Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

39. Lạc Như Lậu Tận (Đại nguyện thứ 39 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

12/06/202019:50(Xem: 22110)
39. Lạc Như Lậu Tận (Đại nguyện thứ 39 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)




Nam mô A DI ĐÀ PHẬT 

 

Kính bạch Sư Phụ,

 

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng Đại Nguyện thứ 39  trong 48 Đại Nguyện của Đức Phật Di Đà “ Lạc Như Lậu Tận”,  là phương cách để tự có niềm vui cho cuộc sống của chính mình nếu biết đoạn trừ phiền não lậu hoặc.

 

Sp đã trích lời Đức Phật dạy trong Kinh Trung Bộ  về 5 cách làm hết phiền não:

1/ Nhờ  tri kiến, như lý tác ý để trừ phiền não (nhìn nhận mọi sự, mọi người như là nó, là họ đang là, không nhìn theo lăng kính chủ quan của mình; không nhìn sợi dây tưởng là con rắn , hòn đá là con chó. Con thích ví dụ này. Phần lớn con người luôn chủ quan khi phán quyết người kia nói xấu dèm pha mình, vì mình không nhìn họ theo những gì họ đang nghĩ.

 

 2/ Nhờ phòng hộ các căn (thấy, ghe, ngửi, nếm, xúc chạm, biết), làm chủ chính mình khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần, không chạy theo sự thấy, nghe bên ngoài...để gây thêm tội. Sp đọc lại bài sám nguyện Lục Căn quá hay, con cố gắng học thuộc lòng:

 

"Đức Thế Tôn đã đinh ninh di giáo,

Mà con còn đắm đuối mê say,

Mắt ưa xem huyễn cảnh hằng ngày,

Tai thích tiếng mật đường dua nịnh,

Mũi quen ngữi mùi thơm bất tịnh,

Lưỡi dệt thêu lắm chuyện gay go,

Thân ưa dùng gấm vóc sa sô,

Ý mơ tưởng bao la vũ trụ,

Bởi lục dục lòng tham chứa đủ,

Lấp che mờ trí huệ từ lâu,

Hôm nay con giác ngộ hồi đầu,

Xin sám hối phơi bày tỏ rõ....."

 
Đúng là “Tụng kinh minh Phật chi lý”, tụng kinh không phải để cho Phật nghe mà bản thân người tụng phải hiểu và áp dụng lời kinh dạy. Quá hay.

 

3/Nhờ thiểu dục tri túc, giảm xuống tối đa các nhu cầu ăn mặc ở ngủ ... “tấn đạo nghiêm thân, tam thường bất túc”, để có thời giờ mà tu học, để giúp thân tâm được tự tại, an lạc.

 

4/Nhờ có Kham nhẫn mà diệt trừ được phiền não, phải biết nhẫn chịu những ngang trái của kiếp người để tu học mà vượt thoát sanh tử.  Cảm ơn Sp cung cấp bài kệ của Kinh Hoa Nghiêm về hạnh nhẫn:

"Nhất niệm sân tâm khởi

Năng thiêu công đức lâm

Thực hạnh bồ tát hạnh

Nhẫn nhục hộ vi thân".

 

Nghĩa là “Một ngọn lửa sân tức sẽ đốt cháy rừng công đức mà mình đã lao nhọc một đời tích góp, đệ tử đang tu học phải dùng hạnh nhẫn nhục để bảo hộ thân và tâm".

 

Đúng là Chiến thắng vạn quân, không bằng chiến thắng mình, tự thắng mình là chiến công oanh liệt nhất.

 

Và con đường Đạo , tự tu làm chủ để đoạn trừ tất cả phiền não đưa đến giải thoát ,an lạc , Niết Bàn  của tự thân .

 

Con cảm ơn Sp đã giải thích chi tiết câu

 

 "Dầu phải chịu muôn ngàn gian khổ,

Con dốc lòng vì đạo hy sinh "

 

Đúng là Đạo Phật không cần ai hy sinh cả, nếu có hy sinh là chỉ là hy sinh những thú vui đắm nhiễm của thế gian mà lo hành trì miên mật cho con đường Đạo của mình mà thôi. 

