Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hướng về thành đạo

02/01/201211:00(Xem: 2906)
Hướng về thành đạo
phatthanhdao-01

HƯỚNG VỀ THÀNH ĐẠO

Thích Thái Hòa

ducthichcathanhdao3smĐức Thế Tôn thành đạo bằng con đường nào? Bằng con đường chí thiện, có nội dung đoạn trừ các lậu hoặc, để thành tựu Niết-bàn và giáo hóa chúng sanh.

- Điểm Đến Chí Thiện

Sau những ngày từ bỏ vương cung, cạo bỏ râu tóc, mặc áo hoại sắc, làm người xuất gia, Thế Tôn nói: “Mặc dù cha mẹ không bằng lòng, than khóc nước mắt đầy mặt, ta vẫn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống đời sống thoát ly gia đình. Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, đi tìm con đường vô thượng tối thắng, hướng đến tịch tịnh”.[1]

Như vậy, điểm cùng đích mà khi xuất gia Thế Tôn hướng tới là điểm chí thiện. Cùng đích của chí thiện là Diệt đế tức là Niết-bàn hay tịch tịnh tuyệt đối. Vì sao? Vìnó là đời sống không còn bị sanh, già, bệnh, chết chi phối. Cùng đích của chí thiện là vô sanh, bất diệt, nơi không còn bất cứ một bóng dáng nào của tham dục và ngã tưởng.

- Đường Lớn Mở Ra

Thế Tôn đã đi đến cùng đích của chí thiện bằng con đường nào? Bằng con đường Thánh đạo tám chi.

Dođi trên cao đường nầy, Thế Tôn đã vượt ra khỏi hai cực đoan là khổ hạnhép xác và buông lung trong các dục. Sống với đời sống ép xác khổ hạnh, khiến con người có cái nhìn lãnh cảm với cuộc đời và hờ hững với những gì đang hiện hữu; và sống với tâm buông lung trong các dục, khiến cho con người quá nhiệt tình với các nhu cầu của lòng tham, nên bị mù quáng và chết điếng bởi nó.

Nên, Thánh đạo tám chi, con đường vượt ra khỏi hai cực đoan ấy, để đi đến cùng đích của chí thiện và Thế Tôn đã điđến cùng đích ấy bằng con đường nầy.

Vì vậy, đức Thế Tôn nói: “Nầy các Tỳ-kheo! Quý vị tu tập, cần phải từ bỏ hai cực đoan ấy. Tôi sẽ nói cho quý vị biết về con đường Trung đạo, quý vị phải hết lòng nghe, ghi nhớ và nỗ lực thực hành!

Thế nào là con đường Trung đạo? Đó là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Con đường đủ tám yếu tố như vậy, gọi là Trung đạo. Đây là con đường đi tới an lạc, trí tuệ,giác ngộ và Niết-bàn”. [2]

Như vậy, Thế Tôn thành đạo là do Ngài đã tự mình đi trên con đường nầy và con đường lớn đã mở ra, dẫn Ngài đến chỗ an lạcchí thiện, trí tuệ minh triệt, giác ngộ tối thượng và Niết-bàn tuyệt đối.

