Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về năm đức của người xuất gia.

08/04/201318:49(Xem: 963)
Nghĩ về năm đức của người xuất gia.

Nghĩ về

NĂM ĐỨC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA


(Luận văn tốt nghiệp)


GSHD: TT Thích Phước Sơn

Ni Sinh: Thích Nữ Lệ Thành

--- o0o ---

Lời Nói Đầu

Sau lễ Tốt nghiệp, những “cánh y vàng” của Tăng Ni sinh khóa III -những người nhân danh “Như Lai sứ giả” lần lượt sẽ tung bay trên khắp mọi miền đất nước (cũng có thể là ở ngoài nước). Dĩ nhiên, tuỳ theo nhân duyê nvà hạnh nguyện, sẽ có những người ở những vai trò, vị trí khác nhau. Song, điều mà chư Tôn đức trong Ban Giám Hiệu cũng như chu Giáo Thọ Sư kỳ vọng nơi đàn hậu học thừa kế mạng mạch Phật Pháp này, phải chăng vẫn không ngoài một điềutâm huyết: “Hãy sống và hành xử xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích, người mặc pháp phục của đức Như Lai”?-Chạnh nhớ bốn năm qua, mỗi khi ủng hộ tài vật cho Tăng Ni Sinh tu học, hàng Phật Tử tại gia vẫn thường bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối trước “những cá nhy vàng giải thoát” kèm theo những lời xưng tán: “Quý vị là rường cột của Phật Pháp, là bậc mô phạm của trời người, là ruộng phước lớn của nhân gian…”. Phải sống như thế nào để không cô phụ những niềm kỳ vọng ấy, những lời xưng tán ấy? Đó là một trong những điều băn khoăn của người sắp ra trường.

“Nghĩ về NĂM ĐỨC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA” là hình thức biểu hiện cho tấm lò ngtrân quý của người viết khi nghĩ đến “ phước điền của người mặc pháp phục” cũng là nơi gởi gắm nỗi niềm ưu tư của người viết khi nhìn lại hiện trạng tu học của mình cũng như của các pháp lữ đồng học với mình. Ôi! Trong thời đại khoa học tân tiến, có thể ít còn ai nghĩ đến việc “nhuộm cho y hoại sắc” nhưng đâu phải vì vậy mà “Năm phước điền của pháp y” trở thành những điều lỗi thời, lạc hậu, không cần được đoái hoài!

“Sống xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích” chính là lối hành xử ứng hợp với năm phước điền của pháp y (năm đức của người hảo tâm xuất gia). Viết về năm phước điền này, người viết chỉ mong gợi nhắc lại phần nào những cái cao đẹp của đời sống phạm hạnh nhằm tạo cơ hội để mình cùng chư pháp lữ “hâm nóng” lại sơ tâm xuất gia cũng tức là để làm phấn chấn lại cái chí “ xuất trần thượng sĩ”. Vẫn biết: đem ống tre nhỏ hẹp mà ngắm bầu trời thì không sao thấy hết những cái cao rộng. Dầu vậy, cái thấy ấy ít nhiều cũng mang lại chút vẻ tươi sáng, rỗng rang của bầu trời. Với khả năng và điều kiện giới hạn, người viết không có tham vọng soạn phẩm của mình hoàn chỉnh như ý muốn, chỉ mong người đọc cảm nhận nơi đây “một tấm lòng thành” mà hỷ xả cho những gì vụng về, sai sót.

Trước khi đi vào đề tài, xin được hướng về chư Tôn đức trong Ban Giám Hiệu, chư vị Giáo Thọ Sư (đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác thành giới thân tuệ mạng cho con) bằng tất cả tấm lòng thành kính niệm ân. Thật áy náy khi nghĩ đến sự truyền đạt của quý Ngài như những trận mưa to mà sự lãnh hội của con chỉ như “sức hút của một thâ ncây nhỏ” ! Soạn phẩm này ra đời nếu có được chút thành tựu gì, ấy là nhờ nơi công giáo dưỡng của chư Ân Sư; còn như có gì sai sót, ấy là bởi khả năng hạn chế của kẻ hậu học bất tiếu này. Kính mong được quý Ngài đại xá cho.

