Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi tìm sự khác lạ của “đạo Phật nguyên chất”

28/05/201719:54(Xem: 9126)
Đi tìm sự khác lạ của “đạo Phật nguyên chất”




Duc Bon Su Thanh Dao
Đi tìm sự khác lạ của “đạo Phật nguyên chất”


 

Giáo lý đạo Phật là gì? Giáo lý đạo Phật là phương tiện để điều trị thân bệnh và tâm bệnh, là dược liệu của sự chân thật giúp cho người bệnh hiểu rõ bản chất của sự thật, của chân tâm để đạt đến sự giác ngộ rốt ráo.

 

Chúng sinh do tâm bệnh nên có thân bệnh phát tác và mãi trong chuỗi dài sinh tử luân hồi, con người phải trải qua bốn giai đoạn là sinh, già, bệnh, chết; là quy luật tất yếu của thế giới sinh – diệt, chúng sinh nào muốn liễu sinh thoát tử, phải điều trị bệnh bằng các bài thuốc mà đức Phật đã chỉ dạy.

 

Ngay từ thời đức Phật còn tại thế, đức Phật đã căn dặn các vị đệ tử: “Này các Tỳ-kheo, mỗi người nên đi một đường, hai người không nên đi trùng hướng nhau để mang lại hạnh phúc, an lạc cho số đông, cho chư thiên và loài người”. Trong cuộc đời tu tập của mình, mục đích bất di bất dịch của Thái tử Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cù-đàm) là tu hành thành Phật, sau khi thành Phật, Ngài truyền dạy tông chỉ là vì phụng sự chúng sinh.

 

Phật giáo có hai tông phái chính là Nam tông và Bắc tông, sự đa dạng của cách thức tu tập được ví như 84 ngàn pháp môn (con số mang tính tượng trưng). Phật giáo là tôn giáo mà trong suốt quá trình phát triển đã không vì lý do hệ phái, pháp môn, màu sắc dân tộc của nghi lễ Phật giáo mà xảy ra chiến tranh, xung đột đổ máu như ở các tôn giáo khác (*)

 

Phật giáo có sự phát triển đa dạng, có nhiều tông phái nhưng mỗi tông phái đều có sự phát triển dung thông, trước hết là dung thông về tư tưởng, đạo Phật là đạo của hòa bình, không ai có quyền nhân danh Phật, nhân danh tôn giáo, tông phái mà mình đang theo để hủy hoại mạng sống của chúng sinh khác. Hòa bình, tình yêu thương được thiết lập dựa trên nền tảng nhân sinh, sự sống của con người và của muôn loài cao hơn niềm tin, đức tin; vượt qua ranh giới quốc gia, chủng tộc, sự vị kỷ của các tranh luận mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa.

 

Để truyền bá tông chỉ giác ngộ - giải thoát mà đức Phật đã chỉ dạy, Chư vị Tổ sư đã phát triển các tông phái, hoặc đề xướng các phương pháp tu tập là trên cơ sở cắt thuốc trị bệnh. Chúng sinh có bệnh gì cho thuốc đó, điều đó gọi là tùy duyên mà hóa độ, tùy căn cơ mà chế thuốc. Chính vì lẽ đó nên dù có khác nhau về nghi lễ, hoặc yếu tố văn hóa của từng dân tộc, các phương pháp tu tập khác nhau thì Phật giáo vẫn luôn có những mẫu số chung nhất đó là hướng đến đích Giác Ngộ - Giải Thoát. Pháp môn nào không đặt mục đích tối thượng như vậy thì dù có nhân danh ai, tôn xưng ai đều không phải là đạo Phật.

 

Chư tổ khi phát triển các tông phái, hệ phái hoặc các phương pháp tu tập, như thế nào thì đúng với đạo Phật, và như thế nào thì sai với chính tín?

 

Nguyên lý chung: Để hình dung, chúng ta biết; Hippocrates sống vào khoảng năm 460 trước Tây lịch, ông soạn thảo "Lời thề Đạo đức Y khoa" (còn gọi là "Lời thề Hippocrates") để y sinh noi theo. Ông chủ trương trị bệnh, nhưng chắc chắn ông không thể chế tạo được thuốc để chữa mọi loại bệnh. Nhưng ông được gọi là ông Tổ ngành Y vì mục đích và tông chỉ của ông là chữa bệnh (thân bệnh) cứu người. Sau thời của ông, có những căn bệnh như HIV, viêm não Nhật Bản, vv…vv. trước các “thân bệnh” như vậy, các nhà khoa học tiếp tục tìm tòi và chế tạo ra các loại thuốc để trị bệnh dựa trên nguyên lý “trị bệnh cứu người”, các nhà khoa học, y học đó có bị coi là pha tạp, không còn nguyên chất, sai lời ông tổ Hippocrates không”?

