Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự do đầu tiên và cuối cùng

18/07/201101:59(Xem: 7142)
Tự do đầu tiên và cuối cùng

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

THE FIRST & LAST FREEDOM

Lời dịch: Ông Không –2010

krish-tudodautienvacuoicung

Trong giới thiệu của Aldous Huxley, ông viết, ‘Trong tuyển tập những nói chuyện được thâu băng và những bài viết của Krishnamurti, độc giả sẽ nhận được một khẳng định đương thời rõ ràng về vấn đề cơ bản của con người, cùng một mời mọc giải quyết nó trong cách duy nhất mà nó có thể được giải quyết – một mình và cho chính anh ấy.’

‘Không có gì mơ hồ về lời giảng của Krishnamurti. Nó minh bạch và sâu sắc.’

Times (London).

‘Lý luận của tác giả rất rõ ràng, rất cởi mở, đến độ độc giả cảm thấy một thách thức trên mỗi trang.’

Atlanta Constitution.

‘Dành cho những người ao ước lắng nghe, quyển sách này sẽ có một giá trị vượt khỏi những từ ngữ.’

London Observer.

J. Krishnamurti được sinh ra ở Nam Ấn độ và được giáo dục ở Anh. Từ niên thiếu đã được hoan nghênh bởi nhiều người như một người thầy tinh thần, ông phủ nhận sự tâng bốc và sự lãnh đạo, vì mục đích khuyến khích sự tự do tinh thần và sự khám phá của hiểu rõ về chính mình bởi mỗi người. Ông đã hiến dâng sống của ông cho nói chuyện và khuyên giải, đi lại ở Mỹ, Châu âu, Ấn độ và những vùng đất khác của thế giới, giảng thuyết cho hàng ngàn người, luôn luôn chỉ lối cho mỗi người để tìm được nhân dạng và ý nghĩa riêng của anh ấy.

NỘI DUNG

Lời tựa bởi Aldous Huxley

I. Giới thiệu
II. Chúng ta đang tìm kiếm điều gì?

III. Cá thể và Xã hội

IV. Hiểu rõ về chính mình

V. Hành động và Ý tưởng

VI. Niềm tin

VII. Nỗ lực

VIII. Mâu thuẫn

IX. Cái Tôi là gì?

X. Sợ hãi
XI. Đơn giản

XII. Tỉnh thức

XIII. Ham muốn

XIV. Liên hệ và cô lập

XV. Người suy nghĩ và Suy nghĩ

XVI. Suy nghĩ có thể giải quyết được những vấn đề của chúng ta?

XVII. Chức năng của cái trí

XVIII. Tự lừa dối

XIX. Hoạt động tự cho mình là trung tâm

XX. Thời gian và thay đổi

XXI. Quyền lực và Nhận biết

CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI

1. Về sự khủng hoảng hiện nay
2. Về Chủ nghĩa quốc gia
3. Tại sao cần những Vị thầy Tinh thần?
4. Về Hiểu biết
5. Về Kỷ luật
6. Về Cô độc
7. Về Đau khổ
8. Về Tỉnh thức
9. Về Liên hệ
10. Về Chiến tranh
11. Về Sợ hãi
12. Về Buồn chán và Hứng thú
13. Về hận thù
14. Về bàn tán
15. Về Phê bình
16. Về Tin tưởng Thượng đế
17. Về Ký ức
18. Chịu thua ‘Cái gì là’
19. Về Cầu nguyện và Thiền định
20. Về Cái trí tầng ý thức bên ngoài và bên trong
21. Về tình dục
22. Về tình yêu
23. Về Chết
24. Về Thời gian
25. Về Hành động không Ý tưởng
26. Về cái Cũ kỹ và cái Mới mẻ
27. Về Đặt tên
28. Về cái Đã được biết và cái Không biết được
29. Sự Thật và Dối trá
30. Về Thượng đế
31. Về Nhận ra tức khắc
32. Về Đơn giản
33. Về Hời hợt
34. Về Nhỏ nhen
35. Về Sự yên lặng của cái Trí
36. Về Ý nghĩa của Sống
37. Về Sự rối loạn của cái Trí
38. Về Thay đổi

LỜI TỰA

Con người là vật lưỡng cư sống cùng lúc trong hai thế giới – thế giới được trao tặng và thế giới tự tạo; thế giới của vật chất, sự sống và ý thức, và thế giới của những biểu tượng. Trong sự suy nghĩ của chúng ta, chúng ta sử dụng vô số những hệ thống-biểu tượng khác nhau – ngôn ngữ, toán học, hình ảnh, âm nhạc, lễ nghi. Nếu không có những hệ thống-biểu tượng như thế chúng ta không có nghệ thuật, không có khoa học, không có luật pháp, không có triết học, không có những nguyên lý căn bản của nền văn minh: nói cách khác, chúng ta là những con thú.

