Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vai Trò Và Trách Nhiệm Hội Đồng Cấp Tấn Dũng / Roles and Responsibilities of The Council of Tấn and Dũng Levels Within The Vietnamese Buddhist Association (VYBA)- Gia Đình Phật Tử (GĐPT):

28/10/202408:48(Xem: 397)
Vai Trò Và Trách Nhiệm Hội Đồng Cấp Tấn Dũng / Roles and Responsibilities of The Council of Tấn and Dũng Levels Within The Vietnamese Buddhist Association (VYBA)- Gia Đình Phật Tử (GĐPT):
huy hieu hoa sen-2
   Vai Trò Và Trách Nhiệm Hội Đồng Cấp Tấn Dũng
 /
Roles and Responsibilities of The Council of Tấn and Dũng
Levels Within The Vietnamese Buddhist Association (VYBA)- Gia Đình Phật Tử (GĐPT):



Nguyên Vinh- Nguyễn Ngọc Mùi




Giới thiệu.
        Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), Huynh trưởng phải trải qua bốn trại huấn luyện để có  được bốn cấp: Tập, Tín, Tấn, và Dũng. Các cấp bậc này không chỉ phản ánh sự trưởng thành cá nhân của huynh trưởng mà còn thể hiện sự cống hiến và trách nhiệm đối với tổ chức. Trong đó, Cấp Tấn và Cấp Dũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tổ chức, đặc biệt trong việc đối phó với sự thịnh-suy của tổ chức từ cấp đơn vị đến trung ương.

Hội Đồng Cấp Tấn

1. Vai Trò:
   - Lãnh Đạo Trung Gian: Hội Đồng Cấp Tấn giữ vai trò như những người lãnh đạo trung gian, cầu nối giữa cấp Tín và cấp Dũng. Hội đồng bảo đảm rằng các chính sách, chương trình và phương pháp hướng dẫn từ cấp Trung ương được thực hiện có hiệu quả ở cấp Miền và cấp Đơn vị.

   - Phát Triển Nhân Sự: Hội đồng  có trách nhiệm với Ban Hướng Dẫn Trung ương  đào tạo, giám sát, và hỗ trợ các huynh trưởng cấp dưới, giúp họ phát triển năng lực và tiến lên cấp bậc cao hơn trong tổ chức.
   - Quản Lý Hoạt Động: Hội Đồng Cấp Tấn giám sát và điều phối các hoạt động thường nhật của GĐPT ở các cấp Miền, bảo đảm rằng các hoạt động này phù hợp với mục tiêu và lý tưởng của tổ chức.

2. Trách Nhiệm:
   Đồng hành với Ban Hướng Miền Tổ Chức và Điều Hành Trại Huấn Luyện: Hội đồng cấp  đóng vai trò yểm trợ cùng với Ban Hướng Dẫn  trong việc tổ chức các trại huấn luyện cấp trung như Lộc Uyển và A Dục. Hội đồng bảo đảm rằng nội dung đào tạo không chỉ phù hợp mà còn truyền tải đúng tinh thần của GĐPT đồng thời nghiên cứu cải tiến chương trình nếu thấy cần thiết để nâng cao nhằm phù hợp với thời đại.
   - Giám Sát và Đánh Giá: Đánh giá sự phát triển của các đơn vị địa phương cũng như cấp Miền và đề nghị các giải pháp cải thiện khi cần thiết.
   - Truyền Đạt Chính Sách hay thông tư: Hội đồng phải truyền đạt và giải thích rõ ràng các chính sách hay thông tư từ cấp trên đến cấp Miền và  các đơn vị và bảo đảm sự thông suốt trong mọi hoạt động.

Hội Đồng Cấp Dũng

1. Vai Trò:
   - Lãnh Đạo Cấp Cao: Cùng với Ban thường vụ,  Hội Đồng Cấp Dũng là những người lãnh đạo cao nhất trong GĐPT, chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch và hướng đi cho toàn bộ tổ chức.
   - Định Hướng Phát Triển: Hội đồng đưa ra các quyết sách kế hoạch để phát triển và mở rộng GĐPT, bảo đảm rằng tổ chức luôn phù hợp với thời đại và đáp ứng được nhu cầu của thanh thiếu niên Phật tử.
   - Bảo Vệ và Duy Trì Tổ Chức: Hội Đồng Cấp Dũng bảo vệ tổ chức trước những thách thức và khó khăn, bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của GĐPT.