 

Chắc chắn là không, mà họ chính là những đệ tử trung thành của tổ Hippocrates, chữa bệnh cứu người, thuốc ra đời là theo bệnh. Bản thân thuốc không phải là chân lý, mà chỉ là phương tiện vì thuốc đau bụng có giá trị với bệnh nhân đau bụng, thuốc tiểu đường không có giá trị với bệnh nhân đau bụng, dù có là thuốc tốt đến mức nào đi chăng nữa.

 

Lời bình: Ấy thế mà, có người lại xúc phạm Chư vị Tổ sư theo Bắc Tông là tư tưởng của Trung Quốc, đả phá đến tận cùng, vì chỉ dựa vào khái niệm “Phật giáo nguyên chất”.

 

Hai là; như đức Phật đã từng dạy, Kinh Lá rừng Simsapà (Tương Ưng 56.31)

 

… Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapà. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapà, rồi bảo các Tỳ khưu: - “Này các Tỳ khưu, quý vị nghĩ thế nào, cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapà mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá trong rừng Simsapà?”.

 

- “Bạch Thế Tôn, số lá Simsapàmà Ngài nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapà thật là quá nhiều”.

 

Lời bình: Việc ứng dụng phương tiện chỉ bày của Chư tổ nếu có lợi lạc cho chúng sinh dù ở cấp độ nào cũng là đáng quý, đó là tùy bệnh mà cắt thuốc, với lịch sử hàng ngàn năm, công đức của Chư tổ cũng không hề nhỏ so với đạo hạnh của hậu thế.

 

Đó là chưa kể hậu thế đó là hậu duệ dòng Thiền Lâm Tế Chánh tông đời thứ 41 (theo dòng kệ truyền thừa của Tổ sư Nguyên Thiều Thọ Tông (1648 – 1728), dòng thiền Lâm Tế Chánh tông đời thứ 33).

 

Tổ khai sáng Tông Lâm Tế là Thiền Sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (787 – 867) truyền đến đời 21 là Ngài Vạn Phong Thời Úy ở Chùa Thiên Đồng (Trung Hoa) truyền xuống theo bài kệ:

 

Chữ Hán

              祖導戒定宗

             方廣證圓通

             行超明寔際

             了達悟真空

             如日光常照

             普周利人天

             信香生福慧

             相繼振慈風

 

"Tổ Đạo Giới Định Tông

Phương Quảng Chứng Viên Thông

Hạnh Siêu Minh Thiệt Tế

Liễu Đạt Ngộ Chơn Không

Như Nhật Quang Thường Chiếu

Phổ Châu Lợi Ích Đồng

Tín Hương Sanh Phước Huệ

Tương Kế Chấn Từ Phong ".

 

Đến đời thứ 31 Thiền Sư Đạo Mân Mộc Trần (1596-1674) đã xuất dòng kệ riêng:

 

導本原成佛祖先

明如紅日麗中天

靈源廣潤慈風溥

照世真燈萬古懸

 

“Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên

Minh Như Hồng Nhựt Lệ Trung Thiên

Linh Nguyên Quản Nhuận Từ Phong Phổ

Chiếu Thế Chân Đăng Vạn Cổ Huyền”

 

Tổ sư Nguyên Thiều Thọ Tông nối pháp dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 33 và Sơ Tổ dòng Thiền Lâm tế Phật giáo miền Nam, tiếp nhận đạo mạch từ Tổ sư Bổn Khao Khoáng Viên nối pháp đời 32 tông Lâm Tế, thành phố Quảng Châu, nay thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Phật giáo tồn tại bởi thế gian trụ trì Tam Bảo (ba ngôi quý báu Phật, Pháp, Tăng). Phật bảo tượng trưng cho Trí giác, lần đến vẽ hình Phật và làm tượng Phật. Pháp bảo (Tam tạng giáo điển) là những lời giáo huấn do chính đức Phật giác ngộ và thuyết minh, Nguồn giáo lý viên dung ấy gồm đủ công năng, phương pháp từ lý thuyết đến thực hành, một đạo học vạn năng, có mục đích truyền dạy và hướng dẫn chúng sinh trên đương về thực tại; cứu cánh giải thoát.

