Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Mùa An Cư thứ ba

26/10/201318:52(Xem: 22241)
09. Mùa An Cư thứ ba
Mot cuoc doi bia 02




MÙA AN CƯ THỨ BA

(Năm 585 trước TL)

Ôi! Hạnh Phúc Quá!


Nghe tin đức Phật trở về, tôn giả Moggallāna cùng các vị trưởng lão như Assaji, Yasa, Nadīkassapa, Gayākassapa... đồng đến đảnh lễ và vấn an sức khỏe của ngài. Rồi sau đó, lần lượt chư tỳ-khưu trong tu viện và lác đác các nơi tìm đến; đức Phật phải mất hết mấy ngày để giáo giới, nhắc nhở nếp sống kỷ cương, phạm hạnh. Đức vua Seniya Bimbisāra cùng hoàng hậu Videhi và một số quan cận thần vui mừng đến đảnh lễ Phật và thăm hỏi chuyến về thăm quê hương của ngài. Thấy các ông hoàng Sākya xuất gia, đức vua rất cảm động, hoan hỷ; ông cũng đặc biệt nắm tay, ân cần, bịn rịn chú sa-di Rāhula! Khi đức vua gợi ý muốn cúng dường bất kỳ loại tứ sự nào, Rāhula đều lắc đầu từ chối, bảo là đời sống sa-môn lấy tri túc và thiểu dục làm hạnh phúc! Nghe vậy, đức vua vừa ái ngại, vừa kính trọng vừa thương cảm, chạnh nghĩ đến con trai của mình, hoàng tử Ajātasattu, không biết được mấy phần nhận thức chín chắn của Rāhula!

Chương trình an cư kiết hạ năm thứ ba tại Trúc Lâm được hai vị đại đệ tử và các vị trưởng lão hoạch định rồi đệ trình lên đức Phật, ngài không bổ sung gì thêm, chỉ lưu ý dành nhiều thì giờ để giáo giới các vị tân tỳ-khưu! Riêng đức Phật, ngài đã mất trọn nửa tháng, vào các buổi chiều để thuyết giáo, hướng dẫn cặn kẽ thiền định và tuệ quán cho nhóm quý tộc Sākya!

Các tỳ-khưu quý tộc dòng Sākya, ban đầu thật là khó khăn khi thích ứng với đời sống mới; nhưng qua một tháng sau, ai cũng tìm được sự an lạc, thảnh thơi! Đức Phật biết được sự diễn tiến trong đời sống tu tập của họ nên bao giờ ngài cũng thuyết những bài pháp hỗ trợ đúng lúc, đúng thời!

Tỳ-khưu Bhaddiya, sau khi nắm đề mục từ đức Thế Tôn, ông tinh cần tu tập. Đêm kia, ngồi dưới gốc cây, đi sâu vào định, ông cảm nhận một niềm phúc lạc vô biên chưa hề có ở trong đời, hoan hỷ quá, ông thốt lên:

- “Ôi! Hạnh phúc quá! Hạnh phúc quá!”

Lúc ấy, trời khô ráo, dưới ánh trăng mờ, nhiều vị tỳ-khưu hành thiền gần đấy, nghe được, biết là lời “cảm thán” của vị cựu tổng trấn danh uy một thời! Họ tưởng rằng, vị tân tỳ-khưu Bhaddiya không kham nổi cuộc sống cơ cực của sa-môn, tưởng nhớ đến đời sống ngũ dục xa hoa vương giả cũ, nên trình lại với đức Phật, mong nhờ ngài quan tâm sách tấn!

Chiều hôm sau, sau buổi pháp thoại, đức Phật nói với Bhaddiya:

- Có phải thế không, này Bhaddiya! Đêm hôm qua, trong lúc thiền tọa, ông đã bất giác thốt lên:“Ôi! Hạnh phúc quá! Hạnh phúc quá!” Điều ấy là đúng sự thật hay không đúng sự thật?

- Quả đúng như thế, bạch đức Thế Tôn!

- Tại sao ông lại thốt lên cảm hứng ngữ như thế, hãy trình bày lý do ấy cho hội chúng cùng nghe!