2. Trách Nhiệm:
   - Hoạch Định Chính sách: Xây dựng và điều chỉnh chính sách dài hạn cho tổ chức, định hướng phát triển cho các thế hệ huynh trưởng kế thừa.
   - Quyết Định Quan Trọng: Hội đồng và Ban thường Vụ  chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến sự thay đổi cơ cấu, chính sách, và định hướng tổng thể của GĐPT.
   - Đào Tạo và Hỗ Trợ Lãnh Đạo: Bảo Đảm rằng các huynh trưởng cấp Tấn và cấp Dũng được đào tạo, hỗ trợ và hướng dẫn đầy đủ để thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả nhất, đồng thơì chiụ trách nhiệm về nội dung cho các trại huấn luyện Huyền Trang, Vạn hạnh.
 
        Sự Tham Gia Hội đồng cấp Dũng Tấn trong Ban Thường Vụ

Ra Quyết Định kế hoạch: Vì Ban Thường Vụ chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định kế hoạch và quan trọng cho tổ chức, việc có Chủ Tịch Hội Đồng Cấp Dũng Tấn trong ủy ban này, (Ban Thường Vụ), cho phép đóng góp ý kiến từ người đại diện cho quan điểm rộng rãi của hội đồng. Điều này bảo đảm  rằng các quyết định của Ban Thường Vụ phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh dài hạn của GĐPT.

- Vai Trò Tư Vấn: Chủ Tịch có thể đóng vai trò tư vấn trong Ban Thường Vụ, cung cấp những hiểu biết dựa trên kinh nghiệm và sự hiểu biết về nhu cầu của tổ chức ở các cấp cao hơn. Sự hợp tác này giúp tạo ra một cấu trúc lãnh đạo nhất quán, nơi các mục tiêu dài hạn được xem xét cùng với nhu cầu vận hành ngay lập tức.

Lãnh Đạo Hợp Tác: Có sự đại diện trong Ban Thường Vụ cho phép Hội Đồng Cấp Dũng Tấn hợp tác chặt chẽ với các lãnh đạo khác trong tổ chức, bảo đảm rằng mọi quyết định đều phản ánh một cách tiếp cận thống nhất để hướng dẫn GĐPT vượt qua cả thời kỳ thịnh vượng và khó khăn.
    Mặc dù cấu trúc và điều lệ cụ thể của GĐPT có thể khác nhau, việc Chủ Tịch Hội Đồng Cấp Dũng Tấn có vị trí trong Ban Thường Vụ là hợp lý và có lợi. Sự hợp tác này hỗ trợ sự phù hợp giữa các hoạt động hàng ngày và các mục tiêu chiến lược dài hạn của tổ chức, bảo đảm rằng GĐPT luôn mạnh mẽ và thống nhất trong sứ mệnh của mình.
         Kết Luận

Cấp Tấn và Cấp Dũng trong GĐPT không chỉ là các cấp bậc về mặt danh dự mà còn mang theo những vai trò và trách nhiệm nặng nề. Họ chính là những người định hình và dẫn dắt tổ chức, bảo đảm rằng GĐPT luôn phát triển mạnh mẽ và đáp ứng được các nhu cầu của cộng đồng Phật tử. Hội Đồng Cấp Tấn bảo đảm sự vận hành trơn tru ở cấp trung gian, trong khi Hội Đồng Cấp Dũng định hướng và bảo vệ tổ chức ở cấp cao nhất.
Trong tổ chức Gia Đình Phật Tử (GĐPT), Ban Thường Vụ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các sinh hoạt của tổ chức. Hội Đồng Cấp Dũng Tấn, chịu trách nhiệm về sự thịnh suy của tổ chức, cũng có ảnh hưởng đáng kể.
      Chủ Tịch Hội Đồng Cấp Dũng Tấn thực sự đóng vai trò quan trọng trong tổ chức. Với trách nhiệm định hướng chính sách và bảo đảm sức khỏe tổng thể của GĐPT, việc Chủ Tịch Hội Đồng có vị trí trong Ban Thường Vụ là điều tất yếu.
Roles and Responsibilities of The Council of Tấn and Dũng Levels Within The Vietnamese Buddhist Association (VYBA)- Gia Đình Phật Tử (GĐPT):
 
Nguyên Vinh- Nguyễn Ngọc Mùi

           In the Vietnamese Youth Buddhist Association (GĐPT), the life of a huynh trưởng (youth leader) progresses through four leadership training camps to obtain four levels: Tập, Tín, Tấn, and Dũng. These levels not only reflect the personal growth of the huynh trưởng but also demonstrate their dedication and responsibility towards the organization. Among these, Cấp Tấn and Cấp Dũng play crucial roles in maintaining and developing the organization, particularly in addressing the organization’s prosperity and decline from the unit to the central level.



huy hieu hoa sen
 
 Council of the Cap Tan level- Hội Đồng Cấp Tấn:


