Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về năm đức của người xuất gia.

08/04/201318:49(Xem: 943)
Nghĩ về năm đức của người xuất gia.

Nghĩ về

NĂM ĐỨC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA


(Luận văn tốt nghiệp)


GSHD: TT Thích Phước Sơn

Ni Sinh: Thích Nữ Lệ Thành

--- o0o ---

Lời Nói Đầu

Sau lễ Tốt nghiệp, những “cánh y vàng” của Tăng Ni sinh khóa III -những người nhân danh “Như Lai sứ giả” lần lượt sẽ tung bay trên khắp mọi miền đất nước (cũng có thể là ở ngoài nước). Dĩ nhiên, tuỳ theo nhân duyê nvà hạnh nguyện, sẽ có những người ở những vai trò, vị trí khác nhau. Song, điều mà chư Tôn đức trong Ban Giám Hiệu cũng như chu Giáo Thọ Sư kỳ vọng nơi đàn hậu học thừa kế mạng mạch Phật Pháp này, phải chăng vẫn không ngoài một điềutâm huyết: “Hãy sống và hành xử xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích, người mặc pháp phục của đức Như Lai”?-Chạnh nhớ bốn năm qua, mỗi khi ủng hộ tài vật cho Tăng Ni Sinh tu học, hàng Phật Tử tại gia vẫn thường bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối trước “những cá nhy vàng giải thoát” kèm theo những lời xưng tán: “Quý vị là rường cột của Phật Pháp, là bậc mô phạm của trời người, là ruộng phước lớn của nhân gian…”. Phải sống như thế nào để không cô phụ những niềm kỳ vọng ấy, những lời xưng tán ấy? Đó là một trong những điều băn khoăn của người sắp ra trường.

“Nghĩ về NĂM ĐỨC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA” là hình thức biểu hiện cho tấm lò ngtrân quý của người viết khi nghĩ đến “ phước điền của người mặc pháp phục” cũng là nơi gởi gắm nỗi niềm ưu tư của người viết khi nhìn lại hiện trạng tu học của mình cũng như của các pháp lữ đồng học với mình. Ôi! Trong thời đại khoa học tân tiến, có thể ít còn ai nghĩ đến việc “nhuộm cho y hoại sắc” nhưng đâu phải vì vậy mà “Năm phước điền của pháp y” trở thành những điều lỗi thời, lạc hậu, không cần được đoái hoài!

“Sống xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích” chính là lối hành xử ứng hợp với năm phước điền của pháp y (năm đức của người hảo tâm xuất gia). Viết về năm phước điền này, người viết chỉ mong gợi nhắc lại phần nào những cái cao đẹp của đời sống phạm hạnh nhằm tạo cơ hội để mình cùng chư pháp lữ “hâm nóng” lại sơ tâm xuất gia cũng tức là để làm phấn chấn lại cái chí “ xuất trần thượng sĩ”. Vẫn biết: đem ống tre nhỏ hẹp mà ngắm bầu trời thì không sao thấy hết những cái cao rộng. Dầu vậy, cái thấy ấy ít nhiều cũng mang lại chút vẻ tươi sáng, rỗng rang của bầu trời. Với khả năng và điều kiện giới hạn, người viết không có tham vọng soạn phẩm của mình hoàn chỉnh như ý muốn, chỉ mong người đọc cảm nhận nơi đây “một tấm lòng thành” mà hỷ xả cho những gì vụng về, sai sót.

Trước khi đi vào đề tài, xin được hướng về chư Tôn đức trong Ban Giám Hiệu, chư vị Giáo Thọ Sư (đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác thành giới thân tuệ mạng cho con) bằng tất cả tấm lòng thành kính niệm ân. Thật áy náy khi nghĩ đến sự truyền đạt của quý Ngài như những trận mưa to mà sự lãnh hội của con chỉ như “sức hút của một thâ ncây nhỏ” ! Soạn phẩm này ra đời nếu có được chút thành tựu gì, ấy là nhờ nơi công giáo dưỡng của chư Ân Sư; còn như có gì sai sót, ấy là bởi khả năng hạn chế của kẻ hậu học bất tiếu này. Kính mong được quý Ngài đại xá cho.

Sau cùng, xin thay lời kết luận bằng lời kệ pháp nguyện của cố Thượng tọa thượng MINH hạ PHÁT:

“Người xưa đại nguyện quyết xuất trần

Người nay nối gót quyết tròn nhân

Đem lại ĐẠO VÀNG SOI MUÔN NẺO

Chẳng uổng hôm nay có trong trần”