Vậy thì, những biểu tượng không thể hủy bỏ được. Nhưng những biểu tượng – bởi vì lịch sử của thời đại riêng của chúng ta và mọi thời đại khác sắp xếp đặt quá minh bạch – cũng có thể gây tai họa. Ví dụ, suy nghĩ về lãnh vực khoa học ở một mặt, lãnh vực chính trị và tôn giáo ở mặt khác. Suy nghĩ phụ thuộc vào, và hành động phản ứng theo, một bộ của những biểu tượng, chúng ta đã đến được, trong mức độ nhỏ nhoi nào đó, sự hiểu rõ và kiểm soát những sức mạnh cơ bản của thiên nhiên. Suy nghĩ phụ thuộc vào, và hành động phản ứng theo, một bộ của những biểu tượng khác, chúng ta sử dụng những sức mạnh này như những dụng cụ sát nhân tập thể và tự sát đồng loạt. Trong trường hợp đầu tiên, những biểu tượng giải thích được chọn lựa kỹ càng, được phân tích cẩn thận và được thích nghi mau lẹ đến những sự kiện mới mẻ của sự tồn tại vật chất. Trong trường hợp thứ hai, những biểu tượng lúc đầu bị chọn lựa sai lầm, không bao giờ có thể có sự phân tích kỹ càng và không bao giờ được tái cơ cấu để hòa hợp với những sự kiện khẩn cấp thuộc sự tồn tại của con người. Còn tồi tệ hơn, những biểu tượng hướng dẫn sai lầm này đã được đối xử bằng một sự kính trọng thiếu chín chắn ở khắp mọi nơi, như thể là, trong một cách bí mật nào đó, chúng còn thực sự hơn những thực tế mà chúng diễn tả. Trong lãnh vực tôn giáo và chính trị, những từ ngữ không được coi như là tượng trưng, không-tương xứng, cho những sự việc và những sự kiện; trái lại, những sự việc và những sự kiện được coi như là những minh họa đặc biệt của những từ ngữ.

Từ trước đến nay những biểu tượng đã được sử dụng một cách thực tế, chỉ trong những lãnh vực mà chúng ta không cảm thấy rất quan trọng. Trong mọi tình huống liên quan sự thúc đẩy sâu sắc hơn của chúng ta, chúng ta lại khăng khăng sử dụng những biểu tượng, không chỉ không thực tế, nhưng còn quá ngưỡng mộ, thậm chí quá ngu ngốc. Kết quả là chúng ta đã có thể thực hiện, bằng sự tàn bạo và trải qua một thời gian thật dài, những hành động mà những người hung tợn có thể làm chỉ trong chốc lát và ở một mức độ không kiểm soát được của sự tức giận, ham muốn hay sợ hãi. Bởi vì họ sử dụng và thờ phụng những biểu tượng, con người có thể trở thành những người lý tưởng; và, vì là những người lý tưởng, họ có thể biến đổi sự tham lam bất chợt của thú vật thành những chủ nghĩa thực dân vĩ đại của một đại đế Rhodes hay một J. P. Morgan; sự thích thú dọa nạt bất chợt của thú vật thành chủ nghĩa Stalin hay Tòa án Dị giáo; sự quyến luyến bất chợt của thú vật đến lãnh thổ của nó thành những điên cuồng có tính toán của chủ nghĩa quốc gia. Sung sướng thay, họ cũng có thể biến đổi sự tử tế bất chợt của thú vật thành lòng từ tâm suốt đời của một Elizabeth Fry hay một Vincent de Paul; sự hy sinh bất chợt của thú vật cho bạn tình hay con cái của nó thành sự hợp tác kiên trì và thuyết phục mà, cho đến lúc này, đã chứng thực dư thừa sức mạnh để cứu thế giới khỏi những hậu quả của phe còn lại, loại chủ nghĩa lý tưởng kinh hoàng. Liệu nó sẽ tiếp tục có thể cứu thế giới? Câu hỏi không thể trả lời được. Mọi điều chúng ta có thể kết luận là rằng, với những người lý tưởng của chủ nghĩa quốc gia đang giữ quả bom A, sự thắng thế của những người lý tưởng của đồng-hợp tác và từ tâm đã chẳng còn gây ảnh hưởng bao nhiêu.