- Đoạn Trừ Lậu Hoặc Và Chứng Tam Minh

ThếTôn đoạn trừ các lậu hoặc bằng con đường nào? Bằng con đường thiền quánvới sự có mặt của Chánh tư duy, sau khi đã đi qua hỷ lạc, do các loại thiền định từ Sơ thiền đến Tứ thiền đem lại, Ngài dừng lại ở nơi Tứ thiền, với tâm thuần tịnh, không còn các bóng dáng của khổ thọ, lạc thọ,ưu thọ, hỷ thọ và niệm tưởng, và bấy giờ Ngài đi vào thiền quán, lấy “lão tử” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “sanh”; lấy “sanh” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “hữu”; lấy “hữu” làm đối tượng tư duy để thấy rõ“thủ”; lấy “thủ” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “ái’; lấy “ái” làm đốitượng tư duy để thấy rõ “thọ”; lấy “thọ” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “xúc”; lấy “xúc” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “lục nhập”; lấy “lụcnhập” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “danh sắc”; lấy “danh sắc” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “thức”; lấy “thức” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “hành”; lấy “hành” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “vô minh”; lấy “vô minh” làm đối tượng tư duy để thấy rõ “vô minh” diệt, thì “hành”diệt; “hành” diệt, thì “thức” diệt; “thức” diệt, thì “danh sắc” diệt; “danh sắc” diệt, thì “lục nhập” diệt; “lục nhập” diệt, thì “xúc” diệt; “xúc” diệt, thì “thọ” diệt; “thọ” diệt, thì “ái” diệt; “ái” diệt, thì “thủ” diệt; “thủ” diệt, thì “hữu” diệt; “hữu” diệt, thì “sanh” diệt; “sanh” diệt, thì “lão tử” diệt.

Sau khi đã tư duy và thấy rõ như vậy, Ngài liền thấy và biết một cách như thật rằng, chính “ái, thủ và hữu” là tác nhân và tác duyên hiện tại để “sanh lão tử” có mặt; và “vô minh, hành” là tác nhân, tác duyên quá khứ để cho “thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ” có mặt, và toàn bộ “khổ uẩn” đời nầy và đời sau có mặt, nên Ngài đã dùng năng lực của Giới, Định và Tuệ hay các yếu tố trợ đạo và chánh đạo, để chặt đứt “ái, thủ và hữu”; chặt đứt “vô minh và hành”, khiến các lậu hoặc đều dứt sạch; và bằng tuệ giác, Ngài đã soi chiếu vào tự thân, thấy rõ nhân duyên của mình, từ một kiếp, hai kiếp cho đến vô lượng kiếp, trong quá khứ với tên như vậy, với dòng họ như vậy, với cha mẹ như vậy, với quốc độ như vậy, với hành nghiệp như vậy...với sự thấy rõ như vậy,gọi là Túc mạng minh. Ngài đã chứng minh nầy, cuối canh một của đêm Thành đạo.

Tiếp tục thiền quán, Ngài dùng tuệ giác để soi chiếu nhân duyên và nghiệp quả của chúng sanh, Ngài đã thấy rõ nhân duyên và nghiệp quả của những loài chúng sanh sinh ra từ sựẩm ước; từ trứng; từ thai; và từ sự biến hóa. Sự thấy rõ như vậy, gọi là Thiên nhãn minh. Ngài chứng minh nầy vào cuối canh hai của đêm Thành đạo.

Ngài vừa chứng Thiên nhãn minh, thì ngay lúc ấy, sấm sét nổ tung vang trời, mưa bắt đầu tuôn xuống xối xả. Nhưng Ngài vẫn điềm nhiếnbất động, dẫn tâm hướng đến Lậu tận trí và biết đúng như thật: đây là khổ; đây là tập khởi của khổ; đây là sự vắng mặt của khổ; và đây là con đường chấm dứt sự khổ.

Sau khi đã có Chánh kiến như vậy rồi, Ngài lại tiếp tục quán chiếu để thấy rõ:

“Đây là những ước muốn mê lầm. Đây là những kiến thức mê lầm. Đây là những mê lầm do vô minh.

Đâylà nguyên nhân của sự ước muốn mê lầm. Đây là nguyên nhân của những kiến thức mê lầm. Đây là nguyên nhân của sự mê lầm do vô minh.

Đâylà sự vắng mặt của những nguyên nhân mê lầm. Đây là vắng mặt nguyên nhân của những kiến thức mê lầm. Đây là sự vắng mặt của những nguyên nhân sinh khởi vô minh.

Đây là con đường đưa đến sự diệt tận những ước muốn mê lầm. Đây là con đường đưa đến sự diệt tận những kiến thức mê lầm. Đây là con đường đưa đến sự diệt tận những mê lầm do vô minh”.

