Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Cương Về Luận Câu Xá

11/11/201017:36(Xem: 20188)
Đại Cương Về Luận Câu Xá


ĐẠI CƯƠNGVỀ LUẬN CÂU XÁ

Hòathượng Thích Thiện Siêu
Họcviện Phật giáo Việt Nam tại Huế, PL. 2543 - TL. 1999

TỰA

Toànbộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mêkhai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui.Mê thì khổ, ngộ thì vui. Mê thì thành chúng sanh luân hồisanh tử, ngộ thì thành chư Phật giải thoát Niết-bàn. Nhưngmê là tâm mà ngộ cũng là tâm. Chuyển mê khai ngộ tức làchuyển đổi tâm mê lầm thành tâm giác ngộ. Như vậy đạoPhật chính là đạo nói về tâm (Phật ngữ tâm tông, nhấtthế Phật ngữ tâm). Tùy theo trình độ căn cơ của chúngsanh mà mỗi kinh nói về tâm mỗi khác. Khi thì nói về tâmtánh, khi thì nói về tâm tướng, khi thì nói về tâm dụng.Thậm chí có khi đề cập vấn đề thế giới sắc trần,sự vật chuyển biến nhưng cũng cốt để chỉ rõ tâm hầudễ thực hành chuyển mê khai ngộ.

KinhPháp Cú nói: "Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác mọisự". "Ham muốn sinh lo, ham muốn sinh sợ, không còn ham muốncó lo sợ gì !" Đó là nói tâm.

KinhA-hàm nói: "Tứ đế, Thập nhị Nhơn duyên, Vô thường, Vôngã, Giới, Định, Tuệ...". Đó là nói tâm.

KinhBát-nhã nói: "Bát nhã tâm, vô sở đắc, vô trụ, nhất thiếtkhông, vô trú sinh tâm, vô tướng vô tự tánh...". Đó là nóitâm.

KinhHoa Nghiêm nói: "Tam giới thượng hạ pháp, duy thị nhất tâmtắc. Tâm như công họa sư, họa chủng chủng thế gian. Ưngquán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo...". Đó là nóitâm.vô tướng vô tự tánh...". Đó là nói tâm.

KinhLăng Già nói: "Năm pháp, ba Tự tánh, tám thức, hai Vô ngã.Thánh trí tự giác ...". Đó là nói tâm.

KinhLăng Nghiêm nói: "Bảy chỗ gạn tâm, mười phen chỉ tánh thấy.Thức tinh nguyên minh, tánh tịnh minh thể, tri kiến lập tri,tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến, tư tức Niết-bàn...".Đó là nói tâm.

KinhPháp Hoa nói: "Phật tri kiến, nhất thừa đạo, chúng sanh đềuthành Phật...". Đó là nói tâm.

KinhNiết-bàn nói: "Phật tánh thường trú, thường lạc ngã tịnh...".Đó là nói tâm.

KinhViên Giác nói: "Huyễn tùng giác sanh, huyễn diệt giác viên,giác tâm bất động...". Đó là nói tâm.

Thiềntông nói: ''Bản lai diện mục, vô vị chân nhân. Thuyền khôngđáy, đàn không giây...". Đó là nói tâm.