Ngay cả một quyển sách dạy nấu ăn ngon không là vật thay thế thậm chí cho một bữa ăn dở nhất. Sự kiện dường như quá rõ ràng. Và tuy nhiên, qua những thời đại, những người triết học thâm thúy nhất, những người huyền bí học tinh tế và có học thức nhất, liên tục rơi vào sai lầm khi đồng hóa những cấu trúc thuần túy thuộc từ ngữ của họ cùng những sự kiện; hay còn nghiêm trọng hơn nữa, rơi vào sai lầm khi tưởng tượng rằng những biểu tượng, trong chừng mực nào đó, còn thực sự hơn điều gì chúng tượng trưng. Sự tôn sùng từ ngữ của họ không phải không có những phản đối. St. Paul đã nói, ‘Chỉ có tinh thần cho sự sống; từ ngữ giết chết sự sống.’ Eckhart hỏi, ‘Và tại sao, tại sao bạn tán dương quá nhiều về Thượng đế? Bất kỳ điều gì bạn nói về Thượng đế đều không đúng thực.’ Ở phía bên kia của thế giới, tác giả của một trong những quyển kinh Đại thừa khẳng định rằng ‘sự thật không bao giờ được giảng thuyết bởi Phật, người thấy rằng bạn phải nhận ra nó trong chính bạn’. Những khẳng định như thế được cảm thấy là quá phá hoại đạo đức, và những người đáng kính bỏ qua chúng. Sự tôn sùng quá mức lạ lùng của những từ ngữ và biểu tượng tiếp tục không kiềm chế được. Những tôn giáo đã suy sụp; nhưng thói quen cũ kỹ của sự hình thành giáo điều và áp đặt niềm tin trong giáo điều đã tiếp tục ngay cả nơi những người vô thần.

Trong những năm mới đây, những người luận lý học và những người nghĩa ngữ học đã thực hiện một phân tích rất hoàn hảo về những biểu tượng, mà từ đó con người vận dụng suy nghĩ của họ. Ngôn ngữ học đã trở thành một khoa học, và thậm chí người ta có lẽ còn nghiên cứu một môn học mà Benjamin Whorf sau đó đã cho cái tên là vượt khỏi nghĩa ngữ học. Tất cả việc này được khen ngợi; nhưng nó vẫn chưa đủ. Luận lý học và ngôn ngữ học, nghĩa ngữ học và vượt khỏi nghĩa ngữ học – đây là những môn học thuần túy thuộc trí năng. Chúng phân tích những phương pháp khác nhau, đúng và không đúng, có ý nghĩa và không ý nghĩa, mà trong đó những từ ngữ có thể liên quan đến những sự việc, những qui trình và những sự kiện. Nhưng chúng không đưa ra sự hướng dẫn, liên quan đến vấn đề căn bản hơn nhiều về: sự liên hệ của con người trong toàn sinh lý-tâm lý của anh ấy, ở một phía; và hai thế giới của anh ấy, thế giới của những sự kiện và thế giới của những biểu tượng, ở phía kia.

Trong mọi vùng đất và mọi thời điểm lịch sử, vấn đề đã được giải quyết lặp đi lặp lại bởi những người đàn ông và phụ nữ cá thể. Thậm chí khi họ đã nói hay viết, những cá thể này không tạo ra những hệ thống – bởi vì họ đã biết rằng mỗi hệ thống là một quyến rũ có giá trị để thâu nhận một cách quá nghiêm túc những biểu tượng, để chú ý nhiều đến những từ ngữ hơn là những thực tế mà những từ ngữ được yêu cầu đại diện. Mục đích của họ là không bao giờ đưa ra những giải thích và những đáp án làm sẵn; mục đích của họ là thôi thúc con người chẩn đoán và chữa trị những căn bệnh riêng của anh ấy, thúc đẩy anh ấy đến một mấu chốt nơi vấn đề của anh ấy và giải pháp của nó yêu cầu chính anh ấy trải nghiệm một cách trực tiếp.

