Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tín và Tuệ

01/04/201312:33(Xem: 6046)
Tín và Tuệ

Phat Thanh Dao_10

TÍN VÀ TUỆ TRONG THIỀN

Thiền sinh Ashin Ottama,

Tk. Chánh Kiến dịch - từ Mahasi-newsletter 8/95, Myanmar,

---o0o---

Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp.

Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng.

Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây. Người Aù châu tìm đến lời dạy của đức Phật từ khía cạnh niềm tin tôn giáo, còn người mang giáo dục tây phương đạt tới giáo pháp hầu hết thuần túy từ góc cạnh kiến thức - trí tuệ. Tôi nghĩ rằng, chẳng ích lợi gì để đánh giá và so đo. Trong những dịp thích hợp, tín và tuệ hỗ trợ lẫn nhau, nên đức Phật dạy phải quân bình hai Căn quyết định này .

Có một sự hỗ tương mật thiết giữa tín và tuệ. Tôi nghĩ, ta có thể hiểu tương đối dễ dàng một nửa mối quan hệ này: Vì tuệ sanh tín. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu một nửa kia của mối quan hệ: do nhờ vững chắc tín ta đạt được trí tuệ.

Nếu chúng ta chỉ thiên về khía cạnh trí tuệ trong việc hành pháp, các căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ) không thể quân bình và có thể tự tìm thấy mình lẩn quẩn trong suy tưởng không cùng, trong các quan niệm hay giao động tâm, thì trí tuệ thiền quán không phát triển nỗi.

Một người Miến Điện nói rằng: “đức tin đối với tâm quan trọng như tay đối với thân thể“. Chắc chắn rằng, thiếu bóng đức tin là cả vấn đề, như không có niềm tin, ta không thể khởi sự hay làm được bất cứ cái gì! không có sự tin tưởng, ngay cả việc đi xe bus ra phố cũng đi không nổi, do nghi ngại sợ hãi, tài xế có thể mang ta đi một nơi khác ý, hay tặng cho một tai nạn giao thông. Đức tin là đất màu cho mọi sự sống, mọi yếu tố lành mạnh của tâm trí.

Nhiều tác giả và dịch giả của kinh điển dành rộng chỗ cho việc phân biệt ba chữ “tín ngưỡng“, “tin cậy“, “niềm tin“ (faith, trust, confidence). Dịch từ chữ Pàli là saddhà ra “niềm tin“ thật là chính xác. Tuy nhiên, với nghĩa này tôi nghĩ chưa đầy đủ. Nghĩa của saddhà là một sự hòa hợp giữa tín ngưỡng và niềm tin (faith, confidence). Một nghĩa khác chính xác hơn có thể được tìm thấy trong việc tổng hợp hai ý nghĩa từ hai chữ tiếng Anh trên.

Sự khác biệt niềm tin của người Thiên chúa giáo và saddhà rất rõ ràng. Thiên chúa giáo đòi hỏi một đức tin không điều kiện. Saddhà, đức tin trong phật giáo luôn được quay lại từ kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm, hay trong ý nghĩa tuyệt vời nhất bằng trí tuệ tu chứng (trí văn, trí tư, trí tu). Có nhiều người phương tây thường nhạy cảm khi đề cập một cách đơn giản đến chữ “đức tin tôn giáo“, họ phản ứng mạnh mẽ do không đồng ý những tôn giáo Thượng đế phương Đông. Điều này, thực ra không cần thiết.

Khi hồi tưởng đời tôi, tôi vốn là người không có đức tin. Không là một kẻ viễn vông, tôi xác định là một người hiện thực. Tôi không thừa nhận đức tin tôn giáo, do không thấy đủ lý do và chứng cứ tốt để tin vào lời Chúa dạy và tánh tự cứu của niềm tin vào đấng Cứu thế.

Nhưng sau đó, ở lứa tuổi 20 đến 24 sau những loạt kinh nghiệm, tôi mới nghiệm rõ chiều hướng rộng rãi của tinh thần và tính ưu việt của nó. Chẳng bao lâu, tôi được tiếp xúc với Phật Pháp. Thực ra, đối với tôi điều này là một hệ quả hợp lý, tôi học Pháp và khởi sự hành thiền. Cũng khá lạ lùng! chỉ sau khi trụ vững trong Pháp, tôi bắt đầu hiểu Thiên Chúa giáo và thật sự thấy lợi ích của đức tin kiểu con chiên.