Bằng con đường thiền quán, soi rọi tâm thức như thế, Ngài đã loại trừ hết thảy dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Ngài tự biết mình đãgiải thoát hoàn toàn, không còn bị ràng buộc bởi bất cứ lậu hoặc nào vàtự tuyên bố:

“Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc đáng làm đã làm xong, vĩnh viễn không còn tái sanh nữa”.

VớiChánh kiến đối với các lậu hoặc ở nơi tự tâm như vậy, gọi là Lậu tận minh. Ngài đã chứng được minh nầy, vào cuối canh ba của đêm Thành đạo.

Cùngngay lúc ấy, Ngài quán chiếu, thấy rõ mọi nhân duyên của hết thảy mọi ngôn ngữ và âm thanh, nên Ngài đã chứng Thiên nhĩ thông. Tiếp tục thiền quán, Ngài chứng được Tha tâm thông, biết rõ tâm của hết thảy chúng sanh. Và ngay sau đó, Ngài chứng luôn Thần túc thông, không còn bất cứ một chướng ngại nào đối với bước chân đi của Ngài.

Chướng ngại đã qua, nắng ấm đã lên, Ngài nhìn muôn vật mỉm cười và tự nhủ:

“Cửa vô sanh bất diệt đã mở ra, Đạo lớn đã thành”. Bấy giờ là vào ngày mồng 8 tháng 12 âm lịch, lúc Ngài 35 tuổi.[3]

- Thành Đạo Và Hoằng Pháp

Saukhi đức Thế Tôn, đoạn sạch hết thảy lậu hoặc, chứng đắc Tam minh và thành tựu Lục thông, Ngài thành bậc Như Lai, A-la-hán, bậc Vô thượng giác với đầy đủ mười phẩm tính giác ngộ.

Ngài nói: “Này các Tỳ kheo! Trong toàn thể thế giới, Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị chiến bại, toàn tri, toàn kiến, được tự tại, do vậy được gọi là Như Lai”.[4]

Và ở trong kinh Mật Hoàn, đức Thế Tôn đã khẳng định sự thuyết pháp của Ngài cho những người chất vấn rằng: “Ngài thuyết pháp không phải để tranh luận với một ai giữa đời”.[5] Và Tôn giả Mahakaccana đã nói cho các hiền giả về sự thuyết pháp của Thế Tôn rằng: “Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp chủ, NhưLai”. [6]

Sau khi thành đạo, với cái biết như vậy, với cái thấy như vậy, với Chánh pháp như vậy... sau nhiều tuần lễ yên lặng quán chiếu, Ngài đã thương đời, thương chúng sanh chìm đắm trong vô minh khổ hải sinh tử, nên Ngài đã đến vuờn Nai để chuyến vận Pháp luân, kêu gọi năm anh em Kiều Trần Như, nên từ bỏ hai cực đoan: một là ép xác khổ hạnh; hai là buông lung trong các dục; và hãy thực hành Trung đạo là Bát chánh đạo. Sau đó Ngài chuyểnvận pháp luân Tứ Thánh Đế ba lần gồm: thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển với đầy đủ mười hai hành tướng cho năm anh em Kiều Trần Như. Từ đó Phật, Pháp, Tăng có mặt một cách đầy đủ cả sự và lý ở trong thế gian. Phật là đấng Thế Tôn, Pháp là Bát Thánh đạo, trục quay của Tứ Thánh Đế và Tăng đoàn có mặt đầu tiên là năm anh em Kiều Trần Như, được thiết lập trên nền tảng Thánh đạo với bản thế thanh tịnh và hòa hợp.

Bấygiờ, Tăng đoàn của Thế Tôn càng ngày càng lớn mạnh, chánh pháp càng lúccàng được tuyên dương rộng rãi, rạng ngời khắp xứ Ấn độ bấy giờ.