Trong tuyển tập từ những bài viết và những nói chuyện được ghi băng của Krishnamurti, độc giả sẽ tìm được một diễn tả đương đại rõ ràng về vấn đề căn bản của con người, cùng với một mời mọc để giải quyết nó trong cách duy nhất mà nó có thể được giải quyết – bởi chính anh ấy và cho chính anh ấy. Những giải pháp tập thể, mà quá nhiều người cột chặt sự trung thành của họ vào nó một cách vô vọng, không bao giờ trọn vẹn. ‘Muốn hiểu rõ sự đau khổ và rối loạn tồn tại bên trong chính chúng ta, và vì vậy trong thế giới, trước hết chúng ta phải tìm được sự rõ ràng bên trong chính chúng ta, và sự rõ ràng đó xảy ra qua suy nghĩ đúng đắn. Sự rõ ràng này không phải được tổ chức, vì nó không thể được trao đổi với một người khác. Suy nghĩ thành nhóm có tổ chức chỉ là lặp lại. Sự rõ ràng không là kết quả của sự khẳng định bằng ngôn ngữ, nhưng của tự-tỉnh thức và suy nghĩ đúng đắn lạ thường. Suy nghĩ đúng đắn không là kết quả của, hay sự nuôi dưỡng thuần túy của trí năng, nó cũng không là sự tuân phục vào khuôn mẫu, dù khuôn mẫu đó giá trị và cao quý đến chừng nào. Suy nghĩ đúng đắn theo cùng hiểu rõ về chính mình. Nếu không có hiểu rõ về chính mình, bạn không có nền tảng cho suy nghĩ đúng đắn; nếu không có hiểu rõ về chính mình, điều gì bạn suy nghĩ là không đúng thực.

Chủ đề cơ bản này được phát triển bởi Krishnamurti trong đoạn này tiếp theo đoạn khác. ‘Có hy vọng trong con người, không phải trong xã hội, không phải trong những hệ thống, không phải trong những hệ thống tôn giáo có tổ chức, nhưng trong bạn và trong tôi.’ Những tôn giáo có tổ chức, với những người trung gian của chúng, những quyển sách thiêng liêng của chúng, những giáo điều của chúng, những chức sắc và những lễ nghi của chúng, chỉ trao tặng một giải pháp giả dối cho vấn đề cơ bản. Khi bạn trích dẫn kinh Bhagavad Gita, hay kinh Thánh, hay quyển sách Thiêng liêng Trung quốc nào đó, chắc chắn bạn chỉ đang lặp lại, phải vậy không? Và điều gì bạn đang lặp lại không là sự thật. Nó là một dối trá, bởi vì sự thật không thể được lặp lại.’ Một dối trá có thể được mở rộng, được hoàn thiện và được lặp lại, nhưng không là sự thật; và khi bạn lặp lại sự thật, nó không còn là sự thật, và vì vậy những quyển kinh thiêng liêng không quan trọng. Không phải qua niềm tin trong những biểu tượng của ai đó, nhưng chỉ qua hiểu rõ về chính mình, một con người đến được sự thật vĩnh hằng, trong đó thân tâm của anh ấy được đặt nền tảng. Niềm tin trong sự đáp ứng trọn vẹn và giá trị tuyệt đối của bất kỳ hệ thống biểu tượng được thiết lập sẵn nào, không dẫn đến sự giải thoát, nhưng đến quá khứ, đến nặng nề hơn cùng những thảm họa cũ kỹ. ‘Chắc chắn niềm tin gây tách rời. Nếu bạn có một niềm tin, hay khi bạn tìm kiếm sự an toàn trong niềm tin đặc biệt của bạn, bạn trở nên bị cô lập khỏi những người kia mà tìm kiếm sự an toàn trong hình thức khác nào đó của niềm tin. Tất cả những niềm tin có tổ chức đều được đặt nền tảng trên sự tách rời, mặc dù chúng có lẽ giảng thuyết về tình huynh đệ.’ Người mà đã giải quyết thành công được vấn đề liên hệ của anh ấy với hai thế giới sự kiện và biểu tượng, là một người không có những niềm tin. Liên quan với những vấn đề của sống thực tế, anh ấy sẵn sàng tiếp nhận một loạt những giả thuyết tạm thời, mà phục vụ những mục đích của anh ấy, nhưng coi chúng không quan trọng hơn bất kỳ những loại công cụ hay dụng cụ nào khác. Liên quan đến những bạn bè của anh ấy và đến sự thật mà họ được đặt nền tảng, anh ấy có những trải nghiệm trực tiếp của tình yêu và thấu triệt. Do bởi sự bảo vệ chính anh ấy khỏi những niềm tin mà Krishnamurti đã ‘không đọc bất kỳ những quyển sách thiêng liêng nào, kể cả kinh Bhagavad hay Upanishads’. Thậm chí những người của chúng ta còn không đọc những tác phẩm văn chương thiêng liêng; chúng ta đọc những nhật báo, tuần báo, và những quyển truyện trinh thám ưa thích của chúng ta. Điều đó có nghĩa, chúng ta tiếp cận sự khủng hoảng của những thời đại của chúng ta, không phải bằng tình yêu và thấu triệt, nhưng ‘bằng những công thức, bằng những hệ thống’ – và những công thức và những hệ thống hầu như không đủ chất lượng cho tình yêu. Nhưng ‘con người của ý muốn tốt lành không nên có những công thức’; bởi vì chắc chắn, những công thức chỉ dẫn đến ‘suy nghĩ mù quáng’. Nghiện ngập những công thức hầu như xảy ra toàn cầu. Chắc chắn như thế; bởi vì ‘hệ thống giáo dục của chúng ta được đặt nền tảng trên chúng ta suy nghĩ cái gì, không phải trên suy nghĩ như thế nào’. Chúng ta được giáo dục như những thành viên thực hành và tin tưởng của tổ chức nào đó – một người Cộng sản hay Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo, Freud. Cuối cùng, ‘bạn đáp trả những thách thức, mà luôn luôn mới mẻ, theo một khuôn mẫu cũ kỹ; và vì vậy đáp trả của bạn không có sự mới mẻ, sự trong sáng, sự giá trị tương quan. Nếu bạn phản ứng như một người Thiên chúa giáo hay một người Cộng sản – bạn đang phản ứng – theo một suy nghĩ có khuôn mẫu, đúng chứ? Thế là phản ứng của bạn không có ý nghĩa. Và người Ấn độ giáo, người Hồi giáo, người Phật giáo, người Thiên chúa giáo đã không tạo ra vấn đề này hay sao? Bởi vì ‘tôn giáo mới mẻ là sự tôn sùng của Chính thể, vậy là tôn giáo cũ kỹ là sự tôn sùng của một ý tưởng.’ Nếu bạn phản ứng đến một thách thức lệ thuộc vào tình trạng bị quy định cũ kỹ, phản ứng của bạn sẽ không làm cho bạn hiểu rõ được sự thách thức. Vì vậy điều gì ‘người ta phải làm, với mục đích gặp gỡ sự thách thức mới mẻ là, hoàn toàn cởi trói chính người ta, hoàn toàn xóa sạch chính người ta khỏi nền tảng quá khứ và gặp gỡ sự thách thức mới mẻ lại’.

