Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Cảm Hóa Cô Dâu Hư!

05/11/201321:42(Xem: 28800)
29. Cảm Hóa Cô Dâu Hư!
mot_cuoc_doi_bia_3

Cảm Hóa Cô Dâu Hư !






Trở lại Kỳ Viên, liên tiếp mấy ngày hôm sau thì đức vua Pāsenadi và hoàng hậu Mallikā viếng thăm, nghe pháp, đặt bát cúng dường đức Phật và tăng chúng. Trưởng giả Cấp Cô Độc cũng không chịu thua đức vua, đặt bát cúng dường nhiều ngày hơn thế nữa.

Nhưng đức Phật biết, vị đại thí chủ này đang có nhiều chuyện buồn về gia đình, nên ngài hỏi:

- Tâm ông có vẻ có nhiều bất an, phải thế không, Sudatta (Tu Đạt, Cấp Cô Độc)?

Trưởng giả cất giọng rầu rĩ:

- Chỉ khi được làm phước, tâm đệ tử mới thư thái và mát mẻ. Chỉ khi nghe tin em trai của đệ tử, tỳ-khưu Subhūti tu hành rất tốt, để tử mới vui tươi và hoan hỷ!

- Ừ, Subhūti (Tu-bồ-đề) thì cả trí và hạnh đều viên mãn. Con trai của Như Lai thường trú tuệ không (trí bát-nhã) hay trú tâm từ (hạnh phương tiện) nên chư thiên thường ca tụng, tán thán rải hoa trời cúng dường... Vậy, ông còn mong gì nữa, hở Sudatta?

- Thưa, chẳng mong cầu gì nữa! Vợ con, ba đứa con gái đều hiền thiện, tốt lành... Nhưng chỉ đáng tiếc là cậu con trai, cô dâu, người làm công thì chưa xu hướng chánh pháp nên đệ tử rất buồn...

Thế là hôm kia, không báo trước, đức Phật ghé tư gia ông Cấp Cô Độc; và những pháp thoại của ngài đã làm cho cả nhà phát sanh đức tin trong sạch. Phu nhân của ông, bà Punnalakkhanā một đời hiền lương, chất phát, từ hòa. Cô con gái lớn là Mahā Subhadda, cô con gái thứ hai là Cūla Subhadda có tâm đạo nhiệt thành, đã đắc quả Tu-đà-hoàn; riêng cô con gái út lại đắc quả Tư-đà-hàm. Cậu con trai duy nhất của ông là Kāla thì lại ham chơi, ngỗ nghịch không bao giờ chịu nghe pháp... nhưng cuối cùng cũng bước được vào dòng thánh. Rồi toàn thể kẻ ăn người ở trong nhà cũng thấm nhuần giáo pháp, họ biết thọ trì ngũ giới và có người thọ bát quan trai giới...

Riêng cô con dâu, nàng Sujātā thì ông trưởng giả thưa rằng:

- Nó vốn là con nhà giàu có, được nuông chiều từ thuở nhỏ, lớn lên trong nhung lụa nên không biết gì về nhân tình thế thái, cách sống, cách đối xử với mọi người xung quanh. Đến nỗi nó cũng không nghe lời khuyên dạy của cha mẹ chồng, đôi khi lại hỗn hào tiếng một, tiếng hai. Chồng nó, nó cũng coi không ra gì. Nó cũng không biết tôn trọng, kính trọng, lễ bái đức Thế Tôn. Lúc nào đức Thế Tôn và tăng chúng đến nhà là nó trốn biệt ở trong phòng, khóa cửa lại!

Đức Phật mỉm cười, rải tâm từ đến cho cô rồi bảo người nhà gọi cô xuống. Cũng do năng lực tâm từ của đức Phật mà cô đã dịu dàng bước xuống, đảnh lễ ngài rất phải phép.

- Này Sujātā! Như Lai nghe rằng, trên thế gian có bảy hạng vợ, con có muốn nghe chăng?