Đốivới sự nghiệp hoằng pháp, đức Thế Tôn dạy: “Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả nỗ lực thiên kiến, tùy miên về mọi chấp trước kiến xứ, sự an tịnh của mọi hành động, sự vứt bỏ mọi chấp trước, sự diệt trừ khát ái, để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn”.[7]

Nhưvậy, sau khi thành đạo, đối với con đường hoằng pháp, Ngài nói: “Ngài thuyết pháp không quan tâm đến sự tôn trọng hay không tôn trọng của thế gian mà vì là trách nhiệm của Ngài đối với đời”.[8]

Nói một cách khác, vì thương chúng sanh thọ khổ mà Phật có mặt ở trong thế gian và thuyết pháp, giáo hóa đem lại Chánh kiến và sự an ổn cho cõi đời. Trong sự giáo hóa và thuyết pháp của Ngài đã có sự thống nhất và xuyên suốt một mục đích duy nhất như Ngài nói: “Chư Tỳ kheo! Xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ”.[9]

Với lý tưởng hoằng pháp đểdiệt khổ cho chúng sanh, Thế Tôn sau khi thành đạo, Ngài đã lên đường chuyển vận bánh xe chánh pháp đầu tiên tại vườn Nai và thành lập Tăng đoàn, để cùng Ngài hoằng pháp, đem những điều tốt đẹp, cao quý do Ngài đã giác ngộ truyền bá cho nhân loại khắp cả muôn nơi.

Giáo lý do Ngài giảng dạy không hề có sự tranh hơn thua với ai, mà chỉ nhắm thẳng tới sự diệt tận khổ đau cho con người, nếu con người biết chấp nhận pháp, nương tựa pháp và hành trì theo pháp, thì nhất định ngay trong đờisống nầy khổ đau sẽ bị diệt tận.

Ở trong các kinh điển, đức Phậtđã dạy rằng: “Những ai đến với Ngài không phải để nói hay để tranh cãi mà đến để thấy và chứng ngộ”.

Tăng đoàn có mặt giữa cuộc đời và đi khắp thế gian, cũng chỉ vì mục đích ấy, chứ không vì bất cứ mục đích nào khác. Nghĩa là không tranh giành hơn thua với ai, với đoàn thể nào, mà chỉvì lợi ích và an lạc cho đa số; vì lòng thương đối với cuộc đời, mà thuyết pháp giáo hóa chúng sinh, khiến cho chúng sanh không bị tham dục, sân hận và si mê ám hại, như đức Phật nói ở trong kinh Đại bổn:

“Nàycác Tỳ kheo! Hãy đi cùng khắp, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng với đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài người, loài trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ.

Nàycác Tỳ kheo! Hãy thuyết giảng Chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ đời sống phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe giảng Chánh pháp sẽ bị nguy hại”.[10]

- Kỷ Nguyên Mới

Nhưvậy, ta thấy ngày Thành đạo của đức Thế Tôn đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới. Một kỷ nguyên của Chánh kiến, thấy rõ thế gian là vô thường và những gì cấu tạo nên nó chỉ là do quan hệ duyên khởi và trống rỗng tự ngã. Những nỗi khổ đau của con người ở trong thế gian không do một ai có thẩm quyền áp đặt, mà chính là do lòng tham dục, tính hận thù và sự kiêu căng nơi tâm họ tạo nên.

Tâm cũng vô thường như bất cứnhững sự vô thường nào ở trong thế gian, nên những khổ đau của con người không phải là tuyệt lộ. Nó có thể thay đổi khi nhân và duyên của của nó được thay đổi. Nhân và duyên làm thay đổi khổ đau của thế giới con người là Bát Thánh Đạo. Thực hành Bát Thánh Đạo, do đức Phật công bốtại vườn Nai, sau khi Ngài thành đạo, trong thời thuyết giảng đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, thì những khổ đau của thế giới con người sẽ bị diệt tận.

