Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiện Và Bất Thiện Trong Phật Giáo

26/03/201311:23(Xem: 4375)
Thiện Và Bất Thiện Trong Phật Giáo
Thiện Và Bất Thiện Trong Phật Giáo
Nguyên Hiệp

flower-01Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức. Tuy nhiên, tốt và xấu có phạm vi ý nghĩa khá rộng, và sự đánh giá tốt xấu về một người, một hành vi, còn tùy thuộc vào quan niệm xã hội, những quy định, quy ước và cả cách nhìn của mỗi cá nhân.

Một người, lối sống và hành vi của vị ấy, có khi đối với cộng đồng xã hội này, với cách nhìn của người này là tốt, nhưng đối với cộng đồng khác, cách nhìn của người khác, có thể là xấu. Và một hành vi, có thể ở thời điểm này là tốt, nhưng ở một thời điểm khác chưa hẳn được xem là tốt. Tốt và xấu, như vậy là quy ước, tương đối, và tùy thuộc vào cách nhìn, quan niệm, thái độ… Hẳn nhiên cũng có một số hành vi được xác định là tốt hay xấu có tính chất phổ quát hơn, chẳng hạn như trộm cắp, nói dối hay giết người… Tuy nhiên, trộm cắp, nói dối hay giết người đôi khi cũng được biện minh, xem như là một hành vi cần thiết trong những tình huống cần thiết! Nói cách khác, những hành vi này đôi khi vẫn không bị xem là phi đạo đức!

Trong Phật giáo, có hai thuật ngữ có nghĩa gần với hai khái niệm tốt và xấu, đó là kusala akusala. Hai thuật ngữ này thường được chuyển dịch sang tiếng Việt là thiện và bất thiện; và thường được dịch sang tiếng Anh là "good" và "bad", hay "skilful" và "unskilful". Trong kinh tạng Pāli, có hai thuật ngữ khác cũng có nghĩa là thiện và bất thiện, đó là pāpapuñña. Nhưng hai thuật ngữ pāpapuññacũng được sử dụng trong Ấn giáo, và thường đề cập đến việc tạo nghiệp lành (pāpa kamma) hay nghiệp ác (puñña kamma) trong việc liên hệ đến tái sanh. Pāpa kammathường được hiểu là một hành động xấu ác đưa đến khổ đau và tái sanh vào các ác thú (cảnh giới khổ đau), trong khi puñña kammalà việc làm thiện, đưa đến sự tái sanh về thiên giới (được xem là cảnh giới có nhiều vui thú).

Nhưng thế nào là thiện và thế nào là bất thiện theo quan điểm Phật giáo. Thiện, như được định nghĩa trong kinh sách, là những suy nghĩ, lời nói và việc làm đem đến lợi ích cho mình, cho người và cho những loài sống khác, và ngược lại là bất thiện. Trong kinh Giáo giới La Hầu La ở rừng Ambala(Ambalatthikā Rāhulovāda sutta, Trung bộ, kinh số 61), Đức Phật đã giảng giải về thiện và bất thiện như sau:

"Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ…". Và, "Thân nghiệp này của ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Cũng tương tự như vậy đối với miệng và ý. Qua những gì được trình bày trong bản kinh này, ta có thể sắp xếp thiện và bất thiện theo những tiêu chí sau:

1. Hành vi bất thiện (akusala kamma):

a) Những hành vi làm hại chính mình

b) Những hành vi làm hại kẻ khác

c) Những hành vi làm hại chính mình và kẻ khác

2. Hành vi thiện (kusala kamma):

a) Những hành vi làm lợi ích (hay không làm hại) chính mình

b) Những hành vi làm lợi ích (hay không làm hại) kẻ khác

c) Những hành vi làm lợi ích (hay không làm hại) mình và kẻ khác.

Một người khi thân, khẩu và ý hành động, nói năng và suy nghĩ thiện thì được gọi là đang tạo ra nghiệp thiện (kusala/ pāpa kamma); và một người khi hành động, nói năng và suy nghĩ những điều xấu ác thì đang tạo ra nghiệp ác (akusala/ puñña kamma). Và theo đây, thiện và bất thiện cũng được nhìn từ kết quả của nó. Tức là hành vi thiện thì sẽ đưa đến sự an lạc, hạnh phúc; và hành vi ác sẽ đưa đến sự đau khổ, bất an. Nói cách khác, nếu ta có được sự an lạc, hạnh phúc, đó là do ta đã tạo ra những nghiệp thiện, và ngược lại. Và nếu nhìn từ góc độ này, ta có thể nhận biết là ta có đạo đức hay không trong quá khứ qua những gì mà ta đang “gặt” ở thời điểm hiện tại. Chúng ta hãy đọc một đoạn trong kinh Trung bộ có liên hệ đến khía cạnh này:

“Và này Punna, thế nào là nghiệp đen đưa đến quả báo đen? Ở đây, này Punna có người tạo ra thân hành có tổn hại, tạo ra khẩu hành có tổn hại, tạo ra ý hành có tổn hại. Sau khi tạo ra thân hành có tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới có tổn hại.” Và, “Này Punna, thế nào là nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng? Ở đây, này Punna, có người làm thân hành không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không có tổn hại. Sau khi làm thân hành không có tổn hại, khẩu hành không có tổn hại, ý hành không có tổn hại, vị này được sanh vào thế giới không có tổn hại” (Kinh Hạnh con chó/ Kukkuravatika sutta, kinh số 57).