- Dạ, con muốn nghe!

- Thứ nhất, người không có tâm bi mẫn, suốt đời không biết xót thương ai cả, súc vật, gia cầm sống quanh mình lại càng không! Người này không bao giờ có thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ nhã nhặn, ôn hòa. Người này không biết chăm sóc chồng, lo cho chồng. Người này dễ bị khêu gợi, bị lôi cuốn bởi ngoại cảnh; dễ bị kích thích làm chuyện trắc nết, hư hèn có khuynh hướng phá rối, quấy rầy chồng và mọi người trong gia đình chồng.

Thế gian gọi hạng vợ này là: Người vợ quấy rối! Con có phải là hạng vợ ấy không, này Sujātā?

- Bạch đức Thế Tôn! Con dẫu là con gái hư nhưng cũng chưa đến nỗi thuộc hạng ấy!

- Ừ, tốt! Đức Phật gật đầu rồi tiếp - Thứ hai, người hay phung phí của cải, tiền bạc của chồng và nhà chồng. Tất cả tài sản, gia sản có được do khối óc, bàn tay, mồ hôi, nước mắt của chồng tạo nên bằng nông nghiệp, thương mại hay các công nghệ... lần hồi, hạng vợ này vung tay phá tán hết sạch.

Thế gian gọi hạng vợ này là: Người vợ như quân trộm cắp! Con có phải là hạng vợ ấy không, này Sujātā!

- Con dẫu có tiêu pha chút ít, nhưng tiền bạc là của con. Con không thể là kẻ trộm cắp ấy được, thưa đức Tôn Sư!

- Ừ, tốt! Như Lai biết là con nói đúng. Bây giờ, qua hạng thứ ba. Đây là mẫu người làm biếng, tham ăn, cả ngày không làm gì cả; chỉ ưa ngồi lê chuyện gẫu, tán phào, la lối, gắt gỏng kẻ ăn người ở; còn sai khiến chồng làm chuyện này chuyện kia cho mình nữa.

Thế gian gọi hạng vợ này là: Người vợ mà như bà chủ! Con có phải là hạng vợ ấy không, này Sujātā?

- Dạ thưa không, con cũng chưa đến nỗi tệ mạt như thế đâu!

Đức Phật lại mỉm cười từ hoà:

- Con chỉ chút chút như thế thôi, không đến nỗi nào phải không con?

Cô Sujātā đỏ mặt, đáp lí nhí “Dạ...”

Đức Phật tiếp:

- Thứ tư, là loại người hiền lương, giàu lòng từ mẫn; chăm sóc chồng như bà mẹ hiền chăm sóc đứa con duy nhất. Lại còn thận trọng giữ gìn của cải, tài sản mà chồng tạo nên; trông nom và để ý từng ly, từng tí mọi chuyện trong gia đình chồng.

Thế gian gọi hạng vợ này là: Người vợ mà như bà mẹ! Con có phải là hạng vợ ấy không, này Sujātā?

- Thưa, con không dám được như thế!

- Thứ năm, người kính trọng, nể nang chồng; lúc nào cũng khiêm nhu, từ tốn, ôn hoà, hết lòng chăm sóc cho chồng như em gái đối với anh ruột của mình vậy.

Thế gian gọi hạng vợ này là: Người vợ mà như em gái! Con có phải là hạng vợ ấy không, này Sujātā?

- Thưa, con cũng không dám được như thế!

- Thứ sáu - đức Phật tiếp - Người đối với chồng luôn luôn vui vẻ, hoan hỷ trên sắc mặt như gặp lại người bạn rất thân xa cách lâu ngày. Luôn đối xử với chồng bằng tình cảm cao quý và chân thực.

Đây là hạng vợ mà như một người bạn! Con có được thế không, này Sujātā?

- Thưa, con không được như vậy!