Nên, ngày Thành đạo của Thế Tôn đã mở ra cho nhânloại, một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên của Chánh kiến, Chánh tư duy,...từ bậc Giác ngộ hoàn toàn. Và một niềm tin mới, một niềm tin mọi khổ đau của con người có thể diệt tận và hạnh phúc, an lạc của con người có thể có mặt ngay trong đời sống này.

Lại nữa, ngày Thành đạo của đức Thế Tôn lại mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên từ bỏ mọi huyền đàm, suy tưởng, và phải biết đối diện với cái thực tế trướcmắt, là khổ và diệt khổ, bằng con đường thực nghiệm, đoạn tận phiền nãoở nội tâm, chứ không phải bằng con đường nô lệ thần linh qua việc tế tự, lễ nghi để cầu xin ban ân sủng hay tìm cầu chạy bươn theo hướng trụcvật.

Lại nữa, ngày Thành đạo của đức Thế Tôn, đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên của ý thức tự giác và tự nguyện. Tự giác và tự nguyện học đạo, tự giác và tự nguyện tầm đạo, tự giác và tự nguyện ứng dụng đạo, tự giác và tự nguyện chứng đạo, tự giác và tự nguyện hoằng đạo, để đem lại sự an bình và tốt đẹp cho cuộc đời.

Chínhý thức tự giác, tự nguyện ấy là khởi điểm cho mọi nền tảng hạnh phúc vàvăn minh của nhân loại. Con người không thể nào có hạnh phúc, khi bị người khác sai sử. Nếu bị người khác sai sử làm vua, làm tổng thống, làmngười xuất gia cho đến ngay cả bị sai sử làm hòa thượng đi nữa, vẫn bị khổ đau như thường. Nó khổ đau, vì những việc làm ấy không có gốc rễ từ ýthức tự nguyện và tự giác. Và xã hội loài người không thể nào có văn minh, tiến bộ, nếu trong những lãnh vực sinh hoạt của chúng, thiếu ý thức tự giác và tự nguyện này.

Vì vậy, ngày Thành đạo của đức ThếTôn là ngày mở ra một kỷ nguyên mới, về đời sống ý thức tự giác và tự nguyện để làm lực đẩy xã hội loài người đi lên.

Và ngày Thành đạocủa đức Thế Tôn là ngày không những mở đầu cho sự có mặt của trí tuệ toàn hảo của bậc Đại Giác Ngộ, mà còn là ngày khởi đầu hạnh nguyện đại bi và trách nhiệm giáo hóa của Ngài đối với muôn loài như Ngài đã nói:

“Ngàithuyết pháp không quan tâm đến sự tôn trọng hay không tôn trọng của thếgian mà vì là trách nhiệm của Ngài đối với đời”.[11]

Với trách nhiệm ấy, không đến với Ngài từ bất cứ quyền uy nào, mà từ ý thức tự nguyện, tự giác với đầy đủ hai chất liệu của đại trí và đại bi, khiến cho ngày thành đạo của Ngài đối với nhân loại là một nhu cầu khẩn thiết và trở thành bất tử trong lịch sử văn minh củathế giới con người.

Lịchsử ấy chỉ có nghĩa đích thực, khi nào những người đệ tử của Ngài, có đời sống biết nương tựa Pháp, học Pháp, hành theo Pháp và chứng ngộ Pháp, sống với đời sống như vậy, thì không có đời sống nào cao quý hơn; biết cúng dường Phật bằng học Pháp, hành theo Pháp và chứng ngộ Pháp, thì không còn có bất cứ sự cúng dường nào cao hơn; biết thiết lập đạo tràng để học Pháp, hành theo pháp và chứng ngộ Pháp, thì không còn có bất cứ sự thiết lập nào cao hơn; biết thương yêu và phụng sự cuộc đời bằng cách học Pháp, hành theo Pháp và chứng ngộ Pháp, thì không còn có bất cứ sự thương yêu và phụng sự nào cao hơn;và biết làm lễ kỷ niệm ngàythành đạo của đức Thế Tôn, bằng cách học Pháp, hành theo Pháp và chứng ngộ Pháp, thì không còn có bất cứ lễ kỷ niệm nào có ý nghĩa cao hơn nữa cả.

