Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Phật pháp đại hệ

03/05/201318:34(Xem: 6334)
6. Phật pháp đại hệ

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 6

PHẬT PHÁP ĐẠI HỆ

Muốn biết một cách tổng quát về toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo thì phải hiểu rõ về Phật pháp đại hệ. Phật pháp đại hệ là hệ thống lớn của Phật pháp. Trước hết là nguyên thủy Phật giáo, và thứ đến là bộ phái Tiểu thừa Phật giáo.

Trong bộ phái Phật giáo có 2 bộ chính, đó là Thượng tọa bộ (Sthavira hoặc Mahàsthavira) và Đại chúng bộ lại chia làm 18 bộ; cả 18 bộ này cộng với 2 bộ chính thành ra 20 bộ.

Trưởng lão bộ (hay Thượng tọa bộ) gồm: Tuyết sơn trú bộ, Nhất thiết hữu bộ, Độc tử bộ, Pháp thượng bộ, Hiền trụ bộ, Mật lâm sơn trú bộ, Hóa địa bộ, Pháp tạng bộ, Ẩm quang bộ, Thiện tuế bộ, Kinh lượng bộ, Thuyết Chuyển chấp bộ.

Đại chúng bộ gồm: Nhất thuyết bộ, Xuất thế bộ, Khôi sơn bộ, Đa văn bộ, Thi thiết bộ, Chế đa bộ, Chính lượng bộ, Đông sơn trú bộ, Tây sơn trú bộ.

Nói “đại hệ”tức là nói Thượng tọa và Đại chúng mà thôi, còn các bộ con thì nằm trong lòng bộ mẹ rồi. Nói bộ mẹ là chỉ cho Thuyết Xuất thế bộ với chủ trương “chi tục vọng chơn thật, quá vị vô thể”; và thuyết Nhất Thiết hữu bộ với chủ trương “chi chư pháp như huyễn”. Hai học thuyết này, nhìn chung nó có ảnh hưởng lớn đến học thuyết của ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) về sau. Đó là “Long Thọ đích vô tướng giai không luận”, thứ hai là “tâm tính bổn tịnh”. Chính chủ trương này đã có ảnh hưởng lớn đến giáo lý Pháp giới Viên giác học của giáo lý Phật giáo Đại thừa sau này.

Trong Tiểu thừa có 20 bộ phái (như vừa nêu trên), có 2 bộ phái mẹ là Xuất thế bộ (Lokottaravàdina) và Nhất thiết hữu bộ (Sarvàstivàda). Xuất thế bộ chủ trương quá vị vô thể (các pháp quá khứ và vị lai không có thật thể), vì cho rằng tục vọng chơn thật (thế tục là hư vọng, còn chân đế mới là chân thật). Và Nhất thiết hữu bộ thì chủ trương chư pháp như huyễn.

Hai học thuyết này có ảnh hưởng lớn đến học thuyết vô tướng giai không của ngài Long Thọ về sau. Từ đó để chúng ta biết được diễn tiến về cội nguồn tư tưởng của Phật giáo là nó có gốc rễ chứ không phải từ hư không mà sinh ra cái giáo nghĩa Đại thừa hay Tiểu thừa bộ phái.

Trong Đại chúng bộ, như đã nói, ngoài chủ trương tâm tánh bổn tịnh mà nó có ảnh hưởng lớn đến học thuyết Viên giác học của Phật giáo Đại thừa sau này. Cũng trong Đại chúng bộ này lại còn có chủ trương là căn bản thức mà Thượng tọa bộ gọi nó là hữu phần thức hay kiết sanh thức. Hữu bộ được xem là con đẻ của Thượng tọa bộ, chia thế giới thành 5 vị 75 pháp, với chủ trương tam thế thật hữu, pháp thế hằng hữu (ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai là thật có, pháp thể thường có). Hóa địa bộ (Mahìshàsaka) thì chủ trương cùng sanh tử uẩn; nó tương đương như hữu phần thức(của Thượng tọa bộ) hay căn bản thức (của Đại chúng bộ); và chủ trương nhất vị uẩn của Kinh lượng bộ (Sautràntika) thì cũng tương đương như cùng sanh tử uẩn (của Hóa địa bộ).

Tựu trung, những giáo thuyết như căn bản thức, 5 vị 75 pháp, cùng sanh tử uẩn, nhất vị uẩn đều có ảnh hưởng lớn đến thuyết A-lại-gia duyên khởi của ngài Vô Trước (Asanga).

Trên đây là vài nét đại cương để chúng ta thấy được hệ thống giáo lý của Phật giáo nó diễn tiến như thế nào, nó câu móc với nhau ra sao, và nó tương quan với nhau như thế nào.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17186)
"Lý thuyết Nhân tính qua kinh tạng Pàli" là đề tài luận án Tiến sĩ do Thượng tọa Thích Chơn Thiện thực hiện và đệ trình tại Ðại học Delhi. Thượng tọa được cấp phát văn bằng Tiến sĩ Triết học trong lễ Tốt nghiệp lần thứ 73, ngày 13 tháng 4 năm 1996.
08/04/2013(Xem: 10614)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 23177)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 391)
Hàng năm khi những ngày đông ảm đạm giá rét trôi qua, bầu trời lại được sưởi ấm và trên những cành cây trụi lá đã nẩy lộc đơm hoa, lòng người theo đó cũng hớn hở đón xuân với bao niềm ước vọng. Trong khung cảnh Minh niên đầy hân hoan, lòng người con Phật lại thành kính hướng về Tam Bảo để cầu nguyện.
08/04/2013(Xem: 524)
Giáo lý này đã được Shamar Rinpoche giảng ở tỉnh Dordogne Pháp, vào mùa hè năm 1982 trong chuyến viếng thăm Tây phương lần đầu tiên của ngài.
08/04/2013(Xem: 452)
Mọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, . . .
08/04/2013(Xem: 8797)
Wundt là nhà sáng lập phòng thực nghiệm về tâm lý đầu tiên gọi là Psychological laboratory (1879), định nghĩa: “Tôi thiết nghĩ, tâm lý học phải là nghành nghiên cứu về kinh nghiệm của ý thức. Công việc của chúng ta là phân tích các cảm giác, các cảm thọ và các ý niệm, đi vào những phần căn bản (nền tảng) nhất của chúng, . . .
08/04/2013(Xem: 4049)
Có thể nói rằng Duy thức học là một trong những môn học khó hiểu nhất trong các bộ môn Phật học. Vì đó chính là môn học đi sâu phần tâm thức hay còn gọi là tâm lý học. Trong ba Tạng thánh điển của Phật giáo, hầu hết đều đề cập đến các vấn đề tâm thức của con người.
08/04/2013(Xem: 514)
Bạn có lo âu không? Bạn có cảm thấy khốn khổ không? Nếu có, hãy chăm chú đọc quyển sách nhỏ nầy. Những dòng chữ sau đây đã được viết ra cho bạn và cho những ai còn mãi lo âu về những điều không đáng lo - lo suốt đời, lo đến chết!
08/04/2013(Xem: 533)
Phật Giáo và Tâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật Pháp và Tâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567