Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về năm đức của người xuất gia.

08/04/201318:49(Xem: 967)
Nghĩ về năm đức của người xuất gia.

Nghĩ về

NĂM ĐỨC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA


(Luận văn tốt nghiệp)


GSHD: TT Thích Phước Sơn

Ni Sinh: Thích Nữ Lệ Thành

--- o0o ---

Lời Nói Đầu

Sau lễ Tốt nghiệp, những “cánh y vàng” của Tăng Ni sinh khóa III -những người nhân danh “Như Lai sứ giả” lần lượt sẽ tung bay trên khắp mọi miền đất nước (cũng có thể là ở ngoài nước). Dĩ nhiên, tuỳ theo nhân duyê nvà hạnh nguyện, sẽ có những người ở những vai trò, vị trí khác nhau. Song, điều mà chư Tôn đức trong Ban Giám Hiệu cũng như chu Giáo Thọ Sư kỳ vọng nơi đàn hậu học thừa kế mạng mạch Phật Pháp này, phải chăng vẫn không ngoài một điềutâm huyết: “Hãy sống và hành xử xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích, người mặc pháp phục của đức Như Lai”?-Chạnh nhớ bốn năm qua, mỗi khi ủng hộ tài vật cho Tăng Ni Sinh tu học, hàng Phật Tử tại gia vẫn thường bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối trước “những cá nhy vàng giải thoát” kèm theo những lời xưng tán: “Quý vị là rường cột của Phật Pháp, là bậc mô phạm của trời người, là ruộng phước lớn của nhân gian…”. Phải sống như thế nào để không cô phụ những niềm kỳ vọng ấy, những lời xưng tán ấy? Đó là một trong những điều băn khoăn của người sắp ra trường.

“Nghĩ về NĂM ĐỨC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA” là hình thức biểu hiện cho tấm lò ngtrân quý của người viết khi nghĩ đến “ phước điền của người mặc pháp phục” cũng là nơi gởi gắm nỗi niềm ưu tư của người viết khi nhìn lại hiện trạng tu học của mình cũng như của các pháp lữ đồng học với mình. Ôi! Trong thời đại khoa học tân tiến, có thể ít còn ai nghĩ đến việc “nhuộm cho y hoại sắc” nhưng đâu phải vì vậy mà “Năm phước điền của pháp y” trở thành những điều lỗi thời, lạc hậu, không cần được đoái hoài!

“Sống xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích” chính là lối hành xử ứng hợp với năm phước điền của pháp y (năm đức của người hảo tâm xuất gia). Viết về năm phước điền này, người viết chỉ mong gợi nhắc lại phần nào những cái cao đẹp của đời sống phạm hạnh nhằm tạo cơ hội để mình cùng chư pháp lữ “hâm nóng” lại sơ tâm xuất gia cũng tức là để làm phấn chấn lại cái chí “ xuất trần thượng sĩ”. Vẫn biết: đem ống tre nhỏ hẹp mà ngắm bầu trời thì không sao thấy hết những cái cao rộng. Dầu vậy, cái thấy ấy ít nhiều cũng mang lại chút vẻ tươi sáng, rỗng rang của bầu trời. Với khả năng và điều kiện giới hạn, người viết không có tham vọng soạn phẩm của mình hoàn chỉnh như ý muốn, chỉ mong người đọc cảm nhận nơi đây “một tấm lòng thành” mà hỷ xả cho những gì vụng về, sai sót.

Trước khi đi vào đề tài, xin được hướng về chư Tôn đức trong Ban Giám Hiệu, chư vị Giáo Thọ Sư (đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác thành giới thân tuệ mạng cho con) bằng tất cả tấm lòng thành kính niệm ân. Thật áy náy khi nghĩ đến sự truyền đạt của quý Ngài như những trận mưa to mà sự lãnh hội của con chỉ như “sức hút của một thâ ncây nhỏ” ! Soạn phẩm này ra đời nếu có được chút thành tựu gì, ấy là nhờ nơi công giáo dưỡng của chư Ân Sư; còn như có gì sai sót, ấy là bởi khả năng hạn chế của kẻ hậu học bất tiếu này. Kính mong được quý Ngài đại xá cho.

Sau cùng, xin thay lời kết luận bằng lời kệ pháp nguyện của cố Thượng tọa thượng MINH hạ PHÁT:

“Người xưa đại nguyện quyết xuất trần

Người nay nối gót quyết tròn nhân

Đem lại ĐẠO VÀNG SOI MUÔN NẺO

Chẳng uổng hôm nay có trong trần”