Sau cùng, xin thay lời kết luận bằng lời kệ pháp nguyện của cố Thượng tọa thượng MINH hạ PHÁT:

“Người xưa đại nguyện quyết xuất trần

Người nay nối gót quyết tròn nhân

Đem lại ĐẠO VÀNG SOI MUÔN NẺO

Chẳng uổng hôm nay có trong trần”

Kim Liên ni tự, ngày 25-12-1996

Soạn giả kính lễ

A.DẪN NHẬP

Cầm trên tay mảnh bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học, người học sinh thường cảm thấy phân vân, tam tâm lưỡng ý khi phải chọn lựa: nên thi vào Đại học nào? Hoài bão và sở thích có thể đã được u mang từ trước, nhưng còn: khả năng thực tại? điều kiện cho phép?... Thôi thì có vô số những vấn đề để ưu tư, để trăn trở. Thế nhưng, “đã nộp đơn rồi tức là mô hình sinh hoạt tương lai xem như đã sơ bộ phác thảo. Rồi khi bước chân vào giảng đường đại học, người đủ điều kiện và nghị lực thì không kể, với những sinh viên kinh tế gia đình yếu kém lại phải trọ học nơi xứ lạ quê người, đời sống vật chất thiếu trưóc hụt sau, những va chạm trong giao tế, những cú sốc trong đời thường… sức mạnh gì có thể giúp họ khắc phục những khó khăn để không phải “bán đồ nhi phế”? Dĩ nhiên, lời động viên của cha mẹ, lời khích lệ của thầy cô, lời an ủi của bạn bè… rất cần thiết trong lúc này. Dầu vậy, bên cạnh sự hỗ trợ tinh thần ấy, người sinh viên cần phải biết tự củng cố nghị lực cho chính mình. Có thể nói: phương pháp củng cố hữu hiệu nhất ban đầu như một mãnh lực vô hình giúp họ không chùn bước dẫu rằng đoạn đường trước mặt hãycòn nhiều chông gai trở lực

Cũng vậy, với Tăng Ni trẻ chúng ta, “SƠ TÂM XUẤT GIA” đóng một vai trò khá quan trọng. Nếu như bước ngoặt lớn trong đờingười học sinh là ngưỡng cửa đại học thì bước ngoặt lớn trong đời người học đạo là ngày xả tục xuất gia. Ngày nào đây, với bầu nhiệt huyết “mong được đời cao thượng” ta đã dõng mãnh ctđứt những sợi dây rà ngbuộc của phàm tình để tự nguyện hiến mình cho đạo. Ngày nào đây, nơi Bảo điện tôn nghiêm, trước mặt Tôn đức, ta đã dâng tấc dạ chí thành của mình vào lời kệ phát nguyn:

“Huỷ hình thủ chí tiết,

Cát ái từ sở thân,

Xuất gia hoằng Thánh đạo

thệ độ nhất thiết nhân[1]

(Tạm dịch:

Huỷ hình, vẹn giữ tiết trong

Dứt tình thân ái, vào dòng Thích Ca

Xuất gia - sống kếp không nhà

Hoằng dương Phật Pháp, lợi tha muôn loài)

Ôi ! Cao đẹp và tuyệt vời thay chí nguyện của người xuất gia trong buổi đầu xả thân cầu đạo. Ta đã thao thức, đã chờđợi bao năm tháng để có được ngày này. Bút mực nào tả hết tâm trạng của ta trong nhũng giờ phút thiêng liêng “quyển sử đời mình lật sang trang mới”. Từ đây, mỗi trang phải được viết trong trân trọng vì cuộc đời này là đâu còn là của riêng ta (lại cũng chẳng phải của riêng ai). Trong giới bổn sa di ni, ngài Độc Thể từng khuyên chúng ta, những hành giả sơ cơ nên chuyên tâm trau giồi tam vô lậu học tiến đến cửa ngõ Niết Bàn chính là để không cô phụ CHÍ NGUYỆN XUẤT GIA BAN ĐẦU này. Cổ đức cũng từng nói: “Nhất niên Phật hiện tiền” nhằm đề cao sức mạnh của sơ tâm. Sơ tâm xuất gia chính là tiềm lực vô biên giúp ta kiên tâm trì chí trên cuchành trình “vượt đường hiểm tìm đến nhà trân bửu”. Bởi vậy, để có thể sống xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích (Thích tử) thiết tưởng mỗi người chúng ta nên thường xuyên “hâm nóng” sơ tâm xuất gia của mình.