Kim Liên ni tự, ngày 25-12-1996

Soạn giả kính lễ

A.DẪN NHẬP

Cầm trên tay mảnh bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học, người học sinh thường cảm thấy phân vân, tam tâm lưỡng ý khi phải chọn lựa: nên thi vào Đại học nào? Hoài bão và sở thích có thể đã được u mang từ trước, nhưng còn: khả năng thực tại? điều kiện cho phép?... Thôi thì có vô số những vấn đề để ưu tư, để trăn trở. Thế nhưng, “đã nộp đơn rồi tức là mô hình sinh hoạt tương lai xem như đã sơ bộ phác thảo. Rồi khi bước chân vào giảng đường đại học, người đủ điều kiện và nghị lực thì không kể, với những sinh viên kinh tế gia đình yếu kém lại phải trọ học nơi xứ lạ quê người, đời sống vật chất thiếu trưóc hụt sau, những va chạm trong giao tế, những cú sốc trong đời thường… sức mạnh gì có thể giúp họ khắc phục những khó khăn để không phải “bán đồ nhi phế”? Dĩ nhiên, lời động viên của cha mẹ, lời khích lệ của thầy cô, lời an ủi của bạn bè… rất cần thiết trong lúc này. Dầu vậy, bên cạnh sự hỗ trợ tinh thần ấy, người sinh viên cần phải biết tự củng cố nghị lực cho chính mình. Có thể nói: phương pháp củng cố hữu hiệu nhất ban đầu như một mãnh lực vô hình giúp họ không chùn bước dẫu rằng đoạn đường trước mặt hãycòn nhiều chông gai trở lực

Cũng vậy, với Tăng Ni trẻ chúng ta, “SƠ TÂM XUẤT GIA” đóng một vai trò khá quan trọng. Nếu như bước ngoặt lớn trong đờingười học sinh là ngưỡng cửa đại học thì bước ngoặt lớn trong đời người học đạo là ngày xả tục xuất gia. Ngày nào đây, với bầu nhiệt huyết “mong được đời cao thượng” ta đã dõng mãnh ctđứt những sợi dây rà ngbuộc của phàm tình để tự nguyện hiến mình cho đạo. Ngày nào đây, nơi Bảo điện tôn nghiêm, trước mặt Tôn đức, ta đã dâng tấc dạ chí thành của mình vào lời kệ phát nguyn:

“Huỷ hình thủ chí tiết,

Cát ái từ sở thân,

Xuất gia hoằng Thánh đạo

thệ độ nhất thiết nhân[1]

(Tạm dịch:

Huỷ hình, vẹn giữ tiết trong

Dứt tình thân ái, vào dòng Thích Ca

Xuất gia - sống kếp không nhà

Hoằng dương Phật Pháp, lợi tha muôn loài)

Ôi ! Cao đẹp và tuyệt vời thay chí nguyện của người xuất gia trong buổi đầu xả thân cầu đạo. Ta đã thao thức, đã chờđợi bao năm tháng để có được ngày này. Bút mực nào tả hết tâm trạng của ta trong nhũng giờ phút thiêng liêng “quyển sử đời mình lật sang trang mới”. Từ đây, mỗi trang phải được viết trong trân trọng vì cuộc đời này là đâu còn là của riêng ta (lại cũng chẳng phải của riêng ai). Trong giới bổn sa di ni, ngài Độc Thể từng khuyên chúng ta, những hành giả sơ cơ nên chuyên tâm trau giồi tam vô lậu học tiến đến cửa ngõ Niết Bàn chính là để không cô phụ CHÍ NGUYỆN XUẤT GIA BAN ĐẦU này. Cổ đức cũng từng nói: “Nhất niên Phật hiện tiền” nhằm đề cao sức mạnh của sơ tâm. Sơ tâm xuất gia chính là tiềm lực vô biên giúp ta kiên tâm trì chí trên cuchành trình “vượt đường hiểm tìm đến nhà trân bửu”. Bởi vậy, để có thể sống xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích (Thích tử) thiết tưởng mỗi người chúng ta nên thường xuyên “hâm nóng” sơ tâm xuất gia của mình.

Có nhiều cách để “hâm nóng” sơ tâm (như nghĩ đến: ân Phật, ân Sư Trưởng, ân thí chủ, nỗi khổ sanh tử; hoặc tôn trọng tánh linh của mình v.v…). Ở đây, trong phạm vi tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau hâm nóng sơ tâm bằng cách gợi nhắc lại “NĂM ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI HẢO TÂM XUẤT GIA”



[1]Lời Kệ phát nguyện xuất gia

--- o0o ---

Vi tính: Đồng Thanh Phước Liên
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21493)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
04/01/2011(Xem: 5686)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 7240)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
28/11/2010(Xem: 6874)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
11/11/2010(Xem: 20216)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
09/11/2010(Xem: 8135)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
25/10/2010(Xem: 3350)
Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và Tử, và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
16/10/2010(Xem: 1047)
1. Lý do chọn đề tài : Âm hưởng của cung đàn có thể dư ba mãi trong lòng thính giả bởi người nghệ sĩ tài ba. Tương tự, Phật giáo có thể trường tồn cùng lịch sử chính do Tăng già hoằng hóa.
11/10/2010(Xem: 1506)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này.
28/08/2010(Xem: 2236)
Rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Đức Phật như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến. Viết về đức Phật, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng giáo chủ, đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại; hoặc đề cập đến Ngài như là mộ nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng cách mạng... Nhưng có rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Ngài như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]