Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Sự đóng góp của Đông Nam Á trong việc duy trì ngôi đại tháp Bồ-Đề - Diệu Hương dịch

16/05/201317:20(Xem: 2507)
6. Sự đóng góp của Đông Nam Á trong việc duy trì ngôi đại tháp Bồ-Đề - Diệu Hương dịch


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần IV

Bồ Đề Đạo Tràng lịch sử và chiêm bái

--- o0o ---

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐÔNG NAM Á TRONG VIỆC DUY TRÌ NGÔI ĐẠI THÁP BỒ-ĐỀ

Đại đức M. Wimalasara
Diệu Hương dịch

Sự đóng góp về nhân lực và tài lực của Phật giáo vùng Đông Nam Á ở Bồ-đề Đạo Tràng là do những cá nhân, những tổ chức đoàn thể với nhiều quan điểm khác nhau nhưng tất cả cùng chung một mục đích là bảo tồn đại tháp và xúc tiến việc chấn hưng Phật giáo.

Đại tháp Bồ-đề (Maha Bodhi Temple, tên hiện nay gọi là Buddha Gaya Temple) có lịch sử văn hóa và tôn giáo lâu đời. Đại tháp Bồ-đề này là nơi thờ phượng và chiêm bái của phật tử vùng Đông Nam Á đã nhận được sự bảo trợ của các triều đại trong quá khứ, không chỉ Ấn Độ mà còn có các quốc gia vùng Đông Nam Á tham gia trong việc bảo vệ, duy trì, trùng tu và nâng cấp đại tháp này.

Suốt thời kỳ đen tối của lịch sử Ấn Độ, từ thế kỷ XI đến XV, các vua quan Miến Điện và Tích Lan đã nỗ lực phục hồi ngôi đại tháp Bồ-đề.

Từ thế kỷ I đến thế kỷ II trước tây lịch, các nhà chiêm bái Tích Lan đã liên tiếp đến Bồ-đề Đạo Tràng, và đã cống hiến rất nhiều trong việc bảo quản và trùng tu đại tháp Bồ-đề này. Điều này được biết qua sự cúng dường của Buddharaksta, người cư ngụ ở Tamprapani (Tích Lan) đã được khắc ghi trên tường rào ở Bồ-đề Đạo Tràng và có niên đại trong khoảng thế kỷ I và II trước tây lịch.

Một bản khắc trên bia đá khác ở Bồ-đề Đạo Tràng có niên đại 588-89 đã ghi rằng Mahanama sống ở Amardvipa, thuộc hoàng gia Tích Lan (Lankadwipa) đã xây một ngôi chùa tại đây. Điều này được chứng thực bằng một bia đá khác được tìm thấy trong các bức tường của đại tháp đã sụp đổ, nằm ở phía bắc của đại tháp này.

Chư tăng Tích Lan Dharmadasa, Dharmagupta và Damshitrasena đã đến chiêm bái thánh tích này và đã được ghi nhận là những người đã có công đóng góp. Họ đã cúng dường hai tượng Phật tại Bồ-đề Đạo Tràng.

Vua Tích Lan Meghavarna (352-357) đã xây dựng một đại già-lam có sức chứa 1000 chư tăng và các nhà chiêm bái. Ký sự của Ngài Huyền Tráng (năm 635) ghi rằng khoảng 1000 tỳ-kheo theo truyền thống Thượng Toạ (Sthavira) đã cư ngụ tại đại già-lam này. Một bia khắc ở Bồ-đề Đạo Tràng cũng có ghi có một hậu duệ của vua Tích Lan tên là Sarmana Prakhyatakirti đã viếng thăm Bồ-đề Đạo Tràng và đảnh lễ Tam Bảo (Ratnatraya) để cầu nguyện hòa bình cho nhân loại. Bia ký này có niên đại khoảng thế kỷ thứ VI và VII.

Một bia đá Janibigha khác có khắc ghi một ngôi làng tên Kotthala, nơi có tòa Kim cang (Vajrasana), có một vị tăng Tích Lan tên Marigalaswamin đã cư trú tại đó. Bia này có niên đại 1179.

Một bia ký khác thuộc thế kỷ XII có ghi sự hiện diện liên tục của chư tăng Tích Lan ở Bồ-đề Đạo Tràng và Udaysri đã xây một tượng Phật tại đây.

Tháng 1/1891, Hòa thượng Anagarika Dhammapala, người Tích Lan đã đến viếng Bồ-đề Đạo Tràng. Ngài xót xa trước quang cảnh đổ nát của đại tháp và đã phát nguyện dâng trọn cuộ? đời mình để phục hồi lại di tích.