Có nhiều cách để “hâm nóng” sơ tâm (như nghĩ đến: ân Phật, ân Sư Trưởng, ân thí chủ, nỗi khổ sanh tử; hoặc tôn trọng tánh linh của mình v.v…). Ở đây, trong phạm vi tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau hâm nóng sơ tâm bằng cách gợi nhắc lại “NĂM ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI HẢO TÂM XUẤT GIA”



[1]Lời Kệ phát nguyện xuất gia

--- o0o ---

Vi tính: Đồng Thanh Phước Liên
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 960)
“Đoạn trường tân thanh” hay chúng ta quen gọi là truyện Kiều, là tác phẩm đã đưa tên tuổi Nguyễn Du lên hàng đại văn hào thế giới. Giá trị về tư tưởng, nghệ thuật của “Đoạn trường tân thanh” là điều khơng cĩ gì phải bàn cãi. Bao nhiêu những khảo luận, phê bình, nghiên cứu của rất nhiều học giả uyên bác, thuộc hàng đại thụ trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam suốt gần hai thế kỷ qua đã phần nào chứng minh điều đĩ.
08/04/2013(Xem: 878)
Chúng ta hãy ngược dòng thời gian nhìn lại những trang sử hào hùng của lịch sử dân tộc Đại Việt hay những triều Đại mà Phật giáo nước nhà phát triển mạnh, nhất là thời đại nhà Trần. Trong quá trình phát triển lịch sử Phật giáo Việt Nam, dưới triều Đại nhà Trần đã thể hiện rõ sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập của dân tộc, không giùn chân, không khiếp sợ trước uy quyền hay một thế lực ngoại ban nào cả, mà thể hiện rõ tính dân tộc của người Việt.
08/04/2013(Xem: 19313)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 5568)
Việt Nam, xứ sở của sự giao thoa các trào lưu tư tưởng nhưng vẫn khẳng định một nền văn minh mang tính đặc thù dân tộc. Đạo Phật Việt Nam chung hưởng hai suối nguồn Phật giáo lớn là Ấn Độ và Trung Hoa. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, Phật giáo đã tồn tại trong hai quốc gia chịu nhiều tang thương chinh chiến, chung chịu biết bao cảnh thăng trầm, vinh nhục.
08/04/2013(Xem: 711)
Hơn 2500 năm trước, một Vĩ nhân xuất hiện trên đời, trong bối cảnh Ấn Độ đang đắm chìm trong sáu mươi hai học thuyết ngoại đạo chấp thủ ngã và ngã sở, bị vây bủa bởi chiều dày lịch sử phân chia giai cấp, nhân loại khổ đau, nhưng không tìm ra lối thoát. Sự xuất hiện của Ngài như vầng dương toả rạng, phá tan mọi tối tăm của màng mây vô minh trong đêm dài bất tận.
08/04/2013(Xem: 908)
Đức Phật là vị giáo chủ đầy tính vị tha, Ngài đã khẳng định sự ra đời của Ngài là vì muốn đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Ngài xuất hiện trên đời này là vì hết thảy chúng sanh đang khổ đau. Bởi lầm chấp vọng tưởng đảo điên nhận huyễn làm chơn, bỏ hình theo bóng cho nên chúng sanh mới bị cuốn trôi theo dòng xoáy của luân hồi sinh diệt.
08/04/2013(Xem: 816)
Người đi qua cuộc đời với muôn ngàn lẽ sống, mỗi phương diện của cuộc đời người thể hiện bằng những hành động, cách sống và suy nghĩ khác nhau. Mỗi quốc độ, mỗi lãnh thổ, người hòa mình vào dòng trôi của lịch sử thế nhân, lần trôi trong luân chuyển của kiếp người. Cuộc sống luôn đầy đủ cả hạnh phúc và khổ đau.
08/04/2013(Xem: 1000)
Để việc tu hành đạt đến lợi lạc cao nhất, điều quan trọng nhất, hành giả phải học thông hiểu rành nội dung của bài kinh, và phải xem đây là một công thức tối cần không thể thiếu đối với việc hành thiền Phật giáo, vì tất cả những lời chỉ dẫn trực tiếp hay gián tiếp của Đức Thế Tôn về việc hành thiền quán đều được ghi lại một cách khúc chiết rõ ràng và giản dị, ai học rồi cũng có thể hiểu được và hành theo. Những gì là nội dung của kinh?
08/04/2013(Xem: 10681)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 14594)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]