Kim Liên ni tự, ngày 25-12-1996

Soạn giả kính lễ

A.DẪN NHẬP

Cầm trên tay mảnh bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học, người học sinh thường cảm thấy phân vân, tam tâm lưỡng ý khi phải chọn lựa: nên thi vào Đại học nào? Hoài bão và sở thích có thể đã được u mang từ trước, nhưng còn: khả năng thực tại? điều kiện cho phép?... Thôi thì có vô số những vấn đề để ưu tư, để trăn trở. Thế nhưng, “đã nộp đơn rồi tức là mô hình sinh hoạt tương lai xem như đã sơ bộ phác thảo. Rồi khi bước chân vào giảng đường đại học, người đủ điều kiện và nghị lực thì không kể, với những sinh viên kinh tế gia đình yếu kém lại phải trọ học nơi xứ lạ quê người, đời sống vật chất thiếu trưóc hụt sau, những va chạm trong giao tế, những cú sốc trong đời thường… sức mạnh gì có thể giúp họ khắc phục những khó khăn để không phải “bán đồ nhi phế”? Dĩ nhiên, lời động viên của cha mẹ, lời khích lệ của thầy cô, lời an ủi của bạn bè… rất cần thiết trong lúc này. Dầu vậy, bên cạnh sự hỗ trợ tinh thần ấy, người sinh viên cần phải biết tự củng cố nghị lực cho chính mình. Có thể nói: phương pháp củng cố hữu hiệu nhất ban đầu như một mãnh lực vô hình giúp họ không chùn bước dẫu rằng đoạn đường trước mặt hãycòn nhiều chông gai trở lực

Cũng vậy, với Tăng Ni trẻ chúng ta, “SƠ TÂM XUẤT GIA” đóng một vai trò khá quan trọng. Nếu như bước ngoặt lớn trong đờingười học sinh là ngưỡng cửa đại học thì bước ngoặt lớn trong đời người học đạo là ngày xả tục xuất gia. Ngày nào đây, với bầu nhiệt huyết “mong được đời cao thượng” ta đã dõng mãnh ctđứt những sợi dây rà ngbuộc của phàm tình để tự nguyện hiến mình cho đạo. Ngày nào đây, nơi Bảo điện tôn nghiêm, trước mặt Tôn đức, ta đã dâng tấc dạ chí thành của mình vào lời kệ phát nguyn:

“Huỷ hình thủ chí tiết,

Cát ái từ sở thân,

Xuất gia hoằng Thánh đạo

thệ độ nhất thiết nhân[1]

(Tạm dịch:

Huỷ hình, vẹn giữ tiết trong

Dứt tình thân ái, vào dòng Thích Ca

Xuất gia - sống kếp không nhà

Hoằng dương Phật Pháp, lợi tha muôn loài)

Ôi ! Cao đẹp và tuyệt vời thay chí nguyện của người xuất gia trong buổi đầu xả thân cầu đạo. Ta đã thao thức, đã chờđợi bao năm tháng để có được ngày này. Bút mực nào tả hết tâm trạng của ta trong nhũng giờ phút thiêng liêng “quyển sử đời mình lật sang trang mới”. Từ đây, mỗi trang phải được viết trong trân trọng vì cuộc đời này là đâu còn là của riêng ta (lại cũng chẳng phải của riêng ai). Trong giới bổn sa di ni, ngài Độc Thể từng khuyên chúng ta, những hành giả sơ cơ nên chuyên tâm trau giồi tam vô lậu học tiến đến cửa ngõ Niết Bàn chính là để không cô phụ CHÍ NGUYỆN XUẤT GIA BAN ĐẦU này. Cổ đức cũng từng nói: “Nhất niên Phật hiện tiền” nhằm đề cao sức mạnh của sơ tâm. Sơ tâm xuất gia chính là tiềm lực vô biên giúp ta kiên tâm trì chí trên cuchành trình “vượt đường hiểm tìm đến nhà trân bửu”. Bởi vậy, để có thể sống xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích (Thích tử) thiết tưởng mỗi người chúng ta nên thường xuyên “hâm nóng” sơ tâm xuất gia của mình.

Có nhiều cách để “hâm nóng” sơ tâm (như nghĩ đến: ân Phật, ân Sư Trưởng, ân thí chủ, nỗi khổ sanh tử; hoặc tôn trọng tánh linh của mình v.v…). Ở đây, trong phạm vi tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau hâm nóng sơ tâm bằng cách gợi nhắc lại “NĂM ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI HẢO TÂM XUẤT GIA”



[1]Lời Kệ phát nguyện xuất gia

--- o0o ---

Vi tính: Đồng Thanh Phước Liên
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2017(Xem: 8915)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
15/12/2017(Xem: 87906)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138210)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18801)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
30/11/2017(Xem: 7361)
Định nghĩa. Vô Trước. Vô, nghĩa là không. Trước, nghĩa là dính mắc, bị dính vào, mắc vào, kẹt vào. Cụm từ Vô Trước, nói cho đủ: Không bị dính mắc, kẹt vào. Danh từ kép này, được chỉ cho những hành giả trong đạo phật trên đường tu tập, để tìm cầu cho mình cơn đường giải thoát là không để cái Tâm bị dính vào, mắc vào, kẹt vào sắc trần, nói như pháp môn thiền định “đối cảnh vô tâm. Như vậy, tâm con người thường bị dính trần hay sao, mà pháp thiền phải cảnh giác ? Đúng như vậy, tâm của kẻ phàm phu ưa dính, mắc vào, kẹt vào sắc trần vật chất, ưa trách móc, ưa chấp nê, ưa nghe lời khen ngợi
21/11/2017(Xem: 11435)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
01/11/2017(Xem: 10554)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23308)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
13/03/2017(Xem: 6511)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
01/02/2017(Xem: 5433)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]