 

Tăng bảo là đoàn thể Tăng già đi theo con đường mà đức Phật đã vạch ra, tiếp nối sự nghiệp của Ngài. Tổ tổ tương truyền, Sư sư tương kế, thắp sáng ngọn Tâm đăng Phật Tổ, truyền trì mạng mạch Phật pháp cho đến ngày nay. Đạo Phật Việt Nam hơn hai ngàn năm, bên cạnh Phật giáo Nam tông đã hoằng dương lợi lạc quần sinh, truyền thống Phật giáo Bắc tông phát triển qua nhiều tông phái khác nhau (Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, Trúc Lâm, Lâm Tế, Tào Động. . .).

 

Vậy mà, có người lại hô hào phủ nhận công đức liệt vị Tổ sư Phật giáo Bắc tông,  theo truyền thống của chư Tổ sư Phật giáo Bắc tông là pha tạp rồi, là yếu tố Trung Quốc (**).

 

Theo vị đó thì hãy cứ thẳng về với đức Phật Thích Ca như thể cho nó nguyên chất. Nếu nói như vậy, nghĩ như vậy sẽ là đạo Phật mất gốc, vì sao vậy?

 

Vì con sinh ra là do cha, cha sinh ra là do ông, ông sinh ra là do cố….mãi mãi đạo Phật được truyền thừa là do chư Tổ. Không có chuyện ông sinh ra cháu, cố sinh ra cha, và đức Phật sinh ra chúng ta?

 

Ba là, Phật giáo Bắc Tông hay Nam Tông, Nguyên thủy hay Hiện đại, “nguyên chất”  hay “pha loãng” thì tất cả cũng chỉ là phương tiện, không có chuyện phương tiện này đúng, phương tiện kia sai, bệnh này là bệnh, bệnh kia không phải là bệnh.

 

Tất cả phương tiện đều có công dụng là "giao thông", không ai dại gì tranh luận máy bay đúng, ô tô sai, hay ô tô đúng, xe đạp sai. Nó chỉ khác nhau về tốc độ để đi tới đích, và phí tổn khi đi lại, cũng như sự phù hợp với vấn đề sức khỏe cho người tham gia giao thông.

 

Nó không có khái niệm đúng – sai. Vì tất cả nó chỉ là phương tiện.

 

Đã là phương tiện, nếu có chi tiết, phụ tùng nào hỏng, không nhịp nhàng trong bộ máy vận hành thì sửa đúng bộ phận đó, hoặc thậm chí là bỏ hẳn cả phương tiện đó nếu không cần nữa trong hành trình đi đến vị Giải thoát – Giác ngộ. Tuyệt nhiên không có chuyện bỏ phương tiện đó vì yếu tố dân tộc tính. Trong kho tàng Phật giáo Đại thừa mênh mông như vậy, có điều gì chưa phù hợp có thể trao đổi từng vấn đề trên cơ sở học thuật để làm cho sáng tỏ thêm. Còn nếu đi tranh luận những nền tảng đã ổn định ở góc nhìn dân tộc chủ nghĩa là trái với nguyên lý của Phật giáo, không lấy sự phân biệt về dân tộc, nguồn gốc để kích hoạt những mâu thuẫn mang tính khẳng định hay phủ định.

 

Đạo Phật chỉ lấy nguyên lý có lợi lạc hay không làm nền tảng, đó đó nếu có điều gì chưa thực sự mang lại lợi lạc thì chúng ta loại bỏ, mà không phụ thuộc vào dân tộc tính.

 

Khi loại bỏ điều đó không có màu sắc bài trừ mang tính dân tộc chủ nghĩa, vì khi đã là hủ tục, không có lợi cho hương vị giải thoát – giác ngộ thì kể của “ta – truyền thống của ta cũng bỏ” chứ đâu phải truyền thống có nguồn gốc từ dân tộc khác chúng ta mới bài trừ?.

 

Việc kích hoạt yếu tố dân tộc tính và lồng vào đó là Phật giáo Trung Quốc để khẳng định không phải là "Phật giáo nguyên chất", vậy thử hỏi Phật giáo nước nào mới là Phật giáo nguyên chất? Phật giáo Ấn Độ ư? Vậy, khi đã đề cao dân tộc tính thì “bỏ Trung theo Ấn” liệu có mâu thuẫn không?

