Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Hạ thứ 27 tại Jetavana (năm -563)

02/03/201421:15(Xem: 14164)
35. Hạ thứ 27 tại Jetavana (năm -563)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


7- Hạ thứ 27 tại Jetavana (năm -563)

Thầy Vangìsa hộ trì sáu căn[1]

Đại đức Vangìsa nổi tiếng là một vị khất sĩ vừa có biện tài vừa có khiếu về văn chương. Thầy rất có tâm hồn thi sĩ nói riêng và nghệ sĩ nói chung. Hồi mới xuất gia, thầy được theo học với vị y chỉ sư của thầy là Thượng tọa Nigrodhakappa. Hai thầy trò cư trú tại một ngôi đền ở ngoại ô thành Sàvatthi. Sau khi trưởng lão Nigrodhakappa tịch, thầy về nhập chúng tại tinh xá Jetavana. Một hôm, thầy Vangìsa tâm sự với thầy Ànanda rằng tâm thầy không được an tịnh và khẩn cầu thầy Ànanda hóa giải dùm. Hỏi ra, thầy Ànanda biết rằng, vốn có tâm hồn nghệ sĩ, thầy Vangìsa thường cảm thấy rung động, xao xuyến trước nhan sắc của các tiểu thư đến cúng dường tại tinh xá. Thầy Ànanda nói :

Này huynh đệ Vangìsa, có nhiều vị khất sĩ trước kia cũng có tâm trạng như thầy đã được đức Thế Tôn dạy pháp quán bất tịnh. Huynh đệ nên quán chiếu tấm thân kiều diễm của nữ giới như một túi da mong manh chứa đầy dẫy những thứ bất tịnh bên trong như máu mủ, đờm dãi, phân, nước tiểu, chẳng bao lâu sẽ đến lúc già nua, bệnh hoạn, thân thể sẽ thúi nát, tan rã, chẳng còn gì là đẹp đẽ nữa. Trong khi đó Chánh Pháp, Tam Bảo là những gì quý giá, cao thượng, mang đến hạnh phúc chân thật cho mọi người, thì đó mới là cái đẹp xuất trần, thanh tịnh, vĩnh cửu.

“Hơn nữa, này huynh đệ, đức Thế Tôn lại thường nhắc nhở các vị khất sĩ phải tinh tấn thực tập hộ trì sáu căn, gìn giữ cho sáu căn được thanh tịnh. Mắt không nên dính sắc, phải biết sắc là vô thường, là khổ, là không, là vô ngã để sanh nhàm chán, ly tham, từ bỏ. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng thế. Đức Thế Tôn từng nói “Này các vị khất sĩ, mắt là một đại dương sâu thẳm, trong đó có đầy dẫy những loài thủy quái, những con nước xoáy và những đợt sóng ngầm rất nguy hiểm. Nếu không đi vững chắc trong chánh niệm, con thuyền nghiệp thức của quý vị sẽ bị những loài thủy quái, những con nước xoáy và những đợt sóng ngầm ấy nhận chìm trong biển sắc. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý của quý vị cũng là những đại dương sâu thẳm, trong đó có đầy những loài thủy quái ...”

"Này huynh đệ Vangìsa, tôi nghĩ rằng quán bất tịnh và hộ trì nhãn căn là những vị thuốc có thể chữa lành bệnh "nhãn thức" của huynh đệ.

Thầy Vangìsa tạ ơn Thượng tọa Ànanda, rồi từ đó thầy chuyên cần thực hành phép quán bất tịnh và hộ trì sáu căn. Thầy làm bài thơ tự tỉnh như sau :

Đã khoác áo cà-sa,

Tham dục còn theo đuổi

Như trâu nhớ lúa người,

Quả thật là hổ thẹn !

Con của nhà đại tướng

Tài giỏi nghề cung tên

Ngàn quân bắn tứ phía

Vẫn phá được vòng vây.

Nhưng nay giai nhân đến

Sao đành chịu bó tay !?

An trú nơi Chánh Pháp

Ta quyết thắng trận này.

Ta đã theo Thế Tôn

Dòng họ của mặt trời[2]

Trên đường về thong dong

Tình ta đà trọn gởi.

Do hộ trì sáu căn

Ta ung dung tiến bước

Phiền não dù vô lượng

Nào lay chuyển được ta ?