Vào tháng 5/1891 Hội Maha Bodhi của Ấn Độ được thành lập tại thủ đô Colombo, Tích Lan để nhằm mục đích trùng tu di tích Phật giáo. Hội nghị Phật giáo lần thứ nhất được tổ chức tại Bồ-đề Đạo Tràng vào tháng 10/1891 với sự tham dự của các nước như Tích Lan, Chittagong, Trung Hoa, Nhật Bản nhằm xúc tiến các hoạt động cao quý trong việc hồi phục lại thánh địa thiêng liêng nhất của Phật giáo là Bồ-đề Đạo Tràng – nơi Đức Phật thành đạo.

Trong thời gian gần đây, với truyền thống kính thờ và bảo tồn đại tháp Bồ-đề này, chính phủ và Phật tử Tích Lan đã cúng tặng một tấm trướng bằng vàng rất đẹp và trang nhã cho đại tháp, xây một hàng rào bảo vệ tòa Kim cang và cất 101 căn hộ cho người nghèo ở Bồ-đề Đạo Tràng. Điều này đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị lâu đời giữa Tích Lan và Ấn Độ.

Vua Pagan của Miến Điện cũng được ghi nhận là người có công trong việc trùng tu đại tháp Bồ-đề. Điều này có thể được xác định qua tấm bia ký của Miến Điện vào thế kỷ XI, được phát hiện ở Bồ-đề Đạo Tràng. Như vậy, theo dòng thời gian các vua, quan, quý tộc, tu sĩ Miến Điện đã trùng tu và duy trì đại tháp. Raja-Sad-Meng, Raja-Senpya-Sokhentra-Mengi là những người bảo trợ cho tháp này.

Các nhà chiêm bái Trung Hoa như Pháp Hiển, Huyền Tráng, Nghĩa Tịnh trong nhật ký hành hương của mình đã mô tả một cách rất chi tiết về đại tháp Bồ-đề ở Bồ-đề Đạo Tràng và các hoạt động tôn giáo ở vùng này. Ngài Nghĩa Tịnh đã đề cập đến việc vua Tích Lan đã xây dựng đại tháp Bồ-đề và tăn-già-lam gần cây bồ đề.

Các bia ký bằng tiếng Trung Hoa đã ghi nhận Chi-I, Yen-Shu, I-Ching, I-Lin và Hiu-Wen đã xây dựng tháp ở Bồ-đề Đạo Tràng, xây một chánh điện và cúng một tấm y kim tuyến phủ trên tòa Kim cang và được ủy quyền để xây nhiều tháp xung quanh. Điều này chứng minh sự nhiệt tâm làm Phật sự của người Trung Hoa ở Bồ-đề Đạo Tràng. Bia ký của Chi-I có ghi chép sự kiện ngài cùng với những người hành hương khác đến đảnh lễ tòa Kim Cang. Hơn nữa trong suốt triều đại nhà Tống, vị tăng Yun-Shu đã ghi nhận:

"Họ đi cùng tôi đến đảnh lễ thánh tích của Phật, thầy I-Ching và I-Lin thì từ tu viện đến. Sau khi thuyết pháp ở phía đông thủ đô, mỗi người trong họ mang theo một tấm phướng Kasaya thêu kim tuyến để cúng ở chánh điện của đại tháp và ngồi hồi tưởng tại nơi đó."

Tóm lại, sự đóng góp về nhân lực và tài lực của Phật giáo vùng Đông Nam Á ở Bồ-đề Đạo Tràng là do những cá nhân, những tổ chức đoàn thể với nhiều quan điểm khác nhau nhưng tất cả cùng chung một mục đích là bảo tồn đại tháp và xúc tiến việc chấn hưng Phật giáo. Từ đó, những hoạt động xây dựng cũng như các Phật sự nhắm tới sự trau dồi các giá trị văn hóa và tôn giáo tại Ấn Độ và tất cả đã đang được sự ủng hộ chẳng những từ giới Phật giáo của vùng Đông Nam Á mà còn bắt đầu lan rộng đến các quốc gia châu Âu.

[Dịch từ nguyên tác tiếng Anh "Contribution of South East Asia to the Preservation of Maha Bodhi Temple" của Ven. M. Wimalasara, đăng trong Kỷ Yếu Buddha Vandana, Buddha Gaya Temple Management Committee, Buddha Gaya, 1981, p. 39].

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2011(Xem: 3362)
Đức Phật không có thành đạo, vì sao? Vì Phật là đạo và đạo là Phật. Ngoài đạo không có Phật để thành và ngoài Phật không có đạo để chứng. Thế thì tại sao, hàng năm vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch, Tăng Ni Phật Tử Việt Nam thường long trọng tổ chức kỷ niệm ngày lễ Phật thành đạo nhỉ? Với câu hỏi ấy, ta có thể trả lời với những ý nghĩa như sau:
24/11/2010(Xem: 12387)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
10/09/2010(Xem: 59829)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 62923)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 59024)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]