 

Căn bản của nền tảng tư duy Phật giáo không có khái niệm bỏ ai, theo ai, nguyên chất hay pha loãng, đó chỉ là những khái niệm để chỉ về nguồn gốc có yếu tố văn hóa chi phối.

 
Vàng và đá cuội, đều mang hình trái tim (ảnh minh họa)
Vàng và đá cuội, đều mang hình trái tim (ảnh minh họa)

 

Nếu chúng ta đi vào tranh luận sa đà, nhiều khi lại bỏ kim cương lấy đá cuội. Chúng ta chỉ có dựa vào nguyên lý duy nhất, cái gì có lợi cho chúng sinh thì ứng dụng, Liệt vị tiền bối Tổ sư Phật giáo Đại thừa trên cơ sở giáo lý cốt lõi của đạo Phật đã kê thuốc chữa bệnh cho chúng sinh cũng chỉ có mục đích “bệnh nào chữa thuốc đó”. Kể cả Phật giáo nguyên thủy hay “nguyên chất” khi ra đời ở Ấn Độ sẽ ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, vì dù nó có “nguyên chất” đến mức độ nào cũng phải đi bằng đôi cánh của phương tiện. Khi đã rốt ráo đến mục đích giác ngộ thì tranh luận về phương tiện đúng sai có phải là ngô nghê hay không?.

 

Nói như vậy, cũng không nhằm phủ định hoàn toàn một số chi tiết trong cách nêu và lập luận của một vị tiến sĩ về “đạo Phật nguyên chất”. Vì trong cả rừng kinh điển, do thời gian, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có chi tiết nào trái với tư tưởng của đạo Phật lấy nền tảng tu tập giải thoát sinh tử làm kim chỉ nam thì có thể sẽ có những chi tiết chúng ta cần phải nhìn nhận lại và đánh giá một cách khách quan trên cơ sở là công trình của tập thể, để qua đó soi rọi một cách toàn diện, đủ đầy. Một cá nhân không nên đốt Đền sẽ khó có khả năng ngăn được ngọn lửa cháy lan ra thành sự việc bị lợi dụng cho các mục đích khác.

 

Vì trên các trang mạng xã hội, công cuộc cổ súy “bài Phật giáo có nguồn gốc Trung Quốc” đã được một số thế lực cổ xúy, nâng bi và tung hô. Thậm chí họ còn xúc phạm cả các nghi lễ Phật giáo mà lên án là mê tín, nhảy múa. Nào đâu họ có nghĩ kỹ xem nếu đã là tôn giáo du nhập từ ngoại quốc vào Việt Nam, có tôn giáo nào thuần dân tộc? Từ tên thánh, tên họ của người xuất gia, đến kiến trúc, nghi lễ, sắc phục, và rồi cứ mổ xẻ giáo lý ra đi, âm lịch và dương lịch, tết ta và tết tây, thực dân và khai sáng….lễ ta và lễ tây như Noel, Halloween, lễ tình nhân, ngày nói dối…xin mời thảo luận khách quan, khoa học.

 

Với đạo Phật, điều quan trọng nhất là biết nương vào phương tiện để đi, qua sông rồi thuyền đâu có ý nghĩa, yếu tố văn hóa đã ổn định mà không trái với nguyên lý giải thoát thì việc phân tích mổ xẻ đúng sai về phương tiện sẽ rơi vào bẫy  - nhân quả trùng trùng, duyên khởi điệp điệp “cái gì của ta”?          

 

Về văn hóa, yếu tố dân tộc tính rất quan trọng, còn về yếu tố nhân sinh - tinh hoa của nhân loại không thuộc về yếu tố dân tộc tính, tôn giáo có tính toàn cầu và hướng thượng của đạo Phật vượt lên trên tất cả những điều đó; những khởi nguồn của tự nhiên thì cứ mặc nhiên là vậy, thổi linh hồn yêu ghét, của dân tộc này, dân tộc kia vào đó có thể sẽ làm thỏa mãn nhất thời hiệu ứng đám đông. Nhưng nghĩ kỹ mà xem, nước sông Hồng sẽ có nguồn gốc từ Vân Nam, nước sông Cửu Long có nguồn gốc từ sông Lang Thương. Chẳng lẽ vì bài Tàu mà ta không uống nước sông Hồng, sông Cửu Long?

 

Cho nên có người đang cổ xúy việc xem lại Phật giáo Đại thừa, phủ định công lao của Chư tổ đã dày công phát triển Phật giáo Đại thừa trên cơ sở tinh thần dân tộc tính, “thoát Trung” một cách thiếu nền tảng như vậy thì xem lại trên thế giới này có cái gì thoát được cái gì?