Vì vậy, là đệ tử Thế Tôn, chúng ta phải tu học tinh cần, để thấy Pháp và chứng ngộ Pháp, khiến mọi không gian đều là không gian của đạo, và khiến cho mọi thời gian đều là thời gian thực nghiệm đạo và chứng đạo, như Thế Tôn đã chứng và đã thành.

Đó là ý nghĩa hướng về và kỷ niệm ngày Thế Tôn thành đạo của những hàng đệ tử Phật chúng ta.

CHÚ THÍCH
[1] Kinh Thánh Cầu, Trung bộ I, tr 163, ĐHVH 1973.
[2] Phật Thuyết Tam chuyển pháp luân kinh, số 110, Đại Chính 2.
[3]Tham khảo Kinh Thánh Cầu, Kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc, Trung bộ I, ĐHVH, 1973. Phẩm Phật Đà, Tương Ưng Bộ II, ĐTKVN, 1993. Phật Bản Hạnh Tập Kinh31, 32, Đại Chính 3.
[4] Kinh Phật Thuyết Như Vậy, Tiểu Bộ I, Tu Thư PHVH 1982.
[5] Kinh Mật Hoàn, Trung Bộ I, tr109A, ĐHVH 1973
[6] Kinh đã dẫn như trên tr 111A.
[7] Kinh Xà Dụ, Trung Bộ I, tr 136B, ĐHVH, 1973.
[8] Kinh đã dẫn, tr 140A.
[9] Kinh đã dẫn, tr 140.
[10] Kinh Đại Bổn, Trường Bộ III, tr 45, ĐHVH, 1972.
[11] Kinh Xà Dụ, Trung Bộ I, tr 140A, ĐHVH, 1973.