Vào những năm đó, tôi có khuynh hướng trì giữ việc hành thiền, tôi có khá đủ niềm tin và đức tin. Tuy nhiên, tôi khó thấy có cái gì tốt đẹp trong việc sùng bái. Hoàn toàn ngược lại, tôi nghĩ rằng người sùng bái tự chuốc thất vọng và làm suy yếu Phật Pháp trong họ.

Kiểu này tiếp diễn một số năm. Cuối cùng, trong một thời hành thiền với một thiền sư Miến Điện, tôi mới dám quyết định một thử nghiệm. Trong mùa kiết hạ, tôi dẹp ngang một bên mọi điều hợp tình, hợp lý, theo đuổi một cách trọn vẹn, đặt trọn tâm tư một cách thành thật tất cả hành động sùng kính như được đòi hỏi. Hiệu quả thật đáng ngạc nhiên, tôi bừng sáng từ nội tâm, sáng suốt nhanh chóng lạ, việc hành thiền cũ kỹ vỗ cánh bay xa và trong thời gian ngắn ngủi của một mùa kiết hạ tôi đã vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự tu tập của tôi. Tôi khám phá ra TÍN LỰC. Từ đó về sau tôi không bao giờ làm ngã lòng lối sùng bái trong việc tu hành của ai cả.

Đức tin của tâm linh không có gì liên quan đến những kết cuộc luận lý và những lý lẽ hợp tình. Khi chúng ta càng giữ thái độ nghi ngờ, ưa chỉ trích, không tin tưởng, thành kiến và ngã chấp, thì chẳng làm được gì cả, ta sẽ không liên hệ gì tới đặc tính của đức tin. Đức tin nghĩa là nhảy vào biển Pháp không cần áo cứu hộ!

Đức tin và sùng tín thúc giục mạnh mẽ sự quan trọng của thị dục huyễn ngã và sự quan trọng trong chính chúng ta - sao không tự hỏi rằng có lúc ta xúc cảm khi đối diện một vấn đề nào đó, đức tin và sùng tín được khai triển cùng ý tưởng tâm linh. Nếu ta không cân bằng kiến thức và trí tuệ, có một nguy cơ của niềm tin mù lòa, có thể đưa đến cuồng tín hay ám ảnh bởi tôn giáo. Báo chí cho những dẫn chứng về những sự méo mó nguy hiểm về tinh thần thật đáng thương, diễn ra mỗi ngày (những giáo phái tận thế, những cố chấp hay chiến tranh tôn giáo .v.v...)

Năm rồi, mỗi chiều đều có đàm đạo tại trường chúng ta. Vào một lần, suy tưởng về “đức tin“, chúng tôi đi đến một vấn đề thú vị: “Đức Phật có đức tin không?“ niềm tin tưởng của tôi là Ngài đã thay đức tin của Ngài bằng sự chắc chắn và hiển nhiên: chúng ta không cần có niềm tin về sự việc hiển nhiên như phòng này có cửa vậy, có thể thấy và sử dụng tùy ý. Cũng như Đức Phật không cần tin vào Pháp khi Ngài có thể thấy mọi khía cạnh của Pháp đầy đủ, rõ ràng và hiển nhiên bất cứ khi nào Ngài quán xét Pháp. Những thiền sinh Miến Điện bằng trực giác không đồng ý với tôi, nhưng hôm đó không ai giảng giải đầy đủ về điểm này.

Khi có một vấn đề trong việc hiểu pháp, Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) thường là trợ thủ đắc lực. Tín (Saddhà) được phân loại là một trong 52 sở hữu tâm. Trong phần sở hữu tịnh hảo, nó được đề cập ở vị trí hoa tiêu cùng với 18 sở hữu tịnh hảo khác. Tín hiện diện trong mỗi trạng thái tâm thức lành mạnh của hiệp thế và siêu thế. Nghĩa là đức tin, một chi phần câu hữu trong thiền định, Đạo – Quả! Tín cũng hiện diện trong những tâm Duy tác, tâm quả của vị A La Hán. Trong ánh sáng này, Đức Phật là một ví dụ tiên phong cho mọi niềm tin và đức tin thường hằng.