Con xúc động và cảm ơn Sư phụ đã giải thích chữ Đạo trong câu trên, quá hay, con xin ghi nhớ mãi. Lâu nay nhiều người hiểu sai câu này. Nay sư phụ verify, xác nhận lại, Đạo ở đây không phải là Đạo Phật mà Đạo ở đây chính là chỗ đến rốt ráo giải thoát giác ngộ của chính bản thân mình. 

 

5/ Nhờ tu tập Thất Giác Chi để tận trừ phiền não:

 

1/Trạch pháp (chọn pháp tu đúng)

2/Tinh tấn ( hành trì miên mật giống như bất đoạn quang, ánh sáng của Phật Di Đà chiếu soi, không ngừng dứt)

3/Hỉ (có niềm vui trong khi hành trì)

4/Khinh an (nhẹ nhàng an lạc)

5/Niệm (nhớ nghĩ đến Phật và lời dạy của Ngài mà hành trì)

6/Định (thiền định tu tập, giữ tâm an tịnh)

7/Xả (buông xuống những phiền não khổ đau).

 

Phật không độ cho mình được, Phật chỉ cho mình phương cách cho mình tu tập tự độ , tự giải thoát mình ra khỏi mê mờ .

 

Con kính cám ơn Sư Phụ, bài giảng hôm nay, giúp con rất nhiều phải tự mình thắp đuốc cho con đường tu của chính mình .

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Cung kính,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)

TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ 39, Lạc Như Lận Tận



Được niềm vui như những bậc đã diệt lậu tận .

Hãy làm sao Bất đoạn Quang  Như Lai chiếu đến ! 

Đại nguyện thứ 39 :: LẠC NHƯ LẬU TẬN 

Hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc  như bực lậu tận Tỳ Kheo .


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về đại nguyện 39.
Kính bạch Thày từ lâu con vẫn tụng bài sám sáu căn
mà chưa nghe về chữ Đạo như hôm nay .
Quả thật biển pháp mênh mông quá.
Càng nghe nhiều pháp thoại mới có thể Trạch pháp . Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH





Muốn được phần thưởng từ đại nguyện thứ ba chín,  

Tất cả đều phải bắt đầu quét dọn cái Tâm 

Gội rửa khéo léo tập khí chất chứa nhiều năm 

Chiếu soi lại đã đúng ....hướng đường muốn đến ?



Thế Tôn đã từng giảng về 7 cách diệt  lậu tận ! 

Kinh Trung Bộ  còn ghi rõ như thế này : 

Kính xin ghi lại ...hãy suy ngẫm để tu ngay 

Được gói gọn trong 37 phẩm trợ đạo từ TỨ DIỆU ĐẾ ! 



CHƯ PHẬT mười phương đều thực hành như thế ! 

Để diệt trừ lậu tận ....rà soát lại bản thân 

Do tri kiến, phòng hộ sáu căn, tri túc biết đủ . 

Lại cần kham nhẫn, biết né tránh.... tham,  sân

Trừ diệt mạn, nghi ...tìm đúng  pháp tu tập .! 



Đa tạ Giảng Sư 

Giải thích tường tận chữ Đạo trong hai câu bài sám, 

" DÙ PHẢI CHỊU MUÔN NGÀN ĐAU KHỔ 

CON DỐC LÒNG VÌ ĐẠO HY SINH "

Đạo là con đường mình bước ...đạt  giác ngộ ! 



Phải tinh tấn bớt lục dục lòng tham ...đấy  gọi ...hy sinh 

Phản quang tự kỷ ...lần vén màn vô minh 

An lạc thanh thản trong câu niệm Phật ! 

Hương ngào ngạt nơi cõi Cực lạc sẽ tạo niềm vui .....



Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Đi Đà Phật 

Huệ Hương 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 720)
Hai khát vọng thống thiết nhất của con người là hạnh phúc và chân lý. Lịch sử của nhân loại là lịch sử đi tìm kiếm hai đối tượng đó. Chúng ta sống trên hành tinh này với mục đích duy nhất là đem lại hạnh phúc cho mình và cho người, chứ không phải để gieo rắc tang tóc và đau khổ cho nhau.
08/04/2013(Xem: 724)
Dục lạc và phương pháp thoát ly dục lạc là đề tài được nói đến rất nhiều trong kinh tạng Pàli. Rất nhiều bản kinh, đoạn kinh và câu kinh thuộc kinh tạng Pàli đề cập vấn đề này. Đức Phật từng nếm trải lạc thú thế gian, hiểu rõ vị ngọt ...
08/04/2013(Xem: 847)
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta tự hào với 4000 năm văn hiến, với truyền thống hào hùng cha truyền con nối, chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Ngược dòng thời gian, từ đêm mờ quá khứ, ông cha ta đã đổ bao xương máu dựng xây đất nước, bằng vào khả năng trí tuệ của chính mình với một nền văn hóa dân tộc đầy tính tự chủ.
08/04/2013(Xem: 1281)
Bốn năm qua tại trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam chúng con đã được ban Giám Hiệu, Chư Tôn Ðức và chư vị giảng sư trong Ban Giảng Huấn với tất cả thiện tâm thiện chí, đã tân tụy truyền trao kiến thức cho hàng hậu học chúng con. Trí tuệ chúng con ngày thêm tỏa sáng thì công ơn của chư vị ân sư càng thêm sâu nặng chẳng biết bao giờ có thể đền đáp được.
08/04/2013(Xem: 834)
Từ xưa đến nay, khi nhận thức của nhân loại phát triển thì những vấn đề lớn của con người được đặt ra. Sống trong kiếp người với bao ưu phiền, khổ lụy, người ta luôn khao khát tìm ra một lẽ sống thích hợp để được an vui, hạnh phúc hơn. Rất nhiều nhà tư tưởng, trí thức của xã hội đã đưa ra những học thuyết, lý luận, cách sống tiến bộ, khoa học nhằm giúp ích cho con người.
08/04/2013(Xem: 779)
Thật là diễm phúc thay! Hạnh phúc thay! Một niềm sung sướng mà nhân loại cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ đã được đón nhận một bậc vĩ nhân giáng sanh vì đại nguyện: “Ta ra đời vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và loài người”.
08/04/2013(Xem: 4114)
Có biết bao là sự biến cố giữa cuộc đời và cũng có biết bao sự khổ đau giữa cuộc sống trầm luân sanh tử, vì do những cái giả tạm không thực mà tạo nên. Nếu giáo dục được hiểu là suối nguồn văn hĩa và văn minh của nhân loại, thì đâu sẽ là một nền giáo dục đích thực để có thể đưa đến chấm dứt khổ đau trầm luân cho lồi người ?.
08/04/2013(Xem: 892)
Giới luật là điều cần thiết nhất cho người xuất gia vì “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn”, giới luật là những điều ngăn cấm từ kim khẩu của Phật thuyết chế ra thành giới pháp, giới tướng để các chúng đệ tử Phật thực hành giới hạnh, nghiêm trì giới đức nhằm ngăn ngừa tất cả tội lỗi và giữ nhân phẩm gìn thân khẩu ý được thanh tịnh. Nhờ giữ giới mà được định tâm, nhờ định tâm mà phát sinh trí tuệ giác ngộ.
08/04/2013(Xem: 1053)
Khi Đức Phật còn tại thế, hàng đệ tử nương đạo phong của Ngài tu tập mà chứng ngộ. Bởi trí tuệ siêu việt của ngài đã cảm hóa nhân sinh rất có hiệu quả. Do vậy chúng ta càng tự hào biết chừng nào khi nhân loại hòa nhập vào giáo lý thậm thâm vi diệu. Do vậy, Đạo Phật rất cần sự có mặt của Tu sĩ vừa có Giới hạnh, vừa có trình độ Phật học lẫn thế học thật vững vàng mới cùng nhau xây dựng ngôi nhà
08/04/2013(Xem: 841)
Mục đích tối thượng của người phát tâm xuất gia là đạt thành Phật qủa. Song, muốn thành tựu qủa Vô Thượng Giác, dù đi trên bất cứ lộ trình nào nhưng giai đoạn cuối tất yếu hành giả phải trải qua quá trình hành Bồ Tát đạo theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Kinh pháp hoa là một Đại Sự của Chư Phật, là yếu môn của Bồ Tát, là Chân Như Bình Đẳng của Như Lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]