 

Yếu tố ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc hay kể cả tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam, ngày nay có gì còn lạc hậu, u mê chúng ta cũng nên soi rọi ở nhiều góc độ và mạnh dạn vứt bỏ. Ở đó không có khái niệm nguồn gốc tàu hay ta, mà chỉ có xem xét cẩn trọng tính lợi sinh, tính phù hợp, chứ không phải cái gì ảnh hưởng của Trung Quốc, có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc chúng ta đều bỏ hết, thoát hết. Hô hào như vậy, có thể sẽ có ‘tín đồ” tung hô, nhưng nghĩ kỹ xem cách hiểu và hành xử đó có phải là thái độ cực đoan cả trong nhận thức chính trị và cả trong tư duy tôn giáo?.

 

Lịch sử đã chứng minh, dân tộc này, có bao giờ cúi đầu trước ngoại bang?. Huống chi Phật giáo Việt Nam luôn nhớ ơn Tứ ân để phụng sự và đồng hành cùng dân tộc, đó là sự đồng hành bằng trí tuệ, đồng hành như lẽ sống tự nhiên. 

 

Thân tứ đại được cấu thành bởi đất, nước, gió, lửa, có sinh hóa, có chế khắc, hợp - tan mà thành cơ thể, thành chúng sinh, lúc xung đột bệnh tật, yêu ghét vốn dĩ khắc nhau, chế nhau, nhưng nó vẫn là khởi nguồn kết tinh thành thân xác chúng ta, nó là sự sống. Dân tộc này và dân tộc kia suy rộng ra vẫn như thân tứ đại. 

 

Chừng nào thoát ra khỏi sinh – tử, chừng đó không còn hợp - xung, trong vòng sinh – tử, trong sự tương quan dân tộc này và dân tộc kia lẽ sống dù đời này hay đời kia, thể chế độc tài hay dân chủ, quá khứ hay tương lai cũng sẽ có những góc độ để soi xét.

 

Ở góc độ quản trị quốc gia, mọi chính sách phải được xây dựng vì lợi ích dân tộc, vì hòa bình và ổn định thì chính sách đó sẽ được người dân ủng hộ. Chính sách đó không cần xây dựng trên nền tảng bài trừ, loại trừ, khước từ với yếu tố dân tộc tính hẹp hòi, dù có lúc có nơi điều đó thu hút được sự tung hô, khen ngợi. Ngày nay, lương tri con người và sự tiến hóa của nhân loại, đã xác lập, sự bình đẳng quốc gia cùng tồn tại, phát triển. 

 

Chính trị đã vậy. Huống gì tôn giáo.      

 

Đó là điều không thể khác, sao vẫn có những cá nhân thích khác, khi cái “khác” đó có vì lợi ích dân tộc, lợi ích Phật giáo hay không?

 


Giới Minh

 


Chú thích:

 

(*) Lịch sử xung đột giữa Hồi giáo dòng Sunni và Shiite, xung đột giữa các dòng phái của Thiên chúa Giáo la Mã và sau này thậm chí đến chiến tranh đổ máu không biết bao nhiêu sinh mạng giữa Thiên chúa giáo và Tin Lành, hoặc chính giữa các tôn giáo cùng thờ chung một vị Thượng Đế.

 

(**) Phật giáo tồn tại ở thế gian là nương vào ba ngôi quý Phật – Pháp – Tăng. Chư tăng là gạch nối truyền thừa đời này qua đời khác, không ai có thể kế thừa đức Phật đến ngày nay – nếu không có công tiếp nối của chư tăng – chư tổ. Vậy mà, có người lại hô hào bỏ đi hết các Tổ, theo Tổ là pha tạp rồi, là pha loãng rồi, là yếu tố Trung Quốc.