- Bạch đức Thế Tôn! Hơn mười mấy năm làm tổng trấn, cai quản suốt cả vùng lãnh thổ phương bắc Sākya, đệ tử đã từng thao thức trăn trở ngày đêm. Bên ngoài thì giữ yên lãnh thổ, đánh dẹp các toán thổ phỉ hung bạo; bên trong thì làm thế nào cho dân chúng có được cuộc sống bình yên, cơm no, áo ấm! Tuy nhiên, giàu sang, phú quý và quyền lực có thể làm cho tâm địa con người dễ sinh ra hư hỏng; do vậy, thù trong, giặc ngoài làm cho đệ tử luôn luôn nơm nớp lo sợ mặc dầu quân túc vệ canh gác suốt ngày đêm! Kể cả các vị quan thân tín nhất cũng phải đề phòng! Phản trắc, láo lường, đục khoét của công, tham nhũng, hối lộ của giới chức thuộc quyền không những có thể nguy hại đến tính mạng của đệ tử mà còn nguy khốn cho cả vương quốc! Sợ hãi, bất an là tâm lý thường trực! Phiền não, lo lắng, nghi kỵ luôn chập chờn trước mắt như một ám ảnh, ngày cũng như đêm!

Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử đi xuất gia không phải do tự nguyện mà dường như bị ép buộc bởi lời hứa với vương tử Anuruddha! Tuy nhiên, vì uy đức của Thế Tôn, vì giáo pháp nhiệm mầu mà đệ tử được nghe, vì cảm mến tâm hồn thánh thiện của Anuruddha nên đệ tử đã khẳng khái phất tay từ bỏ tất cả! Đêm hôm qua, giữa nửa khuya thanh vắng, đệ tử cảm nhận một sự thanh thản chưa từng có ở trong đời! Ngồi một mình, đệ tử thấy rõ, mình chẳng có gì để mất, chẳng có gì để sợ, chẳng có gì phải quan tâm, lo lắng, đề phòng! Hoàn toàn rỗng rang, thanh bình và tự tại! Với ý nghĩ như vậy, đệ tử đi vào thiền định một cách dễ dàng, đi vào các tầng thiền một cách ổn định, vững chắc! Thế rồi, các trạng thái hỷ, lạc, nhất tâm chúng tẩm mát, no đầy thân tâm của đệ tử làm cho đệ tử cảm nhận sâu sắc, tế vi, thậm mật hạnh phúc của thiền duyệt! Chính lúc ấy, không dừng được, đệ tử đã thốt lên cảm hứng ngữ kia, đã làm cho huynh đệ phiền lòng, làm cho đức Thế Tôn phải quan tâm, đệ tử cảm thấy mình có lỗi vậy. Kinh xin đức Thế Tôn và đại chúng cho đệ tử được sám hối!

Sau lời tự sự gan ruột của tỳ-khưu Bhaddiya, hội trường chợt yên lặng như tờ! Ai cũng nhìn vị cựu tổng trấn bằng tia mắt kính trọng và đầy thiện cảm!

Đức Phật mở lời tán thán:

- Ông hoàn toàn không có lỗi, mà ngược lại, câu chuyện này cần phải được tán dương và kể lại cho nhiều người nghe! Để cho mọi người cùng thấy rằng: Quyền lực, danh vọng, địa vị chỉ đem đến lo lắng, sợ hãi, bất an và đau khổ! Và chỉ có đời sống khước từ, xả ly, vô sản, bần hàn, độc cư, thiền định mới đem đến an bình và hạnh phúc thật sự!

Thời gian sau, nhờ miên mật công phu, gia công thiền quán, tỳ-khưu Bhaddiya đắc được Tam minh, làm xong những việc cần phải làm của sa-môn hạnh! Trong lúc đó, tỳ-khưu Ānanda chứng được quả vị Nhập Lưu; tỳ-khưu Anuruddha có được Thiên nhãn thông; tỳ-khưu Kimbila và Bhagu đắc A-la-hán quả; tỳ-khưu Devadatta không đắc thánh quả nào nhưng lại đắc được Ngũ thông! Riêng tỳ-khưu Upāli, người thợ cạo không đắc được gì cả, nhưng luôn được đại chúng khen ngợi về oai nghi, cử chỉ; tôn trọng các điều học được chế định một cách nghiêm túc, không có một khiếm khuyết nào về giới hạnh!

Vậy là tất cả họ đã đặt được những bước chân an toàn và vững chắc trên mảnh đất của giáo pháp!