Thầy Vangìsa là người thông minh tài giỏi nên dễ vướng vào tâm trạng tự cao. Có lần thầy thầm có ý khinh miệt các thầy khác, nhưng nhờ tu tập chánh niệm, thầy tự nhận ra tánh xấu của mình nên làm bài thơ sám hối như sau :

Đệ tử Gotama,

Hãy đoạn trừ kiêu mạn !

Con đường kiêu mạn này

Chỉ đưa về khổ thú !

Kẻ kiêu mạn ngấm ngầm

Cũng đi về địa ngục

Huống chi là những kẻ

Vênh váo nhìn cuộc đời.

Học đạo, thấy đường ngay

Tâm hồn được an lạc

Niềm vui đó thật cao

Ta phải mau đạt tới.

Hãy tập giữ chánh niệm

Mới mong được tam minh.

Kiêu mạn đoạn trừ xong

Mới thành công thật sự.

Sau khi được Thượng tọa Ànanda khai thị, thầy Vangìsa đã vượt được nhiều chướng ngại. Thầy tiến bộ rất nhanh và đã được trưởng lão Sàriputta xác nhận. Ngày tâm thầy bừng sáng, thầy làm bài thơ sau đây :

Ngày xưa say thơ mộng

Ta phiêu bồng khắp nơi

Cảnh chợ rồi cảnh quê

May thay được gặp Phật.

Thế Tôn đã thương xót

Dạy cho ta pháp mầu

Nghe xong khởi niềm tin

Khoát áo người khất sĩ.

An trú trong Chánh Pháp

Kiên cố, ta một lòng

Nay chứng được tam minh

Đền ơn bậc tỉnh thức.

Hạt giống của mặt trời

Thế Tôn đà gieo rắc

Vì chúng sanh u tối

Người khai mở lối ra.

Bốn sự thật nhiệm mầu

Con đường tám nẻo chánh

An lạc và tự do

Nghĩa lời đều vi diệu.

Phạm hạnh đã cao siêu

Độ sanh càng khéo léo

Niết bàn cứu muôn loài

Ơn sâu người chỉ dạy.

Thầy Sàriputta, trong một buổi giảng dạy cho các vị khất sĩ trẻ, có đem trường hợp của thầy Vangìsa ra để làm gương. Thầy bảo trong bước đầu tu học, thầy Vangìsa cũng đã từng có những tình cảm và những tâm trạng yếu đuối, nhưng sau đó, nhờ tu học tinh chuyên pháp hộ trì sáu căn, thầy đã vượt thắng được mọi phiền não và chứng ngộ được diệu pháp. Hộ trì sáu căn là pháp môn rất mầu nhiệm để vững tiến trên đường đạo.

Các luận chấp và những câu hỏi siêu hình do đâu mà có[3]

Đại đức Isidattà, người xứ Avanti[4], là một khất sĩ trẻ tuổi nhưng có nhiều tài năng và đạo hạnh. Một hôm, thầy và chín Thượng tọa cao niên được mời tới thọ trai tại tư gia của cư sĩ Citta tại thị trấn Macchikasanda. Cư sĩ Citta là người có đạo tâm, tinh thông giáo lý và cũng được dân chúng ái mộ gần như cư sĩ Anàthapindika. Ông thường hay thỉnh các vị cao đức tới nhà để cúng dường trai phạn[5]và để học hỏi thêm về giáo lý. Sau khi cúng dường trai phạn xong, cư sĩ Citta đảnh lễ các vị khất sĩ rồi xin phép được ngồi xuống một bên. Ông từ tốn nêu câu hỏi sau đây :

Bạch chư thượng tọa, con đã được nghe kinh Brahmàjala (Phạm Võng), trong đó Phật nói về 62 luận chấp của các giáo phái đương thời. Con cũng từng nghe những câu hỏi về siêu hình như: Thế giới là hữu biên hay vô biên, vĩnh cửu hay phải đoạn diệt; linh hồn và thân xác là một hay là khác; con người sau khi chết thì cái gì còn cái gì mất, ... Bạch chư thượng tọa, do đâu mà có những luận chấp và những câu hỏi siêu hình ấy ?

Trước câu hỏi của cư sĩ Citta, tất cả các vị khất sĩ đều nín thinh. Citta lập lại câu hỏi này tới ba lần mà cũng không có vị khất sĩ nào lên tiếng trả lời cả. Vị khất sĩ trẻ Isidattà bỗng hướng về các vị trưởng lão, lên tiếng :

Bạch chư thượng tọa, con có thể trả lời câu hỏi đó của cư sĩ Citta được không ?

Này huynh đệ, thầy có thể trả lời nếu thầy muốn.