Khám phá này gây ngạc nhiên cho tôi. Tôi bắt đầu hiểu các dạng đức tin khác nhau. Một là niềm tin tự phát, hai là đức tin đặt cơ sở trên tự do của nhận thức. Tâm tánh người phương Tây thường đặt vấn đề với dạng thứ nhất, dạng bẩm tánh tin. Tuy nhiên, chắc chắn là chúng ta không phản bác giai đoạn cao hơn của đức tin, nó là tâm thanh tịnh, rõ ràng và trong sáng. Phải chăng?

Tín là tâm lực, nó như khai mở tâm trí ta. Tuy nhiên, để đạt được tâm lực này, ta cần nỗ lực hơn hết, nó thường không phải do trời già ban phát. Để phát triển tín lực, ta cần có một ý tưởng thích hợp tuyệt đối như sự giác ngộ viên mãn của một vị Phật hoàn hảo. Sự thực hành này thường xuyên bắt đầu từ sự nương nhờ Tam Bảo.

Một con đường đăng đẳng từ việc nghiềm ngẫm một cách bị động vào sự quy ngưỡng đến khi gội rửa trọn vẹn trong tâm trí ta những gì tồn đọng, như những khái niệm, thành kiến và ngã chấp... tất cả những gì nương tựa vào để sống, dẹp bỏ mọi đôi nạng tâm linh trong đời. Đức tin không là một con đường dễ đi .

Đức tin y như Kinh được so sánh với viên ngọc lọc nước mà người ta cho là vật sở hữu của các vua dòng Thích Ca, ngọc này khi bỏ vào chậu nước bùn, sẽ khiến nước hóa trong và sạch ngay tức khắc. Cũng vậy, tâm sung mãn tín chợt trở nên trong sáng và thanh tịnh. Tất cả sương mù chướng ngại của sự hoài nghi có thể làm tê liệt thiền định của ta một cách hữu hiệu sẽ lắng dịu ngay lúc ấy.

Đức tin thường được nhận thức như điểm khởi sự cần thiết cho việc thực hành của trí tuệ thiền định. Việc thấu hiểu đức tin này thực sự đúng đắn, nhưng nó không truyền đạt toàn bộ hình bóng năng lực và sự quan trọng của đức tin. Bằng thiền quán thâm hậu, ta bắt đầu hiểu ra đời ta bằng trí tuệ tăng trưởng, ta bắt đầu phân biệt và quán xét ba đặc tính chính yếu của mọi hiện tượng: vô thường, khổ não và vô ngã. Ở mức thiền cao hơn, cả ba pháp ấn này trở nên rõ rệt. Tuy nhiên, một trong ba sẽ trở thành cảnh trưởng, dẫn đầu cảnh của tâm, là cánh cửa đạt đến trí tuệ viên mãn. Một cách tương xứng ở thiền quán, mục đích có thể đạt được từ ba khía cạnh trên, có ba lối dẫn đến Níp - Bàn.

Những người đến Đạo Quả qua cánh cửa quán xét VÔ THƯỜNGlà người có một đức tin mãnh liệt và sự quyết định mạnh mẽ. Những hành giả này ngay lúc giác ngộ viên mãn được gọi là Saddhà vimuttà, tức Tín giải thoát, thoát khổ bằng đức tin. Cánh cửa quán xét KHỔ NÃOđược những người trọng về Định và Tịnh bước qua, Tâm giải thoát. Cửa còn lại qua cách quán VÔ NGÃdo người phát triển trí và tuệ nổi bật. Tuệ giải thoátlà sự thoát khổ bằng trí tuệ ở những hành giả này.

Trong kinh, đức tin được hệ thống thành bốn loại. Loại đầu, sơ thủy của đức tin được đặt nền tảng trên tướng mạo, hình thức bề ngoài, do tập quán, văn hóa hay truyền thống cửu huyền thất tổ để lại. Người phương tây thường phản bác niềm tin kiểu này.