(Tập san Pháp Luân 70)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2022(Xem: 1312)
Xuân vận hành giữa Hạ và Đông, nghĩa là hội tụ và hóa giải khí tiết giữa hai mùa. Chính những tố chất ấy, mùa Xuân xem là mùa đẹp nhất trong năm, ươm mầm cho muôn hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, vì thế người dân đi lễ chùa bẻ cành hái hoa để xin “lộc” đầu Xuân. Xuân bắt đầu được tính từ ngày 4 tháng 2 hoặc ngày 5 tháng 2 Dương lịch gọi là “lập Xuân”. Khí tiết đã âm ỷ từ Thiên tượng âm dương đất trời khi tinh cầu vận hành quanh thái dương hệ.
09/03/2022(Xem: 6845)
Gần 6 năm nay từ khi hiểu được phần nào Giáo pháp của Đức Thế Tôn qua sự giáo truyền của những bậc danh tăng VN thời hiện đại của thế kỷ 20 và 21 con vẫn thầm khấn nguyện vào những ngày đại lễ của Đức Phật và các vị Bồ Tát sẽ dùng những lời thơ, bài viết ngắn diễn tả được niềm tịnh tín bất động của con hầu có thể cúng dường đến quý Ngài. Phải nói thật bất tư nghì ...không biết nhờ Chư Thiên Hộ Pháp hộ trì chăng mà con đã được các bậc hiền trí giúp đỡ một cách thuận duyên trong những năm sau này.
09/01/2022(Xem: 5104)
Chúng con cung kính nghe rằng: Núi Tuyết tu nhơn, Khổ hạnh sáu năm quả mãn; Sao Mai ứng dạng, Hân hoan muôn đức công thành! Một Phật giáng sanh, Muôn loài hưởng phước! Nay có Tăng chúng, Và chư Phật tử chúng con.
07/01/2022(Xem: 2697)
Ta thân tâm thanh tịnh Thiền dưới cội Bồ đề Dù thịt nát xương tan Quyết không bỏ nơi đây!
26/06/2021(Xem: 9710)
1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Trí tuệ cao minh vi đệ nhất Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang. Trí tuệ sáng ngời là số một Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả 2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Thần thông đệ nhất chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương. Thần thông số một chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả
20/01/2021(Xem: 6931)
Bốn chín ngày đêm nhập định thiền Kiết già phu tọa cạnh bờ thiêng Thân tâm khế hợp điều hơi thở Ý tứ hài hoà quán pháp duyên Hàng phục ma binh tiêu sạch chướng Mẫn khai đạo lực giải tan phiền Sao mai một sớm ngời soi chiếu Phật Tổ an yên đắc đạo huyền.
20/01/2021(Xem: 2483)
Dung Từ Đỉnh, Tuyết Sơn Khổ Hạnh. Tập An Nhiên, Phụng Thỉnh Thích Tôn. Thọ thời Bát Sữa Tinh Khôn, Liên Thiền Mục Dục, Hoàng Hôn Đảnh toà. Bát kiết Tường, Dung Hoà Sanh Khí. Cội Bồ Đề, Quyết Chí Như Nhiên. Bảy Tuần An Trú Toạ Thiền, Sao Mai Chớm Tỉnh, Giữ Huyền Ngộ Tâm.
20/01/2021(Xem: 6087)
Bồ Tát Hộ Minh khi ở trên cung trời Đâu Suất, đã quan sát thấy nơi dục giới cõi Ta bà, nhất là nơi Ấn Độ với rất nhiều mối Đạo, phân chia giai cấp trầm trọng, để hòng nô dịch, bóc lột và cai trị người dân, họ chạy theo Ngũ Dục (Tài, sắc, danh, ăn, ngủ) khiến con người bị thiêu đốt bởi lục dục thất tình tiêu cực của chính bản thân mình. Vì vậy, lòng bi mẫn vô lượng thúc giục Bồ Tát Hộ Minh đản sinh vào hoàng tộc Tịnh Phạn vương (trở thành Thái Tử Tất Đạt Đa). Với cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, nhưng rồi cũng vì lòng Từ bi khi thấy, biết được “sanh. già, bệnh, chết” đang hoành hành gây khổ đau cho thế gian này, nhưng chưa ai giải cứu được, cả vua cha cũng đành bất lực. Ngài đành giả từ hoàng cung, để vào rừng sâu “tìm chân lý”. Mục đích đặc biệt là để “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” tức là “Mở bày cho mọi người sáng tỏ được tri kiến Phật”.
16/01/2021(Xem: 4643)
Cùng nhau dâng lòng kính ngưỡng sâu xa đến Bậc Giác Ngộ ( đầy trí tuệ, vị tha nhân ái , một con người lịch sử nhưng siêu việt và sáng ngời như một vầng Nhật Nguyệt !) Kính xin mượn những vần thơ cuối trong lời cảm bạt của tác phẩm MỘT CUỘC ĐỜI MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT do HT Giới Đức ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) viết về cuộc đời của Đức Thế Tôn.....để diễn tả lại nỗi rạo rực dạt dào đang như bừng cháy trong lòng tôi và tôi chỉ biết rằng .... dường như Ngài đang hiện trên không và đang trao cho tôi một gia tài trân bảo như Ngài đã trao cho Tôn Giả La Hầu La khi Tôn giả thọ cụ túc giới lúc 20 tuổi .....và tôi đã quỳ sụp lạy và đảnh lễ Ngài mà nước mắt dâng trào ....
13/01/2021(Xem: 5858)
Kính đảnh lễ Đấng Vô Thượng Toàn Giác Sau sáu năm khổ hạnh tìm Đạo Vô Sanh, Trọn bốn chín ngày Thiền định...Đạo quả viên thành Ánh sao mai vừa mọc ... trái đất chấn động!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567