- Thứ bảy, người luôn luôn vâng lời chồng, ngoan ngoãn, dễ dạy. Người mà cho dẫu bị chồng hăm dọa, hình phạt hoặc làm cái gì đó tổn hại đến mình vẫn trầm tĩnh chịu đựng mà không nổi giận, không có ác ý, không nuôi dưỡng tâm cố chấp.

Hãy gọi người ấy là hạng vợ mà như người tớ gái! Và con cũng không làm được như thế?

- Thưa vâng!

- Vậy trong bảy hạng vợ ấy, theo con, hạng vợ nào là tốt, hạng vợ nào là xấu?

- Thưa, vợ khuấy rối, vợ trộm cắp, vợ bà chủ thì xấu rồi, hỏng rồi! Còn vợ mà như bà mẹ, như em gái, như bạn, như người tớ gái đều tốt cả!

- Ừ, đều tốt! Đức Phật gật đầu rồi nhấn mạnh - nhưng hạng nào là tốt nhất?

- Như tớ gái là tốt nhất, bạch đức Tôn Sư!

- Tại sao?

Nàng Sujātā chợt nêu “chánh kiến” của mình:

- Có thể thế gian nghĩ rằng, vợ mà như người tớ gái là không tốt! Tại sao? Vì vợ mà như vậy thì lệ thuộc chồng, nô lệ chồng!

Còn nữa, nếu gặp phải người chồng độc ác, xấu xa mà cũng luôn luôn ngoan ngoãn nghe theo chồng, vâng lời dạy bảo của chồng hay sao? Phải biết nghĩ suy cái gì nên nghe theo và cái gì không nên nghe theo chứ? Cái gì cũng vâng vâng, dạ dạ, cúi đầu tuân phục, có nghĩa là dẹp bỏ luôn mọi cá tính, tư cách, tiếng nói trong cộng đồng gia đình mà mình còn có bổn phận và trách nhiệm của một người mẹ trong tương lai nữa!

- Chính xác! Đức Phật khen ngợi - Thế nhưng, tại sao, con xem vợ như người tớ gái là tốt nhất?

- Bạch đức Thế Tôn! Vì con sống trong một gia đình mà ai cũng tốt cũng lành cả, con cảm thấy con là kẻ tệ hại nhất! Tuy nhiên, như sống gần ánh sáng thì lần hồi tâm trí của con cũng được phát quang theo chứ!

Như giáo pháp mà đức Thế Tôn và chư vị trưởng lão thường giảng nói trong ngôi nhà này, như bố thí, cúng dường, năm giới, tám giới; đôi khi là tâm từ ái, tâm bi mẫn, nhẫn nại, không có ác tâm hại người hại vật, không có nóng nảy, đừng có chấp thủ... gì gì đó dẫu không muốn nghe, nhưng những lời vàng ngọc ấy vẫn cứ lọt vào tai, len sâu vào tâm trí của con.

Lại nữa, vẻ đẹp đạo đức, thiện mỹ trong ngôi nhà này đã được thiết lập, phát sáng... thì tại sao con lại không vâng vâng dạ dạ cúi đầu tuân phục?

Và nếu sống được như thế thì con tu tập được đức tính dễ dạy, nhẫn nại, vô hận, vô sân ... nghĩa là phát triển tâm từ, tâm bi không tốt hơn sao? Vậy nên, con vẫn xác định vợ mà như người tớ gái là tốt nhất, đối với trường hợp của con!

Lời phát biểu của cô gái được xem là hư xấu làm cho cả nhà đôi mắt phải mở to, kinh ngạc! Riêng ông trưởng giả Cấp Cô Độc có cảm giác như không còn tin vào đôi tai của mình nữa!

Chợt nhiên, nàng Sujātā quỳ sụp xuống:

- Xin đức Thế Tôn chứng giám cho con! Từ rày về sau, con sẽ thuộc hạng vợ như người tớ gái để phục vụ chồng và gia đình chồng!

