái ngược nhau, khi thì khép chặt, cách biệt, lạnh lùng; khi thì lại rất hồn nhiên, cởi mở. Theo một cuộc soi kiếp cho người này thì điều đó có nguyên nhân từ hai loại kinh nghiệm khác hẳn nhau trong quá khứ. Trong một kiếp trước, ông là một tu sĩ thuộc một dòng tu kín của Anh quốc, và chính kiếp sống này đã tạo cho ông một tâm hồn khép chặt và cách biệt. Trong một kiếp trước nữa, ông là người tình nguyện tùng chinh trong cuộc Thánh chiến thời Trung Cổ; và kiếp đó đã giúp ông có tâm hồn cởi mở, yêu đời.

Sự trái ngược đó thường làm cho mọi người xa lánh ông, vì họ thấy khó hiểu được vì sao một người lại có tính khí thất thường như thế; mới hôm qua vừa vui vẻ hồn nhiên, nay đã tỏ ra thật lạnh lùng cách biệt!

Ông Aldous Huxley có thuật chuyện một tu sĩ người Ý hồi thế kỷ 17 tên là Pierre Claver, đã hy sinh tận tụy suốt đời để phụng sự những nô lệ da đen bị mua về từ châu Phi, thường bị dân bản địa ngược đãi và đối xử tàn nhẫn. Vị tu sĩ này thường khuyên những người da đen hãy nhẫn nhịn và cố gắng làm nhiều việc tốt để có một tương lai tốt đẹp hơn. Ông Huxley nói:

– Lời khuyên đó có vẻ như không đúng chỗ, nhưng biết đâu vị tu sĩ ấy có lý, vì cho dù ở vào hoàn cảnh nào con người cũng luôn cần phải biết chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ và hướng đến xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Những sự ngược đãi, hung ác, bất công của người khác đối với ta tuy là quả báo xấu của những hành vi bất thiện trong quá khứ, nhưng cũng có thể được xem như những cơ hội nhắc nhở chúng ta phải biết tránh xa những hành vi xấu ác và cố gắng nhiều hơn trong việc thực hiện các điều thiện.

Ông Huxley còn nêu ra một vấn đề rất quan trọng là đừng bao giờ nuôi cái ảo tưởng rằng ta là người hoàn toàn trong sạch và vô tội. Đa số chúng ta khi lâm vào những nghịch cảnh hay phải chịu đựng những nỗi đau khổ bất công thường nghĩ rằng mình là oan ức, vô tội và phải chịu thiệt thòi, chứ không nghĩ rằng đó là do ta đã từng gây ra những nỗi bất công và đau khổ cho kẻ khác. Chúng ta luôn tưởng rằng mình tốt lành và vô tội. Có lẽ là do thói kiêu căng vốn có từ nhiều kiếp trong mỗi con người.

Nhưng còn một lý do khác nữa, đó là sự lãng quên, một định luật tự nhiên đã khiến ta quên đi mọi sai lầm và tội lỗi trong quá khứ. Một người đàn bà nọ phàn nàn:

– Tôi luôn đối xử tốt lành với tất cả mọi người; nhưng người khác đối xử với tôi quá tệ bạc. Con người thật là bạc bẽo và vô ơn!

Ông Cayce đã trả lời bà ấy rằng:

– Phải, bà đã hết sức tốt lành và lương thiện, nhưng đó là những biểu hiện trong kiếp này, bởi vì bà nhận thấy rằng về phần thể chất bà không tốt đẹp; và bà chỉ có thể thâu phục được lòng người bằng những hành động tốt lành và vị tha. Nhưng đó chỉ là một đức tánh mà bà mới có đây thôi. Trong một kiếp trước, bà là người có một sắc đẹp duyên dáng, sắc xảo, mặn mà nhưng tâm địa rất độc ác! Cho nên, ngày nay bà chỉ gặt hái đúng những gì bà đã gieo trồng trong kiếp trước. Việc bà bị đối xử độc ác và bất công không phải là vô cớ, mà chính là quả báo của những hành vi độc ác mà bà đã gây ra đối với kẻ khác. Bà đã trồng hoa thơm quả ngọt suốt đời, nhưng bà chỉ hái lấy gai nhọn và trái đắng là những thứ mà bà đã gieo trồng trong kiếp trước. Mùa gặt sau sẽ đem lại cho bà những hoa thơm trái ngọt mà bà đã gieo trồng trong kiếp này. Trong khi chờ đợi, bà hãy vui lòng nhận lãnh những quả đắng và gai nhọn, nhưng đừng nên thối chí và hãy tiếp tục làm điều thiện một cách can đảm và đầy tin tưởng...

Những sự khổ đau và nghịch cảnh trong đời đều có thể xem như những cơ hội thử thách và rèn luyện tánh tình, cho dù đó là những tai ách bên ngoài như chiến tranh, dịch lệ, động đất, bão lụt... hoặc là những mối xung đột ngấm ngầm trong tâm hồn.

Chỉ khi nào khoa tâm lý học nhìn nhận rằng tất cả mọi sự đau khổ đắng cay, tai ương và nghịch cảnh của người đời đều có một ý nghĩa nhất định trong việc giúp con người tiến bộ nhiều hơn trên con đường hướng thượng thì ngành học thuật này mới có thể được xem là đã tiến được một bước tiến lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2017(Xem: 6354)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
01/02/2017(Xem: 5268)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
22/12/2016(Xem: 28270)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
13/11/2016(Xem: 9770)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 7294)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 5290)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
30/04/2016(Xem: 17344)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35296)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 13835)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
15/01/2016(Xem: 9119)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]