Nói cách khác những biểu tượng không bao giờ nên được đưa đến một vị trí của những tín điều, và bất kỳ hệ thống nào cũng nên được dùng cho sự sử dụng thuận tiện tạm thời. Niềm tin trong những công thức và hành động tùy theo những niềm tin này, không thể đưa chúng ta đến một giải pháp cho vấn đề của chúng ta. ‘Chỉ qua hiểu rõ sáng tạo về chính chúng ta mới có thể có một thế giới sáng tạo, một thế giới hạnh phúc, một thế giới trong đó những ý tưởng không tồn tại.’ Một thế giới trong đó những ý tưởng không tồn tại sẽ là một thế giới hạnh phúc, bởi vì nó sẽ là một thế giới không có sức mạnh bị quy định đầy quyền hành mà bắt buộc con người đảm nhiệm hành động không thích hợp, một thế giới không có những giáo điều thiêng liêng mà dựa vào đó những tội lỗi tồi tệ nhất được bào chữa, những dốt nát to tát nhất được hợp lý hóa.

Một nền giáo dục dạy chúng ta không phải ‘làm thế nào’ nhưng suy nghĩ cái gì là một giáo dục mời gọi giai cấp chỉ huy của những vị thầy và những vị giáo sĩ. Nhưng ‘chính ý tưởng dẫn dắt một ai đó là phản lại xã hội và phản lại tinh thần’. Đối với con người vận dụng nó, quyền lãnh đạo mang lại sự thỏa mãn của khao khát quyền hành; đối với những con người bị dẫn dắt, nó mang lại sự thỏa mãn khao khát bền vững và an toàn. Vị đạo sư trao tặng một loại thuốc phiện. Nhưng, người ta có lẽ hỏi, ‘Ông đang làm gì? Ông không đang hành động như vị đạo sư của chúng tôi hay sao?’ Krishnamurti trả lời, ‘Chắc chắn, tôi không đang hành động như vị đạo sư của bạn, bởi vì, trước hết tôi không đang mang lại cho bạn bất kỳ sự thỏa mãn nào. Tôi không đang chỉ bảo cho bạn điều gì bạn nên làm từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, hay từ ngày này sang ngày khác, nhưng tôi chỉ đang vạch rõ cái gì đó cho bạn; bạn có thể thâu nhận hay từ chối nó, phụ thuộc vào bạn, không phải vào tôi. Tôi không đòi hỏi một sự việc gì từ bạn, không đòi hỏi sự tôn sùng của bạn, sự nịnh nọt của bạn, sự lăng nhục của bạn, những vị chúa của bạn. Tôi nói, ‘Đây là sự thật; hãy thâu nhận nó hay khước từ nó’. Và hầu hết các bạn đều khước nó, bởi vì lý do rất rõ ràng rằng các bạn không có được sự thỏa mãn trong nó.