Thế rồi, cả toàn thể đại gia đình ông bà trưởng giả cũng phủ phục bên chân đức Đạo Sư:

- Chúng con thật không dám tán thán, ca ngợi ân đức giáo hóa sâu dày của đức Tôn Sư nữa. Phải nói là cả cái kiến, con sâu, cọng cỏ, hạt bụi trong ngôi nhà này cũng phát tâm hoan hỷ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2015(Xem: 8425)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
29/01/2015(Xem: 5564)
Nam Mô Bồ Đề Thọ Hạ Đại Thắng Ma Quân Dạ Đổ Minh Tinh Đạo Thành Chánh Giác Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Sao Mai từ góc trời lên Tử sinh đã dứt não phiền đã tan Mười phương thế giới hân hoàn Mừng Đấng Giác Ngộ với ngàn lời ca.
27/01/2015(Xem: 8087)
DƯỚI GỐC CÂY NÀY, NẾU TA KHÔNG ĐẮC ĐẠO VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ, DẦU CHO TAN THÂN NÁT THỊT QUYẾT KHÔNG ĐỨNG LÊN. Lời nguyện vĩ đại trên Đức Phật đã đánh đổ tất cả thành trì, vương tước và khước từ cuộc sống vị kỷ, hạn hẹp tình vợ chồng con cái trong chốn nhung lụa, giàu sang của hoàng tộc. Lời nguyện siêu tuyệt trên Đức Phật đã băng rừng, lội suối trải qua bao gian khổ, nhọc nhằn hiểm nguy để tìm ra chân lý giải thoát khổ đau cho tất cả muôn loài.
24/12/2014(Xem: 15942)
Bộ tranh cuộc đời Đức Phật Buddha life story
19/01/2014(Xem: 7783)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
16/12/2013(Xem: 22599)
Viết xong cuộc đời ngài Tôi bần thần, dã dượi Sinh lực tổn hao Như thân cây không còn nhựa luyện Như sức ngựa đường dài Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
08/12/2013(Xem: 5350)
Con người sở dĩ có một vị trí đặc biệt trong các chủng loại động vật, là nhờ có một nhận thức về tư duy và có một tâm thức về linh học. Từ khi con người hiện hữu trên tinh cầu, vấn đề nhận thức được hoàn thiện từ sơ cơ cho đến tinh tường là nhờ trao đổi thông tin, giao tiếp và xử lý nhiều vấn nạn.
26/10/2013(Xem: 53432)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/06/2013(Xem: 8143)
Ý Nghĩa Phật Thành Đạo
18/05/2013(Xem: 5864)
Trong kinh điển Pāli không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật đã từng biết đọc biết viết cả(26)của H.W. Schumann, là một luận điểm võ đoán, nếu không nói là chưa phản ánh đúng sự thật lịch sử. Gần mười năm trước, lần đầu tiên tiếp cận tác phẩm Đức Phật lịch sử(1)của H.W. Schumann qua bản dịch của cô Trần Phương Lan, cảm giác đầu tiên của chúng tôi là sự kính phục về độ uyên bác của tác phẩm cũng như sự dấn thân khoa học của bản thân tác giả. Lời giới thiệu tác phẩm của HT.Thích Thiện Châu trong bản dịch tiếng Việt cũng đồng quan điểm này, khi ngài cho rằng: H.W. Schumann đã dày công nghiên cứu và xây dựng hình ảnh của Đấng Giác Ngộ như một người sống thật trong khung cảnh thật của Ấn Độ cổ đại, với những nhận xét khách quan của một học giả nghiên cứu có hệ thống rõ ràng theo phương pháp khoa học. Cái nhìn của học giả H.W. Schumann về Đức Phật có vẻ khác lạ với quan niệm về Đức Phật của Phật tử Việt Nam, nhưng đó chính là điều bổ ích làm tăng giá trị của quyển sách trong sự đóng góp vào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567