Nhưngtrong kinh, đức Phật nói tâm một cách vắn tắt cô đọng.Các vị Tổ sư, Luận sư mới dựa theo để suy tầm tu chứngphát hiện ra nhiều ý nghĩa ẩn khuất trong đó, mới tạoluận để giải thích, dần dần mới phát sinh nhiều ý nghĩamới lạ độc đáo giúp cho hành giả có thêm sự hiểu biếthết sức phong phú. Từ lý Tứ đế, ngài Long Thọ đã kháiquát thành hai đế là tục đế và chơn đế, hay thế tụcđế, thắng nghĩa đế. Ngài Hộ Pháp lại khai triển ra thànhbốn lớp hai đế (Tứ trùng Nhị đế) là thế gian thế tụcđế, đạo lýï thế tục đế, chứng đắc thế tục đế,thắng nghĩa thế tục đế, thế gian thắng nghĩa đế, đạolý thắng nghĩa đế, chứng đắc thắng nghĩa đế, thắngnghĩa thắng nghĩa đế. Chữ vô minh trong kinh cũng được trongluận chia ra làm phát nghiệp vô minh, nhuận sanh vô minh, nhiễmô vô tri, bất nhiễm ô vô tri, kiến hoặc, tư hoặc, trầnsa hoặc, vô minh hoặc, năm trụ địa vô minh. Luận Du-giàcuốn hai còn nói đến mười lăm thứ vô minh. Ngay luận Câu-xánày cũng đã hệ thống năm uẩn, mười hai xứ, mười támgiới thành ba khoa và phân tích một cách tỉ mỉ theo hai mươihai phương diện (hai mươi hai môn phân biệt) và đặt chúngthành một vấn đề tranh cải giữa các bộ phái Tiểu thừavề tính hư thật của chúng. Những gì thuộc về tâm mê nhưnăm cái, mười triền mười hoặc...và những gì thuộc vềtâm ngộ như giới, định, tuệ, biến tri, biến đoạn, tậntrí, vô sanh trí...đều được gom lại sắp đặt có hệ thốngđể luận giải làm cho rõ ràng từng ly từng tí quá trìnhdiễn biến trong khi mê, cũng như tuần tự tu chứng trên bướcđường ngộ.

Đâylà những hiểu biết sâu sắc, rộng rãi và cần thiết đểxác định rõ ràng từng bước chuyển mê khai ngộ mà luậntạng đã cung cấp cho chúng ta. Tuy nhiên bên cạnh cái hay đó,luận tạng đã không tránh khỏi nhược điểm vì đôi khiphân tách quá tỉ mỉ làm cho vấn đề bị văm vún, lại cókhi còn nêu những việc tầm thường như vì sao có hai mắt,thấy với một mắt hay với hai mắt?...khiến cho người đọcbị chán nản, khó tập trung nghiên cứu các vấn đề thâmáo hơn. Vì lẽ đó ở tập Đại Cương Luận Câu Xá này chúngtôi đã lờ đi những gì tỉ mỉ rườm rà, mà chọn lấyphần rất cương yếu hầu giúp cho Tăng Ni sinh và những aikhông ở vào hạng căn cơ "nhất đao triệt đoạn, nhất cúliễu nhiên siêu bách ức" muốn biết được phần giáo lý"chuyển mê khai ngộ" cơ bản của luận Câu Xá, trước khinghiên cứu sâu xa vào những chi tiết đầy đủ.

Đọcluận Câu Xá và các luận thư A-tỳ-đạt-ma khác, còn cho thấylịch sử chuyển biến về tư tưởng Phật giáo từ sau ngàyphân chia hai bộ Thượng tọa và Đại chúng với sự hăngsay sôi nổi tranh biện về giáo lý giữa các bộ phái suốtmột thời gian dài trên 400 năm sau kỳ kết tập kinh điểnlần thứ hai tại Tỳ-xá-ly.

Riêngluận Câu-xá còn có vị trí rất quan trọng đối với Hữubộ, cũng như luận Thắng Pháp Tập Yếu của ngài A-nậu-lâu-đàcó một vị trí rất quan trọng đối với Tân Thượng tọabộ. Và có thể nói môn tâm lý học, đạo đức học Phậtgiáo cũng đã được các luận này trình bày khá đầy đủ.

TừĐàm, ngày 28 tháng 11 năm 1991
Soạnthuật
-ooOoo-

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2012(Xem: 4261)
Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata),tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
30/05/2011(Xem: 21462)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
04/01/2011(Xem: 5668)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 7221)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
28/11/2010(Xem: 6871)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
09/11/2010(Xem: 8105)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
25/10/2010(Xem: 3329)
Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và Tử, và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
16/10/2010(Xem: 1031)
1. Lý do chọn đề tài : Âm hưởng của cung đàn có thể dư ba mãi trong lòng thính giả bởi người nghệ sĩ tài ba. Tương tự, Phật giáo có thể trường tồn cùng lịch sử chính do Tăng già hoằng hóa.
11/10/2010(Xem: 1492)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này.
28/08/2010(Xem: 2234)
Rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Đức Phật như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến. Viết về đức Phật, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng giáo chủ, đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại; hoặc đề cập đến Ngài như là mộ nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng cách mạng... Nhưng có rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Ngài như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]