Ở nơi khác, thiện và bất thiện được căn cứ ở trên việc đoạn trừ tham-sân-si. Trong Trường bộ kinh, Đức Phật nói rằng thiện là không tham, không sân và không si mê; và ngược lại, bất thiện là tham, sân và si mê (Xem kinh Sangīti sutta/ Phúng tụng, số 33). Như vậy, bất cứ hành vi nào, nếu nó được thực hiện bằng tâm không tham-sân-si thì được coi là thiện, và ngược lại.

Trong kinh Trung bộ, thiện và bất thiện cũng được định nghĩa tương tự: “Chư hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chư hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư hiền, như vậy gọi là bất thiện… Và này chư hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư hiền, như vậy gọi là thiện” (kinh Chánh tri kiến/ Sammāditthi sutta, kinh số 9).

Căn cứ vào đoạn kinh trên ta có thể xếp những nghiệp thiện và bất thiện theo những nhóm sau: Những nghiệp bất thiện (nghiệp ác) bao gồm: a) Về thân: sát sanh, trộm cắp, dâm dật. b) Về khẩu: nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác. c) Về ý: tham lam, giận hờn, si mê. Những nghiệp thiện được chia ra như sau: a) Về thân: không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật. b) Về khẩu: không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác. c) Về ý: không tham lam, không giận hờn, không si mê. Như vậy qua bài kinh này, cũng như được giảng giải rõ ràng và chi tiết hơn ở trong kinh Thập thiện nghiệp đạo (Taisho Tripitaka Vol. 15, No. 600), ta có mười tiêu chí để nhận biết những gì là thiện và những gì là bất thiện.

Như vậy, bất cứ lời nói, hành vi hay suy nghĩ nào phát xuất từ tham-sân-si đều được coi là bất thiện, và ngược lại. Vì tam độc này được xem là gốc rễ từ đó phát xuất những hành vi bất thiện, nên chúng được xem là nền tảng của điều xấu ác, hay nói cách khác là nền tảng (căn bổn) của đời sống phi đạo đức: “Chư hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện…. Chư hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện” (Trung bộkinh, kinh Chánh tri kiến/ Sammāditthi sutta, kinh số 9).

Tương tự như vậy, kinh Tăng chi bộcũng xem gốc rễ (căn bản) của bất thiện là tham-sân-si: "Này các Tỳ-kheo, có ba căn bản bất thiện. Thế nào là ba? Tham là căn bản bất thiện, sân là căn bản bất thiện, si là căn bản bất thiện". (Tăng chi bộ, 3: 69. Kinh Phật thuyết như vậy, chương Ba pháp, phẩm 1).

Trong kinh tạng, đôi khi cũng đề cập một cách cụ thể hơn về những hành vi gì được coi là thiện hay bất thiện. Những việc làm như bố thí, trì giới, tu tập (bhāvanā), nhẫn nhục… thì được coi là thiện. Trong khi bất thiện là không thực hiện những điều này. Nói cách khác, một người xan tham, không tuân thủ giới luật và không tu tập… thì được coi là bất thiện. Và, những hành vi được coi tạo nên nghiệp ác nhất (phi đạo đức nhất) là: giết cha, giết mẹ, giết một vị A-la-hán, làm thương tổn Đức Phật, và phá sự hòa hợp của Tăng đoàn.

Trong Phật giáo, thiện và bất thiện có liên hệ mật thiết đến những trạng thái tâm lý. Nói cách khác, thiện hay bất thiện không chỉ thể hiện qua việc làm bên ngoài, không chỉ liên quan đến ý nghĩ, lời nói và hành vi, mà còn được nhìn từ những trạng thái tâm lý. Ví dụ, sự chán nản, thất vọng, buồn phiền,… có thể được xem là bất thiện; trong khi sự tinh tấn, hoan hỷ, an vui tự tại… lại được xem là thiện. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy rằng, các trạng thái tâm lý này có những ảnh hưởng nhất định đến suy nghĩ, lời nói và hành vi. Những trạng thái tâm lý tích cực, có thể đưa đến những lời nói hay hành vi tích cực; và ngược lại, những trạng thái tâm lý tiêu cực, có thể đưa đến những hành vi và lời nói tiêu cực.