Vậy thì, chính xác Krishnamurti trao tặng cái gì? Chúng ta có thể nhận được cái gì nếu chúng ta ao ước, nhưng tất cả có thể sẽ thích khước từ hơn, phải không? Như chúng ta đã thấy, nó không là một hệ thống của những niềm tin, một liệt kê của những giáo điều, một danh sách của những nhận thức và những lý tưởng đã được tạo sẵn. Nó không là sự lãnh đạo, không là thiền định, không là hướng dẫn tinh thần, thậm chí không là một mẫu mực. Nó không là nghi lễ, không là nhà thờ, không là một mã số, không thăng hoa hay bất kỳ hình thức gây ngẫu hứng nào đó.

Có lẽ, nó là tự-kỷ luật? Không; do bởi sự tàn bạo, tự-kỷ luật không là phương cách mà nhờ đó vấn đề của chúng ta có thể được giải quyết. Muốn tìm được giải pháp, cái trí phải tự-mở toang đến sự thật, phải đối diện với tình trạng bị quy định của thế giới phía bên ngoài và phía bên trong mà không có định kiến hay kiềm hãm. (Sự phục vụ Thượng đế là sự tự do hoàn hảo. Nói khác đi, sự tự do hoàn hảo là sự phục vụ Thượng đế.) Trong trở nên có kỷ luật, cái trí không trải qua sự thay đổi cơ bản nào; nó là cái tôi cũ kỹ, nhưng ‘bị trói buộc, bị kiềm hãm’.

Tự kỷ luật nằm trong bảng danh sách những sự việc mà Krishnamurti không trao tặng. Vậy thì, điều gì ông ấy trao tặng có phải là cầu nguyện? Lại nữa, câu trả lời là phủ nhận. ‘Cầu nguyện có lẽ mang lại cho bạn đáp án mà bạn mong đợi; nhưng đáp án đó có lẽ đến từ tầng ý thức bên trong của bạn, hay từ cái nguồn cung cấp tổng quát, kho lưu trữ của tất cả những đòi hỏi của bạn. Đáp án không là tiếng nói im lặng của Chúa.’ Suy nghĩ, Krishnamurti tiếp tục, ‘điều gì xảy ra khi bạn cầu nguyện. Bằng cách lặp lại liên tục những cụm từ nào đó, và bằng cách kiểm soát những tư tưởng của bạn, cái trí trở nên yên lặng, phải không? Ít ra, cái trí tầng ý thức bên ngoài trở nên yên lặng. Bạn quỳ gối như những người Thiên chúa giáo thường làm, hay bạn ngồi như những người Ấn độ giáo thường làm, và bạn lặp lại và lặp lại, và qua sự lặp lại đó cái trí trở nên yên lặng. Trong sự yên lặng đó có sự gợi ý của cái gì đó. Gợi ý của cái gì đó, mà bạn đã cầu nguyện, có lẽ từ tầng ý thức bên trong, hay nó có lẽ là phản ứng của những kỷ niệm của bạn. Nhưng, chắc chắn, nó không là tiếng nói của sự thật; bởi vì tiếng nói của sự thật phải đến với bạn; nó không thể được quyến rũ, bạn không thể cầu nguyện để có nó. Bạn không thể dụ dỗ nó vào cái cũi nhỏ xíu của bạn bằng cách thực hiện nghi lễ tạ ơn, hát thánh ca, và tất cả những chuyện như thế, bằng cách dâng lên nó những đóa hoa, bằng cách xoa dịu nó, bằng cách đè nén chính bạn hay tranh đua với những người khác. Khi bạn đã học hành sự ma mãnh của ‘làm yên lặng cái trí’, qua sự lặp lại những từ ngữ, và nhận được những gợi ý trong sự yên lặng đó, mối nguy hiểm là – nếu bạn không hoàn toàn tỉnh táo về vấn đề từ đâu những gợi ý đó nảy ra – bạn sẽ bị trói buộc, và thế là sự cầu nguyện trở thành một thay thế cho sự tìm kiếm sự thật. Bạn nhận được điều gì bạn xin xỏ; nhưng nó không là sự thật. Nếu bạn ao ước, và nếu bạn nài nỉ, bạn sẽ nhận được, nhưng cuối cùng bạn sẽ phải trả lại nó.