Hai là đức tin hướng trực tiếp đến những ân đức Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Được hổ trợ do một loại hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân nào đó. Cả hai đức tin này không vững chắc và có thể bị sai lạc, mất gốc hay tiêu hoại.

Có ý nghĩa nhất là loại đức tin thứ ba, tương quan với trí tu thâm sâu. Đó là đức tin của vị thánh đệ tử, đức tin của người đã thấy pháp bằng chính kinh nghiệm cá nhân. Sơ đạo - Sơ quả đã tận diệt hoài nghi pháp. Đó là nền tảng vững chắc của Thánh tín, bất động không thể lung lay. Không thể biến hoại, niềm tịnh tín này không thể biến hoại cho dù lăn trôi trong sanh tử luân hồi.

Loại đức tin cuối cùng thuộc về Bồ tát, một phàm nhân trì giữ đức tin tồn tại qua suốt nhiều kiếp hiện hữu.

Những hành giả phương tây thường thì khó bị hấp dẫn bởi việc bàn thảo về đức tin. Tuy nhiên, tôi mong rằng đã thành công ít nhiều trong việc chỉ ra ác cảm của đa số hành giả tây phương về khía cạnh đức tin của việc hành thiền. Phần lớn là hiểu lầm! Ai có thể bác bỏ một tâm trí không tỳ vết, thông đạt, rạng rỡ và sáng ngời?

Việc hành thiền dưới hảo tướng của đức tin thường được xem là con đường ngắn nhất và trực tiếp nhất để đạt mục đích tối hậu. Có lẽ việc này có thể giải thích sự thật phần nào về các hành giả Miến Điện, có đức tin tôn giáo mạnh mẽ, tôn sư trọng đạo, đạt đến giai đoạn trí tuệ dễ hơn, thường trong thời gian ngắn một cách đáng ngạc nhiên!

Tất cả chúng ta thường chạy theo cảnh của tâm phóng dật, hoang vu. Còn những người đó đạt đến đức tin thực thụ, có thêm phương tiện mạnh mẽ để ứng dụng và sử dụng. Nếu ta có thể nương tựa nơi đức tin sâu sắc, ta có khả năng giải quyết một cách hiệu quả hơn các nan giải trong khi hành thiền cũng như trong đời sống. Hơn thế nữa, ta có thể lợi dụng những khó khăn này, tương kế tựu kế để mang lại ích lợi và tu tiến vượt bậc lên.

Đôi khi sự e ngại luân hồi thúc đẩy pháp hành của chúng ta. Đây là lực đẩy. Lúc khác ta lại cảm nhận sự thanh tịnh và trí tuệ vô song của pháp cùng sự giác ngộ của Đức Phật một cách hứng khởi. Đây là lực kéo ta về.

ĐỨC TIN, đẩy hay kéo - nhắm mà HÀNH!

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 21868)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
04/01/2011(Xem: 5798)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
24/12/2010(Xem: 7352)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
28/11/2010(Xem: 6945)
Tài liệu này ghi lại phần luận của Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma trong quyển sách Bồ-Đề Đạt-Ma Quán Tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông, Phú Định, vào năm 1973, xuất bản bởi Nhà xuất bản Quế Sơn, Võ Tánh. Quán Tâm Pháp là tên chung cho ba thiên luận về Huyết Mạch, Ngộ Tánh và Phá Tướng.
11/11/2010(Xem: 20458)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
09/11/2010(Xem: 8269)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
25/10/2010(Xem: 3390)
Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và Tử, và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
16/10/2010(Xem: 1073)
1. Lý do chọn đề tài : Âm hưởng của cung đàn có thể dư ba mãi trong lòng thính giả bởi người nghệ sĩ tài ba. Tương tự, Phật giáo có thể trường tồn cùng lịch sử chính do Tăng già hoằng hóa.
11/10/2010(Xem: 1527)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này.
28/08/2010(Xem: 2274)
Rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Đức Phật như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến. Viết về đức Phật, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng giáo chủ, đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại; hoặc đề cập đến Ngài như là mộ nhà tư tưởng, một nhà tư tưởng cách mạng... Nhưng có rất hiếm các bản luận văn đề cập đến Ngài như là một nhà giáo dục lý tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]