Duy thức học Phật giáo (bộ môn Tâm lý học của Phật giáo Đại thừa) đã phân chia những trạng thái tâm lý thiện và bất thiện thành hai nhóm như sau: 1. Những (trạng thái) tâm thiện bao gồm: tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, và bất hại. 2. Những (trạng thái) tâm bất thiện bao gồm: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Ác kiến lại chia thành năm: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Bên cạnh, các trạng thái tâm gây nên phiền não (tùy phiền não) cũng được coi là nhưng trạng thái tâm bất thiện, gồm có: a) Tiểu tùy, có 10: phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuồng, siễm, hại, kiêu. b) Trung tùy, có 2: vô tàm, vô quý. c) Đại tùy, có 8: trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri.

Thiện, bất thiện và giải thoát

Thiện và bất thiện không chỉ là tác nhân đưa đến việc tái sanh vào những cảnh giới an lành hay khổ đau, mà cũng là cơ sở của việc giải thoát hay đọa lạc. Nếu như việc đoạn trừ tham-sân-si được coi là tiêu chí để nhận biết một người có được sự giải thoát hay không, thì đích sau cùng của thiện là sự giải thoát. Ta có thể tìm thấy điều này qua đoạn kinh sau:

Với Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào, này các Tỳ-kheo, tham chưa đoạn tận, sân chưa đoạn tận, si chưa đoạn tận; này các Tỳ-kheo, vị ấy được gọi là vị chưa vượt qua đại dương, với sóng biển, với sóng ngầm, với nước xoáy, với cá mập, với các loài La-sát. Này các Tỳ-kheo, với Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni nào, tham đã đoạn tận, sân đã đoạn tận, si đã đoạn tận; này các Tỳ-kheo, vị ấy được gọi là: "Đã vượt qua đại dương, với sóng biển, với sóng ngầm, với nước xoáy, với cá mập, với các loài La-sát, đã vượt qua bờ kia, là vị Bà-la-môn đã đứng trên đất liền" (Kinh Phật thuyết như vậy, chương Ba, phẩm II).

Và một đoạn khác:

"Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết-bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu". Tương tự như vậy đối với sân và si (Tăng chi bộ kinh: 3.55).

Đạo đức Phật giáo (ở phạm vi giới luật) thường được nghĩ là phương tiện để đưa đến định và sau đó là tuệ. Nhưng ở đây chúng ta có thể thấy, nếu hành vi thiện được coi là hành vi có đạo đức, thì đạo đức trong ý nghĩa vắng mặt tham-sân-si, chính nó đã là mục đích cuối cùng.

Kết luận

Từ những thảo luận sơ lược ở trên, ta thấy thiện và bất thiện trong Phật giáo có nghĩa rộng hơn những quy ước đạo đức ở trong xã hội như đúng và sai, tốt và xấu. Thiện không những là những quy tắc đạo đức quy ước cần phải thực hiện, hay những điều tốt cần nên làm để giúp người hay các loài sống khác (hay không thực hiện những hành vi làm tổn hại con người, xã hội và các loài sống khác), mà thiện cũng còn là phương cách tu tập và đào luyện tâm. Và nếu gốc rễ của thiện, như được đề cập ở trên, là không tham, không sân và không si, thì thiện không những giúp người ta hoàn thiện nhân cách và phẩm hạnh ở trong đời sống xã hội, mà còn là con đường đưa hành giả đến sự giải thoát. Do đó, tuệ tri về thiện và bất thiện, cũng như tuệ tri về gốc rễ của thiện và bất thiện, là điều quan trọng trong lộ trình tu đạo, như đã được đề cập trong kinh tạng: "Chư hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này" (Trung bộ kinh, kinh Chánh tri kiến/ Sammāditthi sutta, kinh số 9).
Nguyên Hiệp
(Nguyệt San Giác Ngộ)

(CÙNG TÁC GIẢ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21493)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
04/01/2011(Xem: 5686)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 7240)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
28/11/2010(Xem: 6874)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
11/11/2010(Xem: 20216)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
09/11/2010(Xem: 8135)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
25/10/2010(Xem: 3350)
Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và Tử, và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
16/10/2010(Xem: 1047)
1. Lý do chọn đề tài : Âm hưởng của cung đàn có thể dư ba mãi trong lòng thính giả bởi người nghệ sĩ tài ba. Tương tự, Phật giáo có thể trường tồn cùng lịch sử chính do Tăng già hoằng hóa.
11/10/2010(Xem: 1506)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này.
28/08/2010(Xem: 2236)
Rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Đức Phật như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến. Viết về đức Phật, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng giáo chủ, đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại; hoặc đề cập đến Ngài như là mộ nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng cách mạng... Nhưng có rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Ngài như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]