Hướng về cư sĩ Citta, thầy Isidattà nói :

Này đạo hữu, theo tôi nghĩ, sở dĩ có những luận chấp và những câu hỏi siêu hình ấy vì người ta còn vướng mắc vào ngã kiến. Một khi đã diệt được ngã kiến, người ta sẽ không còn luận chấp và thắc mắc như thế nữa.

Cư sĩ Citta lộ vẻ ngạc nhiên và thán phục. Song ông ta lại nói :

Xin đại đức vui lòng giảng rõ hơn.

Này đạo hữu, người không được gần các bậc thiện tri thức, không được học hỏi Giáo Pháp giác ngộ, thường chấp rằng thân thể này là ta, hoặc thân thể này là của ta, hoặc có ta trong thân thể này, hoặc thân thể này ở trong ta. Người ấy lại có thể chấp rằng cảm giác là ta hay là của ta. Người ấy lại có thể chấp rằng tư tưởng là ta hay là của ta[6]... Đó là người đang bị vướng vào ngã kiến. Chính vì bị vướng vào ngã kiến, chính vì chấp có cái ta thật sự, nên mới có cái chấp ta là cái này hay ta không phải là cái này, ta ở trong cái này hay cái này ở trong ta ...Do đó sinh ra 62 luận chấp mà đức Thế Tôn đã đề cập đến trong kinh Brahmàjala (Phạm Võng). Cũng chính vì chấp ngã nên mới sanh ra các thắc mắc về hữu biên hay vô biên, thường hay đoạn, còn hay mất, đồng hay khác, vân vân ... Này đạo hữu, một khi đã tu tập phá trừ được ngã kiến thì những luận chấp và những câu hỏi về siêu hình kia sẽ trở thành vô nghĩa.

Cư sĩ Citta hoàn toàn bị thầy Isidattà chinh phục. Ông kính cẩn hỏi :

Bạch đại đức, quê ngài ở đâu ?

Thưa đạo hữu, quê tôi ở Avanti.

Bạch đại đức, tôi nghe nói ở Avanti có một người trẻ tuổi tên Isidattà đã xuất gia. Đó là một thanh niên thông minh lỗi lạc. Chẳng hay đại đức có biết người đó không ?

Thưa đạo hữu, tôi có biết.

Thưa đại đức, vị khất sĩ tài đức ấy hiện đang ở đâu ?

Đại đức Isidattà im lặng. Cư sĩ Citta là người thông minh, ông biết ngay người đang ngồi trước mặt mình là Isidattà. Ông liền hỏi :

Có phải đại đức chính là đại đức Isidattà đó không ?

Thưa phải.

Vậy thì thật là quý hóa và hân hạnh cho tôi biết mấy. Bạch đại đức Isidattà, chúng tôi rất mong được đại đức đến viếng chúng tôi thường thường. Chúng tôi xin nguyện cúng dường đại đức tất cả những gì đại đức cần đến như thực phẩm, y phục, thuốc men và chỗ ở.

Thầy Isidattà im lặng. Sau đó các vị khất sĩ từ giã. Thầy Isidattà không có dịp nào trở lại nhà cư sĩ Citta nữa.



[1]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 465-469; Tạp A Hàm 1208-1221; Tương Ưng Bộ, chương 8, kinh 1-12; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 264: Vangìsa.

[2]Suryavamsa(Nhật Chủng: dòng họ mặt trời) là một trong năm họ của đức Phật. Bốn họ kia là Gotama(Cồ Đàm), Okkàka(Cam Giá), Sujàtà(Thiện Sanh) và Sàkya(Thích Ca).

[3]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 470-472; Tương Ưng Bộ, chương 41, kinh 3: Isidattà; Tạp A Hàm 570.

[4]Theo Geography of Early Buddhism thì xứ Avanticó thủ đô là Ujjeni. Xứ Avanti (A Bàn Đề) là một xứ nhỏ nằm giữa 3 xứ Magadha phía đông, Kosala phía bắc và Vatsa phía nam. Hiện nay Avanti là Màlwa Nimàr.

[5]Cúng dường Trai phạn(Trai diên, Trai hội) là cúng dường vật thực cho Tam Bảo, người thí và kẻ thọ đều phải lấy cung kính làm tông chỉ và phải cẩn thận gìn giữ 3 nghiệp thân khẩu ý được thanh tịnh. Cúng dường Trai tăng(Sanghikadana) là ngoài việc cúng dường vật thực lại cúng dường thêm các vật dụng hằng ngày.