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2024(Xem: 177)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
14/04/2024(Xem: 162)
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: -Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật? Sư đáp: -Nếu tu để ngộ được tâm Phật, an nhiên tự tại như chư Tổ và các thánh tăng thì khác. Còn muốn trở thành một vị Phật lại khác. Về hình dáng: Phải cao. dung mạo phải đẹp đẽ, oai nghi, không khiếm khuyết bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể. Về thân thế: Phải là vua, hoặc thái tử, hoàng tử của một vương quốc. Nếu là các nước cộng hòa thì phải là tổng thống, thủ tướng. Phải có chức vụ cao tột đỉnh như vậy để sau này không còn ham mê danh vọng nữa. Phải là con của một tỷ phú thừa kế một tài sản khổng lồ để sau này không còn ham mê tiền bạc. Một vị Phật không thể xuất thân từ một gia đình thấp kém, bần hàn, là con mồ côi hay con của một gia đ
24/03/2024(Xem: 832)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
23/03/2024(Xem: 989)
Đêm mùng tám tháng hai, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc vượt thành ra đi, sau đó vượt sông Anoma để hướng về phương trời cao rộng. Đây là một cuộc vượt thoát vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người. Ngài từ địa vị một ông hoàng với đầy đủ ngũ dục lục trần, có tất cả những gì mà con người mong cầu nhưng ngài buông bỏ tất cả. Ngài vượt thành và trở thành bậc xuất trần vĩ đại. Vượt thành, vượt sông đã khó nhưng thiên hạ cũng làm được, duy vượt qua ngũ dục lục trần, vượt thoát luân hồi sanh tử thì cho đến lúc này cũng chỉ có ngài mà thôi. Cuộc vượt thành của ngài đã mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Ngài đã khai phá con đường sáng, con đường giải thoát, giác ngộ đi đến niết bàn.
11/03/2024(Xem: 952)
Thị hiện dương trần… Phật xuất gia Nhân lành cõi thế… giảng sanh già (*) Nhìn quanh khắp chốn thường đau khổ Ngộ thấu trong cung chẳng ngọc ngà… Bởi lấy tâm từ mà thoát khỏi Do tường nghĩa lớn biết vần qua Nguyền cho thảy thảy lên đường giác Đức hạnh khuyên tu chớ vướng tà
23/01/2024(Xem: 492)
Bồ-đề-đạo-tràng, Ấn độ, vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024 rất rộn rịp với nhiều sự kiện Phật giáo quan trọng như Đức Đạt Lai Lạt Ma về thuyết giảng ba tuần (từ ngày 29/12/2023-20/01/2024)1, Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo (do Hội Công Đức Phật Giáo Thế Giới, World Buddhist Merit Society, tổ chức tại Bồ-đề-đạo- tràng vào ngày 17/01/2024) và Hội Trùng Tụng Tam Tạng Pali (tại Bồ-đề-đạo-tràng, ngày 2-12/12/2023).2 Trong bài viết này xin được giới thiệu Đại Lễ Vía Phật Thích Ca Thành Đạo.
21/01/2024(Xem: 342)
Một sáng bên dòng sông Ni Liên Một Người chứng Đạo độ nhân thiên Xa hẵn bến mê lên bờ Giác Bước vào dòng Thánh dứt não phiền Từ lúc vượt thành lúc đêm khuya Xa vợ lìa con quyết xuất gia Bỏ lại sau lưng quyền thái tử Vì tìm đạo vượt Anoma Sáu năm khổ hạnh chốn rừng già Thương xót chúng sanh quyết tìm ra Con đường thoát khổ lìa sanh tử Đem lại an vui đến mọi nhà
16/01/2024(Xem: 1806)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
15/01/2024(Xem: 839)
Kính mời tứ chúng khắp nơi trên thế giới! Cùng nhau tưởng niệm, ngày lễ quan trọng thiêng liêng Mùng tám tháng 12 âm lịch thường niên, (1) Ngày Đức Phật, từ người mê thành người giác! Là ngày Đức Phật ngộ đạo từ bi, trí tuệ giải thoát! Một sáng sao mai, sau 49 ngày thiền định kết quả hành trình nỗ lực lớn lao! “Của bao tháng ngày tầm sư, sáu năm khổ hạnh mòn hao Vẫn thất bại vì phương pháp tu không chính xác
13/01/2024(Xem: 553)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567