 

Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn - cách lập luận, hành văn riêng của tác giả

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2012(Xem: 6812)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
19/06/2012(Xem: 6423)
Những khi mà tâm hồn tôi bị hoang mang và dao động trước những thống khổ của con người do chính con người gây ra, những lúc đó tự nhiên những câu thơ của Bùi Giáng, những câu thơ mà một thời tôi đã từng say sưa đọc lại có dịp sống dậy trong tâm hồn buồn bã của tôi:
04/03/2012(Xem: 45664)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/01/2012(Xem: 2863)
Đức Thế Tôn thành đạo bằng con đường nào? Bằng con đường chí thiện, có nội dung đoạn trừ các lậu hoặc, để thành tựu Niết-bàn và giáo hóa chúng sanh. - Điểm Đến Chí Thiện Sau những ngày từ bỏ vương cung, cạo bỏ râu tóc, mặc áo hoại sắc, làm người xuất gia, Thế Tôn nói: “Mặc dù cha mẹ không bằng lòng, than khóc nước mắt đầy mặt, ta vẫn cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống đời sống thoát ly gia đình. Ta xuất gia như vậy, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, đi tìm con đường vô thượng tối thắng, hướng đến tịch tịnh”.[1]
25/12/2011(Xem: 2975)
“Bạch đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp! Bạch đức Thiện Thệ, xin Ngài hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu những vị này được nghe Chánh pháp họ sẽ thông hiểu” Theo kinh Āriyapariyesana, sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài chiêm nghiệm và quán chiếu sâu vào pháp do Ngài mới chứng được, là sâu thẳm, là vi diệu, cao quý, siêu lý luận, chỉ có người trí mới thấu hiểu, còn phần nhiều chúng sanh thì đam mê ái dục, chạy theo ái dục, khómà thấy được pháp lý duyên khởi, khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh…
08/01/2011(Xem: 2606)
Bạn có nghĩ rằng ta là người vĩ đại và quan trọng? Dĩ nhiên, hầu hết chúng ta đều nghĩ thế, ít nhất ra là vào một thời điểm nào đó. Nhưng mà rất khó để ôm giữ cái cảm giác quan trọng đó nếu bạn chịu khó suy xét đến cái thế giới không gian huyền diệu mà con người lần đầu tiên vừa thăm dò đến. Ta hãy nhìn nó như thế này:
07/01/2011(Xem: 2426)
Chiều 28-12-2000, phi trường Quốc tế Indra Gandhi, New Delhi rộn rịp đầy bóng những tăng ni sinh Việt Nam với những bó hoa tươi nhiều màu trên tay, những đôi mắt long lanh ngời sáng, những nụ cười hoan hỷ luôn nở trên môi… tất cả đang rộn ràng, hớn hở, chờ đợi đón phái đoàn hành hương từ Việt Nam sang do HT. Thích Trí Quảng, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung Ương GHPGVN, Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội TPHCM, và Tổng Biên tập báo Giác Ngộ làm trưởng đòan.Tháp Đại Giác ghi dấu sự thành đạo của đức Phật
05/01/2011(Xem: 2756)
Ngược dòng thời gian hơn 25 thế kỷ, kể từ thời điểm trọng đại đánh dấu một chiến công lẫy lừng trong lịch sử nhân loại, một con người bình thường bằng đấu tranh nội tại đã tự mình vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của khổ đau sanh tử luân hồi. Một đại vĩ nhân xuất hiện. Những lời tuyên bố đầu tiên của Ngài mãi mãi về sau vẫn là một khúc ca khải hoàn, chấm dứt trường chinh chống bọn giặc Ma vương phiền não, đưa một con người từ phàm phu lên vị trí một Bậc Giác ngộ, Bậc Đạo Sư của trời người. Từ đó nhân gian tôn xưng Ngài là Đức Phật -- Bậc Giác ngộ tối thượng. Và như thế, hằng năm đến ngày mùng tám tháng chạp, mọi người con Phật trên khắp năm châu đều nô nức đón chào một sự kiện lịch sử: Đức Phật Thích Ca Thành Đạo. Hòa với niềm vui chung của muôn loài, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa Thành Đạo của Đức Bổn Sư.
05/01/2011(Xem: 3717)
Mỗi năm đến ngày mùng 8 tháng Chạp, giới Phật giáo Bắc tông cử hành lễ kỷ niệm Ngày Thành đạo của đức Phật Thích Ca nhưng theo truyền thống Phật giáo Nam tông, ngày đức Phật Đản sanh, Xuất gia, Thành đạo và Niết bàn đều là ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch. Riêng đối với tôi, ngày tháng Thành đạo là ngày nào không quan trọng mà vấn đề chính chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa của sự Thành đạo. Kỷ niệm đức Phật Thành đạo theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm để cùng tiến bước trên con đường chánh pháp, xây dựng cuộc sống an lạc tốt đạo đẹp đời.
05/01/2011(Xem: 2590)
Tháng chạp âm lịch, sương khuya phủ dầy cảnh vật; cách 5m không thấy nhau, đoàn người lầm lủi đi trong màn đêm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567