[6]Đây là 62 kiến chấp: 5 uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) X 4 chấp (sắc là ngã, sắc là ngã sở, ngã ở trong sắc, sắc ở trong ngã; thọ là ngã, ...) X 3 đời (quá khứ, hiện tại, vị lai) + 2 chấp (có ngã, không ngã).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 3810)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa”
14/12/2012(Xem: 6911)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
19/06/2012(Xem: 6532)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
04/03/2012(Xem: 46214)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/01/2012(Xem: 2916)
Đức Thế Tôn thành đạo bằng con đường nào? Bằng con đường chí thiện, có nội dung đoạn trừ các lậu hoặc, để thành tựu Niết-bàn và giáo hóa chúng sanh. - Điểm Đến Chí Thiện Sau những ngày từ bỏ vương cung, cạo bỏ râu tóc, mặc áo hoại sắc, làm người xuất gia, Thế Tôn nói: “Mặc dù cha mẹ không bằng lòng, than khóc nước mắt đầy mặt, ta vẫn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống đời sống thoát ly gia đình. Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, đi tìm con đường vô thượng tối thắng, hướng đến tịch tịnh”.[1]
25/12/2011(Xem: 3024)
“Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ, xin Ngài hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu những vị này được nghe Chánh pháp họ sẽ thông hiểu” Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được, là sâu thẳm, là vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu, còn phần nhiều chúng sanh thì đam mê ái dục, chạy theo ái dục, khómà thấy được pháp lý duyên khởi, khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh…
08/01/2011(Xem: 2638)
Bạn có nghĩ rằng ta là người vĩ đại và quan trọng? Dĩ nhiên, hầu hết chúng ta đều nghĩ thế, ít nhất ra là vào một thời điểm nào đó. Nhưng mà rất khó để ôm giữ cái cảm giác quan trọng đó nếu bạn chịu khó suy xét đến cái thế giới không gian huyền diệu mà con người lần đầu tiên vừa thăm dò đến. Ta hãy nhìn nó như thế này:
07/01/2011(Xem: 2458)
Chiều 28-12-2000, phi trường Quốc tế Indra Gandhi, New Delhi rộn rịp đầy bóng những tăng ni sinh Việt Nam với những bó hoa tươi nhiều màu trên tay, những đôi mắt long lanh ngời sáng, những nụ cười hoan hỷ luôn nở trên môi… tất cả đang rộn ràng, hớn hở, chờ đợi đón phái đoàn hành hương từ Việt Nam sang do HT. Thích Trí Quảng, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung Ương GHPGVN, Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội TPHCM, và Tổng Biên tập báo Giác Ngộ làm trưởng đòan.Tháp Đại Giác ghi dấu sự thành đạo của đức Phật
05/01/2011(Xem: 2807)
Ngược dòng thời gian hơn 25 thế kỷ, kể từ thời điểm trọng đại đánh dấu một chiến công lẫy lừng trong lịch sử nhân loại, một con người bình thường bằng đấu tranh nội tại đã tự mình vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi. Một đại vĩ nhân xuất hiện. Những lời tuyên bố đầu tiên của Ngài mãi mãi về sau vẫn là một khúc ca khải hoàn, chấm dứt trường chinh chống bọn giặc Ma vương phiền não, đưa một con người từ phàm phu lên vị trí một Bậc Giác ngộ, Bậc Đạo Sư của trời người. Từ đó nhân gian tôn xưng Ngài là Đức Phật -- Bậc Giác ngộ tối thượng. Và như thế, hằng năm đến ngày mùng tám tháng chạp, mọi người con Phật trên khắp năm châu đều nô nức đón chào một sự kiện lịch sử: Đức Phật Thích Ca Thành Đạo. Hòa với niềm vui chung của muôn loài, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa Thành Đạo của Đức Bổn Sư.
05/01/2011(Xem: 3743)
Mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng Chạp, giới Phật giáo Bắc tông cử hành lễ kỷ niệm Ngày Thành đạo của đức Phật Thích Ca nhưng theo truyền thống Phật giáo Nam tông, ngày đức Phật Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo và Niết bàn đều là ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch. Riêng đối với tôi, ngày tháng Thành đạo là ngày nào không quan trọng mà vấn đề chính chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa của sự Thành đạo. Kỷ niệm đức Phật Thành đạo theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm để cùng tiến bước trên con đường chánh pháp, xây dựng cuộc sống an lạc tốt đạo đẹp đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567