1. Roles:
   - Intermediate Leadership: The Council of Tan level serves as intermediate leaders, acting as a bridge between the Tín and Dũng levels. They ensure that policies, programs, and directives from central level are effectively implemented at the unit and regional levels.
- Activity Management: The Council of Tan level oversees and coordinates the activities of GĐPT at Central Guidance Committee, ensuring that these activities align with the organization’s goals and philosophy.
- Human Resources Development: The Council of Tan level is responsible with the Central Guidance Committee for training, supervising, and supporting junior leaders, helping them develop their abilities and advance to higher levels in the organization.
2. Responsibilities:
   - Organizing and Managing Training Camps: The Council of Tan level plays a supportive role in organizing mid-level training camps such as Lộc Uyển and A Dục. They ensure that the training content is not only appropriate but also conveys the true spirit of GĐPT, and at the same time researches and improves the program if necessary to improve it to suit the times.
   - Supervision and Evaluation: The Council of Tan level evaluates the development of regional levels and local units and propose solutions for improvement when necessary.
-Policy Communication: The Council of Tan level must clearly communicate and explain policies from the higher levels to regional levels and units ensuring smooth operations in all activities.
          Hội Đồng Cấp Dũng (Council of the Dũng Level)

1. Roles:
Leadership: The Council of Cấp Dũng level consists of the highest leaders within VYBA, responsible for strategizing and guiding the overall direction of the entire organization.
   - Development Orientation: They make strategic decisions for the growth and expansion of VYBA, ensuring that the organization remains relevant to the times and meets the needs of Buddhist youth.

   - Protection and Sustainability: The Council of Cấp Dũng Level protects the organization from challenges and difficulties, ensuring the long-term existence and sustainable development of VYBA.
2. Responsibilities:
   - Strategic Planning: They develop and adjust long-term strategies for the organization, setting the direction for the next generations of huynh trưởng.

   - Critical Decision-Making: The Council and Standing Committee (SE) are responsible for making important decisions related to structural changes, policies, and the overall direction of VYBA.

   - Leadership Training and Support: They ensure that the huynh trưởng at the Tấn and Dũng levels receive adequate training, support, and guidance to fulfill their roles effectively, while at the same time taking responsibility for Content or reform for Huyen Trang and Van Hanh training camps.
                         Participation in the Standing Committee (SC) (Ban Thường Vụ)

Strategic Decision-Making: As the SC is responsible for making strategic and important decisions for the organization, having the Chairperson of the Hội Đồng Cấp, Dũng Tấn in the committee allows for valuable input from someone who represents the broader perspectives of the council. This ensures that the decisions made by the SC (Ban Thường Vụ) are aligned with the long-term vision and mission of VYBA.
Collaborative Leadership: Having representation in the  SC (Ban Thường Vụ) allows the Hội Đồng Cấp Dũng Tấn to collaborate closely with other leaders in the organization, ensuring that all decisions reflect a unified approach to guiding GĐPT through both prosperous and challenging times.
While the exact structure and bylaws of GĐPT may vary, it is logical and beneficial for the Chairpersons of Hội Đồng Cấp Dũng Tấn to hold a position within the Standing Committee Ban Thường Vụ. This integration supports the alignment of day-to-day operations with the organization's long-term strategic goals, ensuring that GĐPT remains strong and unified in its mission.
   Conclusion:
The Tấn and Dũng levels in VYBA are not merely honorary titles but carry significant roles and responsibilities. They are the individuals who shape and lead the organization, ensuring that VYBA continues to grow robustly and meet the needs of the Buddhist community. The Council of Cấp Tấn level ensures smooth operations at the intermediate level, while the Coucil of Cấp Dũng Level directs and protects the organization at the highest level.
In the Vietnamese Youth Buddhist Association (VYBA), the Standing Committee (Ban Thường Vụ)  plays a crucial role in managing the organization's operations. The Council of Dũng and Tấn Levels, responsible for the organization's long-term prosperity and decline, also holds significant influence.
The Chairperson of the Council of Dũng and Tấn Levels) does indeed have a critical role within the organization. Given their responsibility for the strategic direction and overall health of GĐPT, it is highly appropriate and beneficial for the Chairperson to have a position within the Standing Committee.




🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

Kính mời xem bài cùng tác giả









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2015(Xem: 18008)
Lúc tôi viết những dòng về cuốn sách của Linh mục Nguyễn Văn Thư, thì bom đạn đang tiếp tục nổ trên một phần của trái đất, nhân mạng con người bị xem như cỏ rác. Hệ lụy nầy phải chăng có nguồn gốc từ các tôn giáo độc thần còn sót lại? Nhân loại ít có những ngày vui; phần lớn là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh mà nhiều trường hợp y học tân tiến cũng đành chịu bó tay.
22/02/2015(Xem: 6087)
Đây là câu hỏi lớn, liên hệ đến quyết định của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Do vậy, việc trao đổi dưới đây chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi. Trước hết, theo tôi, chúng ta phải mạnh dạn đánh giá lại giá trị và giới hạn của các pháp môn được Phật giáo Việt Nam tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc. Khi đánh giá bằng các thống kê xã hội học cụ thể, ta sẽ rút ra được những kết luận nhất định. Vào năm 1945, dân số của nước Việt Nam khoảng 25 triệu người, trong đó Phật tử chiếm 80%. Đến năm 2013 chúng ta có trên dưới 90 triệu dân và số lượng Phật tử chỉ còn lại 38%. Đó là dữ liệu giúp ta đánh giá cách thức làm đạo của Phật giáo. Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải cái gì của Phật giáo Trung Quốc truyền bá đều đúng và cần được tôn thờ như chân lý. Thước đo bằng thống kê trên sẽ giúp ta tránh được những quan điểm trái ngược: theo hay không theo, chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
16/02/2015(Xem: 10309)
Bài học cho Việt Nam Những thái độ vô tâm, hờ hợt trước tình hình đất nước của chúng ta sẽ góp phần biến Việt Nam thành Tây Tạng thứ 2, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh đang hướng về Việt Nam, chuyện này rồi sẽ xảy ra nếu mọi người vẫn chưa kịp thức tỉnh!
10/02/2015(Xem: 7854)
1) Khuynh hướng 1 xuất phát từ Trung Quốc trong giai đoạn mà các nhà Nho nắm vai trò lãnh đạo chính trị của Đại lục muốn dành cái quyền ngự trị quan điểm tư tưởng triết học tôn giáo của họ trên bề mặt nhận thức văn hóa và đời sống tinh thần của cư dân họ. Chủ trương họ đưa ra là Tam Giáo Đồng Nguyên. 2) Khuynh hướng 2 cho rằng tôn giáo nào cũng dạy con người “lánh ác làm lành” và đạo Phật cũng là một trong các tôn giáo như thế. Từ đó, với mục đích “Dĩ hòa vi quý” trong quá trình làm đạo chúng ta dễ dàng bị rơi vào các cái bẫy đó và cố đánh đồng bằng cách hạ thấp đạo Phật xuống để đẳng thức hóa với các tôn giáo vốn khác với đạo Phật.
30/01/2015(Xem: 6321)
"Việc chém con lợn đang sống khỏe mạnh là lối đối xử tàn ác, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem, đặc biệt là trẻ em", ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, trao đổi với VnExpress ngày 29/1.
30/01/2015(Xem: 22212)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
22/01/2015(Xem: 11110)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
20/01/2015(Xem: 5836)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân. Để nền giáo dục Phật giáo tại Việt Nam đáp ứng được các mục đích nêu trên, chương trình đào tạo Phật học tại Việt Nam cần có sự thích ứng với xu thế giáo dục Phật học trên thế giới là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, tôi trình bày vài nét về a) Bản chất đào tạo Phật học, b) Nền Phật học Tây Tạng và c) Hướng đến cải cách giáo dục Phật học tại Việt Nam. Các vấn đề trên chỉ được nêu ra một cách khái quát, chưa đi sâu vào việc phân tích.
15/01/2015(Xem: 5227)
Vụ nhật báo Người Việt kiện tuần báo Saigon Nhỏ về mạ lỵ phỉ báng được khởi sự từ tháng 9 năm 2012, nhưng đến tháng 12 năm 2014 mới được đưa ra xét xử. Sau một phiên tòa kéo dài bốn tuần, ngày 30.12.2014, tòa tuyên phạt bà Hoàng Được Thảo và tuần báo Saigon Nhỏ 4.500.000 USD. Các cộng đồng người Việt hải ngoại trên thế giới đều xôn xao. Nhiều người đã điện thoại hay gởi email cho chúng tôi và hỏi: Tại sao ra nông nỗi này? Báo Saigon Nhỏ là báo chống cộng mà? Có gì bí ẩn đàng sau?
15/01/2015(Xem: 5272)
Noel năm nay có vẻ rầm rộ đồng bộ từ trong nước đến ngoài nước; riêng Việt Nam, T.V báo đài đồng loạt đưa tin và phổ biến âm nhạc, trình bày cảnh vật mua sắm, hình ảnh hang đá, cây thông và những biểu tượng Giáng Sinh. Các tỉnh, thành có giáo xứ đều trưng bày cờ xí, băng rôn rợp bóng; Đêm 24, dù không phải tín đồ Kitô giáo, thanh niên nam nữ cũng tràn ngập đường phố, ăn chơi thoải mái như chưa từng được tự do như thế. Phật giáo cũng cử đoàn đến thăm viếng các giáo phận, giáo xứ thể hiện tinh thần đại đoàn kết tôn giáo. Thời bình có khác!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]