Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Phật pháp đại hệ

03/05/201318:34(Xem: 7492)
6. Phật pháp đại hệ

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 6

PHẬT PHÁP ĐẠI HỆ

Muốn biết một cách tổng quát về toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo thì phải hiểu rõ về Phật pháp đại hệ. Phật pháp đại hệ là hệ thống lớn của Phật pháp. Trước hết là nguyên thủy Phật giáo, và thứ đến là bộ phái Tiểu thừa Phật giáo.

Trong bộ phái Phật giáo có 2 bộ chính, đó là Thượng tọa bộ (Sthavira hoặc Mahàsthavira) và Đại chúng bộ lại chia làm 18 bộ; cả 18 bộ này cộng với 2 bộ chính thành ra 20 bộ.

Trưởng lão bộ (hay Thượng tọa bộ) gồm: Tuyết sơn trú bộ, Nhất thiết hữu bộ, Độc tử bộ, Pháp thượng bộ, Hiền trụ bộ, Mật lâm sơn trú bộ, Hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Ẩm quang bộ, Thiện tuế bộ, Kinh lượng bộ, Thuyết Chuyển chấp bộ.

Đại chúng bộ gồm: Nhất thuyết bộ, Xuất thế bộ, Khôi sơn bộ, Đa văn bộ, Thi thiết bộ, Chế đa bộ, Chính lượng bộ, Đông sơn trú bộ, Tây sơn trú bộ.

Nói “đại hệ”tức là nói Thượng tọa và Đại chúng mà thôi, còn các bộ con thì nằm trong lòng bộ mẹ rồi. Nói bộ mẹ là chỉ cho Thuyết Xuất thế bộ với chủ trương “chi tục vọng chơn thật, quá vị vô thể”; và thuyết Nhất Thiết hữu bộ với chủ trương “chi chư pháp như huyễn”. Hai học thuyết này, nhìn chung nó có ảnh hưởng lớn đến học thuyết của ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) về sau. Đó là “Long Thọ đích vô tướng giai không luận”, thứ hai là “tâm tính bổn tịnh”. Chính chủ trương này đã có ảnh hưởng lớn đến giáo lý Pháp giới Viên giác học của giáo lý Phật giáo Đại thừa sau này.

Trong Tiểu thừa có 20 bộ phái (như vừa nêu trên), có 2 bộ phái mẹ là Xuất thế bộ (Lokottaravàdina) và Nhất thiết hữu bộ (Sarvàstivàda). Xuất thế bộ chủ trương quá vị vô thể (các pháp quá khứ và vị lai không có thật thể), vì cho rằng tục vọng chơn thật (thế tục là hư vọng, còn chân đế mới là chân thật). Và Nhất thiết hữu bộ thì chủ trương chư pháp như huyễn.

Hai học thuyết này có ảnh hưởng lớn đến học thuyết vô tướng giai không của ngài Long Thọ về sau. Từ đó để chúng ta biết được diễn tiến về cội nguồn tư tưởng của Phật giáo là nó có gốc rễ chứ không phải từ hư không mà sinh ra cái giáo nghĩa Đại thừa hay Tiểu thừa bộ phái.

Trong Đại chúng bộ, như đã nói, ngoài chủ trương tâm tánh bổn tịnh mà nó có ảnh hưởng lớn đến học thuyết Viên giác học của Phật giáo Đại thừa sau này. Cũng trong Đại chúng bộ này lại còn có chủ trương là căn bản thức mà Thượng tọa bộ gọi nó là hữu phần thức hay kiết sanh thức. Hữu bộ được xem là con đẻ của Thượng tọa bộ, chia thế giới thành 5 vị 75 pháp, với chủ trương tam thế thật hữu, pháp thế hằng hữu (ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai là thật có, pháp thể thường có). Hóa địa bộ (Mahìshàsaka) thì chủ trương cùng sanh tử uẩn; nó tương đương như hữu phần thức(của Thượng tọa bộ) hay căn bản thức (của Đại chúng bộ); và chủ trương nhất vị uẩn của Kinh lượng bộ (Sautràntika) thì cũng tương đương như cùng sanh tử uẩn (của Hóa địa bộ).

Tựu trung, những giáo thuyết như căn bản thức, 5 vị 75 pháp, cùng sanh tử uẩn, nhất vị uẩn đều có ảnh hưởng lớn đến thuyết A-lại-gia duyên khởi của ngài Vô Trước (Asanga).

Trên đây là vài nét đại cương để chúng ta thấy được hệ thống giáo lý của Phật giáo nó diễn tiến như thế nào, nó câu móc với nhau ra sao, và nó tương quan với nhau như thế nào.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 18070)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 16413)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 8890)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
16/12/2013(Xem: 14222)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 36067)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
13/12/2013(Xem: 14122)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
11/12/2013(Xem: 35323)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 22424)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
10/12/2013(Xem: 24557)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
03/12/2013(Xem: 58712)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]