Từ cầu nguyện chúng ta chuyển đến yoga, và yoga, chúng ta phát giác, là một hình thức khác của những sự việc mà Krishnamurti không trao tặng. Bởi vì yoga là tập trung, và tập trung là loại trừ. ‘Bạn dựng lên một bức tường của kháng cự bằng cách tập trung vào một tư tưởng mà bạn đã chọn, và bạn cố gắng chặn đứng những tư tưởng khác.’ Điều gì thông thường được gọi là thiền định chỉ là ‘sự vun quén của kháng cự, sự vun quén của tập trung loại trừ dựa vào một ý tưởng của sự chọn lựa của chúng ta’. Nhưng điều gì khiến bạn chọn lựa? ‘Điều gì khiến bạn nói rằng điều này tốt lành, đúng thực, cao quý, và cái còn lại không phải? Rõ ràng, sự chọn lựa được đặt nền tảng trên vui thú, phần thưởng hay thành tựu; hay nó chỉ là một phản ứng của tình trạng bị quy định hay truyền thống của một người. Tại sao bạn lại chọn lựa? Tại sao không tìm hiểu mỗi tư tưởng? Khi bạn quan tâm nhiều, tại sao lại chọn một? Tại sao không tìm hiểu mỗi vui thú? Thay vì tạo ra sự kháng cự, tại sao không tìm hiểu mỗi vui thú khi nó nảy sinh, và không chỉ tập trung vào một ý tưởng, một vui thú? Rốt cuộc bạn được tạo thành bởi nhiều vui thú, bạn có nhiều cái mặt nạ, nhận biết được và không-nhận biết được. Tại sao lại chọn lựa một và loại bỏ tất cả những vui thú khác, trong đang đấu tranh như thế bạn đã phung phí tất cả năng lượng của bạn, vì vậy tạo ra kháng cự, xung đột và mâu thuẫn. Trái lại nếu bạn suy xét mỗi tư tưởng khi nó nảy sinh – mỗi tư tưởng, không phải chỉ một vài tư tưởng – vậy thì không có loại trừ. Nhưng nó là một công việc gian khổ khi tìm hiểu mỗi tư tưởng. Bởi vì khi bạn đang nhìn một tư tưởng, một tư tưởng khác len lẻn vào. Nhưng nếu bạn tỉnh thức mà không có chi phối hay biện hộ, bạn sẽ thấy rằng, bằng cách chỉ nhìn vào tư tưởng đó, không tư tưởng nào khác quấy rầy. Chỉ khi nào bạn chỉ trích, so sánh, phỏng đoán, những tư tưởng khác mới len lỏi vào.’

‘Phê bình không phải rằng các ngươi không bị phê bình.’ Phép tắc của kinh thánh áp dụng vào những thái độ cư xử với chính chúng ta của chúng ta cũng ngang bằng với cách cư xử với những người khác của chúng ta. Nơi nào có phê bình, nơi nào có so sánh và chỉ trích, sự khoáng đạt của cái trí không hiện diện; không thể có tự do khỏi sự độc tài của những biểu tượng và những hệ thống, không thể có giải thoát khỏi quá khứ và môi trường sống. Tìm hiểu nội tâm với một mục đích được khẳng định từ trước, tự-tìm hiểu về chính mình bên trong cái khung của sự sắp xếp thuộc truyền thống nào đó, một tập hợp của những nguyên tắc thiêng liêng nào đó – những điều này không, những điều này không thể giúp đỡ chúng ta. Có một tự phát thăng hoa của sống, một ‘Sự thật sáng tạo’, như Krishnamurti gọi nó, mà tự-phơi bày chính nó như ‘hiện diện khắp vũ trụ’ chỉ khi nào cái trí của người nhận biết ở trong một trạng thái của ‘thụ động tỉnh thức’, ‘nhận biết không-chọn lựa’. Phê bình và so sánh chắc chắn đưa chúng ta đến sự phân hai. Chỉ nhận biết không-chọn lựa có thể dẫn chúng ta đến không-phân hai, đến sự thỏa hiệp những đối nghịch trong một hiểu rõ tổng thể và một tình yêu tổng thể. Ama et fac quod vis Hãy thương yêu và Hãy làm những gì mình muốn. Nếu bạn thương yêu, bạn có thể làm điều gì bạn muốn. Nhưng nếu bạn bắt đầu bằng cách làm điều gì bạn muốn, hay bằng cách làm điều gì bạn không muốn theo lệnh của những ý tưởng hay hệ thống thuộc truyền thống, những lý tưởng và những cấm đoán nào đó, bạn sẽ không bao giờ thương yêu.

Tiến hành giải thoát phải khởi đầu cùng nhận biết không-chọn lựa, được điều gì bạn muốn và, được những phản ứng của bạn đến hệ thống-biểu tượng mà bảo với bạn rằng bạn nên, hay không nên, muốn nó. Qua nhận biết không-chọn lựa này, khi nó thâm nhập những tầng kế tiếp của cái tôi và tầng ý thức bên trong liên đới của nó, sẽ có tình yêu và hiểu rõ, nhưng của một trật tự khác hẳn trật tự mà thông thường chúng ta quen thuộc. Nhận biết không-chọn lựa này – tại mỗi khoảnh khắc và trong tất cả những tình huống của sống – là thiền định có hiệu quả duy nhất. Tất cả những hình thức khác của yoga đều dẫn đến, hoặc sự suy nghĩ mù quáng do bởi tự-kỷ luật, hoặc một loại thỏa mãn tự-thôi thúc nào đó, một loại samadhi trạng thái thiền định ảo tưởng nào đó. Giải thoát thực sự là ‘một tự do phía bên trong của Sự thật sáng tạo’. Đây ‘không là một quà tặng; nó phải được khám phá và được trải nghiệm. Nó không là một đạt được để được phóng đại cho chính bạn và tôn vinh cho chính bạn. Nó là một trạng thái của đang là, giống như tĩnh lặng, mà trong đó không có đang trở thành, mà trong đó có nguyên vẹn. Sáng tạo này có lẽ không cần thiết tìm kiếm sự diễn tả; nó không là một tài năng mà đòi hỏi sự biểu lộ phía bên ngoài. Bạn không cần là một họa sĩ vĩ đại hay có một khán giả; nếu bạn tìm kiếm những điều này bạn sẽ mất đi “Sự thật bên trong”. Nó không là một quà tặng, nó cũng không là kết quả của tài năng; nó phải được tìm thấy, kho báu bất diệt này, nơi tư tưởng giải thoát chính nó khỏi ham muốn, ý muốn xấu xa và dốt nát, nơi tư tưởng giải thoát chính nó khỏi thế giới trần tục và sự khao khát cá thể để “là”. Nó phải được trải nghiệm qua suy nghĩ đúng đắn và thiền định.’ Tự-nhận biết không-chọn lựa sẽ mang chúng ta đến ‘Sự thật sáng tạo’ mà là nền tảng của tất cả những ảo tưởng phá hoại của chúng ta, sẽ mang chúng ta đến ‘Thông minh yên lặng’ mà luôn luôn hiện diện ở đó, bất kể sự dốt nát, bất kể sự hiểu biết mà là sự dốt nát trong một hình thức khác. Hiểu biết là một công việc của những biểu tượng và, tất cả đều luôn luôn, là một cản trở của thông minh, một cản trở của sự xóa sạch cái tôi từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Một cái trí đã đến được sự yên lặng của thông minh ‘sẽ biết đang là, sẽ biết tình yêu là gì. Tình yêu không là cá thể và cũng không là không-cá thể. Tình yêu là tình yêu, không phải được định nghĩa hay được diễn tả bởi cái trí như tình yêu riêng biệt hay tình yêu tất cả. Tình yêu là vĩnh hằng riêng của nó; nó là sự thật, cái tối thượng, cái vô hạn.’

ALDOUS HUXLEY

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2017(Xem: 6518)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
01/02/2017(Xem: 5440)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
22/12/2016(Xem: 28841)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
13/11/2016(Xem: 9943)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 7339)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 5339)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
30/04/2016(Xem: 17507)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35645)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 13950)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
15/01/2016(Xem: 9803)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]